Mới đây, một cặp đôi người Malaysia đã có một đám cưới khác lạ, không chỉ vì số lượng khách mời bị giảm xuống còn 20 người, mà vì 10.000 vị khách không thể tham dự trực tiếp đã có cách chúc mừng cặp đôi đặc biệt hơn bao giờ hết.
Sáng Chủ nhật hôm ấy, cô dâu chú rể ngồi bên ngoài tòa nhà nơi tổ chức đám cưới ở Putrajaya, phía nam Thủ đô Kuala Lumpur, trong khi các vị khách lái xe chầm chậm đi qua. Cô dâu, chú rể đứng phía sau giơ cao tay vẫy chào các vị khách để cảm ơn.
Được biết, chú rể là con trai của một chính trị gia có ảnh hưởng, nguyên Bộ trưởng Nội các Tengku Adnan.
“Tôi được thông báo rằng có hơn 10.000 chiếc xe hơi có mặt ở đây từ sáng nay” - bố chú rể tự hào chia sẻ trên Facebook cùng bức ảnh đám cưới con trai.
![]() |
Bức ảnh chụp hàng xe xếp hàng dài của ông bố. |
“Tôi và gia đình cảm thấy rất vinh hạnh. Xin cảm ơn tất cả các vị khách đã hiểu và tuân thủ các quy định giãn cách”.
Phải mất tới 3 giờ đồng hồ để 10.000 vị khách lái xe băng qua cửa tòa nhà để chúc mừng cô dâu, chú rể.
Để đáp lễ, gia đình đã chuẩn bị một suất ăn tối phát cho mỗi vị khách qua cửa kính ô tô - truyền thông trong nước cho hay.
Malaysia đang phải đối mặt với một làn sóng mới về các trường hợp mới nhiễm Covid-19. Quốc gia này đã có gần 92.000 trường hợp nhiễm Covid-19, hơn 430 tử vong vì đại dịch.
Bị ép uống 40 chén rượu mới được đón dâu, chàng rể đã không kìm nén được cảm xúc. Anh ném hoa cưới và bỏ đi khiến 2 họ giật mình.
" alt=""/>Ngàn người lái ô tô chúc mừng đám cưới cô dâu chú rể theo cách đặc biệtCách đối xử của mẹ vợ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi quen Hương trong một chuyến đi tình nguyện lên biên giới, sự gần gũi giản dị của cô ấy đã thu hút tôi ngay từ lần đầu tiên. Nhìn bề ngoài chẳng ai biết Hương là tiểu thư con nhà giàu và tôi cũng vậy.
Đến khi về ra mắt gia đình, tôi mới biết gia thế khủng của nhà người yêu. Vì trong thời gian quen nhau, Hương chưa bao giờ khoe ba mẹ mình là đại gia bất động sản có tiếng mà chỉ nói làm công chức bình thường.
Trước đó, tôi rất thoải mái với tình yêu của mình nhưng về sau, tôi thấy áp lực đè nặng trên vai. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chuyện môn đăng hộ đối và những lời gièm pha của người ngoài. Ba mẹ tôi làm công nhân, lương bổng chỉ đủ sống chứ không khá giả gì.
Sợ mẹ vợ khinh thường
Và điều tôi lo nhất, nếu lấy nhau, nhà vợ sẽ khinh thường mình rồi sẽ chẳng có hạnh phúc. Tôi có người anh họ làm rể nhà giàu, từng cay đắng tâm sự: “Họ cho tiền của, mình phải đổi lấy danh dự mà sống, nhiều lúc nhục không chịu được”. Tính tôi thích tự lập, chưa bao giờ có ý định dựa dẫm vào ai, nếu ngay từ đầu biết gia cảnh nhà Hương chắc tôi đã không tiến tới.
Quen nhau đã hai năm, tình cảm hoà hợp bền chặt nhưng khi nghĩ đến chuyện kết hôn, tôi lại đắn đo. Tôi muốn mình phải có một cái gì đó trong tay mới tính chuyện cưới xin. Suy nghĩ là thế nhưng tôi không tâm sự với Hương vì sợ cô ấy nghĩ ngợi nhiều.
Mặc dù mỗi lần đến nhà người yêu chơi, tôi được đón tiếp niềm nở, mọi người hoà đồng vui vẻ và ba mẹ Hương chưa bao giờ hỏi kĩ hoàn cảnh nhà tôi. Nhưng người tính không bằng trời tính, chúng tôi lỡ có con ngoài ý muốn nên đám cưới bắt buộc phải diễn ra dù tôi chưa sẵn sàng. Lúc đó, tôi đang làm phó phòng kĩ thuật của công ty điện máy, dự định sẽ đi học lên để có cơ hội thăng tiến.
Để chuẩn bị cho đám cưới, tôi dùng tiền dành dụm để mua vàng trang sức. Ngoài việc đưa cho ba mẹ một bộ nhẫn, hoa tai, kiềng vàng để trao cho con dâu vào ngày cưới, tôi còn cẩn thận đưa cho vài người họ hàng mỗi người một chỉ vàng để làm quà tặng cô dâu. Tôi lo khi làm lễ, nhà gái trao hồi môn nhiều mà nhà trai không có gì lại chênh lệch khó coi nên mới làm vậy. Tất nhiên sự chuẩn bị ngấm ngầm đó Hương không hề biết.
