Thời gian qua, kết quả các phiên đấu giá đất tại vùng ven Hà Nội khiến không ít người choáng váng. Cụ thể, tại huyện Hoài Đức, giá đất trúng đấu giá 19 lô tại xã Tiền Yên, dao động 91-133 triệu đồng/m2, gấp 12,5 đến 18 lần so với giá khởi điểm.
Ồ ạt đấu giá và trả giá cao nhưng sau đó xuất hiện nhiều diễn biến với các lô đất được trúng đấu giá như được rao bán lại với giá chênh 400-600 triệu đồng, liên tục bỏ cọc. Mới đây, phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai đã có 55 lô bỏ cọc, trong đó có cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2
Luật sư Trương Anh Tuấn - chuyên gia pháp lý bất động sản - sẽ là khách mời của ChatToday số ngày 1/10. Tại talkshow này, ông Tuấn chia sẻ các góc nhìn và phân tích liên quan tới những phiên đấu giá đất vùng ven Hà Nội thời gian qua.
Chuyên gia nói về việc có hay không nhóm "tay to" thao túng các phiên đấu giá đất (Video: Phạm Tiến).
Ông Trương Anh Tuấn cho biết, việc hiện tượng nhóm "tay to", đầu cơ thao túng các phiên đấu giá đất cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xác định.
Theo ông, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bỏ cọc ồ ạt đất đấu giá. Tuy nhiên, người dân cần chú ý việc trả giá cao nhưng bỏ cọc đấu giá đã không xác lập mức giá giao dịch thành công. Do đó, không nên lấy mức giá trúng để làm tham chiếu trong giao dịch bất động sản tại khu vực.
Ngoài ra, ông Tuấn sẽ làm rõ một số vấn đề từ các phiên đấu giá đất vừa qua và đưa ra những giải pháp nhằm ổn định, lành mạnh thị trường bất động sản trong ChatToday được phát sóng 9h sáng ngày 1/10.
ChatToday là talkshow với các nhân vật liên quan tới những vấn đề về kinh tế. Sản phẩm này do các thành viên Ban Kinh tế, Báo Dân trílên ý tưởng và triển khai thực hiện.
Xuất hiện trên Dân trívà các nền tảng mạng xã hội của báo vào 9h ngày 1 và 16 hàng tháng, ChatToday đem đến những câu chuyện của nhân vật khách mời hoặc các góc nhìn, quan điểm của họ về một chủ đề kinh tế đang được bạn đọc quan tâm.
" alt=""/>Có hiện tượng nhóm "tay to" thao túng các phiên đấu giá đất ven Hà Nội?Các nhà quy hoạch đô thị cũng như giới kiến trúc sư tiếp tục đưa không gian xanh vào các tòa nhà mới mọc ở khắp thành phố. Họ kết hợp cây xanh vào không gian sống dưới mọi hình thức, như mái nhà xanh, vườn thẳng đứng xếp tầng hay những bức tường xanh tươi. Tất cả nhằm tạo ra một thành phố và một quốc gia đa dạng sinh học hơn.
Ban đầu, sáng kiến "Singapore xanh" chỉ nhằm mục đích tạo cho quốc đảo một vẻ ngoài khác biệt và quyến rũ, song đến nay, cách tiếp cận này được ca ngợi bởi khả năng giải quyết vấn đề nắng nóng, hỗ trợ quản lý nước bền vững và cải thiện đa dạng sinh học ở đô thị.
Công viên Bishan-Ang Mo Kio do Ramboll Studio Dreiseitl là một trong những công viên trung tâm nổi tiếng nhất Singapore. Là một phần của dự án nâng cấp công viên và nâng cao năng lực của kênh Kallang dọc theo rìa công viên, các công trình được thực hiện để biến nơi từng là kênh bê tông thành một dòng sông tự nhiên, tạo ra không gian mới cho cộng đồng tận hưởng cuộc sống.
"Dự án được thiết kế để tối đa hóa việc dẫn dòng nước chảy tự nhiên trên quốc đảo này, cũng như tạo cảm giác sở hữu qua nhiều thế hệ, như vậy mọi người sẽ muốn bảo vệ môi trường tự nhiên hơn", Leonard Ng, giám đốc của Ramboll, cho hay.
Đây là một phần của chương trình ABC Waters, một sáng kiến dài hạn của Hội đồng tiện ích công cộng Singapore nhằm biến các thủy vực thành những không gian mới sôi động để gắn kết cộng đồng ngoài chức năng cấp thoát nước.
Ramboll cũng chịu trách nhiệm thực hiện một phần dự án Jurong Lake Gardens, vườn quốc gia đầu tiên ở khu vực trung tâm của Singapore. Jurong Lake Gardens rộng 53 ha được xây dựng nhằm khôi phục cảnh quan của đầm lầy và rừng rậm kết hợp với không gian cho hoạt động giải trí và cộng đồng.
