当前位置:首页 > Thời sự > Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
Đỗ Phong
![]() |
Một tiết dạy học qua truyền hình được triển khai ở TT-Huế trong năm học trước. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cho biết, tùy vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực tế, các đơn vị chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kế hoạch dạy học theo một hoặc kết hợp nhiều phương án.
Trong đó, nếu không thể học trực tiếp, học sinh lớp 1, 2 và 6 sẽ học qua truyền hình. Các khối lớp còn lại học trực tuyến.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, quyết định không dạy online cho các em học sinh thuộc các khối lớp nói trên được đưa ra sau khi cân nhắc cặn kẽ.
“Học sinh lớp 1 còn chưa biết chữ, làm sao học trực tuyến được. Chúng ta không biết dịch đến bao giờ, diễn biến ra sao nên cần xây dựng chương trình dạy học cho lớp 1 với thời lượng phù hợp, phụ huynh có thể học cùng con.
TT-Huế quyết định dạy qua truyền hình nhằm thuận lợi cho cả học sinh, phụ huynh và nhà trường”, ông Tân nói.
"Với tình hình thực tế của địa phương, không còn cách nào khác ngoài dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, lớp 2 sống ở vùng giãn cách, không thể đến trường. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh giám sát, đồng hành cùng con học.
Các bài giảng sẽ được lưu lại trên trang web. Học sinh có thể vào xem lại nhiều lần để nắm được bài học. Cùng với học sinh lớp 1, lớp 2 thì bắt đầu từ năm sau, các em học sinh lớp 6 sẽ học theo Chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT.
Vì vậy, Sở cũng xem xét đưa phương pháp dạy học qua truyền hình với khối lớp này, giúp các em nắm bắt được chuyên môn, hứng thú với chương trình mới”, ông Tân thông tin.
![]() |
Ông Nguyễn Tân – GĐ Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế. |
Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cũng nhấn mạnh những khó khăn gặp phải khi triển khai phương thức dạy này.
"Ở vùng "xanh", giáo viên có thể kèm cặp theo nhóm nhỏ, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng học sinh không học được gì trong thời gian có dịch.
Nhưng ở những vùng "đỏ", vùng đang thực hiện giãn cách xã hội, các vùng miền núi…do những khó khăn về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nên khi triển khai, chắc chắn gặp không ít khó khăn”, ông Tân chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho việc dạy học qua truyền hình, Sở GD0ĐT tỉnh TT-Huế đã tập huấn cho hơn 100 giáo viên, chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện cơ sở vật chất đưa phương pháp giảng dạy này vào áp dụng trong năm học mới.
“Có thể, 1 đến 2 tháng nữa, dịch được kiểm soát, học sinh trở lại trường học bình thường. Nhưng bài giảng trên truyền hình trong giai đoạn này là kinh nghiệm quý cho giáo viên toàn tỉnh, đặc biệt giáo viên ở vùng sâu, vùng xa”, ông Tân nói thêm.
Tự tin hiệu quả
Người đứng đầu ngành GD-ĐT tỉnh TT-Huế thông tin, đây không phải là lần đầu tiên địa phương này triển khai phương án dạy học qua truyền hình bởi trong năm học trước, phương pháp này cũng đã được Sở triển khai.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2021 – 2022, Sở GD-ĐT TT-Huế đã làm việc, trao đổi với đài truyền hình nhằm tạo điều kiện cho ngành giáo dục, dành thời gian ngoài chương trình thời sự để phát sóng các bài giảng, ưu tiên khung giờ phù hợp cho học sinh lớp 1 - thời điểm phụ huynh có thể đồng hành (buổi trưa hoặc trước hay sau chương trình thời sự).
Dự kiến, học sinh lớp 1 sẽ học 20-25 phút/tiết thay vì 35 phút như khi học trực tiếp. Chương trình sẽ dạy những kiến thức cần thiết nhất, thiết kế bài giảng phù hợp với tiết học không tương tác được với học sinh.
“Chúng tôi sẽ dạy Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Đạo đức. Các môn khác không phải không quan trọng nhưng có thể lùi lại, đợi khi học sinh đến trường học”, ông Tân nói.
