Nhân dịp kỷ niệm 42 năm thống nhất đất nước, tại thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (Tổng công ty VTC) và UBND huyện Hướng Hóa cùng nhau ký thỏa thuận tài trợ xây dựng điểm trường mầm non tại bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Theo thỏa thuận, Tổng công ty VTC sẽ tài trợ xây dựng điểm trường Mầm non Vành Khuyên tại bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị với số tiền hơn 2,708 tỷ đồng. Bên nhận tài trợ là Trường Mầm non Vành Khuyên (bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Thời gian hoàn thành dự án tài trợ là 12 tháng tính từ thời điểm khởi công xây dựng.
Các hạng mục tài trợ bao gồm xây dựng 5 khối phòng học, bếp, các phòng chức năng, hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét, cấp thoát nước, sân bê tông. Đây là công trình có nghĩa thiết thực hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa, Quảng Trị (09/07/1968 – 09/07/2018).
" alt=""/>Tổng công ty VTC tài trợ xây trường mầm non ở bản Khe ĐáViện Đào tạo Quốc tế FPT vừa phối hợp cùng Tập đoàn cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT Aptech Ấn Độ tổ chức training chương trình học mới cho các trung tâm Aptech Education, Arena Multimedia trên toàn quốc, với sự tham gia của 2 chuyên gia Aptech Ấn Độ là ông Mayur Sprasad - Chuyên gia cấp cao đến từ Aptech toàn cầu và ông John Mathew - Đại diện Aptech Asia.
Ông John Mathew cho biết, Việt Nam là một trong số 40 quốc gia thuộc 5 châu lục khác nhau mà Aptech đang có mặt và phát triển. “Với hơn 30 năm kinh nghiệm đào tạo ra các chuyên gia về lĩnh vực CNTT, Aptech trở thành nơi cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường Phần mềm, Phần cứng, Network và Multimedia toàn cầu”, ông John Mathew nói.
![]() |
Nhấn mạnh ngành CNTT đang phát triển như vũ bão và sẽ cần rất nhiều nhân lực, hai chuyên gia đến từ Aptech Ấn Độ cũng cho biết, để bắt kịp xu hướng thị trường CNTT và nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành, hằng năm các chương trình ACCP - đào tạo lập trình viên quốc tế và AMSP - đào tạo mỹ thuật đa phương tiện đều được cải tiến, đổi mới.
Hai chuyên gia của Aptech Ấn Độ cũng chỉ ra những điểm mới, khác biệt nhằm bắt kịp xu hướng thị trường trong các chương trình đào tạo mới của Aptech và Arena Multimedia. Trong đó với Arena Multimedia, chương trình giảng dạy mới sẽ đưa thêm các nội dung về nhiếp ảnh, thiết kế website theo trải nghiệm người dùng (UI & UX), digital marketing, đồ họa game 3D.
Còn với chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế ACCP, ông Mayur Prasad cho biết, ACCPi17 là chương trình đào tạo mới nhất của tập đoàn Aptech Ấn Độ được triển khai tại FPT Aptech Education nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của ngành CNTT.
" alt=""/>Chuyên gia Aptech Ấn Độ: Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao cho nhân viên CNTTVới các chuyên gia bảo mật của Google, khi phát hiện ra một lỗi bảo mật trên một sản phẩm, dịch vụ nào đó, họ sẽ thông báo cho nhà sản xuất biết đồng thời đưa ra thời hạn 90 ngày để nhà sản xuất này vá lại. Quá thời gian trên, Google sẽ cho công bố công khai lỗ hổng. Microsoft, trong khi đó, không tiết lộ hãng thường mất bao lâu để khắc phục một sự cố bảo mật kể từ khi biết về sự tồn tại của nó.
Trong thời gian hãng phần mềm Mỹ tiến hành điều tra, hacker đã tìm ra lỗi và điều khiển phần mềm để theo dõi các diễn giả người Nga. Một nhóm hacker khác thì khai thác lỗ hổng để tìm cách ăn cắp tiền của hàng triệu tài khoản ngân hàng online ở Úc và các quốc gia khác. Đây là thông tin được tiết lộ thông qua các cuộc phỏng vấn với chuyên gia của nhiều hãng bảo mật, những người đã theo dõi và phân tích các phiên bản khác nhau của mã tấn công.
Microsoft cũng lên tiếng xác nhận các chuỗi sự kiện này.
Câu chuyện bắt đầu hồi tháng 7 năm ngoái, khi Ryan Hanson, cựu sinh viên trường Idaho State và là cố vấn của hãng bảo mật Optiv Inc ở Boise (Mỹ), phát hiện ra một điểm yếu trong cách phần mềm Microsoft Word xử lý các tài liệu có định dạng (format) khác. Điểm yếu này cho phép anh chèn một đường link đến một chương trình độc hại từ đó giúp anh chiếm quyền điều khiển máy tính.
Hàng loạt lỗ hổng
![]() |
Hanson dành ra tới vài tháng để kết hợp phát hiện của mình với các lỗ hổng khác để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề. Đến tháng 10, anh báo cáo phát hiện của mình cho Microsoft biết. Thông thường, hãng sẽ thưởng cho người báo cáo lỗ hổng một số tiền khoảng vài ngàn USD. Đồng thời, trên thực tế Microsoft có thể sớm sửa được lỗi mà Hanson báo cáo cho họ. Chỉ cần người dùng thực hiện một thay đổi trong phần cài đặt (Settings) của Word là mọi chuyện được giải quyết. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Nếu Microsoft thông báo cho người dùng biết về lỗi đó và hướng dẫn họ cách thay đổi cài đặt, thì đồng nghĩa với việc hacker cũng biết về lỗ hổng để chúng lợi dụng.
Một phương án thay thế là Microsoft sẽ tạo ra một bản vá (patch) và nó sẽ được phân phối như một phần của bản update phần mềm hàng tháng. Tuy nhiên, công ty không làm điều đó mà tìm hiểu sâu hơn về lỗi bảo mật của mình. Hãng không rõ liệu đã có hacker nào tấn công người dùng theo cách mà Hanson đã chỉ ra hay không, và Microsoft muốn có một giải pháp toàn diện hơn.
"Chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra để xác định các cách thức (tấn công) tương tự đang tiềm ẩn khác, và để đảm bảo rằng bản vá của mình sẽ sửa thêm các lỗi khác ngoài lỗi được báo cáo. Đây là một cuộc điều tra phức tạp" - người đại diện hãng phần mềm cho biết.
Hanson hiện không đưa ra bình luận gì về các thông tin trên.
Câu chuyện trên cho thấy, cách thức xử lý các vấn đề về bảo mật của Microsoft nói riêng, của cả ngành công nghiệp phần mềm nói chung, đã không còn phù hợp trong bối cảnh các vấn đề về bảo mật đang ngày càng nghiêm trọng. Mỹ tố cáo Nga đã thuê hacker tấn công vào hệ thống email của đảng Dân chủ Mỹ nhằm mục đích thay đổi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 (Nga phủ nhận cáo buộc này); trong khi các nhóm hacker nặc danh chống lại chính phủ Mỹ thì cho công khai các công cụ hack được tình báo Mỹ CIA sử dụng.
" alt=""/>Hacker khai thác lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trên Microsoft Word như thế nào?