Xe đưa rước công nhân không được chở quá 20 người, kể cả lái xe (Ảnh: Báo Tây Ninh)
Sở Giao thông Vận tải tỉnh cũng nêu rõ, trước khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng, chủ phương tiện hoặc đơn vị vận tải phải báo cáo đầy đủ thông tin về chuyến xe (thời gian bắt đầu vận chuyển, thời gian kết thúc hợp đồng, điểm đi, điểm đến, hành trình vận chuyển) và danh sách hành khách khai báo y tế; thực hiện nghiêm quy tắc 5K đối với từng hành khách trong hành trình vận chuyển và chịu trách nhiệm đối với các thông tin báo cáo.
Riêng với xe đưa đón công nhân, nhân viên và chuyên gia: được hoạt động nhưng phải bảo đảm chở tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 20 người/xe (kể cả lái xe). Xe ô tô hoạt động vận tải hàng hoá được hoạt động nhưng không được phép ra, vào vùng cách ly, trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương; phải bảo đảm thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, hoạt động các bến khách ngang sông được duy trì nhưng phải thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, không chở quá 50% sức chứa, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Ngày 24/6/2021, Tây Ninh vừa phát hiện thêm 5 ca mắc Covid-19 tại Công ty TNHH Winga Việt Nam, thuộc Khu công nghiệp Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng. Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, chưa xác định được nguồn lây và có thể xuất hiện mầm bệnh trong khu công nghiệp lẫn trong cộng đồng.
Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã đề nghị Sở Y tế và các địa phương điều tra kỹ các trường hợp tiếp xúc và lịch trình di chuyển của 5 trường hợp nhiễm bệnh để thực hiện thần tốc hơn nữa khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1, F2; tổ chức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1; đồng thời tiếp tục xét nghiệm F1, F2 phát hiện bổ sung.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Ngọc cũng đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra các biện pháp phòng, chống dịch ở khu công nghiệp; kiên quyết cho tạm dừng hoạt động doanh nghiệp không đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng chống dịch, bắt buộc công nhân thực hiện khai báo y tế hàng ngày trước khi vào làm việc, đảm bảo truy vết, yếu tố dịch tễ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh chỉ đạo một số nhiệm cần khẩn trương thực hiện để chống dịch (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Tây Ninh)
Hiện Tây Ninh đang chủ động, nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vận động người dân chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; siết chặt một số loại hình dịch vụ để hạn chế tụ tập đông người, phòng chống dịch bệnh hiệu quả; đồng thời xem xét chuẩn bị sinh phẩm thực hiện tốt công tác xét nghiệm.
Ngô Linh
" alt="Tây Ninh dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ ngày 25/6" />Tây Ninh dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ ngày 25/6
Trước khi tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch, Vũ có nhiều hoạt động sôi nổi, được nhiều người chú ý. Ngoài là ca sĩ, diễn viên, Vũ còn được biết đến với vai trò là mẫu ảnh nam bởi sở hữu ngoại hình ưa nhìn.
Tuy vậy, nam bác sĩ được nhiều người chú ý hơn cả với vai trò là “giám đốc” sạp rau 0 đồng. Với sạp rau của mình, nam bác sĩ đã liên tục hỗ trợ người dân thiếu thực phẩm trong những ngày qua. Vũ nói: “Khởi nguồn của sạp rau 0 đồng là từ việc tôi nhận thấy sau Chỉ thị 16, người dân TP.HCM chủ yếu trữ thịt, cá, trứng”.
Sạp rau 0 đồng tại nhà của bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ.
“Mọi người hầu như không trữ rau, củ, quả vì mặt hàng này không để được lâu. Sau đó, bạn tôi ở TP.Long Xuyên (An Giang) chuyển rau, củ lên TP.HCM để hỗ trợ bạn bè, người thân. Tuy nhiên, lúc này, chúng tôi thấy những người xung quanh rất cần rau, củ, quả, đặc biệt là người ở các khu phong tỏa, cách ly. Thế nên, tôi nảy ra ý định mở sạp rau 0 đồng để giúp đỡ mọi người”, nam bác sĩ nói thêm.
Ý tưởng được bạn bè của Vũ đồng ý. Bạn anh tại TP.Long Xuyên nhận nhiệm vụ thu mua, vận chuyển rau củ từ An Giang đến tận nhà cho Vũ. Tại đây, anh phân chia thành từng phần nhỏ rồi gửi cho người cần.
Nam bác sĩ chia sẻ: “Ban đầu, việc vận chuyển rau, củ hết sức khó khăn bởi các nhà xe nghỉ dịch rất nhiều. Chúng tôi hầu như không thể chuyển rau củ từ bến xe về nhà để phát cho người dân. Ngoài ra, tôi chưa có kinh nghiệm trong việc cần phải mua các loại rau nào nên nhiều loại rau, củ bị hư hại trong quá trình vận chuyển”.
Sau khi nhận rau, anh phân loại, chia thành từng phần rồi đặt shipper giao cho người cần.