Cũng theo ông Tân, thực tế, những kiến thức ban đầu của lớp 1 không phức tạp, chủ yếu giáo viên, phụ huynh hướng dẫn để các em biết cách học, tiếp cận, nắm được kỹ năng cần thiết.
Song song với bài giảng qua truyền hình, giáo viên thông qua Zoom hoặc Zalo để thông tin giờ phát sóng, theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh, sẵn sàng cho kế hoạch tiếp.
Việc kiểm tra, giao bài tập vẫn theo thiết kế của sách giáo khoa, tức có phần vận dụng. Nhìn chung, việc tổ chức học gần giống như khi học sinh học trực tiếp. Nếu có bài tập, giáo viên sẽ giao và kiểm tra.
TT-Huế phấn đấu với các môn dạy qua truyền hình cho lớp 1, lớp 2 và lớp 6, chất lượng đạt được như học trực tiếp. Đương nhiên, với một số học sinh khó khăn trong việc tiếp cận, việc học có thể không được như những em khác.
Do đó, khi trở lại trường, giáo viên sẽ rà soát, những em nào chưa theo kịp sẽ được bố trí kèm cặp để đảm bảo các em đạt yêu cầu của chương trình.
Phú Yên: Đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến Ở Phú Yên, toàn tỉnh vẫn còn 107 trường học được trưng dụng làm khu cách ly y tế, khu vực tiêm chủng văc xin Covid-19 hoặc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ông Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có 3 phương án dạy học chính được áp dụng là trực tiếp, trực tuyến và dạy học linh hoạt. Tỉnh Phú Yên ưu tiên dành nguồn lực để các địa phương triển khai áp dụng hình thức học trực tuyến. Bên cạnh đó, hỗ trợ tối đa cho học sinh để các em thuận lợi trong việc học tập. Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên khẳng định: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng việc khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đúng vào ngày 5/9 bằng hình thức phù hợp. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã thống nhất đầu tư gói thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Việc dạy học trưc tuyến được tổ chức thống nhất và có tính hệ thống trong quản lý, lưu trữ. Đối với tiểu học và mầm non các trường phải tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh học sinh chăm sóc, giáo dục học sinh. Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ phải được xem xét điều chuyển phù hợp giữa các địa phương và các cấp học. |
Quang Thành - Trâm Trân
Sở GD-ĐT TP.HCM quy định dù học trực tuyến nhưng các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh được thực hiện trực tiếp tại trường. Trong trường hợp bất khả kháng có thể kiểm tra trực tuyến.
" alt="Thừa Thiên Huế cho trẻ lớp 1, lớp 2 học qua truyền hình"/>Rất đông phụ huynh đưa con đến dự thi.
Tại điểm thi số 1 của trường, chị Lê Thị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội), phụ huynh có con dự thi vào trường cho biết, con chị trước đây học Trường Tiểu học Nghĩa Tân. 5 năm cho con học trường công lập, chị mong muốn lên cấp THCS, con sẽ được học trong môi trường ít áp lực hơn.
"Ngày gặp gỡ thầy hiệu trưởng của trường, thầy nói, các phụ huynh có dám cho con em mình học trong môi trường không có bài tập về nhà; các con được tự do học những môn thể thao yêu thích; được trải nghiệm thực tế nhiều hơn sách vở và trau dồi tối đa khả năng ngoại ngữ không? Thế là mình bị hấp dẫn".
Chỉ chưa đầy một tháng kể từ ngày nhận thông tin nhà trường tuyển sinh khóa đầu đến lúc thi, chị Hạnh tận dụng tối đa thời gian cho con ôn luyện 3 môn vào trường.
"Đây là năm đầu tiên trường thành lập nhưng mình không nghĩ trường lại "hot" đến thế. Hơn 3000 thí sinh chỉ chọn lấy 100. Điều đó có nghĩa 100 học sinh này phải cực kỳ xuất sắc, trung bình cả một phòng thi chỉ lấy đúng một em".
