Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
(责任编辑:Thể thao)
Nhận định, soi kèo Arnett Gardens vs Portmore United, 07h00 ngày 21/2: Giữ vững ngôi nhì
" alt="Tiến sĩ 1 USD" />Tiến sĩ 1 USDNguyễn Bá Hải (giữa) - Với nhan sắc và sự khéo léo của mình, tôi khiến anh say như điếu đổ. Chúng tôi nhanh chóng hẹn hò...
Theo đó, cán bộ thanh tra, kiểm tra khâu in sao đề thi là 68 người.
Thanh tra, kiểm tra khâu coi thi là 5.796 người và khâu chấm thi là 130 người.
Tổng cộng có 5.994 cán bộ, giảng viên tham gia công tác thanh tra in sao đề, kiểm tra coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường lập danh sách cán bộ, giảng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
Không có người thân (vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng, người giám hộ, người được giám hộ) tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi.
Tất cả những cá nhân được trường đại học cử tham gia công tác thanh tra phải dự tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ GD-ĐT tổ chức...
Sau đây là danh sách các trường đại học tham gia thanh tra:
Lê Huyền
Danh sách thí sinh được miễn thi và xét tuyển thẳng vào đại học
Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách thí được sinh miễn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng vào đại học năm 2020.
" alt="Những trường ĐH sẽ thanh tra thi tốt nghiệp THPT 2020" />Những trường ĐH sẽ thanh tra thi tốt nghiệp THPT 2020Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
- Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai Motors vs Port FC, 17h00 ngày 20/2: Tưng bừng bắn phá
- Thầy giáo bức xúc bị hiệu trưởng đánh vì… không chịu đi nhậu
- Cuộc sống bên trong trường học bí ẩn nhất Việt Nam
- Hiệu trưởng mầm non doạ ném học sinh qua cửa sổ để... ép ăn
- Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Khó tin chủ nhà
- Thầy giáo dạy học sinh tiểu học nhảy dễ thương đốn tim dân mạng
- Khánh Hòa dự tính tăng cường đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh mạng
- Phần mềm kế toán MAS
-
Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
Hư Vân - 21/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Thân Thúy Hà tuổi 45: Bị miệt thị vì đóng vai ác, quyết định không lấy chồng
Thân Thúy Hà tiếp tục đóng vai phản diện trong 'Bí mật người thừa kế'. Đây là dạng vai diễn quen thuộc, gắn liền với hình ảnh của Thân Thúy Hà trong nhiều năm qua. Chị diễn rất tròn trịa các nhân vật nham hiểm, tàn độc khiến khán giả ghét cay ghét đắng qua các bộ phim truyền hình.
Theo Thân Thúy Hà, chị có thế mạnh chuyên trị vai phản diện nên đạo diễn, nhà sản xuất tin tưởng ngỏ lời mời. Ở mỗi tác phẩm, diễn viên nghiên cứu kịch bản, khai thác tâm lý để đảm bảo đa dạng biểu cảm, không bị lặp lại khi lên hình.
Thân Thúy Hà kể kỷ niệm khi một số phim lên sóng, nhân vật của mình bị mắng chửi, căm ghét vì quá ác. Chị xem đây là sự thành công vì bản thân diễn nhập vai, chạm đến cảm xúc khán giả.
“Dẫu vậy, tôi đôi lúc chạnh lòng khi có nhiều người lợi dụng nhân vật mà buông ra những lời ác ý, miệt thị. Phần nhiều họ luôn lấy chuyện tôi đang là mẹ đơn thân để áp đặt là do đóng vai ác nên mới vận vào cuộc đời”, cô chia sẻ với VietNamNet.
Cựu siêu mẫu đắt show phim ảnh. Tuổi 45, Thân Thúy Hà vẫn miệt mài tham gia phim ảnh. Nữ diễn viên thức khuya dậy sớm, thường xuyên đi xa nhà rong ruổi khắp nơi theo đoàn phim. Chị xem đây là công việc như bao nhiêu ngành nghề khác nên nỗ lực lao động, kiếm tiền mà chưa bao giờ ngại khó, ngại khổ.
Nhiều năm qua, Thân Thúy Hà cũng gánh vác trọng trách nuôi 2 con nhỏ. Vừa làm mẹ vừa làm cha, nữ diễn viên vì thế trách nhiệm, áp lực nhân đôi. Dù bận rộn, chị không quên trách nhiệm nuôi dạy, đồng hành các con trong chặng đường trưởng thành.
Thân Thúy Hà chọn cách làm bạn cùng con để lắng nghe nguyện vọng, sở thích của từng bé. Thỉnh thoảng, chị chủ động chia sẻ công việc hay cuộc sống riêng tư để con hiểu và gần gũi mẹ hơn.
Vắng người đàn ông bên cạnh, chị cảm nhận cuộc sống thế nào? Thân Thúy Hà cho biết thấy bình yên, không quá nặng lòng suy nghĩ. Nhiều năm qua, chị quen với sự đơn độc, tìm niềm vui trong công việc, bạn bè và gia đình.
“Có người cần có người chồng bên cạnh mới là hạnh phúc, còn tôi ngược lại. Tôi từng mong sẽ hạnh phúc viên mãn sau khi lấy chồng, sinh con, tạo dựng một tổ ấm trọn vẹn. Thế nhưng có những chuyện không mong muốn buộc lòng phải ly hôn. Tôi nghĩ mọi thứ tùy thuộc vào hoàn cảnh và cách nhìn của mỗi người”, chị nói.
Thân Thúy Hà từng có suy nghĩ sẽ không lấy chồng vì thấy yên ổn, không muốn có sự thay đổi. Tuy nhiên chị mong trong tương lai nếu xuất hiện một người đàn ông hợp ý có thể sẽ giúp bản thân thay đổi suy nghĩ.
“Song cho tới thời khắc này tôi vẫn giữ suy nghĩ không lấy chồng. Tôi muốn tự do tự tại với mọi quyết định của bản thân, không cần phải hỏi ý kiến ai hay chia sẻ tình cảm và thời gian cho ai ngoài con”, nữ diễn viên cho hay.
Thân Thúy Hà hạnh phúc bên 2 con. Thân Thúy Hà tin rằng mỗi người sẽ có sự cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Chị không cổ xúy cho mọi người phải sống hay suy nghĩ giống mình. Ngược lại, mỗi người phụ nữ đều nên chọn lựa con đường đi phù hợp, thoải mái sau này.
“Chúng ta không cần phải áp đặt thế nào mới gọi là hạnh phúc, cũng đừng thương hại, khinh miệt, kỳ thị người khác. Biết đâu điều bạn cho là hạnh phúc lại là điều bất hạnh của người khác thì sao?”, chị bày tỏ.
Bí mật người thừa kế được quay vào thời điểm lạnh nhất trong năm, có những lúc trời lạnh 5-6 độ C, diễn xong diễn viên phải lấy chăn quấn quanh người giữ ấm. Thân Thúy Hà phải di chuyển liên tục từ TP.HCM lên Đà Lạt và ngược lại, có khi đi về trong ngày. May mắn chị là người mê Đà Lạt, thích được tận hưởng khí hậu mát lạnh và làm công việc yêu thích ở đây nên dễ dàng thích nghi.
