- Trải dài trên diện tích khoảng 900.000 m2 có mái che trong nhà và sân bãi cho hàng trăm ô tô khách loại lớn,ôiđộngcuộcđuataynghềthếgiớdoc bao với hàng ngàn tấn máy móc thiết bị vật liệu thực hành cho 46 nghề được sắp đặt trong 46 cabin thi, mỗi cabin rộng từ 200 đến 500 - 600 m2. Kèm theo đó là các cabin hướng nghiệp rộng không kém được bố trí ngay cạnh các nghề thi chính thức. Các nẻo đường tại hội thi chật kín. World Skills London thực sự là sân khấu lớn cho những ý tưởng và kỹ năng nghề giỏi trình diễn và truyền cảm hứng.
Thí sinh Vũ Mai Hiện thực hiện đề thi Công nghệ thời trang.
Máy tạo nước nóng năng lượng mặt trời được sử dụng cùng với thiết kế làm mát thụ động, thông gió chéo giúp giảm bớt tiêu tốn năng lượng trong nhà. Bể chứa ở trên mái thu gom nước mưa để tưới cho vườn trên cao. Ngoài ra, ngôi nhà còn dùng gỗ tái chế hoặc gỗ nhân tạo nhằm tránh dùng gỗ trong tự nhiên.
Trung tâm của ngôi nhà là hồ nước, những khu vườn tươi tốt trên mái nhà bao quanh hồ nước làm tăng thêm cảm giác thiên nhiên hiện diện ở mọi nơi trong ngôi nhà.
Ngôi nhà được trang bị tính năng công nghệ cao, sử dụng hệ thống EIB (tức là toàn bộ các thiết bị dùng điện, hệ thống đun nước nóng, điều hòa, âm thanh… được kết nối với nhau), hệ thống an ninh tự động nhưng chúng được bố trí kín đáo và hòa hợp với môi trường tự nhiên của ngôi nhà.
Sự kết hợp công nghệ và thiên nhiên giúp ngôi nhà có thể trở thành mô hình cho cuộc sống bền vững. Nhìn chung kiến trúc căn nhà là thiết kế mở, phần không gian chung không có tường, chỉ có lối đi mở ra khoảng giữa là hồ nước.
Trong hồ nước có trồng các thực vật thích nghi với môi trường nước, dương xỉ, rêu và các cây mọc từ hồ nước vươn mình lên cao cùng những khối đá trang trí. Cạnh bên hồ nước là bể bơi ngoài trời đưa đến sự thoải mái, dễ chịu khi vừa đắm mình trong nước mát và bức tranh thiên nhiên xanh mát.
Các không gian được bố trí xung quanh hồ nước, thiết kế kiểu mở, ô cửa lớn hút ánh sáng ngập vào bên trong. Nội thất chủ yếu theo phong cách đương đại, trong khi bên ngoài là vật liệu xanh sinh thái. Về ánh sáng của từng phòng cũng được nghiên cứu để dùng các loại đèn nhiều màu sắc đưa đến cảm xúc riêng khi ở từng phòng.
Theo Dân Trí
Vườn sân thượng đầy cây trái của vợ chồng Sài Gòn
Trên sân thượng rộng chỉ hơn 7m2, anh Kiên (Quận 10, TP.HCM) trồng đủ các loại cây khác nhau. Cây nào cũng cho trái trĩu cành.
" alt="Ngôi nhà đẹp như resort nhờ vườn trên mái, hồ nước ngập cây" />Ngôi nhà đẹp như resort nhờ vườn trên mái, hồ nước ngập cây
Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, chia sẻ, bệnh viện đang điều trị cho 6 bệnh nhân Covid-19 trong độ tuổi thiếu nhi. Trong số này có cháu bé mới 6 tháng tuổi, tất cả các cháu đều có sức khỏe ổn định.
“Đúng ngày 1/6, bệnh viện sẽ có thêm quà động viên các em. Chúng tôi cố gắng mang đến cho những bạn nhỏ niềm vui”, bác sĩ Phúc cho biết.
Bác sĩ chuyên khoa nhi I Trần Thị Thứ, trưởng ê kíp điều trị các bệnh nhân nhi mắc Covid-19 tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, cho biết, đơn vị đang điều trị cho 12 em, từ 10 tháng đến 14 tuổi.