Vì thế, chị Hạnh cho rằng, mặc dù con chị cũng thuộc diện học tốt trong lớp nhưng khả năng đỗ có lẽ không cao.
"Khi tìm hiểu mình thấy trường mở ra nhiều hi vọng cho con mình. Mình đã kỳ vọng rất cao và mong muốn con vào được.
Một tháng qua mình đầu tư rất nhiều, nhưng có lẽ thời gian đó là không đủ. Mình thực sự rất tiếc, bởi nếu bản thân cho con ôn luyện từ sớm thì có lẽ tỉ lệ đỗ sẽ cao hơn".
Mặc dù buồn nhưng chị Hạnh cho biết, sẽ cùng con tiếp tục "chiến đấu" vào Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành ngày 6/6 tới đây.
"Chắc chắn đến đứa thứ hai mình sẽ rút kinh nghiệm tìm hiểu thông tin các trường từ sớm và cho con ôn luyện sớm hơn nữa”, chị nói.
Tỉ lệ chọi vào Trường THCS Ngoại ngữ là 1 "chọi" 30
Chị Hồ Thị Hải Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, năm nay chị đăng ký cho con vào 3 trường là Trường THCS Ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành.
"Khi đưa con đi thi mình không nghĩ số lượng thí sinh lại đông như vậy. Đến nơi mình mới thấy "sốc" vì tỉ lệ chọi còn cao hơn đại học.
Là trường thi đầu tiên, mình chỉ muốn con đi để cọ xát. Mục tiêu của con vẫn là đỗ vào trường Amsterdam".
Xác định đầu tư cho con vào trường Amsterdam ngay từ đầu cấp I, vì thế khi con vừa lên lớp 4, chị Hương bắt đầu tìm hiểu về các lớp luyện thi.
"Tiếng Anh con vừa học trung tâm để rèn giao tiếp, vừa học nhà cô vì mình nghĩ đề thi vẫn tập trung vào ngữ pháp phần nhiều. Toán, Văn con vẫn theo cô giáo từ năm lớp 4. Mình không muốn thay đổi lớp học của con quá nhiều".
Để tăng khả năng đỗ, chị còn đăng ký thêm trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành vì không muốn con phải về học "trường làng".
Ngồi chờ con ngoài phòng thi, chị thấp thỏm: "Trường này con chỉ định thi thử sức nhưng cũng "căng như dây đàn". 2 hôm trước khi thi, cô giáo luyện thi phát cho con 5 đề tiếng Anh, nhưng đề nào cũng vẫn sai 5, 6 lỗi. Cô giáo nói như thế làm mình vẫn thấy chưa yên tâm".
Chị Hương cho biết, thi vào cấp 2 bây giờ cũng áp lực không khác gì đại học. "Chỉ mong con đỗ vào trường thì lên cấp 3 mới suôn sẻ được", chị nói.
Phụ huynh đón con sau giờ thi
Ngay khi con bước ra khỏi phòng thi, chị Hà Tú Anh thở phào nhẹ nhõm vì nghe con nói “đề thi không khó lắm”. Đặt mục tiêu cho con học một trong hai trường là THCS Ngoại ngữ hoặc THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chị Tú Anh cho biết, tỉ lệ chọi vào THCS Ngoại ngữ năm nay là 1 chọi 30. Tuy nhiên con số này “không đáng lo lắm” vì có thể là năm đầu, nhiều phụ huynh cho con thi chỉ để “cho biết, thi để thử sức”.
“Tỉ lệ chọi vào Amsterdam thấp hơn nhiều, khoảng 1 “chọi” 5 nhưng mình thấy lo hơn, bởi vì vào được Amsterdam, học sinh đã trải qua một lượt “sàng lọc” ngặt nghèo.
Lần thi này, con sẽ phải “đấu” với toàn “siêu nhân” của các trường khác. Mặc dù điểm 5 năm học của con cũng không phải thấp, nhưng đã lọt qua vòng xét tuyển, đó cũng đều là những bạn xuất sắc”.
Vì vậy, chị Tú Anh cho rằng, cả nhà chỉ có thể “thở phào” khi kết thúc vòng kiểm tra, đánh giá năng lực cuối cùng của trường Amsterdam diễn ra vào ngày 11/6 tới đây.