Phim xoay quanh Vincent Phạm - một thiếu gia tài giỏi và đào hoa. Sau khi cha mất (ông Quân) anh thừa kế điều hành chuỗi nhà hàng khách sạn lớn nhất ở Đà Lạt và bắt đầu tìm hiểu bí ẩn về gia sản mà cha mình để lại.
Ngoài Thân Thúy Hà, Tùng Yuki, phim còn có Huỳnh Anh Tuấn, Khánh Huyền và dàn diễn viên trẻ Triệu An, Công Danh, Xuân Văn, Thu Bi... Phim dài 36 tập, phát vào 19h45' trên kênh SCTV14.
Trailer 'Bí mật người thừa kế'
Thân Thúy Hà không sợ bị ‘ném đá’ khi đóng nhiều vai ácThân Thúy Hà - diễn viên chuyên trị vai phản diện trên màn ảnh nhỏ tự tin không bị ném đá dù các vai diễn của cô luôn bị khán giả "ghét cay ghét đắng"." alt="Thân Thúy Hà tuổi 45: Bị miệt thị vì đóng vai ác, quyết định không lấy chồng" /> ...[详细] -
Dừng sử dụng công nghệ 2G: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
Nhân viên VNPT tuyên truyền tới người dân tại chợ Đông Ngũ (xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên) về việc chuyển đổi công ghệ 2G sang 4G. Quyết tâm thực hiện đúng lộ trình
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó bao gồm nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc; quy hoạch lại băng tần phát triển hạ tầng mạng di động 5G; nâng cấp mạng di động 4G; triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam.
Thực hiện quyết định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động 2G, mục tiêu là hoàn thành việc dừng khai thác mạng, thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ 2G chậm nhất vào tháng 9/2024.
Nhân viên Viettel Quảng Ninh hỗ trợ người dân thôn Thanh Bình, xã Việt Dân (TX Đông Triều) chuyển đổi sim 2G sang 4G. Theo thống kê, trên địa bàn Quảng Ninh có khoảng 190.000 thuê bao 2G. Khi sóng 2G bị tắt, các dòng máy điện thoại chỉ có công nghệ 2G, không có công nghệ 3G, 4G (máy 2G only) sẽ không kết nối liên lạc nghe gọi được. Nói cách khác, khi tắt sóng 2G, điện thoại “cục gạch” đời cũ, hoặc máy điện thoại không đúng quy chuẩn sẽ bị "khai tử".
Để thực hiện đúng theo lộ trình của Chính phủ. Ngày 13/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Trong đó có mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao (tắt sóng 2G, giảm trạm 3G xuống dưới 10%; tăng tỷ lệ trạm 4G lên hơn 70%; tăng tỷ lệ trạm 5G lên tối thiểu 20% sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành quy hoạch, cấp phép thương mại) là một trong các cơ sở để đánh giá kết quả xếp loại chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã năm 2024 của các địa phương.
Nhằm hoàn thành mục tiêu được Chính phủ và tỉnh đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông - đơn vị chủ trì nội dung đã phát động chiến dịch 90 ngày, đêm chuyển đổi sim, máy điện thoại 2G lên sim 4G và điện thoại thông minh, với mục tiêu quan trọng nhất là không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chuyển đổi có tính chất bước ngoặt này. Theo đó, chiến dịch chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 15/4 đến 14/5, triển khai thí điểm tại 20 xã, với 15.060 thuê bao (đã triển khai được đối với 5.518 thuê bao, đạt 36,64%). Giai đoạn 2 từ ngày 15/5 đến 14/7, triển khai diện rộng trên toàn tỉnh.
Nhân viên Viettel đến tận nhà dân tuyên truyền, hướng dẫn chuyển đổi sim 2G sang 4G. Chung tay vào cuộc
Để hoàn thành kế hoạch, các nhà mạng đang triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, Viettel - nhà mạng chiếm thị phần viễn thông lớn trên địa bàn Quảng Ninh đang nỗ lực đưa toàn bộ khách hàng chuyển từ mạng 2G lên 4G. Viettel Quảng Ninh hiện quản lý 934.300 thuê bao di động đang hoạt động. Trong đó có 112.000 thuê bao cần chuyển đổi từ 2G lên 4G. Nhằm bảo đảm đúng lộ trình tắt sóng 2G và giúp người dân không bị mất liên lạc, thời gian qua, Viettel Quảng Ninh đã chủ động rà soát số lượng thuê bao chưa chuyển đổi 2G lên 4G theo địa bàn để giao cho lực lượng kinh doanh chủ động tiếp xúc chuyển đổi cho khách hàng. Bên cạnh đó, Viettel đã gửi tin nhắn thông báo, đồng thời tăng cường nhân viên tổng đài trực tiếp liên hệ với từng chủ thuê bao để tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi thiết bị trước thời điểm tắt sóng 2G.
Với nhiều giải pháp đồng bộ trong thực hiện, năm 2023, Viettel Quảng Ninh đã trợ giúp chuyển đổi cho 36.800 thuê bao, 5 tháng đầu năm 2024 đã thực hiện chuyển đổi cho 13.500 thuê bao từ 2G lên 4G. Tất cả các sim chuyển đổi đều được miễn phí. Bên cạnh đó, Viettel Quảng Ninh cũng có chính sách đồng hành cùng khách, như miễn phí data để trải nghiệm dịch vụ, hỗ trợ giảm giá máy 4G…
Ông Đoàn Văn Tuyến, Phó Giám đốc khách hàng cá nhân (Viettel Quảng Ninh) cho biết: Mục tiêu đến tháng 9/2024, Viettel Quảng Ninh sẽ thực hiện trợ giúp cho khoảng 90.000 thuê bao 2G còn lại chuyển đổi lên 4G theo đúng kế hoạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các UBND xã, các trưởng khu, thôn tuyên truyền và trợ giúp chuyển đổi 2G lên 4G, cài đặt các ứng dụng số VNeID, VssID… để người dân khi có nhu cầu thực hiện các dịch vụ công được thuận tiện.
Trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi đang gặp một số khó khăn do nhiều khách hàng là người già chỉ sử dụng điện thoại để nghe, gọi, không có nhu cầu chuyển đổi, nhiều người thường xuyên đi làm xa, nhân viên của Viettel liên hệ nhưng không gặp để thực hiện chuyển đổi được… Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành của các cơ quan, đơn vị, chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là người dân, để thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi thuê bao 2G lên 4G trong thời gian tới.
