Các mô hình AI này đều được huấn luyện dựa trên lượng lớn dữ liệu. Alibaba nói hệ thống của họ có thể hiểu lời nhắc, tạo văn bản và hình ảnh.
Mã nguồn mở đồng nghĩa tất cả mọi người, bao gồm cả nhà nghiên cứu, giới học giả và công ty toàn cầu đều có thể sử dụng để tự tạo ra ứng dụng AI tạo sinh của riêng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Alibaba kỳ vọng thu hút được nhiều người dùng mô hình AI do hãng phát triển.
Năm ngoái, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc lần đầu tiên ra mắt mô hình Tongyi Qianwen, gọi tắt là Qwen. Kể từ đó đến nay, công ty đã phát hành nhiều phiên bản cập nhật và cho biết đã đạt tổng cộng hơn 40 triệu lượt tải (với các model nguồn mở).
Alibaba cho hay, họ đã nâng cấp mô hình flagship độc quyền Qwen-Max, vốn không phải là mã nguồn mở. Thay vào đó, công ty bán các ứng dụng thông qua điện toán đám mây. Họ tự hào Qwen Max 2.5 Max đã vượt qua những đối thủ như Llama, Meta và GPT4 của OpenAI ở một số lĩnh vực như lý luận và hiểu ngôn ngữ.
Ngoài ra, công ty công nghệ cũng giới thiệu công cụ chuyển văn bản thành video mới dựa trên mô hình AI tương tự như Sora của OpenAI.
Alibaba là một trong những công ty điện toán đám mây lớn nhất tại Trung Quốc, nhưng trên phạm vi quốc tế, công ty này vẫn tụt hậu so với Amazon và Microsoft. Công ty này hy vọng rằng các dịch vụ AI mới nhất có thể thu hút khách hàng trong và ngoài Trung Quốc đăng ký dịch vụ đám mây.
(Theo CNBC, Yahoo Tech)
Tài khoản Twitter GaryeonHan và cộng đồng mạng Hàn Quốc đã đăng danh sách 10.000 ứng dụng được cho là bị giới hạn hiệu suất do cài đặt Dịch vụ tối ưu hóa trò chơi (GOS) của Samsung, khiến diễn đàn của công ty nhận được vô số phản hồi tiêu cực từ người dùng.
Danh sách ứng dụng không chỉ bị giới hạn ở các trò chơi mà còn bao gồm các app nổi bật như Instagram, Netflix, Google Keep và TikTok. Ngay cả dịch vụ của chính Samsung cũng góp mặt như Thư mục bảo mật, Samsung Cloud, Samsung Pay, Samsung Pass và trình gọi điện.
Các ứng dụng đo hiệu năng như 3DMark, Antutu, PCMark, GFXBench và GeekBench 5 không có mặt trong danh sách.
Một YouTuber Hàn Quốc đã đổi tên gói ứng dụng 3DMark thành Genshin Impact (app có tên trong danh sách hạn chế hiệu suất) để tính toán điểm chuẩn. Kết quả cho thấy sau khi đổi tên, ứng dụng có điểm hiệu năng và tốc độ khung hình trung bình thấp hơn đáng kể.
Theo Android Authority, ứng dụng GOS hiện chưa được cài đặt trên các dòng Galaxy S22, Galaxy S20 FE và Galaxy S10e. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện trên Galaxy S21 Plus và người dùng không thể vô hiệu hóa hoàn toàn.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh dường như đang cố gắng tìm ra cách cân bằng giữa hiệu suất và thời lượng pin, nhưng điều này thường làm các ứng dụng chạy chậm hơn làm khiến nhiều người dùng không hài lòng.
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà sản xuất di động bị phát hiện có hành động này. OnePlus đã bị bắt gặp "bóp" hiệu suất của các ứng dụng trên OnePlus 9 Pro vào năm ngoái.
Samsung cho biết đang điều tra sự cố.
Hương Dung (Theo Android Authority)
Theo nguồn tin từ các chuyên gia, iPhone 14 sẽ bỏ màn hình tai thỏ, điều mà Samsung đã thực hiện cách đây 5 năm.