Một dự án khác của Ramboll là Kampung Admiralty được xây dựng theo kiểu ruộng bậc thang với tầng tầng lớp lớp cây xanh. Với không gian xanh trải rộng ở nhiều cao độ khác nhau tạo ra một địa điểm lý tưởng để cộng đồng thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên. Để tạo sự đa dạng sinh học, ngoài cây cảnh, Kampung Admiralty còn trồng các loại cây ăn quả và cây cho tán rộng, tạo bóng râm.
Một công trình xanh đáng chú ý khác ở Singapore là Ventus Naturalized Garden (tạm dịch: Vườn thiên nhiên Ventus) thuộc khuôn viên của Đại học Quốc gia Singapore. Kiến trúc này điển hình cho công nghệ cảnh quan thay thế, cho phép các loại cây tự phát mọc tự nhiên trên bãi cỏ với những can thiệp tối thiểu trong thiết kế. Ventus là sự kết hợp giữa công viên rừng và rừng thứ sinh, điều này để chứng tỏ một mảnh đất nhỏ cũng có thể chứa nhiều loại thực vật và trở thành một phần mạng lưới sinh thái của thành phố.
Giáo sư Thomas Schröpfer của Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore nhận định: "Singapore là một case study rất thú vị vì đây là nơi có mật độ kiến trúc xanh dày đặc. Khi càng phát triển, Singapore chỉ có thể phát triển theo chiều dọc, trở thành một thành phố thẳng đứng. Trong 10 năm qua, chính phủ nước này đã ban hành nhiều chính sách mới để khuyến khích kiến trúc xanh".
Năm 2021, chính phủ Singapore phát động Kế hoạch Xanh 2030, một phong trào giúp mọi người có động lực để biến quốc đảo thành một thành phố phát triển bền vững trên toàn cầu. Một nội dung chính của Kế hoạch Xanh 2030 là dành thêm 50% diện tích đất (khoảng 200 ha) cho các công viên thiên nhiên với mục tiêu trồng thêm 1 triệu cây xanh trên cả nước để tăng hấp thụ CO2, giúp người dân được hưởng không khí trong sạch hơn và có nhiều bóng râm hơn.
Với tầm nhìn tạo ra một Thành phố Vườn và nâng cao đời sống chung của cộng đồng, Hội đồng Công viên Quốc gia Singapore đã dành nhiều thập kỷ nhằm 'xanh hóa' các con đường và cơ sở hạ tầng, biến các công viên và khu vườn thành không gian để chào đón mọi người đến tận hưởng, cũng như dành ra các khu vực đa dạng sinh học cốt lõi để bảo tồn đa dạng sinh học bản địa của Singapore. Khi Singapore hướng tới xanh hóa cả nước, những thiết kế thân thiện với thiên nhiên trở nên rất quan trọng để khôi phục môi trường sống cũng như đảm bảo rằng cộng đồng tham gia vào những nỗ lực phủ xanh quốc gia.
Hiện nay, Singapore là một trong những thành phố xanh nhất thế giới.
Với những thách thức như thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa, nhu cầu xây dựng một Singapore dễ sống, bền vững và thích ứng với khí hậu hơn ngày càng lớn. National Parks Board đã tổ chức hơn 3.500 chương trình giáo dục về không gian xanh để giúp cộng đồng có trải nghiệm gần gũi hơn với thiên nhiên và thúc đẩy sức khỏe tinh thần.
"Tại Hội đồng Công viên Quốc gia, chúng tôi có 5 chiến lược chính để biến Singapore thành Thành phố Thiên nhiên: bảo tồn và mở rộng thiên nhiên vốn có của Singapore; tăng diện tích thiên nhiên trong các khu vườn và công viên; phục hồi thiên nhiên ở cảnh quan đô thị; tăng cường kết nối giữa các không gian xanh của Singapore; phát triển dịch vụ chăm sóc thú y, quản lý động vật và động vật hoang dã hoàn hảo", ông Damian Tang, giám đốc thiết kế của Hội đồng Công viên Quốc gia, nói.
Cho đến nay, gần một nửa diện tích đất của Singapore được bao phủ trong không gian xanh và công dân của nước này cũng bắt đầu hưởng lợi từ nỗ lực phủ xanh của chính phủ. Đặc biệt nhất là trong cao điểm của đại dịch Covid-19, không gian xanh hoạt động như lá phổi của cả nước, tạo điều kiện cho việc hô hấp cũng như tạo không gian tập thể dục cho người dân cải thiện sức khỏe.
Theo www.archdaily.com" alt=""/>Singapore phủ xanh thành phố ra sao?Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết: “Vinh quang Việt Nam” nhằm tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước. Từ đó tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, lôi cuốn giai cấp công nhân và nhân dân lao động hăng hái thi đua, lập thành tích xuất sắc, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 18 năm nay tôn vinh, khen thưởng 5 tập thể, 11 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đến từ nhiều ngành nghề, trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, quốc phòng, an ninh…
Đó là những con người bình dị, gần gũi nhưng đã tận tâm, tận lực, khát khao cống hiến sức lực cho cộng đồng và xã hội...