Nhân viên VNPT Quảng Ninh cũng đến tận nhà dân để tuyên truyền, hướng dẫn chuyển đổi sim 2G sang 4G. Cùng với Viettel Quảng Ninh, hiện tại VNPT Quảng Ninh cũng còn khoảng 5.000 khách hàng mạng VinaPhone thuộc đối tượng đang sử dụng thiết bị 2G. Để đảm bảo cam kết chuyển đổi 100% thuê bao sử dụng thiết bị 3G/4G/5G, VNPT Quảng Ninh đang tăng cường mật độ, kênh truyền thông tới khách hàng tại 100% điểm giao dịch, điểm ủy quyền, điểm bán hàng lưu động và điểm bán lẻ với những ấn phẩm standee, bandroll, tờ rơi về lộ trình tắt sóng 2G, cùng các lợi ích, ưu đãi khi chuyển đổi sang 4G. VNPT Quảng Ninh cũng tăng cường nhân sự để thực hiện gọi điện, gặp trực tiếp, thông báo tới khách hàng đang sử dụng thiết bị 2G, với các thuê bao không nghe máy thì gửi tin nhắn qua SMS, Zalo OA...
Ông Tống Đăng Dũng, Phó Giám đốc VNPT Quảng Ninh, cho biết: Với phương châm “tất cả vì khách hàng”, trong hành trình chuyển đổi thuê bao 2G, chúng tôi đã vận động được gần 2.000 khách hàng chuyển đổi từ điện thoại 2G sang smartphone. Để tạo thêm động lực cho khách hàng, tất cả thuê bao đang sử dụng thiết bị 2G khi chuyển đổi sang thiết bị 3G/4G/5G, VNPT có các chính sách đồng hành khách hàng như miễn phí đổi sim, miễn phí data trải nghiệm dịch vụ và khách hàng được hưởng các ưu đãi khi đăng ký gói cước, hỗ trợ giảm giá máy 4G… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các đơn vị cung cấp thiết bị di động trong tỉnh, như chuỗi cửa hàng Thế giới di động/Điện máy xanh để truyền thông và có chính sách trợ giá tốt nhất cho khách hàng mạng VinaPhone chuyển đổi thiết bị 2G. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chúng tôi có chương trình tặng điện thoại thông minh nhằm hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
Song song với đó, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm, đầu tư lắp đặt bổ sung các trạm phát sóng 4G để đảm bảo theo lộ trình không bị ảnh hưởng đến đường truyền, kết nối mạng. Theo kế hoạch, trong năm 2024, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh triển khai 760 trạm 4G, trong đó Viettel thực hiện 403 trạm, Mobifone thực hiện 182 trạm, VNPT thực hiện 175 trạm. 5 tháng đầu năm 2024, Viettel đã triển khai và phát sóng được 31 trạm, VNPT bổ sung 89 trạm. Các trạm còn lại đang được nhà mạng tích cực thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch, để khi dừng sóng 2G không bị ảnh hưởng đến đường truyền, kết nối mạng.
Nhân viên VNPT lắp đặt bổ sung các trạm 4G đảm bảo việc phát sóng. Đồng hành với các nhà mạng, hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các đoàn thể, hướng dẫn người dân thực hiện việc chuyển đổi mạng 2G sang 4G, cũng như thử nghiệm việc tắt sóng 2G tại những địa bàn đã thực hiện xong việc chuyển đổi sang mạng 4G.
Ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên, cho biết: TX Quảng Yên đã phối hợp với các nhà mạng xây dựng kế hoạch và đã ngắt mạng 2G, người dân rất đồng tình ủng hộ chuyển sang mạng 4G, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn đạt 92%.
Thời gian qua, để đồng hành với chủ trương của tỉnh và các nhà mạng, đa số người dân đã đồng tình ủng hộ, khẩn trương đến các điểm giao dịch của nhà mạng để chuyển đổi sang sim 4G. Bà Bùi Thị Phượng (phường Yên Giang, TX Quảng Yên) chia sẻ: Sau khi được nhà mạng hỗ trợ chuyển đổi sang sim 4G, tôi có thể sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh như chuyển tiền online, gọi điện thoại có hình ảnh với đường truyền ổn định. Đặc biệt, những nơi trước đây sóng yếu không thể gọi điện thoại thì nay đã ổn định hơn rất nhiều.
Cảm nhận của bà Phượng cũng là cảm nhận chung của đa số người dân sau khi chuyển đổi và có những trải nghiệm thú vị khi sử dụng mạng 4G với điện thoại thông minh.
Tháng 9/2024, mạng 2G sẽ chính thức tắt sóng để chuyển sang 4G, các cá nhân hiện đang sử dụng sim 2G cần nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi chính đáng, cũng như thuận tiện trong công việc, cuộc sống và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian tới.
Theo Ngọc Trâm(Báo Quảng Ninh)
" alt="Dừng sử dụng công nghệ 2G: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện" /> ...[详细] -
Meta cùng chuyên gia Hiếu PC ra chuỗi video hướng dẫn người dùng Việt an toàn trên mạng
Theo đại diện kinh doanh toàn cầu tại Việt Nam của Meta khẳng định: Chính sách của hãng tuyệt đối không chấp nhận mọi hành vi lừa đảo trên các nền tảng dịch vụ của mình, và đơn vị sẽ có biện pháp loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật nhanh nhất có thể.
Meta hiện có hơn 35.000 nhân viên làm việc suốt ngày đêm để đảm bảo an toàn cho người dùng, song cũng ý thức rõ rằng đây là một công tác đòi hỏi sự bền bỉ, bởi mỗi ngày, luôn có những mối nguy, những chiêu thức lừa đảo mới bị phát giác. "Chúng tôi khuyến nghị người dùng báo cáo các hành vi khả nghi và tìm hiểu thêm những kiến thức về an toàn trực tuyến tại Trung tâm trợ giúp của Facebook. Chúng tôi hi vọng những video này sẽ giúp người dùng Việt Nam hiểu rõ hơn về những cách thức bảo vệ an toàn bản thân trên môi trường mạng để từ đó có được những trải nghiệm trực tuyến tích cực", đại diện kinh doanh toàn cầu tại Việt Nam của Meta cho hay.
Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chia sẻ: "Công nghệ và các nền tảng xã hội giúp nối liền khoảng cách giữa con người với con người, song cũng có những kẻ xấu, lợi dụng kẽ hở và sự cả tin của nhiều người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc đánh cắp thông tin cá nhân. Nhằm tối ưu trải nghiệm và những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho cuộc sống, người dùng cần nắm vững những nguyên tắc để phòng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của mình”.
Chuỗi video tuyên truyền chủ đề Phòng chống lừa đảo, đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng tại Việt Nam tiếp tục là một sáng kiến mới trong khuôn khổ chương trình “We Think Digital” - “Tư duy thời đại số” được thiết kế nhằm nâng cao nhận thức và trang bị cho học sinh, phụ huynh và các giáo viên các kỹ năng cần thiết để trở thành những công dân số có trách nhiệm.
Tính đến nay, chương trình “We Think Digital” - “Tư duy thời đại số” đã cung cấp các khóa tập huấn và tài liệu giáo dục về các kỹ năng số quan trọng như cách bảo vệ danh tính số, tư duy phản biện, tôn trọng trong giao tiếp và thể hiện sự thấu cảm trên môi trường trực tuyến cho 428.932 học sinh, sinh viên và 16.164 giáo viên tại 32 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Vân Anh
Ra mắt MV “Thì phải như anh” cung cấp lời khuyên để người dùng an toàn trên mạng
Với mong muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề an toàn trực tuyến tại Việt Nam, Meta hợp tác với rapper Ricky Star chính thức ra mắt MV “Thì phải như anh”, cung cấp những lời khuyên hữu ích dành cho người dùng trên không gian mạng.