" alt=""/>Samsung bị ‘tố’ giới hạn hiệu suất của 10.000 ứng dụngĐặc biệt, Viettel Cyberbot ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể hiểu được nội dung mà khách hàng muốn truyền tải trong quá trình giao tiếp và tự động cải tiến hệ thống liên tục từ chính những tình huống thực tế. Viettel Cyberbot cũng được đánh giá cao về khả năng xử lý ngôn ngữ, giúp giọng nói của Callbot đạt tới mức độ tự nhiên giống đến 95% giọng người thật.
Có thể kể đến một số tính năng nổi bật của Viettel Cyberbot cho phép các doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề của một hệ thống tổng đài tự động như: Tương tác trực tiếp và ngay lập tức với từng khách hàng (tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng tự động 24/7); Tiếp cận khách hàng đa dạng trên các kênh: thoại viễn thông, website, mạng xã hội, ứng dụng mobile...;
Khả năng mở rộng quy mô theo nhu cầu (nâng cấp nhanh chóng tài nguyên để đáp ứng lên đến hàng triệu khách hàng qua hạ tầng điện toán đám mây (Cloud Service); Kiến trúc mở tích hợp nhanh chóng với các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp (CRM, ERP, CMS một cách dễ dàng thông qua các API mở); Phân tích chuyên sâu, nhận diện cảm xúc khách hàng trong quá trình tương tác; Bảo mật qua nhiều lớp và được cập nhật thường xuyên...
Đại diện Trung tâm không gian mạng Viettel cho biết thêm, tính đổi mới khác biệt của Viettel Cyberbot là kết hợp được các công nghệ xử lý giọng nói với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt cùng một lúc. Cụ thể, trong mỗi cuộc gọi giao tiếp với người dùng, hệ thống có thể xử lý đồng thời việc nhận dạng lời nói, phỏng đoán ý định của khách hàng, xử lý thông tin và trả lời khách hàng, tạo lên một giải pháp hoàn thiện có tính ứng dụng và linh hoạt cao theo tình huống thực.
Hiện tại, Viettel Cyberbot giúp các doanh nghiệp tối ưu được tới 40% nguồn lực chăm sóc khách hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng.
Thời gian tới, Viettel Cyberbot sẽ được phát triển thành nền tảng Trợ lý ảo tiếng Việt toàn diện, có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của doanh nghiệp, triển khai hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng độc lập mà không cần có sẵn tổng đài nội bộ.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Trọng Đường cho biết, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định các nền tảng số là công cụ, phương tiện để đẩy nhanh chuyển đổi số. |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Nguyễn Trọng Đường cho biết, Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 đã xác định rõ 3 trụ cột chính gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Chương trình cũng đã xác định các doanh nghiệp công nghệ là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy và thực thi chuyển đổi số; các nền tảng số là công cụ, phương tiện giúp đẩy nhanh chuyển đổi số. Vì thế, Bộ TT&TT đã quyết định chọn ngày thứ 6 hàng tuần để ra mắt các công nghệ mới, công nghệ nền tảng “Make in Vietnam”.
Nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ nền tảng của cách mạng 4.0, đại diện Cục Tin học hóa đánh giá cao việc Viettel thời gian qua đã tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ mới này, trong đó có nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt Viettel Cyberbot được giới thiệu hôm nay.
Nhận định ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng, Viettel Cyberbot còn có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động khác, đại diện Cục Tin học hóa đưa ra gợi ý về một số hoạt động có tận dụng giải pháp này.
Chẳng hạn như, ứng dụng nền tảng để gọi tự động đến từng người dân tại vùng dịch Covid-19, hỏi xem họ có từng đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm hay không; hoặc dùng nền tảng này hỗ trợ tư vấn tự động các thông tin y tế, chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân…Nhờ đó, sẽ giúp tiết kiệm nhiều công sức, tiền của và thời gian cho các cơ quan, tổ chức.
Trong kết luận hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/ chính quyền điện tử của bộ, ngành, địa phương vào ngày 26/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá việc Bộ TT&TT hàng tuần tổ chức lễ ra mắt các nền tảng để tôn vinh, quảng bá các sản phẩm Việt Nam là sáng kiến hay.