Giải trí

Thử nghiệm đổi mới giáo dục trong 2,5 năm

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-04 02:15:06 我要评论(0)

- Theửnghiệmđổimớigiáodụctrongnăthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia brasilo dự thảo mới nhất về thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia brasilthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia brasil、、

- Theửnghiệmđổimớigiáodụctrongnăthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia brasilo dự thảo mới nhất về Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Bộ GD-ĐT, giáo dục phổ thông sắp tới sẽ có 2 năm rưỡi để thử nghiệm và 6 năm rưỡi để hoàn thiện.

{ keywords}
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung)

Cụ thể, việc đổi mới giáo dục phổ thông sẽ chia thành hai giai đoạn: thử nghiệm (từ năm 2014 đến tháng 6/2016) và hoàn thiện (từ tháng 07/2016 đến năm 2022).

Trong giai đoạn thử nghiệm, có 13 công việc cụ thể được vạch ra.

Bộ GD-ĐT dự kiến hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể, các môn học (thử nghiệm); Hoàn thành việc biên soạn SGK thử nghiệm các môn học lớp 1, lớp 6 và lớp 10,…

Song song với đó là việc biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Điểm đáng lưu ý trong dự thảo này là chú trọng tới thông tin truyền thông và dư luận xã hội.

Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thành lập trang Thông tin điện tử Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông; xây dựng Chương trình phát thanh và truyền hình quốc gia về đổi mới giáo dục phổ thông;

Giai đoạn từ tháng 07/2016 đến năm 2022, Bộ GD-ĐT dự kiến hoàn thành việc biên soạn SGK thử nghiệm các môn học các lớp 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 11 và 12;

Hoàn thành việc thử nghiệm và đánh giá chương trình, SGK thử nghiệm; Hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện, ban hành chương trình, SGK mới; Tổ chức từng bước triển khai thực hiện chương trình, SGK mới phù hợp với điều kiện từng địa phương, nhà trường.

  • Văn Chung

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Dạy thêm không phép phạt 6-12 triệu đồng, giáo viên xúc phạm học sinh bị phạt đến 10 triệu đồng, trường học lạm thu tiền học sinh bị phạt từ 10-20 triệu đồng,…là một trong nhiều quy định tại Nghị định 138 về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục" do Chính phủ ban hành.

Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng

Theo Nghị định 138, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm. Mức tiền phạt như trên cũng áp dụng với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Cha mẹ cản trở, không cho con đi học cũng bị phạt tiền. Theo đó hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Nhà trường, cơ sở giáo dục, hay cá nhân cũng bị phạt tiền nếu lạm thu của học sinh. Bởi Nghị định ghi rõ: "Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu thu các khoản học phí, lệ phí trái quy định". Cá nhân tổ chức vi phạm còn phải trả lại số tiền đã thu cho người học.

Theo Nghị định 138, thí sinh mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Người nào làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài sẽ bị phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng. Người đi thi hộ sẽ bị phạt 3 triệu đến 5 triệu đồng. Nghị định cũng quy định xử phạt 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người nào gây rối, đe dọa, hoặc dùng vũ lực ngăn cản người dự thi, người tổ chức thi, coi thi, chấm thi,...

Thẩm quyền xử phạt các hành vi trên thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành giáo dục đào tạo.

Dạy thêm không phép bị phạt 6-12 triệu đồng

Trường hợp dạy thêm có giấy phép nhưng nội dung dạy không đúng giấy phép được cấp bị phạt thấp hơn (4-6 triệu đồng). Tổ chức dạy thêm cho học sinh mà không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định cũng sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định việc xử phạt đối với các vi phạm trong thông báo, tư vấn tuyển sinh. Việc tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt từ 25-30 triệu đồng, tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị phạt 40-60 triệu đồng.

Tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao thì tùy theo số lượng chỉ tiêu vượt quá sẽ bị xử phạt các mức khác nhau. Mức xử phạt nhẹ nhất 2-5 triệu đồng (tuyển sinh vượt 5-10%), tuyển sinh vượt chỉ tiêu trên 20% bị phạt 40-60 triệu đồng.

Nghị định 138 bắt đầu có hiệu lực từ 10/12/2013.

  • Văn Chung
" alt="Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng" width="90" height="59"/>

Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng

– “Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi. Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất thật rồi”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ về người chồng mình yêu thương nhất đã mất cách đây nhiều năm.

Phạm Quỳnh Anh: Hậu ly hôn tôi và Quang Huy vẫn đi ăn, chơi, du lịch cùng nhau

Duy Hân: 'Tôi không thể trả lời tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này'

MC tuyển chồng 'có nhà, có ô tô' chụp ảnh nude khi mang bầu

Tôi đã sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời

- Gặp Cindy Thái Tài bao giờ cũng thấy chị đầy lạc quan. Việc lựa chọn sống với con người thật của mình 18 năm trước thay đổi cuộc đời chị ra sao?

Mỗi người đều có một số phận. Riêng tôi lại sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời. Bước qua hai đời người, tôi hiểu tôi là ai và tôi hiểu hơn giá trị thực của cuộc đời. Tôi là người từng trải trong cuộc sống, tôi hiểu rõ giá trị thực nằm ở đâu. Nó hiển hiện rõ ở nhân cách sống của từng con người. Nhân cách là cái ta cần phải phấn đấu tốt hơn và hoàn thiện chứ không nằm ở những món đồ đắt tiền.

Nhiều năm qua, những người hâm mộ của Cindy Thái Tài họ đến vì giọng hát, phong cách trình diễn và cách tôi thể hiện con người trong cuộc sống chứ không phải vì chiêu trò. Quan trọng mình tự tin, bản lĩnh, biết mình là ai. Những điều đó tôi nghĩ không riêng gì mình mà sẽ giúp hình ảnh người chuyển giới được xã hội nhìn nhận rõ hơn.

{keywords}
Chống ngoại quốc là giảng viên Đại học của Cindy Thái Tài. Anh không may qua đời vì ung thư.

- Từng là một trong những gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo người mẫu, lý do gì khiến chị vắng bóng suốt nhiều năm qua?

Một thời gian mọi người thấy tôi mất tích gần như hoàn toàn. Thời điểm đó tôi bận với con người mới, cuộc đời mới, nhưng trong đó có một lý do là tôi bị chán nghề.

Mấy chục năm trong nghề, tôi nếm trải hết những niềm vui, nỗi buồn, hân hoan có, và ê chề cũng không phải ít. Tôi vui vì mình mang đến cho học trò kiến thức, kỹ năng và vinh quang, nhưng nỗi buồn là sự quên lãng của nhiều người. Tôi từng suy nghĩ rằng nghề này sao bạc bẽo quá. Thực tế người đưa đò sang sông nhưng khi đã qua sông mấy người còn quay đầu lại nhìn.

Thời gian tôi quyết định dừng lại, các công ty cũng ngỏ lời mời nhưng đều từ chối. Thú thật tôi rất sợ cảm giác học trò mình khi đã thành danh rồi lại không nhìn cô chúng nữa.

Tôi đào tạo ra nhiều người mẫu, từ những lứa đầu như: Xuân Lan, Xuân Hồng, hoa hậu Thu Nga,... đến thế hệ sau như Ngọc Trinh, Kim Cương và các người mẫu cho ông bầu Vũ Khắc Tiệp... Tất cả đều là độ tuổi đã và đang trưởng thành.

Giờ đây ai cũng có cuộc sống của riêng họ. Thỉnh thoảng gặp nhau chào hỏi, nói chuyện vài ba câu. Dẫu sao mình cũng không có quyền bắt ép các bạn phải nhớ đến mình nhưng cảm giác buồn, chạnh lòng sao mà tránh khỏi.