" alt="Meta cùng chuyên gia Hiếu PC ra chuỗi video hướng dẫn người dùng Việt an toàn trên mạng" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Beitar Jerusalem vs Hapoel Jerusalem, 18h30 ngày 21/2: Trái đắng xa nhà
Hồng Quân - 20/02/2025 21:21 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Siết chặt liên kết đại học, sửa bất cập đào tạo văn bằng 2
Đại học Việt Nam cấp tập "chuyển đổi số" giữa mùa dịch
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, giai đoạn khó khăn này cũng là thời cơ để các trường đại học đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu về chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
" alt="Siết chặt liên kết đại học, sửa bất cập đào tạo văn bằng 2" /> ...[详细] -
“Du học nghề tại chỗ”: Thấy rõ lợi ích, doanh nghiệp sẽ ngày càng tích cực tham gia
“Mưa dầm thấm đất”
Nhà báo Phạm Huyền: Trong các phần trước, chúng ta đã thảo luận là với đào tạo chất lượng cao thì sự tham gia sâu của doanh nghiệp là một mấu chốt của thành công. Nhưng liệu các doanh nghiệp có nhiệt tình để đồng hành cùng các trường không, thưa các ông?
Ông Đỗ Văn Giang: Quan điểm chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thực tế các trường đều coi đó là một điểm mấu chốt. Tuy nhiên để đảm bảo 100% các trường đã tự chủ để tìm đến doanh nghiệp, để đưa ra những yêu cầu của mình rồi thỏa thuận với nhau, thì tôi vẫn nghĩ đó là một vấn đề cần phải thay đổi dần dần chứ không thể ngay một lúc được.
Mặc dù chúng tôi đã liên tục cố gắng, năm nào cũng có kế hoạch với các doanh nghiệp, năm nào cũng tổ chức hội thảo, năm nào cũng tuyên truyền. Thế nhưng về tính sẵn sàng của doanh nghiệp, theo quan điểm của chúng tôi, kể cả cá nhân tôi là các trường phải tự tìm tới doanh nghiệp và có thỏa thuận với doanh nghiệp về tất cả mọi vấn đề.
Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi xin bổ sung ý này một chút. Để phối hợp đào tạo với doanh nghiệp thì đội ngũ cán bộ tại doanh nghiệp phải được đào tạo. Đấy là điều kiện tiên quyết để khi học sinh xuống doanh nghiệp không phải các em đi về đi thực tập hay đi thăm, mà phải làm và tạo ra sản phẩm. Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp hàng năm đều có những khóa đặt hàng cho chúng tôi, để đào tạo cho cán bộ dạy nghề tại doanh nghiệp.
Những chương trình của trường chúng tôi bắt buộc phải có những đội ngũ cán bộ đó. Đấy là điều kiện tiên quyết, họ không những giảng dạy, họ còn có thể thảo luận chương trình, những module trong chương trình của nhà trường có phù hợp với công nghệ của họ không. Và như vậy họ sẽ cùng với nhà trường thiết kế ra một chương trình để khi sinh viên về doanh nghiệp là làm việc ở đó và làm ra sản phẩm. Đấy là điểm khác biệt, điểm mạnh của chương trình chúng ta bàn hôm nay là “Du học nghề tại chỗ”.
Nhà báo Phạm Huyền: Trên thực tế thì việc hợp tác như vậy với doanh nghiệp có khó không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Ban đầu là khó, ban đầu họ chưa hiểu được, ban đầu họ nghĩ "Ô tội gì, các trường cứ đào tạo ra thì tôi nhận vào, tại sao tôi lại phải tham gia, phải chia sẻ nhân lực đang làm việc, sao phải để sinh viên lấy vật tư của họ để làm thực tập?"
Nhưng đã có gần như là một chiến dịch truyền thông mà tổ chức GIZ hỗ trợ rất nhiều. Đó là tổ chức những chương trình hội thảo để giải thích cho doanh nghiệp hiểu là nếu họ tham gia vào thì có thể đào tạo đội ngũ không phải chỉ phù hợp với yêu cầu của họ, mà còn có thể đào tạo được ngay từng vị trí họ cần. Thứ hai, nếu được tuyển dụng, những người lao động đó sẽ hiểu được văn hóa của doanh nghiệp trước cả khi gia nhập. Như vậy họ sẽ trung thành hơn với doanh nghiệp.
“Mưa dầm thấm đất”, số doanh nghiệp tham gia vào mô hình này với chúng tôi đã dần dần tăng lên.
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Thực ra đây là một vấn đề rất khó, xuất phát từ truyền thống, văn hóa của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho nên việc này nói thực là hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng phải tự lo cho chính mình, trong khi đáng lẽ Nhà nước phải đảm nhận là chính về vấn đề truyền thông, vấn đề nâng cao nhận thức.
Tuy nhiên, tôi cũng xin nói thế này, ngày nào đó nếu tỷ lệ đào tạo tại doanh nghiệp tăng lên nữa thì lúc đấy doanh nghiệp sẽ thấy rằng mình cũng không bị thiệt. Như kinh nghiệm của Đức đào tạo nghề của họ thời gian là hơn 3 năm trong đó 2/3 là ở doanh nghiệp thì mới đến năm thứ 2,5 họ đã thu hồi được chi phí đầu tư cho các em học sinh.
Thế nên tôi nghĩ rằng ban đầu là sẽ khó nhưng rồi dần dần sẽ đến lúc doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích bên cạnh trách nhiệm xã hội của mình để tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Bản thân tôi đã tham gia rất nhiều và hiện cũng đang tham gia xây dựng chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp và nhận thấy thực tế là rất khó nhưng không khó đến mức không làm được. Đấy là con đường tất cả các nước công nghiệp phát triển đã đi, không có lý do gì Việt Nam không đi con đường ấy.
Đầu ra và uy tín của tấm bằng
Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta có một dự án là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Thưa ông Giang, dự án này có những hỗ trợ đặc biệt nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề? Bởi trong đào tạo chất lượng cao thì chắc chắn chi phí này rất cao.
Ông Đỗ Văn Giang. Ảnh: Thúy Nga Ông Đỗ Văn Giang: Dự án về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực ra đã có từ lâu, sau đó được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và an toàn lao động sẽ kết thúc vào năm 2021.
Trong quá trình vận hành từ 2016 đến nay, tất cả những đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho các trường được ưu tiên đầu tư trọng điểm để thành trường chất lượng cao vào năm 2020 thì chúng tôi đã xác định rất rõ ràng về lộ trình. Tức là nguồn vốn được đưa về và cũng cân nhắc tính toán đến các trường, đến các vùng miền. Nhưng quan trọng cuối cùng là đến từng nghề, bởi như tôi cũng phân tích ban nãy, trường ông Cường có 10 nghề mà Nhà nước không thể có đủ tiền đầu tư cho cả 10 đầy đủ luôn các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị hoặc giáo viên. Vấn đề phải bằng nhiều nguồn khác nhau rồi tính tự chủ nhà trường.
