"Chúng tôi luôn phát triển nhiều sản phẩm cùng lúc và có thể hủy bỏ vài thứ để tập trung vào những sản phẩm có thể thu hút hơn. Chúng tôi đang nỗ lực cho tương lai, các sản phẩm ấn tượng bao gồm di động và gia đình".
Nguồn tin tuyên bố Essential đã nhờ một công ty tài chính để xem xét việc bán toàn bộ công ty, với mọi thứ liên quan như bằng sáng chế, phần cứng, các dự án và thậm chí chuyển chỗ làm cho nhân viên đến bất cứ công ty nào.
Essential thành lập vào tháng 1 năm ngoái, là một phần của "vườn ươm" Rubin Playground Global từng được đầu tư 300 triệu USD bởi Amazon.com, Tencent Holdings và Redpoint Ventures. Essential từng được định giá gần 1 tỷ USD.
Andy Rubin, sáng lập Essential và cũng là đồng sáng lập Android
Hon Hai Precision Industry Co. (Foxconn), đối tác sản xuất Essential Phone cũng từng đầu tư vào công ty. Chi phí phát triển smartphone đầu tiên của hãng là 100 triệu USD, bằng một phần ba số tiền Essential huy động được.
Essential Phone ra mắt tháng 8/2017. Thiết bị gây chú ý với thiết kế màn hình viền mỏng tràn lên cạnh trên, chừa lỗ khuyết ở giữa cho camera. Cứ tưởng đây sẽ là thiết kế nổi bật nhất trên smartphone do Essential sản xuất, nhưng các hãng khác nhanh chóng "copy" thiết kế này. Cùng nhiều vấn đề phần mềm, chất lượng camera không tốt khiến Essential Phone thất bại với giá bán thuộc dạng cao cấp, 699 USD (15,6 triệu đồng).
Trong suốt năm qua, Essential liên tục phát hành bản vá lỗi để cải thiện tình hình. Nếu Essential ra mắt smartphone mới, không rõ nó sẽ có gì đột phá khi thiết kế trên Essential Phone đời đầu đã xuất hiện "nhan nhản". Rất khó để Essential tạo ra một thiết bị nổi bật trong thị trường thay đổi chóng mặt như smartphone.
Theo Android Authority, Rubin và Essential đã có nhiều kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, nhưng dường như chúng sẽ không bao giờ xuất hiện.
" alt=""/>Essential đã dừng phát triển smartphone mới, rao bán toàn bộ công tyNgoài ra, Bigo đã công bố ra mắt Cube TV, một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chơi game di động của game thủ. Ứng dụng này cũng được phát hành ở SEA và sau đó trên toàn cầu theo từng giai đoạn. Ứng dụng tự hào có công nghệ Blue Ray cho phép người dùng xem video trực tiếp và video ở Blue Ray. Nó sẽ tung ra 8M Blue Ray và sau đó là 20M full HD cho video và phát trực tuyến.
![]() |
Ông Tony Tang, Giám đốc Bigo Việt Nam cho biết: "Là một phần của chiến lược mở rộng theo sau sự thành công từ Series D, chúng tôi vui mừng thông báo rằng Việt Nam chắc chắn là một trong những thị trường chính trong khu vực SEA mà chúng tôi đã hướng tới và Cube TV đã chính thức ra mắt và có mặt tại thị trường này".
![]() |
Bigo sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực của mình, nỗ lực để đảm bảo nền tảng lành mạnh và an toàn cho người dùng, trong cả nền tảng phát trực tuyến trò chơi giải trí trên thiết bị di động.
Theo ông Tony Tang: "Bogo LIVE sẽ tập trung vào phát trực tiếp giải trí trong khi Cube TV phát trực tiếp trò chơi trên thiết bị di động; tiếp tục nỗ lực không ngừng để hướng dẫn và khuyến khích người dùng tạo ra nội dung tích cực hơn trong các cộng đồng ở tại Việt Nam. Cuối cùng với sự ra mắt của Cube TV, chúng tôi hy vọng đóng góp cho trò chơi điện tử và thúc đẩy cơ hội cho các game thủ ở châu Á. Chúng tôi đã ký kết với những game thủ chuyên nghiệp và hy vọng sẽ thấy nhiều game thủ xuất sắc hơn và hợp tác cùng các đối tác liên quan đến trò chơi trong tương lai tại Việt Nam, các bạn có thể truy cập www.cubeTv.sg để tim hiểu thêm về Cube TV".