Tôi nhẩm tính, mấy cây vàng tôi mua làm quà tặng cho nhà trai chắc không kém với của hồi môn ba mẹ Hương dành cho con gái. Nhưng đến ngày cưới, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng vì mẹ vợ chỉ trao cho con gái cho một bộ trang sức nhỏ bằng vàng tây. Thấy vậy, tôi vừa thở phào nhẹ nhõm vừa băn khoăn.
Cảm phục vì cách dạy dỗ con của mẹ vợ
Đến sau này, khi về làm rể tôi mới biết đám cưới đứa con nào, ba mẹ vợ cũng chỉ cho như vậy. Cưới xong, mỗi đứa tự lo làm ăn, nhà vợ không cho gì thêm cả. Mẹ vợ quan niệm của cải tự tay làm ra thì mới bền lâu, ba mẹ chỉ giúp đỡ khi thật sự khó khăn và không còn khả năng.
Còn tài sản của gia đình đến khi ba mẹ mất sẽ chia cho con cháu theo di chúc. Mẹ vợ còn dặn dò các con khi yêu ai không nên nói về gia thế thật sự của gia đình vì sợ nhiều người chọn tài sản chứ không chọn người.
Mẹ vợ cũng không cần đẹp mặt mà cho con gái thật nhiều của hồi môn trong ngày cưới để tránh phân biệt với bên thông gia.
Tôi thật sự cảm phục cách ứng xử và dạy dỗ con cái của ba mẹ vợ. Vợ chồng tôi cũng như anh chị em trong nhà tự thân lập nghiệp kiếm tiền mua nhà sắm xe, khi cần ba mẹ sẽ hỗ trợ điều kiện làm ăn. Mặc dù giàu có nhưng cuộc sống gia đình vợ khá giản dị, có việc gì mọi người đều chung tay làm chứ không phân biệt dâu rể.
Có lẽ nhờ định hướng như thế mà các anh chị em nhà vợ đều có sự nghiệp riêng mà không phụ thuộc ba mẹ hoặc ỷ lại mà phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.
Lần đi chợ với mẹ người yêu đã khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Nhưng 'nóng nhất' vẫn là lúc tôi muối mặt nghe câu mỉa mai từ cô bán rau.
" alt=""/>Chàng rể thở phào trước quà cưới 'nhỏ tí tẹo' của mẹ vợ giàu cóThủ tục nhanh thôi, nhưng đường đến trụ sở "nhà thẻ" thì khá xa với đa số các cụ. Rồi còn phải xếp hàng chờ gọi tên. Rồi sờ túi lục xắc tìm các loại giấy tờ cần thiết. Rồi thứ có mang theo thứ quên ở nhà. Rồi lóng nga lóng ngóng với chiếc điện thoại thông minh con cháu sắm cho. Rồi ù ù cạc cạc với những thuật ngữ QR, VneID, password...
Nói chung là rất nhiêu khê khổ sở với nhiều cụ. Mà có cần thiết phải đổi Thẻ đi xe bus cho các cụ không? Người cao tuổi được cấp Thẻ miễn phí đi xe bus, ai hỏng hoặc mất thì phải làm lại, còn thì dùng đến khi chết thì thôi, tại sao lại phải đổi theo niên hạn? Đến như cái Căn cước công dân quan trọng hàng đầu, mà người từ 60 tuổi trở lên cũng được công an cấp vô thời hạn cơ mà?.
Vẫn biết "nhà thẻ" cần nắm được số người cao tuổi đi xe bus miễn phí để hằng năm làm kế hoạch phục vụ, hoạch toán kinh doanh... và các yêu cầu chuyên môn khác. Cơ mà những điều đó đều đã tích hợp trong "chip", có thể nắm được nếu liên thông với ngành quản lý dân số bên công an.
Chắc là việc liên thông tra cứu này hơi phức tạp nên bèn bắt các cụ 5 năm đổi thẻ một lần cho tiện? Thế tức là đúng như TBT Tô Lâm vừa phát biểu: Quản không được thì cấm; hoặc là đẻ thêm thủ tục hành chính để... hành dân?.
Giá như lãnh đạo thành phố lắng nghe dư luận, rồi nhấc điện thoại là "nhà thẻ" giật mình vì sự tắc trách cửa quyền ngay. Được như thế, tức là lãnh đạo TP đã nêu gương tháo gỡ những "điểm nghẽn của điểm nghẽn", bắt đầu từ chiếc thẻ bé tí, để Thủ đô ta khẩn trương tháo gỡ những "điểm nghẽn" lớn hơn.
Nhà vănMai Nam Thắng
" alt=""/>"Điểm nghẽn" của thẻ đi xe bus miễn phí dành cho công dân Thủ đô cao tuổi