- Lý do gì thuyết phục chị quay trở lại con đường sư phạm dạy cho các bé nhỏ tuổi?

Cũng là một dịp tình cờ khi một hôm tôi được Xuân Lan mời dạy thế cho một trainer bận việc. Khi chuẩn bị vào lớp, tôi cứ đinh ninh trong đầu mình sẽ vẫn dạy lứa học trò đã lớn như từ trước giờ. Đến khi trước mắt mình là hàng chục đứa con nít 4 -5 tuổi, tôi mới... tá hỏa.

Tính tôi vốn rất nóng. Bạn đi hỏi khắp làng người mẫu xem ngày trước tôi là người dữ dằn cỡ nào. Dù là vedette hay sao hạng A đứng trước mắt tôi còn phải khóc thét. Nhưng giờ khi làm việc với các bé, tôi nhận ra trong mình vẫn còn một con người khác. Các bé là người đã cho tôi niềm tin, kéo tôi lại với nghề.

Đôi lúc có những câu hỏi rất ngây ngô khiến tôi chảy nước mắt: “Cô ơi sao cô giống con trai vậy? cô là con trai hả?”. Đối với một đứa trẻ chừng ấy tuổi, chưa đủ nhận thức tôi chưa bao giờ có ý nghĩ nóng giận. Tôi chỉ hy vọng dùng cả tình thương, kinh nghiệm cả đời mình có được để giúp chúng phần nào trưởng thành cho con đường sau này.

{keywords}
Cindy Thái Tài nói cả đời này chị chưa biết luồn cúi trước ai vì tự hào mình sống trong sạch, đi lên bằng chính thực lực bản thân.

- Gameshow về nghề người mẫu bùng nổ trong thời gian gần đây cùng với đó là những chiêu trò, tai tiếng kéo theo khiến công chúng có cái nhìn không mấy thiện cảm. Bản thân chị, với vị trí lâu năm trong nghề có những suy nghĩ gì?

Chúng ta cũng nói đó là gameshow. Vậy game là gì? Là trò chơi thôi mà. Ai bản lĩnh, ai thông minh, cứng cáp thì tồn tại. Ai yếu thế bị loại, chỉ đơn giản thế thôi. Phải khách quan nhìn nhận Gameshow ở phương diện nào đó cũng giúp ích rất nhiều cho nghề người mẫu. Nếu không nhờ gameshow, nghề mẫu cũng chưa chắc được biết đến và phổ biến rộng rãi như bây giờ.

Tuy nhiên, tôi thừa nhận mình không thích xem gameshow lắm nhưng vẫn phải xem. Còn về lý do tại sao thì cơ bản nó không giống tôi. Hay chính xác hơn là không giống cách đào tạo của Cindy Thái Tài. Còn những chiêu trò bề nổi suy cho cùng cũng chỉ là một cái bong bóng. Đẹp thì có đẹp nhưng rơi xuống đất vỡ tan tành thôi. Điều gì cũng có giá của nó.

- Nghề người mẫu vốn bị mặc định là phù phiếm trong suy nghĩ không ít người. Chị dạy các học trò của mình thế nào trước những cạm bẫy?

Tôi không thích chiêu trò. Và cách tôi dạy các học trò mình cũng như thế. Tôi hay nói với các em học trò nghề này vốn dĩ đã mang tiếng xấu, nếu mình không biết quý thân mình không có lý do gì để buộc người khác phải tôn trọng mình.

Trên hết, khi đã chọn sống với scandal là đồng nghĩa các em phải sống với nó cả đời. Không ai mời một người mẫu tới để chơi xấu hay chứng tỏ đẳng cấp ta đây là “chị đại”. Một show diễn ra, tất cả dù là siêu mẫu, vedette, hay sao bất kể hạng A, B, C gì cũng cần phải vào khuôn khổ kỷ luật. Đâu thể nào một mình bước ra sân khấu một kiểu, hay ra sau hậu trường cắt áo váy người khác. Chưa nói đến đạo đức nghề nghiệp thì chính pháp luật là thứ sẽ trừng trị các bạn trước tiên.