Nhiều năm gần đây, các lớp chuyên, trường chuyên về ngoại ngữ luôn được các phụ huynh “săn đón”.
Một số phụ huynh cho biết: “Việc lựa chọn những môi trường chú trọng đầu tư vào ngoại ngữ sẽ giúp ích cho con nếu muốn đi du học hay phục vụ cho công việc sau này. Mặc dù, ngoại ngữ đang dần được “phổ cập” và là xu hướng, nhưng chắc chắn để “phổ cập” hẳn cũng phải mất... vài chục năm nữa”.
Vì vậy, ngay khi thông tin Trường THCS Ngoại ngữ thành lập, trên khắp các diễn đàn, nhiều phụ huynh đã chia sẻ thông tin liên quan đến hình thức tuyển sinh, mức học phí và chương trình đào tạo của trường.
Lý giải về số lượng thí sinh đăng ký vào trường cao “đột biến”, nhiều phụ huynh giải thích: “Thành công của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã tạo niềm tin khiến phụ huynh đăng ký cho con vào trường, mặc dù mức chi hàng tháng của trường này không hề thấp, khoảng 7-8 triệu đồng (nếu tính cả phí xe đưa đón).
Trường cũng cam kết cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tối thiểu 2 lần/ tháng kèm các hoạt động thể thao khác. Đây đều là những thông tin thu hút phụ huynh”.
Mặt khác, nhiều phụ huynh cho rằng, số lượng thí sinh đăng ký vào trường đông có thể là do năm nay, Trường THCS Ngoại ngữ không tuyển sinh thông qua một vòng xét tuyển như một số trường chất lượng cao hay song ngữ khác. Do vậy, học sinh có nhiều cơ hội được thi thử sức vào trường.
Điển hình như tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, học sinh lớp 6 muốn vào trường sẽ phải trải qua vòng xét tuyển ngặt nghèo, trong đó có các năm lớp 4 và 5 phải đạt điểm 10 ở tất cả 4 bài kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Do đó, trường mới chốt được danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 1 là 933 em, dù chỉ tiêu tuyển sinh gấp đôi trường chuyên ngữ.
Thúy Nga
- Sáng nay 1/6, Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 6 khoá đầu tiên với số lượng dự thi lên đến 3.000 học sinh với tỷ lệ cạnh tranh là 1 chọi 30.
" alt="Phụ huynh lo lắng khi con bước vào kỳ thi lớp 6"/>Sau đây là vài trường hợp khẩn cấp mà các lớp học ở Mỹ diễn tập nhiều nhất.
![]() |
Bản đồ do học sinh tự vẽ |
Phòng cháy (Fire drill)
Khi diễn tập phòng cháy hoặc khi nghe chuông báo cháy, giáo viên sẽ đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, để thùng rác của lớp ra ngoài cửa coi như báo hiệu lớp mình không còn ở trong phòng. Sau đó, dẫn các em xếp hàng trật tự ra ngoài, đến địa điểm tập kết cách trường ít nhất 300m.
Thường mỗi trường có 3-4 địa điểm tập kết khác nhau xung quanh, tùy quy mô và địa hình của trường. Các em luôn luôn được nhắc phải đi nhanh nhưng vẫn theo hàng lối, không chạy xô đẩy nhau.
Khi dắt lớp ra ngoài, giáo viên mang theo một bao/tệp thư mục giấy trong đó có một tờ giấy/biển báo màu xanh, một tờ giấy/biển báo màu đỏ, danh sách lớp, tờ hướng dẫn thủ tục diễn tập phòng cháy, sơ đồ thoát hiểm.
Khi ra đến chỗ tập kết, cả lớp sẽ quay đầu lại, mặt hướng về phía trường. Giáo viên đếm xem có đủ học sinh không. Nếu đủ sẽ giơ biển màu xanh. Nếu thiếu giơ biển màu đỏ.