Tuy nhiên bản thân tôi thì mong muốn Nhà nước đầu tư được nhiều hơn, để các trường được đầy đủ luôn thì tất cả vận hành đồng bộ hơn. Nhưng vì đất nước còn nghèo mà giáo dục nghề nghiệp cũng vậy, nên chúng ta vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” và đầu tư làm sao cho hiệu quả. Và tôi tin tưởng rằng các trường đang được ưu tiên đầu tư thành trường chất lượng cao đang hoạt động rất hiệu quả.
Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là khi mà tham gia hình thức đào tạo này nếu học sinh có nhu cầu học liên thông nâng cao bằng cấp thì hiện nay có gặp rào cản nào không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Hiện nay thì liên thông trong kể cả chương trình thông thường thì chúng tôi vẫn đang làm được với một số trường chấp nhận chương trình kiến thức, chương trình kỹ năng của chúng tôi. Ví dụ chúng tôi đang làm với trường Đại học Bách khoa TP HCM, họ chấp nhận trường chúng tôi là đầu vào của họ để đào tạo liên thông lên đại học. Trường thứ 2 là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.
Như vậy chương trình thông thường đã có con đường liên thông thì không lý do gì những chương trình chất lượng cao này lại không. Nhưng tôi cũng nói lại là những chương trình này học ra đã đảm bảo được kỹ năng làm việc cho học sinh, các em có thể tham gia thị trường lao động, hành nghề tốt và được thị trường lao động chấp nhận không những trong nước mà còn cả quốc tế. Nên chuyện liên thông để nâng cao bằng cấp thì tôi nghĩ khi các em đã học chương trình chất lượng gần như không ai có ý định.
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Theo tôi quan sát, tư duy phải học lên đại học của chúng ta hình như đã có những thay đổi trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế thị trường phát triển hơn, khi người dân thấy rằng học tập bất kể hình thức gì cuối cùng vẫn là hướng đến việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, tỷ lệ học sinh học tiếp sau THPT và THCS ngay cả ở những tỉnh có truyền thống học tập rất cao cũng đã giảm.
Cái tâm lý “phải đại học” của phụ huynh, học sinh khiến bất kể làm một chương trình đào tạo gì chúng ta luôn luôn nghĩ về việc nó có liên thông được đại học hay không. Nhưng tâm lý này đã có sự thay đổi. Thứ hai, khi một chương trình cao đẳng đã rất tốt, các em học sinh có đủ năng lực hành nghề, có được việc làm thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp thì tự nhiên tâm lý muốn liên thông sẽ rất hạn chế.
Khi sang Trung Quốc công tác, tôi có hỏi họ về Luật thì có liên thông cao đẳng lên đại học được không? Về tư duy chuộng bằng cấp thì TQ cũng rất giống Việt Nam. Họ trả lời là “Có”. Khi tôi hỏi thế thì bao nhiêu phần trăm học sinh tốt nghiệp cao đẳng đi cái cầu liên thông đấy thì họ cho biết: chúng tôi có bắc cầu trong Luật nhưng trên thực tế chỉ 1% người đi qua thôi. Một cây cầu bắc sang mà chỉ có 1% số người đi thì chứng tỏ nó mang tính chất lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn.
Do đó, tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của thầy Cường, đấy là trường cứ dạy tốt đi thì chính trường sẽ đóng góp phân luồng sẽ rất tốt. Và tôi nghĩ điều này đóng góp rất tích cực cho xã hội.
Ông Nguyễn Khánh Cường. Ảnh: Thúy Nga Nhà báo Phạm Huyền: Cũng liên quan câu chuyện bằng cấp, thưa ông Cường, khi tham gia mô hình đào tạo chất lượng cao, bằng cấp được cấp có khác gì so với hình thức đào tạo khác không?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Như ông Giang nói lúc nãy, học chương trình này ra là có hai bằng, bằng thứ nhất là do tổ chức quốc tế nơi chuyển giao chương trình và bằng thứ hai là bằng do chính nhà trường cấp. Bằng này có khác gì không thì tôi nói về hình thức chẳng khác gì cả, cũng là một cái bằng và cũng là cao đẳng thôi, nhưng vấn đề là uy tín của bằng gắn với uy tín của trường đào tạo có khác hay không.
Ví dụ hiện nay với bằng của LILAMA2 cho những chương trình chất lượng cao theo đúng mô hình của Đức, chúng tôi có thể đưa các em sang Đức để làm việc. Đó chính là sự khác biệt. Hiện chúng tôi đang triển khai một chương trình đặc biệt là đào tạo để đưa các em sang Đức đấy làm việc. Mô hình này là gì, đào tạo ở Việt Nam các doanh nghiệp ở Đức sang đây để khảo sát, đánh giá và nhận các em này, khi học xong lấy bằng LILAMA2, các em sang Đức được học thêm 3 – 6 tháng và các tổ chức như Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức AHK cấp bằng thì các em đi thẳng vào làm việc không phải đào tạo lại.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Dũng, vậy theo nghiên cứu của ông thì học sinh tham gia mô hình đào tạo chất lượng cơ hội được làm việc tại các tập đoàn lớn của các nước phát triển ra sao?
PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Trước hết phải nói rằng quan trọng nhất là năng lực của người học ở đầu ra và đầu ra đó hoàn toàn tương thích với một hệ thống đã chuyển giao hoặc liên kết với chúng ta. Thứ hai, hiện nay các tập đoàn đa quốc gia cũng có rất nhiều đơn vị sản xuất khắp nơi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam có thể nói tất cả các tập đoàn đa quốc gia về công nghiệp đều có mặt. Và tôi nghĩ ở nước ta nếu mà lực lượng các trường này ra các chương trình chất lượng cao phủ được trong cơ sở đào tạo của họ thì cũng đã là một thị trường rất là lớn.
Còn đối với đi lao động ở nước ngoài, thì phía Bộ LĐ-TBXH cũng có rất nhiều chương trình để hỗ trợ xuất khẩu lao động có tay nghề, đặc biệt với bên Nhật những chương trình đó rất nhiều.
Thế thì những học sinh đã tốt nghiệp những chương trình chất lượng cao, sẽ được học cập nhật, được học bổ sung để hòa nhập với bên kia về ngoại ngữ, phong cách làm việc và có một số kỹ năng chuyên môn nữa thì hoàn toàn có thể đáp ứng được thị trường ấy. Ở Đức thì cũng có một chương trình của Nhà nước khuyến khích những người có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực cao tham gia thị trường lao động này và chính LILAM2 cũng đang khai thác kênh đó.
Theo tôi, những nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhật dân số ngày càng già, dẫn đến sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đặc biệt một số kỹ năng mới của thời đại công nghệ thông tin, 4.0 sẽ trở thành thách thức với những lao động đã nhiều tuổi. Và đó chính là cơ hội cho các trường đào tạo nghề ở Việt Nam như LILAMA2.
Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi bổ sung một thông tin, tại Đức, từ 1/3/2020, họ đã đưa vào luật quy định là người lao động của 3 nước Brazil, Ấn Độ, Việt Nam sau khi học theo mô hình Đức thì có thể đến làm việc ở nước Đức.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng phải nói đây là một thông tin rất hấp dẫn. Tiếp theo xin hỏi ông Giang một vấn đề rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là tình hình “đầu ra” của đào tạo chất lượng cao thế nào?
Ông Đỗ Văn Giang: Tỷ lệ có việc làm của học sinh sinh viên tham gia giáo dục nghề nghiệp nói chung trong mấy năm gần đây đều khoảng trên 80%. Ví dụ năm 2019 vừa rồi là 87% sinh viên cao đẳng và 82% học sinh trung cấp ra có việc làm ngay. Còn đào tạo chất lượng cao là 100%, cung không đủ cầu luôn.
Một tầm nhìn mới cho đào tạo chất lượng cao
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Giang, năm 2020 là năm cuối cùng để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 10 năm 2011-2020? Vậy đối với riêng đào tạo chất lượng cao vậy, trong giai đoạn tới chúng ta có những chủ trương chính sách nào để tiếp nối và phát triển?
Ông Đỗ Văn Giang: Những năm qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Năm 2020 này, có lẽ chúng tôi sẽ đánh giá tổng kết chiến lược, hiện chưa có số liệu cụ thể nhưng từ chiến lược này, chúng tôi đã đề xuất để xây dựng dự thảo và cũng sẽ trình trong năm 2020 một chiến lược mới về phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, thậm chí đến 2050.
Trong đó chúng tôi dự kiến sẽ có những thay đổi để nó phù hợp với tình hình hiện nay, ví dụ như về phần chuyển giao các bộ chương trình vẫn còn thiếu hụt một chút, rồi về công nghệ 4.0 chúng tôi phải đưa vào, rồi về số hóa trong quản lý quản trị điều hành của cả hệ thống cũng như của các trường, v.v… Đó là những điểm mới mà chúng tôi đã nghĩ ra và trao đổi với nhau qua một vài cuộc hội thảo rồi.
Thế còn nói riêng về đào tạo chất lượng cao trong chiến lược tiếp theo thì chúng tôi tiếp tục coi đây là một trong những giải pháp đột phá, và sẽ đặt trọng tâm vào việc đẩy mạnh tự chủ, đẩy mạnh các tiêu chí, tiêu chuẩn để các trường chất lượng cao sớm được hoàn thiện. Thứ 2 là việc kết hợp với doanh nghiệp, chúng tôi phải đẩy mạnh hơn việc doanh nghiệp đặt hàng, tức là kết hợp Nhà nước - Nhà trường và Nhà sử dụng đặt hàng được tăng cường.
Một việc quan trọng nữa là chúng tôi phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để phụ huynh, học sinh thấy rằng đào tạo và học tập trong môi trường giáo dục nghề nghiệp không chỉ là con đường tiến thân lập nghiệp mà còn là con đường phát triển tương lai, có tương lai, có triển vọng và thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy thưa ông Cường, ông có điều gì muốn chia sẻ?
Ông Nguyễn Khánh Cường: Về phía nhà trường, phải nói rằng chương trình chất lượng cao đang triển khai ở trường chúng tôi cũng như trong hệ thống là một con đường, như anh Giang nói là con đường tiến thân, con đường lập nghiệp. Khi tham gia những chương trình chất lượng cao thế này, các em sẽ được đảm bảo một cuộc sống thành công trong tương lai.
PGS.TS Bùi Thế Dũng. Ảnh: Thúy Nga Nhà báo Phạm Huyền: Từ góc độ của chuyên gia giáo dục, PGS.TS Bùi Thế Dũng nghĩ sao?
PGS.TS Bùi Thế Dũng: Hơn 20 năm vừa qua, tôi đã có cơ hội chứng kiến sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp, cộng tác với hầu hết các tổ chức quốc tế đã tham gia ở Việt Nam. Tôi cũng đang tham gia việc đánh giá chiến lược 10 năm vừa rồi và tư vấn cho việc xây dựng chiến lược 10 năm tới.
Theo tôi, có hai điểm cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Thứ nhất là chuẩn hóa mọi khía cạnh liên quan đến đào tạo. Và cái này chúng ta đã học tập được chính qua con đường liên kết đào tạo với nước ngoài, để đủ lớn, đủ kinh nghiệm tự chuẩn hóa hệ thống của mình.
Thứ hai đó là hợp tác với doanh nghiệp. Về việc này, tự thân giáo dục nghề nghiệp đã làm rất nhiều, cũng có nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học tốt. Nên tôi hi vọng cộng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, rồi truyền thông được đẩy mạnh thì doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn nữa. Và đấy chính là một yếu tố rất mấu chốt nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng thưa quý vị độc giả, rõ ràng là nói tới Việt Nam và nói tới môi trường đầu tư kinh doanh thì nhiều quốc gia, doanh nghiệp thường coi lao động giá rẻ như một trong những ưu điểm của nguồn nhân lực nước ta. Nhưng rõ ràng “giá rẻ” trước đây là gắn với lao động giản đơn và chúng ta cũng hi vọng với sự phát triển của các mô hình giáo dục nghề nghiệp hiện đại như đào tạo chất lượng cao hay còn gọi là “du học nghề tại chỗ”, Việt Nam sẽ còn nổi danh bởi nguồn nhân lực chất lượng cao có sáng tạo, có đổi mới và có trình độ. Điều này cũng sẽ đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của khoa học công nghệ, cho nền kinh tế của Việt Nam.
Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn độc giả đã theo dõi.
VietNamNet thực hiện
" alt="“Du học nghề tại chỗ”: Thấy rõ lợi ích, doanh nghiệp sẽ ngày càng tích cực tham gia" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Nguyễn Quang Hải - 18/02/2025 08:31 Cúp C1 Ch ...[详细]
-
Chiến tranh biên giới 1979: Gặp lại người mẹ của liệt sĩ Lê Đình Chinh
- Bà tiễn đứa con trai vừa tròn 18 tuổi lên Lạng Sơn vào tháng 5/1978. Ba tháng sau thì bà nhận được tin anh hy sinh. Đó là ngày 25/8/1978.
Buổi sáng một ngày giữa tháng Hai. Trong căn nhà nằm sâu trong con ngõ giáp ngoại thành, bà Khương Thị Chu ngồi một mình, lặng lẽ nhìn ra khoảnh sân nhỏ có chiếc cổng sắt đã cũ vì thời gian.
Bà Chu năm nay 85 tuổi, là thân sinh của liệt sĩ Lê Đình Chinh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc, khi vừa tròn 18 tuổi.
Kéo chiếc khăn tối màu che mái tóc bạc trắng, bà Chu nói rằng, trí nhớ của bà nay đã kém, chẳng nhớ được nhiều chuyện xưa. Thế nhưng, câu chuyện của bà về người con cả hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới thì vẫn rất rành rõ.
Nó như hằn rất sâu trong ký ức của người mẹ già.