Tôi tôn thờ chồng quá cố của mình

- Sau những sóng gió, chuyện tình cảm của chị hiện tại thế nào?

Tôi hiện tại vẫn độc thân, vẫn sống bình thường khi nào duyên đến cứ đến thôi (cười). Có một điều chắc nhiều người chưa biết, Cindy rất đào hoa. Tôi thường hay nói đùa những người đàn ông đẹp trai đều là chồng mình. Hơn nữa, bản thân tôi cũng không bao giờ thiếu những người theo đuổi. Nhưng có lẽ duyên chưa đến và cũng có thể hình bóng người chồng trước đây còn quá sâu đậm trong tôi. Bởi anh đã dành tình cảm cho tôi quá nhiều, quá đầy và quá sâu.

Chính bởi anh quá tuyệt vời với tôi như thế nên tôi lại càng lo sợ về hình mẫu người đàn ông lý tưởng của đời mình. Tôi đã từng suy nghĩ không biết liệu rồi có còn ai yêu tôi như anh ấy không? Và có lẽ đến hiện tại tôi vẫn chưa tìm được người nào đó phù hợp. Nỗi đau về người chồng đã mất khiến tôi không yêu thêm được ai.

{keywords}
“Khi mất đi một tình yêu quá đẹp, mất đi người đàn ông quá tuyệt với với mình, tôi tưởng chừng cuộc sống như sụp đổ”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ.


- Chị yêu và tôn thờ chồng cũ như thế nhưng cũng có người sẽ hiểu là do chị cố chấp không buông bỏ, khiến bản thân vô tình đánh mất niềm tin vào tình yêu?

Chính xác là tôi tôn thờ anh, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Từ ngày anh mất, tôi lập bàn thờ cúng, nhang khói mỗi ngày cho anh. Về phương diện tình cảm, tôi xem anh như người chồng tuyệt vời nhất của đời mình.

Trên chặng đường sắp tới, tôi chưa thể đoán biết được rồi mình sẽ gặp ai, yêu ai. Nhưng một điều tôi luôn ghi tạc trong lòng: anh là người đã mang lại hạnh phúc cho tôi - hạnh phúc của một người được làm vợ thật sự. (khóc)

Có thể tôi coi nặng mối tình đó của mình. Nhưng tôi nghĩ kể cả là một người bình thường cũng chưa chắc gặp được một người bạn đời tốt như anh. Anh chưa bao giờ làm tổn thương, luôn cố gắng bảo vệ tôi. Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi. 

Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất rồi. Điều tôi cần là phải gắng sống cho tử tế ở nửa phần đời còn lại. Tôi tin ở một nơi nào đó, anh sẽ vui vẻ và an lòng khi nhìn vợ mình hiện tại.

- Có người nói tình yêu của người chuyển giới đớn đau nhiều hơn hạnh phúc. Bản thân chị cũng từng trải qua không ít đổ vỡ. Thật tâm chị ở độ tuổi của mình giờ đây có tin vào tình yêu?

Trên đường đời này mình sẽ gặp người này người khác, và hạnh phúc hay không là sẽ do chính mình. Việc đến giờ vẫn lẻ bóng, tôi không đổ cho số phận hay bất cứ ai. Mình đừng nghĩ theo hướng ủy mị, bi quan rồi tự hạ thấp và đánh mất giá trị bản thân.

Với người đàn ông tiếp theo đến với mình, tôi không quan trọng giàu nghèo, đẹp xấu. Chỉ cần ưa nhìn và phải là người có bản lĩnh. Một người dành cho tôi tình yêu chân thành và luôn tôn trọng tôi, vậy là đủ.

Thật ra rất nhiều người trong cộng đồng hiện tại tôi thấy họ dần có niềm tin vào tình cảm hơn đấy chứ. Nói đâu xa, như Lâm Khánh Chi lấy chồng chỉ mới 1-2 năm nhưng chồng thương yêu, chiều chuộng như công chúa đấy thôi.