Thường sẽ thiếu trong trường hợp học sinh đi học theo nhóm ở lớp khác hoặc đang ở trong thư viện, phòng y tá, nhà vệ sinh. Cũng có trường hợp thiếu do cán bộ văn phòng trường cố tình giữ lại để xem giáo viên chủ nhiệm có sát sao nắm tình hình và sĩ số lớp trong trường hợp khẩn cấp hay không.
Giáo viên giao biển cho bạn đứng đầu hàng giơ lên. Nếu có biển màu đỏ, cô giáo phụ trách khu vực tập kết đó sẽ gọi điện đàm báo cho văn phòng/cô hiệu trưởng/hiệu phó. Người nghe điện đàm sẽ báo lại là học sinh đó đang ở khu vực nào, với ai.
Mỗi cuộc diễn tập kéo dài 5-7 phút. Phải đợi có tín hiệu tất cả an toàn (all clear) mới được vào lại trường.
Trường nào cũng bắt buộc phải diễn tập mỗi tháng một lần. Các em bé ở độ tuổi nhà trẻ trở lên, ngoài biết phải làm theo quy định, thủ tục diễn tập phòng cháy thế nào, các em còn thuộc nằm lòng câu "Stop, drop and roll" - tức là khi có cháy phải "Dừng ngay mọi hoạt động, nằm xuống và lăn".
Các em còn có cơ hội học kỹ về phòng cháy chữa cháy qua những chuyến tham quan đến trạm cứu hỏa trong vùng, qua các buổi nói chuyện; và nhất là ngày hội nghề nghiệp - khi có xe cứu hỏa và lính cứu hỏa (và cảnh sát cùng nhiều người làm những nghề khác) đến thăm trường, giới thiệu về nghề nghiệp cho các em.
Các em còn biết ở nhà phải có những biện pháp phòng cháy chữa cháy thế nào, có thiết bị gì, hỏi ai, liên hệ ai khi thiết bị hỏng.
Khóa chặt (Lockdown drill)
Tình huống khóa chặt này có 3 mức độ. Trường học chỉ diễn tập cấp độ 3, cấp độ nguy hiểm nhất, 3 tháng một lần.
Khi có tình huống xảy ra ở cấp độ 1 và 2, chủ yếu chỉ có ban giám hiệu tham gia xử lý. Nếu tình huống thay đổi thành cấp độ 3, sẽ có chuông báo (từng hồi ngắn, ngắt quãng, khác với chuông báo cháy hồi dài vang liên tục) rồi thầy trò cứ theo nội quy mà tiến hành.
Cấp độ 1: khóa cửa, theo dõi việc di chuyển của học sinh. Học sinh và cô giáo ở trong khu vực trường, vẫn dạy và học như bình thường. Che rèm để hạn chế tầm nhìn từ bên ngoài. Những tình huống cần khóa chặt cấp độ 1 là khi có mối đe dọa ở phía ngoài trường, như tội phạm trốn chạy chẳng hạn.
Cấp độ 2: khóa cửa, mở rèm, ở nguyên trong lớp. Vẫn tiến hành dạy và học. Không gọi lên văn phòng, trừ trường hợp khẩn cấp. Đây là khi có tình huống đe dọa ở trong trường, như học sinh hay phụ huynh cáu giận quá mức.
Cấp độ 3: ngay lập tức khóa cửa ra vào, tắt đèn, mở rèm cửa sổ để có tầm nhìn ra ngoài. Giữ im lặng tuyệt đối, giáo viên cùng học sinh đi xa khỏi cửa sổ và cửa ra vào. Thường cô trò ngồi áp vào phía trong tường hoặc chui dưới gầm bàn to, trốn sau dãy bàn, ghế, tránh tầm nhìn từ bên ngoài vào. Trường hợp này là khi mối đe dọa ở phía trong trường, có vũ khí.
Lốc xoáy (Tornado drill)
Đóng tất cả cửa sổ, dẫn các em ra hành lang, cách xa cửa sổ và cửa ra vào. Xếp hàng ngang theo từng lớp, các em nằm gập người, lấy tay che đầu . Cô giáo đi lại giám sát các em. Có tín hiệu người thông báo an toàn mới vào lại lớp.