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chia sẻ, chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm nay lựa chọn chủ đề “Ý chí Việt Nam” nhằm tôn vinh, cổ vũ sức mạnh và tinh thần vượt mọi khó khăn, khát khao cống hiến của con người Việt Nam.
16 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh hôm nay dù cho ở ngành nghề, lĩnh vực, vị trí khác nhau nhưng đều có điểm chung, đó là ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Ý chí đó chính là một trong những cội nguồn sức mạnh của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã được hun đúc trong suốt chiều dài hơn bốn nghìn năm lịch sử.
Ông Nguyễn Đình Khang mong muốn những tấm gương được tôn vinh sẽ tiếp tục phát huy vai trò như những nhân tố đi đầu, tiếp tục tỏa sáng trong xã hội, trở thành những hạt nhân tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước.
Chiến thắng bằng ý chí Việt Nam
Tại chương trình, ông Đỗ Văn Chiến đã chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu, xuất sắc thể hiện đậm nét “Ý chí Việt Nam”, đó là vận động viên điền kinh đội tuyển quốc gia Nguyễn Thị Oanh, người đã được lựa chọn vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 17 năm 2022.
Tại Sea Games 32, chị Oanh đã xuất sắc giành 4 huy chương vàng ở 4 cự li chạy khác nhau. Trong đó, chị đã vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, chưa từng có trong lịch sử, đó là trong vòng 30 phút chạy 2 cự li 1500m và 3000m vượt chướng ngại vật.
Chị Oanh đã chấp nhận tất cả, không kêu ca phàn nàn, không bỏ cuộc, bước vào đường đua với những bước chạy mạnh mẽ, khát khao chiến thắng.
Cuối cùng cô gái vàng Việt Nam đã cán đích giành cả 2 huy chương vàng, trước sự ngỡ ngàng, khâm phục của người hâm mộ trong nước và quốc tế.
“Điều gì đã khiến chị trở nên mạnh mẽ phi thường như vậy, chỉ có thể hiểu rằng, vì chị là phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu; chị chiến thắng vì ý chí Việt Nam”, ông Chiến chia sẻ.
Câu chuyện về nghị lực phi thường của tập thể đội tuyển bóng đá nữ quốc gia với thành tích xuất sắc 8 lần vô địch Sea Games, lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết bóng đá nữ thế giới 2023 đã được đội trưởng Huỳnh Như chia sẻ đầy cảm xúc.
Theo Huỳnh Như, để lọt vào vòng chung kết bóng đá nữ thế giới là một hành trình dài của đội tuyển. Thành tích này có được là nhờ nhận được sự yêu thương, sự đầu tư đúng đắn của Chính phủ, Tổng cục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và đặc biệt là tình yêu của người hâm mộ.
Nói về các đối thủ của đội tuyển nữ quốc gia tại vòng chung kết sắp tới, Huỳnh Như chia sẻ, họ đều rất mạnh, thế nhưng toàn đội luôn giữ niềm tin là không bao giờ chùn bước để dành được kết quả tốt nhất có thể.
Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu nạn
Trực tiếp tham gia cứu nhiều người gặp nạn trên biển, anh Trần Văn Khôi, Thuyền phó 2, tàu SAR 412 (thuộc Trung tâm cứu nạn Hàng hải Việt Nam) chia sẻ, bản thân cảm thấy vinh dự và tự hào khi là 1 trong 11 cá nhân được tôn vinh trong chương trình.
Trong các ngày 08 - 11/10/2020, anh tham gia cùng với các lực lượng chức năng tiến hành giải cứu 11 thuyền viên và tìm kiếm 2 thi thể thuyền viên trôi trên biển trong vụ việc tàu VIETSHIP 01 bị chìm tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị).
Trong điều kiện bão to, sóng cao rất nguy hiểm nhưng anh Khôi và các nhân viên cứu nạn của Trung tâm đã thể hiện tinh thần dũng cảm, quyết tâm, xả thân cứu người gặp nạn.
Anh Khôi chia sẻ, những người gặp nạn trên biển coi thuyền viên cứu nạn là điểm tựa đầu tiên, do vậy bản thân anh luôn trăn trở, làm sao để bảo vệ an toàn cho người đi biển; giảm tối đa rủi ro, thiệt hại cho những người không may gặp tai nạn trên biển.
Với những thành tích xuất sắc trong công việc, anh Khôi vinh dự là người đầu tiên trong lịch sử cứu nạn Hàng hải Việt Nam, được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) trao thưởng “Hành động dũng cảm đặc biệt”. Những giải thưởng, phần thưởng và sự tôn vinh là động lực lớn lao để vị thuyền phó tiếp tục làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
" alt=""/>Vinh quang Việt Nam: Tôn vinh những người khát khao cống hiến