- Chị từng nhận nuôi một bé trai cách đây nhiều năm. Cuộc sống hiện tại của cậu bé thế nào?

Con trai tôi hiện tại đã 14 tuổi. Bé vẫn sống chung nhà với tôi. Những lúc tôi bận đi diễn cháu lại qua ở với bác. Về cách giáo dục con, tôi chủ trương không dùng đòn roi để gây áp lực lên con. Mọi vấn đề trong cuộc sống, tôi để con tự quyết định. Khi con cần tư vấn hay giúp đỡ, tôi cũng sẵn sàng lắng nghe bé. Tóm lại, tôi khá thoải mái, miễn sao đừng quá đáng là được.

Nhiều người thắc mắc tại sao tôi một mực giấu hình ảnh con trai. Nếu là một người mẹ bình thường, tôi sẵn sàng chia sẻ bằng tất cả niềm hạnh phúc. Nhưng ở tình cảnh của mình, tôi hiểu việc làm của tôi là cần thiết cho con. Đời tôi đã quá khổ, tôi không muốn con trai bị tổn thương. Mọi sự khổ đau, thôi mình cứ lãnh vào người vậy.

- Chị mong mỏi cho chặng đường sắp tới của mình ra sao?

Giờ đây, tôi cảm thấy mình mới thật sự là hạnh phúc. Tôi ra đường, hài lòng và tự hào với chính bản thân mình. Tôi muốn nhấn mạnh việc chuyển giới không phải là ước mơ mà là bản năng sống - “I’m a woman”.

Có thể tôi không giàu có như nhiều người. Tôi không xe hơi, nhà lầu hay đồ hiệu, nhưng tôi thoải mái với cuộc sống của một người phụ nữ. Ngoài công việc tại trường của Xuân Lan, tôi vẫn chạy show ca hát, thỉnh thoảng đóng kịch, đóng phim khi có lời mời. Sau những phong ba, tôi thấy mãn nguyện vì nửa phần đời còn lại của mình đã có thể sống yên ổn.

Kiệt Huỳnh

Cindy Thái Tài: Tôi là bé gái bị nhốt trong cơ thể của thằng trai

Cindy Thái Tài: Tôi là bé gái bị nhốt trong cơ thể của thằng trai

Cố gồng mình để có sở thích giống con trai, Nguyễn Thái Tài khi đó xin vào đội bóng làm thủ môn nhưng mải ngắm các cầu thủ quá toàn bắt trượt.

" alt="Cindy Thài tài: Nỗi đau người chồng đã mất khiến tôi không yêu được ai" width="90" height="59"/>

Cindy Thài tài: Nỗi đau người chồng đã mất khiến tôi không yêu được ai

- Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa được ĐH Oxford trao danh hiệu Giáo sư thỉnh giảng danh dự vào ngày 17/10 vừa qua khiến không ít người Việt Nam bất ngờ. Tiêu chí xét danh hiệu của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng như thế nào, là điều băn khoăn của không ít người.

{keywords}
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Biểu dương danh tiếng của trường

Có một bài viết khá sâu sắc của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nhan đề“Hệ thống học vị và học hàm khoa học ở vài nước Tây phương”, đăng trên “Ykhoa.net” nêu khá đầy đủ về vấn đề học hàm, học vị ở một số nước phương Tây.