![]() |
Học sinh diễn tập lốc xoáy |
Động đất (Earthquake drill)
Khi diễn tập động đất, các em tuân theo nguyên tắc drop, cover and hold on - thụp, che, và đợi. Thu mình xuống thấp, nhỏ lại, thấp dưới mặt bàn; che đầu, cổ và mặt, quay lưng lại cửa sổ. Đợi ít nhất sau một phút mới có thể có tín hiệu báo an toàn.
Những tình huống khẩn cấp khác (Other evacuations and emergencies)
Những trường hợp khác có thể là trẻ mất tích, bị bắt cóc, có người lạ đột nhập... Những tình huống này các em không diễn tập mà cô giáo chủ động giúp các em phòng chống bằng cách dạy nội quy, dạy những nguyên tắc an toàn như không đưa thông tin cá nhân cho người lạ, biết chỉ đường về nhà.
Khi học về kỹ năng bản đồ, tôi dạy các em kỹ năng đọc và vẽ bản đồ, chỉ đường, miêu tả đường đi... Các em cũng phải thuộc số điện thoại của bố me, ông bà, thuộc địa chỉ nhà.
Những năm qua, các loại diễn tập mà tôi cùng học sinh làm thường xuyên nhất là phòng cháy, khóa kín và lốc xoáy. Cũng có khi phải thực hành các tình huống ấy thật rồi, nhưng rất hãn hữu, chỉ hai ba lần trong vòng 5 năm qua.
Bài viết được trích trong cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà của Thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng. Chị Đinh Thu Hồng hiện định cư và làm giáo viên tại Mỹ. Cuối năm 2015, chị đã lập page Học kiểu Mỹ tại nhà, với mong mỏi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm, phương pháp của một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới tới các phụ huynh 4.0 của Việt Nam. Cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà là tập hợp tương đối đầy đủ, hệ thống về các mảng của giáo dục tiểu học Hoa Kỳ. Mỗi mảng đều có giải thích cặn kẽ kèm ví dụ minh họa sinh động cũng như nguồn tài liệu dồi dào để giáo viên, phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình. Cuốn sách cũng mang đến cho độc giả cái nhìn trực quan về nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục tại nhà và ở trường. |
Đinh Thu Hồng
Ông John Roberts, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nói đau khổ có thể khiến con người trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta giữ được bình tĩnh.
" alt="Người Mỹ dạy học sinh tiểu học ứng phó tình huống khẩn cấp như thế nào?"/>Người Mỹ dạy học sinh tiểu học ứng phó tình huống khẩn cấp như thế nào?
“Vợ em tuy mỏ hỗn nhưng tâm tốt. Làm việc bao lâu rồi, anh em còn lạ gì nữa”, Hào đứng ra hòa hoãn lại không khí căng thẳng. “Em biết sắp xếp như thế này là bất công cho các anh, nhưng chỉ tạm thời thôi. Do em gặp chuyện khó nói nên phải nhờ vợ giúp đỡ một tí”, Hào giải thích thêm.
Hào trong lúc bí bách đã nói rằng mình bị trĩ nên không thể ngồi xe máy đi giao hàng được. Tuy nhiên, những shipper khác không chấp nhận lý do này nên càng “làm căng”. Cuối cùng, Yên phải thông báo thay đổi lịch làm việc.
Biết vợ đang bực mình, Hào tiếp tục xin lỗi, nói khéo nịnh để cô hạ hỏa. Hào đề xuất vợ cho mình đi giao hàng bằng xe máy, cứ “né công an ra là được”. Nhưng ý tưởng này bị vợ anh gạt phắt đi: "Ông bị điên à? Đang từ chết dở sắp thành chết thật rồi đấy. Từ từ rồi tôi tính".
Khi Yên đã nguôi giận, cô lại bất ngờ phát hiện cổ tay Hào được băng bó gọn gàng, cẩn thận. Hào nói dối là đi giao hàng, không may quệt vào xe của khách, chứ không dám nói mình "anh hùng cứu mỹ nhân". Song thái độ của Yên khi nhìn thấy vết thương của Hào khá dửng dưng, khiến anh chàng giận dỗi vì cho rằng vợ không yêu mình.