“Với những phần quà nhỏ, chúng tôi mong các cháu vui hơn. Năm nay, các cháu thiệt thòi hơn khi phải đón Tết thiếu nhi ở nơi đặc biệt như thế này.
Thời gian qua, y bác sĩ điều dưỡng vừa chăm sóc sức khỏe vừa làm bạn đồng hành để các cháu vượt qua nỗi sợ dịch bệnh, vượt qua những ngày điều trị tại đây”, bác sĩ Thứ chia sẻ.
Những món quà đặc biệt trong khu điều trị dành cho các bệnh nhi.
Bệnh nhi nhỏ nhất mới 6 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Các bệnh nhi điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang được y, bác sĩ tổ chức ngày Tết thiếu nhi.
Có lẽ đây là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời các em. Những năm trước, thời điểm này, các em được vui chơi bên người thân và bạn bè.
Tại Trung tâm Y tế Hòa Vang hiện tại đang điều trị cho 12 bệnh nhi mắc Covid-19.
Bên cạnh điều trị, các y, bác sĩ còn là người bạn, người thân đồng hành cùng các em vượt qua dịch bệnh.
Hồ Giáp
Những lời chúc ấm áp dành tặng trẻ ngày Quốc tế Thiếu nhi
Ngày Quốc tế Thiếu nhi, bên cạnh những món quà, bạn hãy dành những lời chúc ý nghĩa, ấm áp gửi tặng các bạn nhỏ. Dưới đây là một số lời chúc, độc giả có thể tham khảo:
" alt="Ngày Quốc tế Thiếu nhi đặc biệt ở nơi điều trị bệnh nhân Covid" />
...[详细]
Chị Đinh Khuyên những ngày trên giường bệnh chiến đấu với ung thư.
Sau khi sinh con thứ hai vào 2018, năm 2020, chị mang thai con thứ ba. Lúc này, kinh tế cũng đỡ khó khăn hơn trước khi chị trở thành chủ một tiệm spa nhỏ. Họ mạnh dạn vay mượn để xây căn nhà mới. Chị Khuyên không ngờ chính thời điểm này, cuộc đời mình lại bước sang một biến cố khác.
“Lúc mang thai bé thứ 3, tôi phát hiện mình có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là đường ruột. Nhưng do mang thai nên tôi không thể nội soi mà chỉ khám bình thường”, chị nói.
Chị đi siêu âm, được kết luận thai nhi phát triển bình thường. Chị chỉ nghĩ đơn giản rằng có thể mình bị rối loạn tiêu hóa do thai kỳ và mua thuốc lợi khuẩn về uống.
Sinh bé thứ 3 được 1 tháng, tháng 8/2020, tình trạng sức khỏe của chị không cải thiện. Người phụ nữ này tiếp tục bị đau, mệt mỏi, không thể ăn và sụt cân.
Lúc này, chị được chồng đưa đến BV ĐH Y Hà Nội để tiến hành thăm khám, nội soi. Khi nhận kết quả, chị ngồi chờ ở ngoài để chồng vào gặp bác sĩ.
Nhìn thấy chồng bước ra không nói gì, chỉ khóc, chị hiểu ra vấn đề. “Trước khi đi khám, tôi cũng tìm hiểu và biết rằng nặng nhất của đường ruột là ung thư nên thấy anh ấy khóc, tôi cũng đoán được. Lúc đó, quá nhiều suy nghĩ hỗn độn trong đầu, tôi không thể khóc, chỉ nghĩ đến 3 đứa trẻ ở nhà, đứa 8 tuổi, đứa 2 tuổi và bé mới sinh…”.
Suốt chặng đường về, anh Hoàn không nói với vợ một lời nào. Nhưng khi về đến nhà bình tĩnh lại, anh nói với chị, có bệnh thì phải chữa.
Chị nói, may mắn nhất của chị là luôn có người bạn đời đồng hành. Trong ảnh, anh Hoàn đang bóp tay khi vợ bị mỏi.