Cụ bà Khương Thị Chu, năm nay 85 tuổi, thân sinh liệt sĩ Lê Đình Chinh trong căn nhà nhỏ của mình. Ảnh: Lê Văn. Bà Chu vốn quê gốc ở huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1955, bà gặp ông Lê Đình Tùng khi ông tập kết ra bắc ở Nông trường Ba Vì rồi nên duyên vợ chồng. Năm 1960, bà sinh anh Chinh. Hai năm sau, ông bà có thêm một cô con gái, đặt tên là Phụng.
Vài năm sau, ông bà xin chuyển về công tác tại Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa - quê hương ông Tùng. Tại đây, bà Chu sinh thêm 4 người con trai. Ông bà đặt tên cho các con lần lượt là Chiến - Lợi - Lai - Thái.
Bà Chu kể, ngày ấy, ngày ấy, trường học của xã cách nhà bà tới 3 cây số, phải vượt qua 2 con dốc cao mới tới nơi. Thế mà ngày nào đám trẻ nhà bà cũng cuốc bộ đi học.
Thế nhưng buổi sáng đi học, buổi chiều về ăn cơm xong là mỗi đứa mỗi việc. Đứa đi lấy củi, đứa đi tìm rau cho lợn, đứa thì chăm em. "Thằng Chinh là con cả nên nó cũng là đứa vất vả nhất" - bà Chu nói. "Thằng Thái (con út của bà) hồi đó đều do thằng một tay Chinh đút cơm cho mà lớn".
Cuối năm 1975, khi vừa tròn 15 tuổi, vẫn đang là học sinh lớp 7, Lê Đình Chinh quyết định viết đơn xin nhập ngũ. Bà Chu kể, Chinh lén giấu ba mẹ nộp đơn, đến khi được nhận đơn rồi mới về xin phép với ông bà. Cuối năm đó, Lê Đình Chinh khoác lên người bộ quân phục, lên đường nhập ngũ.
Lần cuối bà Chu gặp lại người con cả là lần anh Chinh bị thương ở chân được đưa từ chiến trường Đăk Lăk về điều trị ở Xuân Mai. Trước khi anh Chinh được điều động lên Lạng Sơn nhận nhiệm vụ mới, anh được nghỉ phép một tuần.Chân dung liệt sĩ Lê Đình Chinh - chiến sĩ đầu tiên ngã xuống trên mặt trận biên giới phía Bắc. Bà tiễn đứa con trai vừa tròn 18 tuổi lên Lạng Sơn vào tháng 5/1978. Ba tháng sau thì bà nhận được tin anh hy sinh. Đó là ngày 25/8/1978.
Câu chuyện về sự hy sinh của anh Chinh ngày hôm ấy, bà Chu chỉ được nghe đồng đội anh kể lại, nhưng lần nào nhắc đến cũng khiến lòng bà quặn thắt.
Bà kể, khi ấy Trung Quốc đột ngột đóng cửa biên giới khiến người Hoa đang kéo về nước bị dồn lại ùn ứ nơi cửa khẩu. Họ dựng lán trại, ăn uống sinh hoạt ngay ở sát cửa khẩu. Anh Chinh nằm trong lực lượng tăng cường bảo đảm an toàn cho đoàn cán bộ tới vận động, giải tỏa những người Hoa này.
Hôm ấy, anh Chinh vừa kết thúc ca trực của mình, còn đang dở bữa cơm trưa nhưng khi nghe thấy báo động trên đồi Pù Tèo Hào nơi đoàn cán bộ đang bị một toán người Trung Quốc hành hung, anh đã cùng đồng đội xông lên giải cứu.
Tại đây, sau khi cứu được một cán bộ phụ nữ, anh Chinh nghe thấy tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước nên quay lại cứu anh Tước khỏi vòng vây.
Thế nhưng khi truy kích tên địch, anh đã bị kẻ địch phục kích trong lán trại của người Hoa dùng gậy vụt vào ống chân khiến anh ngã sấp xuống. Chỉ chờ có thế, một toán lính biên phòng Trung Quốc từ biên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém liên tiếp vào đầu, vào cổ anh.
Anh đã nằm xuống bởi sự tàn bạo của quân thù, khi trong tay không một tấc sắt.
Đồng đội anh kể lại với bà, cái chết của anh Chinh đã buộc người Trung Quốc phải mở cửa khẩu cho người Hoa chạy về nước. Tối hôm đó, đã không còn một bóng người Hoa nào ở biên giới Việt Nam.
Kể tới đây, bà cụ Chu ngậm ngùi nhìn lên bức ảnh chân dung anh Chinh treo trên bức tường phía trên ghế ngồi. Bà bảo, anh Chinh hy sinh vì Tổ quốc, bà không tiếc. Bà chỉ tiếc anh còn trẻ quá. "Giá nó có vợ có con rồi thì còn đỡ tủi, đằng này, nó còn trắng trơn như thế".
Rồi người mẹ già nhẩm tính, như tự nói với mình: "Nếu như nó còn sống thì đến nay nó cũng đã 57-58, sắp tới tuổi nghỉ hưu, sắp được nghỉ ngơi rồi".
Anh Chinh mất được vài năm thì ông Tùng, chồng bà cũng đổ bệnh rồi qua đời. Hai người đàn ông trụ cột trong gia đình lần lượt bỏ bà ra đi, bà Chu một mìnhh tần tảo chăm lo cho 5 đứa con còn lại.
Bà bảo, bà đi làm công nhân từ trẻ. Chữ bà được học khi ở nông trường nên văn hóa bà chưa học hết lớp 3. Thế nhưng, bà luôn cố gắng để các con được ăn học thành người. Những người trong Nông trường Sông Âm hồi ấy, ai cũng khen 5 đứa con nhà bà ngoan ngoãn, chịu thương, chịu khó.
Nối bước anh Chinh, 5 người em thì có 4 người lần lượt vào quân ngũ. Dù sau này, các anh chị đều ra quân và làm việc ở ngành nghề khác nhưng những năm tháng trong quân ngũ và tấm gương người anh cả cho tới nay vẫn là vốn liếng trong công việc, xử thế cũng như dạy dỗ con cái của mình.
Bà Chu kể, anh em chồng bà ở quê đều đã mất cả, thế nhưng, năm nào, mỗi dịp Tết 4 đứa con trai của bà mang lễ về quê thắp hương rồi mới ra mộ thắp hương cho anh Chinh.
Mười một đứa cháu của bà, đứa lên nhất mới 30 tuổi, chẳng đứa nào biết mặt bác Chinh nhưng đứa nào cũng được bà kể cho nghe câu chuyện hy sinh anh dũng của bác.
Bức ảnh chân dung anh Chinh kèm theo bài thơ về anh do ngôi trường mang tên anh tại TP. HCM được bà Chu treo trang trọng trong căn phòng của mình. Ngày 6/1/2013, sau nhiều năm bà Chu đề đạt nguyện vọng, cuối cùng hài cốt anh Chinh mới được đưa về quê nhà, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đó là tâm nguyện lúc cuối đời của bà Chu.