Bác sĩ Vũ cũng cho biết, để vừa vẫn có thể hỗ trợ người dân vừa đảm bảo công tác chống dịch, anh chủ động không đăng địa chỉ sạp rau trên trang cá nhân. Anh nói: “Những ai cần hỗ trợ sẽ nhắn tin cho sạp rau. Chúng tôi sẽ phản hồi và tìm hiểu số hộ, người dân cần được hỗ trợ rồi cho người giao rau, củ đến tận nơi”.
“Chúng tôi hạn chế tối đa việc phát thực phẩm tại chỗ để mọi người không tụ tập và không phải đi ra ngoài. Với cách làm này, chúng tôi sẽ đảm bảo công tác phòng dịch tốt hơn cho bản thân và cho người được hỗ trợ”, bác sĩ Vũ nói thêm.
Tình nguyện tham gia chống dịch
Sau một thời gian hoạt động, sạp rau nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan đoàn thể, mạnh thường quân. Các tổ chức, hoạt động thiện nguyện khi thu gom thực phẩm từ các tỉnh để hỗ trợ người dân tại TP.HCM cũng cung cấp cho sạp rau 0 đồng của Vũ một lượng rau, củ nhất định.
Sau khi tham gia lực lượng chống dịch, công việc quản lý sạp rau 0 đồng được anh giao cho mẹ ruột của mình.
Từ sự chung tay này, sạp rau dần lớn mạnh, hỗ trợ thêm được nhiều người hơn. Tuy nhiên, khi sạp rau đang hoạt động tốt, Vũ nhận thấy tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Anh tình nguyện tham gia công tác chống dịch và nhận nhiệm vụ tại khu hồi sức cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 bắt đầu có chuyển biến nặng.
Vũ nói: “Trước khi thông báo cho mẹ biết sẽ tham gia chống dịch, tôi nói vui với mẹ rằng: “Mẹ sắp lên làm giám đốc sạp rau 0 đồng rồi. Con sẽ đi chống dịch. Mọi việc ở đây, con sẽ giao lại hết cho mẹ quản lý".
“Nghe tôi đi chắc mẹ cũng lo lắm. Nhưng mẹ tôi là người ít biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Trông cách mẹ nói chuyện với những người hàng xóm về việc tôi mở sạp rau 0 đồng và đi tình nguyện chống dịch, tôi biết mẹ rất tự hào. Trước khi đi, tôi cũng nói với mẹ là mẹ làm theo sức của mình thôi. Thế mà, mẹ làm việc từ sáng đến chiều luôn”, anh nói thêm.
Hiện, bác sĩ Vũ tham gia công tác chống dịch tại bệnh viện dã chiến Thủ Đức.
Tiếp quản sạp rau của con trai, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (SN 1963, mẹ bác sĩ Vũ) tiếp nhận hàng trăm ký rau, củ. Sau đó, bà tất bật phân loại thành các phần đều nhau và nhận các đơn hàng do Vũ nhắn về. Các phần thực phẩm này sẽ được nhân viên sạp rau giao cho shipper chuyển đến người cần.
Bác sĩ Vũ chia sẻ, suốt thời gian duy trì sạp rau, anh nhận về nhiều niềm vui. Anh vui khi được các mạnh thường quân tin tưởng, hỗ trợ, chung tay để có thêm những phần quà gửi đến cho người cần. Đặc biệt, anh cho biết, anh rất hạnh phúc khi nhận thấy rằng, tình người lại sáng lấp lánh giữa lúc cuộc sống vấp phải vô vàn khó khăn.
“Có những nhà gặp khó khăn, gửi tin nhắn đến nhờ chúng tôi hỗ trợ. Tuy vậy, họ không chỉ xin cho riêng mình mà đứng ra xin cho cả xóm, cả hẻm. Tôi rất xúc động vì trong thời điểm khó khăn như vậy, chỉ lo bản thân mình đã khó vậy mà mọi người còn nghĩ đến những người xung quanh mình. Thế mới thấy, giữa lúc gian khó tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người Việt ta lớn đến nhường nào”, bác sĩ Vũ nói.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phiên chợ 0 đồng sẻ chia rau củ cho người dân TP.HCM
Hôm 20/7, chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, cư dân tại chung cư khu B Phú Thọ (Quận 11, TP.HCM) đã tiêu thụ hết 2 tấn rau củ quả từ phiên chợ 0 đồng. Tất cả hoàn toàn được miễn phí.
" alt="Bác sĩ lên đường chống dịch, nhờ mẹ quản lý sạp rau 0 đồng" />
...[详细]
Sau khi vào TP.HCM, Hải xin được việc làm ngay và có mức lương 10 triệu/tháng nhưng cô cũng chưa bao giờ tiêu quá 50% lương.
“Mình ở ghép cùng 2 bạn nữa. Do đó tiền điện, nước với nhà trọ chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng/người. Tụi mình cũng nấu ăn tại nhà nên tiền ăn mỗi tháng góp 2 triệu đồng/người. Ngoài ra, là tiền đi lại, mua sắm quần áo... Tổng chi tiêu các tháng không bao giờ quá 5 triệu/tháng”.