“Anh ấy bảo: “Em không cần lo lắng gì cả, cứ yên tâm điều trị. Nếu cần, anh sẵn sàng bán nhà lấy tiền cho em chữa bệnh”. Sau này, tôi cũng từng hỏi sao hôm đó anh khóc nhiều vậy, vì đây là lần đầu tiên tôi thấy anh khóc dữ dội đến thế.
Chồng tôi chỉ nói rằng: “Lúc đó, anh hơi sốc vì không ngờ em mắc ung thư. Suốt thời gian mang thai, em đã mệt và đau nhiều, anh cũng không biết làm thế nào để em đỡ đau. Anh không ngờ em vừa mang thai mệt mỏi, trải qua lần sinh nở không dễ dàng gì lại vướng bệnh. Anh nghĩ đến vợ, đến con nên anh khóc”, chị nhớ lại.
Thời gian sau đó, chồng chị dồn toàn bộ nỗ lực để hỗ trợ vợ chữa trị. Hai vợ chồng vừa xây nhà với khoản nợ chưa trả xong, anh tiếp tục vay mượn tiền để lo cho vợ. Anh gọi điện, gặp gỡ các bác sĩ, những người từng bị ung thư để xin họ hướng dẫn, kinh nghiệm.
Chị Khuyên cũng cai sữa khi con vừa 1 tháng tuổi để chuẩn bị cho đợt phẫu thuật đầu tiên.
Hành trình chiến đấu với "tử thần" của bà mẹ ba con
Chị ở viện khoảng 10 ngày để phẫu thuật. Giai đoạn này, do dịch bệnh Covid-19 nên người nhà bị hạn chế vào bệnh viện. Chồng chị xin nghỉ làm, một mình vào viện chăm lo cho vợ. “Suốt cả quá trình phẫu thuật, các hoạt động vệ sinh, ăn uống… của tôi đều diễn ra tại giường. Chồng hỗ trợ vợ không một lời kêu than”.
Sau phẫu thuật, chị được về nhà nghỉ ngơi vào tuần nhưng sau đó lại nhận được thông báo của bác sĩ, chị phải truyền hóa chất.
“Tháng 9/2020, tôi vào hóa chất đợt đầu tiên. Truyền hóa chất khủng khiếp lắm, mình cảm thấy cơ thể không bình thường nữa, không ăn nổi, chỉ buồn nôn. Đã có lúc, tôi tự hỏi: “Sao mình mới 30 tuổi đã bị bệnh? Mình có đời sống không quá tệ - không hút thuốc, không rượu chè, ăn uống lành mạnh, sao vẫn bị bệnh? Và tôi bắt đầu đọc các sách về sức khỏe để tìm hiểu”, chị Khuyên nói.
"Gia tài" của chị Đinh Khuyên là tình yêu của chồng và con.
Người phụ nữ sinh năm 1990 thừa nhận, những cuốn sách như tấm phao cứu sinh khi cuộc đời chị gặp biến cố.
“Những cuốn sách về sức khỏe - tôi đọc hết quyển này đến quyển khác. Từ đó, tôi nhận ra nhiều điều và thay đổi lối sống tích cực hơn như tập thể dục, đi ngủ và dậy sớm… Trước đây tôi lao vào công việc, ít dành thời gian cho bản thân thì nay tôi dành thời gian cho mình nhiều hơn. Dần dần, tôi thấy cơ thể nhiều đổi khác”.
Nhưng điều lớn nhất là những cuốn sách đã giúp chị thay đổi về suy nghĩ, tâm lý. Thay vì bi quan, lo lắng chị đón nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng, lạc quan hơn.
“Chẳng còn lo sợ, trái lại, tôi cảm thấy ung thư còn cho mình một sự trải nghiệm tuyệt vời. Tôi cảm thấy thấy biết ơn căn bệnh của mình hơn là sự oán trách, tuyệt vọng, buồn chán”, chị nói.
Theo chị Khuyên, khi mắc bệnh chị nhận ra được bản thân đã được yêu thương nhiều đến nhường nào.
Hai bà nội và ngoại luôn thay nhau chăm sóc bé vừa sinh. Khi bé cai sữa do mẹ phải truyền hóa chất, những người phụ nữ có con nhỏ ở làng, xã biết chuyện đã kêu gọi nhau vắt sữa tặng lại cho gia đình chị.