Ở một diễn biến khác, Trang sang tiệm Đào gội đầu, nên Đào tiện thể hỏi dò về Nghiêm. Bởi trước đó Đào đã phát hiện mối quan hệ đáng ngờ giữa Nghiêm và người yêu cũ. Đào liên tục bóng gió, hỏi dò bạn thân về các hành tung đáng ngờ gần đây của Nghiêm. Mỗi lần trả lời của Trang, Đào đều tỏ rõ thái độ bất ngờ, khiến Trang không khỏi suy nghĩ. Cô một mực khẳng định chồng mình có đi ra ngoài thì cũng là vì công việc.
Dẫu vậy, Đào vẫn khuyên bạn nên kiểm tra sát sao chồng hơn. Nghe lời bạn nói, Trang lập tức gọi điện cho Nghiêm để kiểm tra. Kết quả, Nghiêm thực sự đang đi làm, khiến Trang rất yên tâm.
Về nhà, Đào có ý định tâm sự chuyện nghi ngờ Nghiêm ngoại tình cho Yên biết. Nhưng chứng kiến cảnh Yên nắm tay bà hàng xóm đi đánh ghen, Đào thay đổi suy nghĩ. Cô đã giữ kín chuyện này với Yên.
Trong khi đó, Vân chưa tìm lại được trí nhớ nên liên tục gọi điện làm phiền Nghiêm. Cô đòi anh phải đưa mình đi mua sắm quần áo, mỹ phẩm dùng hàng ngày. Nghiêm đành phải xin nghỉ làm đưa cô đi. Việc phải chạy theo Vân khắp nơi khiến Nghiêm cũng cảm thấy khó chịu.
Đi cùng Nghiêm, Vân còn nhận định cuộc hôn nhân của anh đang có vấn đề. Về phía Nghiêm, anh càng ngày càng thiếu sự kiên nhẫn với Vân, bởi cô quá bướng bỉnh, cứng đầu. Quan trọng hơn, Nghiêm đang phải giấu vợ về sự xuất hiện của Vân.
Đặc biệt, khi đang đi mua đồ cùng Vân, Nghiêm nhận được điện thoại của vợ và phát hiện mình đang ở cùng siêu thị mà Trang đi mua đồ. Nghe thấy thế, Nghiêm ngay lập tức đưa Vân rời khỏi siêu thị để tránh giáp mặt vợ mình.
Dù miệng nói không có vấn đề gì, nhưng việc Đào gợi hỏi chủ đề chồng ngoại tình đã khiến Trang cảm thấy lấn cấn. Khi thấy chồng về nhà, Trang dò hỏi liệu Nghiêm có đang giấu mình chuyện gì không. Đối với câu hỏi này của vợ, Nghiêm vẫn tuyên bố chắc nịch là không có gì.
Nhưng éo le thay, Trang bất ngờ phát hiện hóa đơn mua hàng trong túi quần chồng. Điều đáng nói là những thứ mua đều là đồ của phụ nữ như: nước hoa, đồ lót, kem chống nắng. Bằng chứng này làm Trang sững sờ đến mức bật khóc. Điều này cũng khiến cô càng nghi ngờ chồng mình đang có người phụ nữ khác bên ngoài.
Trang trở lại bàn ăn cùng gia đình và hỏi chồng về công việc của anh. Trong lúc nói chuyện, Nghiêm bất ngờ có điện thoại nhưng không nghe máy, còn có ý giấu giếm, càng khiến Trang nghi ngờ hơn.
Đón xem chi tiết các tập tiếp theo “Sao Kim bắn tim sao Hỏa” phát sóng vào 21h40 thứ năm, thứ sáu hàng tuần trên kênh VTV3. Mọi thông tin chi tiết tham khảo tại: Youtube: https://www.youtube.com/@TVAdTV |
Bích Đào
" alt="‘Sao Kim bắn tim sao Hỏa’ tập 8: Trang nghi ngờ chồng ngoại tình"/>‘Sao Kim bắn tim sao Hỏa’ tập 8: Trang nghi ngờ chồng ngoại tình