Bà cụ Chu bảo, hồi anh mới hy sinh, bà có lên thăm mộ anh. Anh Chinh được an táng ngay ở gần đồi Pù Tèo Hào, nơi anh ngã xuống. Đồng đội anh nói với bà: "Bác ạ, chúng cháu đã xác định chiến tranh là phải có hy sinh nên đã đào sẵn 10 cái hố. Không ngờ anh Chinh lại là người đầu tiên".
Bà nói, sau này, chỗ anh Chinh nằm là nơi Trung Quốc bắn pháo dữ dội. Bà đã lo mộ anh không giữ được. "Tôi nói với các anh trên ấy, tôi biết chiến tranh thì mất mát, hy sinh là chuyện không tránh được, các anh cứ nói cho tôi biết mộ thằng Chinh có còn không" - bà Chu kể lại. "Sau này, tôi mới biết các anh ấy đã đưa mộ Chinh về nghĩa trang huyện Cao Lộc".
Thế rồi 35 năm kể từ khi anh dũng hy sinh, anh Chinh cũng trở về quê nhà. Hồi đó, khi đón đứa con cả của mình tại quê nhà, bà Chu đã khóc rất nhiều.
Giờ đây người mẹ già không còn khóc nữa. Bà bảo bà yếu lắm rồi. Nhưng mỗi dịp như thế này, bà lại không nguôi nhớ về người đứa con đã mất của mình. Bà lại thấy đau.
Bà Chu cười cười chìa tay cho tôi nắm khi tôi dắt xe ra tới cổng để ra về. Bà nói, khi nào về Thanh Hóa thì ghé nhà bà chơi cho bà vui. Rồi bà lặng lẽ quay trở vào căn nhà trong con ngõ nhỏ giáp ngoại thành.
Người mẹ già sẽ lại ngồi một mình với nỗi nhớ khắc khoải về người con đã anh dũng nằm xuống ở tuổi 18 của mình mà một kẻ xa lạ là tôi vừa mới khơi lại. Có lẽ lúc ấy, bà sẽ lại khóc. Tôi bỗng dưng thấy mình có lỗi.
Những chiếc lá vàng lao xao dưới chân tường đầy nắng.
Lê Văn
" alt="Chiến tranh biên giới 1979: Gặp lại người mẹ của liệt sĩ Lê Đình Chinh" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
Nỗ lực xóa 'vùng lõm' sóng di động ở xã xa nhất tỉnh Yên Bái
Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3, từ trái sang) tặng quà động viên cán bộ kỹ thuật, nhân viên Viettel Yên Bái vượt khó hoàn thành xây dựng Trạm YBI0574 đúng tiến độ. Chế Tạo là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện lỵ 35 km. Toàn xã có 6 bản với 488 hộ, 2.618 khẩu, 100% là dân tộc Mông, 253 hộ nghèo chiếm 52,49%. Tính đến hết năm 2023, xã mới có 2/6 bản được sử dụng điện lưới quốc gia, 2 trạm phát sóng điện thoại di động với 3/6 bản có sóng điện thoại di động..., dẫn đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn.
Trước thực trạng địa hình chia cắt mạnh, 6 bản bị chia thành 2 khu cách xa nhau hơn 15 km đường rừng; trong đó, 3 bản Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá thuộc khu 2 với 257 hộ dân, trên 1.000 nhân khẩu, đều chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại di động nên việc được phủ sóng di động, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G tại các bản khu 2 là niềm mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Chế Tạo.
Chị Giàng Thị Bla - bản Háng Tày chia sẻ: "Do bản ở xa trung tâm xã hơn 20 km, đường đi lại rất khó khăn nên trước đây chúng tôi cho con lên xã học thì cả tháng không được nói chuyện, không biết con ăn ở như thế nào nên rất lo, vì các con còn nhỏ chưa thể tự chăm sóc bản thân, nhất là những lúc ốm đau... Từ ngày được Nhà nước quan tâm đầu tư cho Trạm phát sóng, chúng tôi đã gọi được điện thoại nói chuyện với các con hàng tuần, nắm được tình hình ăn ở, học tập, sức khoẻ, còn được nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của các con nên rất yên tâm. Từ khi có sóng di động cũng giúp chúng tôi nắm được các thông tin nhanh hơn, kịp thời hơn ...”.
Thực hiện nội dung cam kết trong thỏa thuận hợp tác với UBND tỉnh Yên Bái về hạ tầng số, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ số hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập sử dụng Internet chất lượng cao, giá rẻ, hỗ trợ việc đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội số cho người dân địa phương, đồng thời cũng là công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Viettel Yên Bái, đầu năm 2023, Viettel Yên Bái đã triển khai xây dựng Trạm YBI0574, vị trí đặt trạm ở độ cao 60 m trên địa bàn bản Háng Tày, xã Chế Tạo.
Trạm được chạy máy phát điện online 16h/ngày, tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng gồm chi phí thiết bị và vận hành trạm. Sau khi đưa vào sử dụng, Trạm phát sóng YBI0574 đã phủ sóng di động cho 257 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu của 3 bản là Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá và người dân một số thôn lân cận thuộc địa phận tỉnh Sơn La.
Ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã Chế Tạo cho biết: "Việc đưa Trạm phát sóng YBI0574 vào hoạt động đã giúp cho người dân của xã đảm bảo thông tin liên lạc, từng bước hoàn thiện hạ tầng chuyển đổi số, đưa ánh sáng văn hóa về với dân bản, giúp bà con yên tâm định cư, phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động của Đảng bộ, chính quyền địa phương được thuận lợi, xuyên suốt. Đặc biệt, ngoài việc đáp ứng nhu cầu liên lạc và truy cập Internet giá rẻ thì trạm còn đảm bảo liên lạc, nhất là trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tình huống đặc biệt, khẩn cấp...”.
Với việc Viettel Yên Bái đưa vào khai thác Trạm phát sóng YBI0574 tại bản Háng Tày đã giúp phủ rộng khắp tới 99,4% xã/phường, 95,7% thôn bản nói chung toàn tỉnh và giúp xã Chế Tạo phủ sóng điện thoại di động kín đến 6/6 bản nói riêng. Đặc biệt, sau khi đưa Trạm phát sóng YBI0574 vào khai thác, Viettel Yên Bái đã hỗ trợ được trên 50 máy điện thoại Smartphone kèm gói cước 70.000 đồng/tháng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ hòa mạng mới được gần 100 thuê bao cho người dân ở 3 bản: Háng Tày, Kể Cả, Pú Vá, góp phần quan trọng giúp xã Chế Tạo xây dựng chính quyền số, xã hội số; rút ngắn khoảng cách giữa vùng thấp với vùng cao, đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Theo Châu Á(Báo Yên Bái)
" alt="Nỗ lực xóa 'vùng lõm' sóng di động ở xã xa nhất tỉnh Yên Bái" />
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2: Nỗi buồn tiếp diễn
- Ngoại tình: Chồng đón ngay tình trẻ thế chân khi vợ về quê sinh con
- Ồn ào chuyện trường chuyên, môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?
- Tân binh HÚH: "Trong con người tôi luôn có hai nhân cách"
- Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
- Đề thi Toán vào lớp 10 Phổ thông Năng khiếu 2020
- Phụ huynh đã gửi đơn chuyển trường cho con