“Mọi thứ ban đầu hơi lộn xộn, xáo trộn một chút nhưng rồi đâu lại vào đấy”, chị cười nói.
Đặc biệt, chị dành rất nhiều tình cảm khi nói về người bạn đời của mình. “Mỗi lần đi truyền hóa chất, người ta thông báo 10, 15, 20 triệu đồng, anh lại tra danh bạ xem còn ai không để vay. Số tiền vay mượn giờ rất lớn nhưng anh quan niệm “còn người còn của”, không cho tôi được phép lo lắng, bi quan.
"Tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu dù ngày mai có thế nào", người mẹ của 3 đứa trẻ cho biết.
Vợ được về nhà, anh lại tranh thủ đi làm. Quãng đường cách nhau 40km, anh vẫn đi đi về về để đỡ đần các bà chăm vợ con. Có những lúc tôi mệt cáu gắt hoặc làm gì sai, anh biết đấy, nhưng vẫn im lặng. Tôi biết ơn anh vì điều đó”, chị nói.
Lúc chị Khuyên truyền hóa chất lần 3, chị được các bác sĩ đánh giá tiến triển tốt hơn. Hiện tại, chị đã trải qua 6 lần truyền hóa chất.
“Các lần đầu rất mệt nhưng càng về sau, tôi cảm thấy đỡ hơn có thể do mình thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và tinh thần lạc quan hơn. Tôi vui vẻ đón nhận mọi chuyện và sẽ tiếp tục “chiến đấu”, chỉ đôi lúc ngồi một mình lại buồn vì thương chồng, thương con.
Con gái lớn (9 tuổi) của tôi, chưa biết ung thư là gì. Cháu chỉ biết mẹ ốm, phải đi bệnh viện. Có lần, cháu ngây thơ hỏi: “Khi nào mẹ không phải đến viện nữa?”. Chắc mẹ đi nhiều quá, cháu nhớ”, chị Khuyên lạc quan kể.
Ngọc Trang
Ảnh: NVCC
Cô gái Hà Nội vượt 'cửa tử' ung thư nhờ tình yêu tuyệt vời
Một ngày tháng 10/2018, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1987, Hà Nội) nhận được tin mắc ung thư sau đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cầm kết quả trên tay, 2 vợ chồng Hường choáng váng.
" alt="Bà mẹ ba con ở Hà Nội: 'Tôi biết ơn căn bệnh ung thư'" />
...[详细]
Phong cảnh Trà sư đẹp ngỡ ngàng với sức cuốn hút kỳ lạ
Trà Sư “tình tứ” trong sắc hoa giấy nhuộm hồng
Cuốn vào vòng xoay của nhịp sống ở phố, đôi khi thấy lòng mình lạc lõng giữa những điều hào nhoáng. Trà Sư còn dịu dàng, tình tứ níu lấy trái tim du khách bởi hương đồng cỏ nội những điều quá đỗi chân phương. Chẳng ồn ào hay náo nhiệt, về Trà Sư du khách có thể thả hồn mình vào những ngọn gió mát rượi của rừng, lắng nghe hương thơm dược liệu thoang thoảng từ hoa Tràm, tận mắt thấy“kỳ hoa dị thảo” đất Phương Nam. Thưởng lãm phong cảnh sơn thủy hữu tình, hòa mình vào thiên nhiên mênh mông bát ngát, và thưởng thức những sản vật đồng quê ngọt lành mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho khu rừng “nổi”, bậc nhất ĐBSCL.
Hoa giấy được trồng chạy dài, ngập lối tạo nên một thảm hồng rực rỡ bao lấy mọi thứ xung quanh khiến “hoa viên tràm” Trà Sư đẹp trữ tình, thơ mộng biết bao. Thiên đường hoa giấy mở ra như chạm vào quá khứ, chạm vào cả vùng trời ký ức về giàn hoa giấy mọc thênh thang trên con đường làng đi học; chung thủy đứng bên bến sông; đầu ngõ hay trước sân nhà. Cứ thế, những cánh hoa mỏng manh, đằm thắm trao duyên cùng du khách, không cầu kỳ kiểu cách ngàn hoa vẫn trổ từng chùm bông dày đặc tỏa hương thơm ngát sẽ là “chất liệu” rất thơ sẽ giúp bạn có những thước ảnh vintage lung linh và ma mị để mang về chẳng khác chi ở Telok Blangah Hill.