Theo ông Tuấn, hầu như tất cả các trường đại học ở các nước Tây phương đều có những kế hoạch để biểu dương tên tuổi và danh tiếng của trường mình đến với thế giới bên ngoài. Để đạt được mục tiêu này, các trường đại học thường dùng chính sách cấp học vị và học hàm danh dự cho những nhân vật quan trọng trong cộng đồng. Những học vị và học hàm danh dự được trao tặng thường là những văn bằng và chức vụ cao nhất trong đại học: "Tiến sĩ" (Honorary Doctor) hay "Giáo sư" (Honorary Professor). Người được trao tặng không nhất thiết phải là cựu sinh viên hay cựu nhân viên của trường, cũng không cần phải có quá trình học vấn nào, mà có thể là một nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động xã hội, một nghệ sĩ, nhà báo, công chức có tiếng tăm. Ở Úc, cựu Thủ tướng Paul J. Keating, người có trình độ học vấn cấp phổ thông trung học, sau khi rời chính trường, được trường ĐH New South Wales trao tặng học hàm "Honorary Professor", để ghi nhận đóng góp của ông trong nỗ lực đem tên tuổi nước Úc vào thị trường Á châu.

Những học vị và học hàm danh dự, vì thế, có tính ngoại giao, "hữu nghị", hơn là những chứng chỉ khoa bảng. Do đó, trong thực tế, phần đông những người Tây phương được trao học vị và học hàm danh dự ít khi nào dùng nó như là một thành tích hoạt động khoa bảng hay trình độ học vấn.

Trong bài viết “Chức danh giáo sư và hệ thống khoa bảng”, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm trong trào lưu tương tác giữa đại học, chính phủ và kĩ nghệ, cần phải có qui chế về chức danh cho những người không làm việc trong các đại học. Ở các nước phương Tây, một số chuyên gia tuy không nằm trong biên chế của đại học, nhưng do có những đóng góp cho đại học qua giảng dạy và nghiên cứu cũng có thể được phong chức danh giáo sư, nhưng tiêu chuẩn rất khác với các giáo sư của đại học.

Trong đó, Giáo sư thỉnh giảng (Visiting Professor) là một chức danh khá phổ biến trong các đại học và viện nghiên cứu phương Tây. Đây là một loại chức danh được phong tặng cho các nhà khoa học ngoài đại học để họ đến giảng hay nghiên cứu tại đại học trong một thời gian ngắn (thường từ 3 tháng đến 1 năm). Đây cũng là một hình thức mà các đại học ở các nước đang phát triển "bóc lột" tri thức từ các chuyên gia có tên tuổi một cách khá hữu hiệu. Thông thường, trường đại học mời các nhà khoa học hay giáo sư nước ngoài có uy tín tốt về một chuyên ngành tiêu ra một thời gian ngắn tại đại học để trao đổi với các giáo sư và nghiên cứu sinh, và qua đó tăng cao khả năng nghiên cứu của trường. Giáo sư thỉnh giảng thường được đại học trả lương tượng trưng, nhưng đại học tài trợ các chi phí ăn ở và đi lại trong thời gian lưu lại tại đại học.

Tất cả những chức danh giáo sư kiêm nhiệm, giáo sư danh dự, cựu giáo sư, và giáo sư thỉnh giảng là một hình thức nhằm tăng cường mối liên hệ và tương tác giữa đại học với viện nghiên cứu hay kĩ nghệ. Ở các đại học phương Tây, người ta ghi rõ người được phong các chức danh trên đây khi công bố công trình nghiên cứu phải đề tên đại học trong địa chỉ tác giả, chỉ được sử dụng chức danh giáo sư trong những trường hợp thích hợp và cụ thể. Chẳng hạn như người có chức danh giáo sư kiêm nhiệm chỉ được xưng là "Adjunct Professor" (kèm theo tên trường đại học), chứ không được xưng "Professor".

Danh hiệu có hiệu lực ngắn

PGS, TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực (ISSTH) trong một nghiên cứu của mình cho rằng muốn nghiên cứu về hệ thống học hàm, học vị, thì phải đến nước Mỹ. Tại Mỹ, danh hiệu "giáo sư" được chia thành "trợ lý giáo sư", "phó giáo sư", "giáo sư hoàn chỉnh".