Cô nhân viên công sở tâm sự, với số tiền còn lại, Hải thường gửi về quê đỡ đần cho bố mẹ nuôi em ăn học và chi tiêu sinh hoạt: “Quê mình còn nghèo lắm. Mẹ mình lại bị nhiều bệnh tật, vì thế mình cố gắng dành 50% lương tháng để gửi về quê cho gia đình. Cuộc sống của mọi người ở nhà nhờ vậy mà đỡ khó khăn hơn”.
Tuy nhiên kể từ hơn 2 tháng nay khi dịch diễn biến phức tạp tại thành phố, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, công ty Hải đang làm việc đã tạo điều kiện cho nhân viên làm online tại nhà. Ý thức phải tiết kiệm mùa dịch, Hải lên kế hoạch tiếp tục chắt bóp chi tiêu. Cô chỉ tiêu khoảng 20%-30% lương tháng thay vì 50% lương như trước.
Bữa ăn ngày thường của 3 cô gái.
Cụ thể, với mức lương 10 triệu đồng, Hải chỉ tiêu 2-3 triệu/tháng, còn 8 triệu gửi cho bố mẹ ở quê chi tiêu mùa dịch.
Bình thường mỗi tháng Hải phải chi hết 1 triệu đồng/tháng cho tiền nhà, tiền điện, nước. Nhưng từ ngày dịch, bác chủ trọ đã miễn phí tiền nhà. Bởi thế tiền thuê trọ = 0.
Hàng tháng Hải và 2 bạn cùng phòng chỉ phải trả tiền điện nước, khoảng 900 ngàn đồng/tháng. Tính ra mỗi người đóng 300 ngàn đồng.
- Chi phí ăn uống: 1 triệu đồng
Nếu trước đây tiền ăn mỗi người trong phòng trọ đóng góp 2 triệu đồng/tháng thì 2 tháng nay họ thống nhất tiết kiệm nên chỉ góp 1 triệu tiền ăn/tháng/người.
Với số tiền ăn này, Hải và 2 cô bạn ăn ngày 3 bữa tại nhà. Bữa sáng, 3 người có thể ăn xôi, bánh mỳ kẹp trứng, hoặc ăn bún miến phở. Nhóm bạn này thường chi 20 ngàn cho bữa sáng, 40 ngàn cho 2 bữa chính còn lại.
- Chi phí tiêu vặt và phát sinh khác: 500 ngàn - 1,5 triệu đồng
Sống tại Sài Gòn những ngày giãn cách xã hội, Hải cho biết, cô không tiêu pha nhiều. Bởi ngày này không phải đến công ty làm nên cô không phải mất tiền xăng xe. Tiền điện thoại cô cũng ít nạp vì đã có wifi nhà bà chủ trọ. Gọi cho người thân hay bạn bè Hải hay dùng Zalo, Facebook kết nối.
Do đó khoản tiền tiêu vặt những tháng ngày giãn cách có lúc không dùng đến cô lại để dành tiết kiệm hoặc mua đồ về làm đồ ăn vặt, góp mua hoa quả tươi.
Thi thoảng cuối tuần đổi món.
“Chưa bao giờ mình tiêu mức 20% lương tháng nên muốn thử thách bản thân xem chi tiêu như vậy có sống ổn không. Vậy mà hơn 2 tháng qua vẫn sống tốt dù giữa mùa dịch cái gì cũng đắt đỏ”, Hải vui vẻ khoe.
Nhớ về những tháng ngày trước đây tiêu 50% lương tháng, Hải thừa nhận: “Nhiều người trẻ như mình đi làm lương có thể rất cao nhưng thường xuyên than thở hết tiền và không tiết kiệm được là do họ cũng như mình đã từng tiêu quá nhiều cho các thứ vặt vãnh như ăn uống, quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm...
Hơn nữa mọi người còn chưa có động lực, mục đích và quyết tâm tiết kiệm. Vì thế tiền mất đi lúc nào mà không hay. Thực tế cứ lập thói quen chi tiêu tiết kiệm, đúng việc đúng chỗ thì dù có mức lương thế nào cũng sẽ để dành được ít nhiều”.
Cô nàng công sở này cũng dự định, ngay cả khi dịch đi qua, Hải vẫn sẽ cân nhắc lại những khoản chi phí đã tiêu để lên phương án điều chỉnh cho phù hợp. Bởi Hải tin tiêu 20 - 30% lương tháng tức 2-3 triệu/tổng lương 10 triệu là cũng đủ cho cô sống tốt giữa thành phố này rồi.
Thảo Nguyên
'Covid-19 giúp tôi biết trân trọng hơn những gì mình đang có'
Chúng ta có quyền tin tưởng trong vài năm tới, khi Covid-19 chỉ còn trong sách vở, bản thân có thể nhìn lại quãng thời gian lịch sử này và tự hào rằng mình đã làm được những điều tử tế nhất cho chính mình, gia đình và cộng đồng.
" alt="Cô gái 25 tuổi sống ổn giữa Sài Gòn mùa dịch với 2" />
...[详细]