“Vũ khúc” hoàng hôn
Cô lái đò nhanh nhẹn mời mọi người lên thuyền, yên vị để bắt đầu chuyến du sơn ngoạn thủy. Con đường nước mênh mang, tình tứ ôm trọn cánh rừng già nằm hiền hòa giữa thiên nhiên xanh óng mượt. Vi vu theo gió thuyền nan nhẹ lướt, chẳng mấy chốc du khách đã lạc vào miền cảnh sắc non nước hữu tình.
Trên đường đi vãn cảnh, du khách sẽ bắt gặp thảm bèo nhung mướt mát phản chiếu trong ánh nắng chiều xanh trong như viên ngọc bích nhấp nhô sóng nước đại ngàn Trà Sư. Đứng sừng sững giữa chốn “bồng lai tiên cảnh” và “hạ giới”, những bóng cây Tràm cổ thụ của cánh rừng nguyên sinh đổ xuống mặt nước, có cây nghiêng đổ hẳn như mái tóc xõa buông dài của người thiếu nữ tạo thành bức tranh tuyệt mỹ.
Và đặc biệt là chim rừng - những “nhạc sĩ kì tài” tung thả vào không gian nơi đây những cung bậc tuyệt vời mà không bản hòa tấu nào, giai điệu nào sánh nổi. Tiếng chim hót có cung bậc trầm bổng, nhịp nhàng, có lúc hòa vào nhau, có lúc tách riêng ra như có một vị chỉ huy thần bí điều khiển. Cả một bản hợp âm phong phú đa dạng, đa âm sắc như một dòng chảy của âm thanh tràn ngập cảnh rừng núi trong nắng chiều. Xa xăm vọng về thứ âm thanh du dương, nhẹ nhàng đó là “khúc hát hoàng hôn” tạo nên nét đặc trưng riêng ở Trà Sư không lẫn vào đâu được.
Ráng chiều cứ thế mà phủ thắm cả khu rừng, là lúc ta cảm nhận rõ nhất sự êm ả, thanh bình. Trong sự chuyển mình của hoàng hôn, đàn cò bắt đầu bay về chấp chới trên những ngọn tràm; khi ráng chiều càng sẫm đỏ, đàn cò càng đông đúc trú ngụ trên rặng cây trắng xóa một vùng khiến ai cũng thích thú ngắm nhìn điều diệu kỳ này.
Những cánh cò nghiêng bay gợi về bao nhiêu cảm xúc khiến nhiều người say mê, nhất là những nhiếp ảnh gia sẽ không bỏ lỡ những khoảnh khắc bình yên tuyệt đẹp. Ngoài ra, du khách cũng có thể trèo lên tháp canh dùng kính viễn vọng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trác tuyệt từ trên cao với hàng vạn chú chim con cò bay về tổ như tấm lụa trắng khổng lồ phủ trên nền rừng xanh.
Vầng dương dần khuất sau triền núi phủ ánh vàng óng ả khắp đại ngàn
Hoàng hôn trải dài hiện lên như một chiếc gương khổng lồ soi rọi cả khu rừng trùng điệp, những đám mây màu vàng vần vũ trên bầu trời khi nắng chiều buông. Ai đã từng du lịch Trà Sư dù chỉ một lần cũng thấy choáng ngợp trước “cực phẩm” thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ hay miên man “say men nồng” với khúc nhạc rừng bất tận. Tận hưởng không gian xanh thuần khiết nơi đây, khiến thân tâm thư thái biết bao, lắng nghe âm thanh nội tại từ tâm hồn mình để có nhân sinh quan tích cực hoàn mỹ.
Thế nên, khách thập phương luôn có tình cảm thân thuộc kỳ lạ với rừng tràm Trà Sư bởi sau mỗi lần đến đây mọi xô bồ phố thị đều tan biến, trả lại nguyên bản sự an nhiên, dịu mát trong lòng. Thứ tình cảm lạ kỳ đó hiện hữu trong vần thơ Chế Lan Viên muốn gửi gắm: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.