TheỞtuổingườiphụnữbấtngờmắcloạiungthưhaygặpởngườihútthuốlịch thi đấu giải v-leagueo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân đến khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ về sau không đỡ đau. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận. Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động. Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày. Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc. Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi - Hút thuốc Nguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi. - Tiếp xúc với khói thuốc thụ động Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động. - Xạ trị trước đó Nếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. - Tiếp xúc với khí radon Radon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở. - Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác Nơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc. - Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. |