" alt=""/>Bigo giới thiệu ứng dụng phát trực tiếp CubeTV thỏa mãn nhu cầu chơi game di động của game thủTôi là Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc ở Mỹ. Tôi năm nay 34 tuổi, bắt đầu học và làm an ninh mạng từ năm 18 tuổi. Năm 20 tuổi tôi là Trưởng phòng an ninh mạng của một ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2011, tôi rời Việt Nam sang Silicon Valley làm việc. Tôi là một chuyên gia nghiên cứu về an ninh phần mềm. Các phát hiện của tôi có ảnh hưởng sâu rộng đến sự an toàn của Internet, được trích dẫn trong nhiều bài báo khoa học, được đưa vào giảng dạy ở các đại học danh tiếng và đăng tải trên các tờ báo lớn trên thế giới.
Tôi giới thiệu dài dòng như vậy với mong muốn Quốc Hội hiểu rằng tôi là một chuyên gia an ninh mạng có kinh nghiệm thực tế.
Với trách nhiệm xã hội của một chuyên gia, tôi viết thư này để chia sẻ với Quốc hội góc nhìn và góp ý của một người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và làm việc trực tiếp về an ninh mạng. Ba câu hỏi tôi đặt ra và phân tích với Quốc hội (1) liệu dự thảo Luật có đưa ra được các giải pháp chính sách thực sự để giải quyết vấn đề an ninh mạng? (2) tác động dự thảo đến doanh nghiệp, đến phát triển kinh tế như thế nào; và (3) khuyến nghị của tôi cho Luật An ninh mạng và Chính sách an ninh mạng Việt Nam.
Đây là ý kiến của cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm hay ý kiến của nơi tôi làm việc hay bất kỳ ai khác.
Chống nói xấu Nhà nước không đảm bảo được an ninh mạng
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã nói trên tờ VnExpress: "An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình". Hiểu an ninh mạng như vậy là sai bản chất và có thể dẫn đến nguy cơ vừa mất an ninh quốc gia vừa kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Đúng là Việt Nam đã và đang liên tục bị tấn công trên không gian mạng. Năm 2014, hệ thống máy tính của Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam bị xâm nhập. Gần đây hơn, nhiều sự cố an ninh mạng cũng liên tục xảy ra: Ngân hàng Tiên Phong Bank bị hacker xâm nhập, đánh cắp 1,1 triệu đôla Mỹ; Tháng 5.2017, hệ thống máy chủ email của Bộ Ngoại giao lại bị hacker “lạ" xâm nhập; Tháng 4/2018, kẻ tấn công đã tung lên mạng thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, số điện thoại, email và mật khẩu của gần 75 triệu tài khoản người dùng của VNG, công ty game và Internet lớn nhất Việt Nam.
Có lẽ không cần nói thêm, Quốc hội cũng hiểu rằng “chống truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” không thể bảo vệ Việt Nam khỏi những vụ tấn công như trên. Một cách thẳng thắn, chống nói xấu, chống thông tin ‘độc hại’ không phải là giải quyết vấn đề an ninh mạng.
Đảm bảo an ninh mạng không có nghĩa là phải hy sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân
Một vệ sĩ giỏi là người biết lùi lại phía sau, âm thầm quan sát, đảm bảo an toàn cho yếu nhân mà không gây cản trở công việc của họ. Một Kỹ sư an ninh mạng lành nghề là người hiểu mục tiêu kinh doanh của công ty, từ đó sáng tạo các giải pháp có sự cân bằng giữa an ninh, chi phí và tiện dụng để sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp công ty kinh doanh thuận lợi, với những rủi ro chấp nhận được. Trách nhiệm của tôi là phục vụ họ, giúp họ đảm bảo an toàn thông tin mà vẫn có thể tự do sáng tạo, vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức, chứ tôi không thể bắt họ phục tùng. Tôi hay nói với đồng nghiệp công việc của chúng tôi không phải là đảm bảo an ninh, mà là đảm bảo an ninh để công ty vẫn có thể sáng tạo và phát triển.
" alt=""/>Kỹ sư Việt ở Silicon Valley gửi thư cho Quốc hội góp ý về Luật An ninh mạng