Đối với giáo sư, thì sau khi xem xét hồ sơ với các thành tích học thuật trong môi trường đại học và viện khoa học (có nghiên cứu sinh), đồng thời, xem xét nhân cách của người đó, phó giáo sư có thể được phong danh hiệu giáo sư (gọi là "giáo sư hoàn chỉnh"). Trong hầu hết các trường cao đẳng và đại học truyền thống ở Mỹ, danh hiệu "giáo sư hoàn chỉnh" thường được dành cho các giảng viên chính thức có những cống hiến đặc biệt xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu.

Ngoài giáo sư chính thức, ở Mỹ còn có một số danh hiệu đặc biệt, như giáo sư danh dự, giáo sư ưu tú (trong giảng dạy và nghiên cứu), giáo sư thỉnh giảng, giáo sư chuyên nghiên cứu.

Giáo sư danh dự là người đã về hưu, nhưng có đóng góp tốt cho giảng dạy và nghiên cứu, hoặc giáo sư "emerita" (danh dự, khi đã về hưu) nếu là phụ nữ. Danh hiệu này cũng được trao cho giáo sư đã về hưu, nhưng còn tiếp tục giảng dạy. Những người này có thể nhận được một khoản tiền lớn như tiền trợ cấp khoa học. Một số đơn vị đào tạo có thể áp dụng danh hiệu này cho các trợ lý giáo sư. Giáo sư danh dự còn được phong cho những người có những đóng góp đáng kể cho các trường học và cộng đồng. Những người này có thể có hoặc không có học vị tiến sĩ.

Giáo sư thỉnh giảng là giáo sư đến từ một trường đại học khác để giảng dạy trong một thời gian ngắn. Danh hiệu này cũng được dùng để gọi một ai đó là giáo sư ở nơi khác, hoặc là học giả một diễn đàn và không phải là người của đơn vị đào tạo. Danh hiệu này chỉ có hiệu lực trong một thời gian từ 1 đến 3 năm. Một giáo sư trong trường hợp này có thể được gọi là một giáo sư thỉnh giảng danh dự.

  • Chi Mai tổng hợp

Đại học Việt Nam cũng trao nhiều danh hiệu giáo sư danh dự

GS Thạch Nguyễn là một trong những khuôn mặt sáng giá của nền Tim mạch học Mỹ, thành viên gốc Việt duy nhất và đầu tiên trong Ban chấp hành Hội Tim mạch học Hoa Kỳ của Tiểu ban Quốc tế thuộc hội này. Tháng 1/11, ông nhận chức Giáo sư Danh dự của trường ĐH Y khoa Hà nội,

Tháng 12/2012, trường ĐH Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Giáo sư Danh dự cho GS.TS. Martin Verstegen, Đại Học Wageningen (Vương Quốc Hà Lan) vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo của trường.

Ngày 5/9/2013, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã trao danh hiệu Giáo sư thỉnh giảng cho Chủ tịch Tập đoàn Mitsui Bussan – ông Utsuda Shoei. Ông Utsuda Shoei hiện cũng là Chủ tịch Hiệp Hội Việt Nam – Nhật Bản, Trưởng ban hỗ trợ tổ chức năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Ngày 12/9/13, trường ĐH Y Dược – Đại học Huế trao tặng danh hiệu Giáo sư Danh dự của Đại học Huế cho GS. Goto Hidemi và danh hiệu Giáo sư thỉnh giảng của trường ĐH Y Dược Huế cho GS.Yoshiki Hirooka và TS.Kazuhiko Hayashi. Đây là các GS của Đại học Nagoya, Nhật Bản.

Chiều ngày 14/10/13, trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã phối hợp cùng ĐH Quốc gia HCM tổ chức Lễ trao bằng Giáo sư danh dự cho GS Wolfgang Schumann - Khoa Di truyền học trường ĐH Bayreuth, Đức.

" alt="Học hàm danh dự: Ngoại giao, hữu nghị là chính" width="90" height="59"/>

Học hàm danh dự: Ngoại giao, hữu nghị là chính