Giống như thời nổi lên của FaceApp, những video ghép mặt của Reface ngay lập tức tràn ngập trên các trang mạng xã hội toàn cầu. Sau khi tạo ra các clip độc đáo, người dùng có thể dễ dàng khoe với bạn bè thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram.
Ngay sau khi ra mắt, Reface đã leo lên vị trí thứ ba trên Google Play Store và thứ 28 trên Apple App Store.
Tuy nhiên, giống như scandal Cambridge Analytica và các vụ bê bối khác, mức độ phổ biến nhanh chóng của Reface khiến nhiều người dùng lo ngại về mức độ an toàn của ứng dụng này.
Một video được ghép mặt qua ứng dụng Reface
Theo chính sách bảo mật của Reface, công ty này cho biết họ có thể thu thập ảnh của người dùng khi sử dụng ứng dụng và dữ liệu đặc điểm khuôn mặt để cung cấp dịch vụ cốt lõi của ứng dụng. Nhưng không sử dụng ảnh và các đặc điểm khuôn mặt của người dùng trong bất kỳ trường hợp nào ngoài việc cung cấp tính năng hoán đổi khuôn mặt trong Reface.
Các bức ảnh được Reface giữ lại trong 24 giờ sau phiên chỉnh sửa, trước khi chúng bị xóa. Dữ liệu về đặc điểm khuôn mặt được “lưu trữ trên máy chủ Reface trong khoảng thời gian giới hạn là 30 ngày tính từ lần sử dụng cuối cùng của người dùng".
Reface khẳng định dịch vụ mà họ cung cấp không dùng để nhận dạng khuôn mặt, dữ liệu thu thập thuộc về đặc điểm khuôn mặt không phải dữ liệu sinh trắc học. Trong khi các ứng dụng khác yêu cầu mô hình ba chiều của khuôn mặt, còn Reface chỉ dùng ảnh selfie.
Mặc dù Reface kiếm tiền từ quảng cáo, nhưng công ty cũng cung cấp các gói dịch vụ cao cấp hơn với mức giá 5 bảng mỗi tháng hoặc 25 bảng mỗi năm. Reface nói với The Independent rằng doanh thu quảng cáo của họ chưa đến 10% tổng doanh thu.
Người phát ngôn của Reface cho biết, họ không sử dụng dữ liệu khuôn mặt người dùng để phân loại quảng cáo, không sử dụng dữ liệu người dùng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoại trừ để hoán đổi khuôn mặt và cũng không cung cấp dữ liệu cho bên thứ 3.
Tuy nhiên, người dùng có lý do để lo lắng với các ứng dụng như FaceApp hay Reface, khi mà dữ liệu cá nhân của người dùng có thể bị lạm dụng bất cứ lúc nào.
Hải Phong (theo The Independent)
Những lo ngại về bảo mật đã xuất hiện khi trong những ngày gần đây, số lượng tài khoản ảo từ ứng dụng FaceApp đã tăng lên đáng kể
" alt=""/>Ứng dụng ghép mặt Reface đang gây 'bão' mạng thu thập gì của người dùng?Vinh danh 88 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH năm 2018
Bài tốt nghiệp 10/10 của tân thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh
Hơn 400 sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị buộc thôi học
Cụ sinh viên 85 tuổi: “Hằng ngày tôi đạp xe 35 phút đến trường"
Ít nhất 30% sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về doanh nghiệp xã hội
Theo đó, ở bậc đại học có 1.626 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 1 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 125 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 1.302 sinh viên tốt nghiệp loại khá. Tỷ lệ tốt nghiệp loại khá trở lên đạt 87.8%.
Hơn 87% sinh viên Trường ĐH Nha Trang tốt nghiệp loại khá |
Ở bậc cao đẳng có 296 sinh viên được trao bằng trong đó 1 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 168 sinh viên tốt nghiệp loại khá. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên ở hệ này đạt 56.7%.
Đặc biệt trong số sinh viên được trao bằng tốt nghiệp lần này có 3 em khóa 2015-2019 tốt nghiệp trước thời hạn đạt loại giỏi và khá.
![]() |
Nhà trường khen thưởng cho những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc và sinh viên có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn hội.
TS Tô Văn Phương - Phụ trách Phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, cho biết hay theo thống kê tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 90%.Trong đó hai ngành du lịch và ngôn ngữ Anh 100% sinh viên có việc làm khi ra trường do nhu cầu nhân lực rất lớn từ thành phố Nha Trang. Một số ngành truyền thống như khai thác thủy sản, nuôi trồng và chế biến thủy sản có nhu cầu nhân lực lớn.
![]() |
Có 3 sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn 1 năm |
Tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm cao là do trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty...Những sinh viên năng động, học giỏi sẽ được tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi học tập dài hạn khoảng 1 học kỳ hoặc giao lưu ngắn hạn trong các chương trình trại hè quốc tế tại các trường nước ngoài.
Ngoài ra sinh viên nhà trường cũng có cơ hội học ngoại ngữ cùng các giảng viên bản xứ là các tình nguyện viên đến từ các tổ chức nước ngoài, giao lưu với các sinh viên, học viên quốc tế đang học tập tại trường và các khóa học nâng cao...
Tuệ Minh
" alt=""/>Hơn 87% sinh viên Trường ĐH Nha Trang tốt nghiệp loại kháKhi được hỏi về vai trò của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ an ninh mạng giai đoạn hiện tại, ông David Koh, Giám đốc điều hành Cơ quan An ninh mạng Singapore, cho rằng mạng Internet cần được "làm sạch" từ “thượng nguồn”, kết hợp với giáo dục ý thức và hợp tác giữa các bên.
Ông Koh ví von Internet như nguồn nước cung cấp đến người dân và doanh nghiệp. Do đó, việc thanh lọc phải từ thượng nguồn, không thể yêu cầu mỗi người dân hay doanh nghiệp tự làm tại nhà. “Công nghệ hiện quá phức tạp, quá khó khăn. Chúng ta đòi hỏi người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh mạng của họ. Điều này là không thể”, ông Koh nói. Thay vì sử dụng các công cụ được thiết kế sẵn, phải đẩy việc bảo mật thành mặc định.
Giám đốc Cơ quan phụ trách an ninh mạng của Singapore đề xuất phải có luật để những nhà cung cấp Internet, công ty viễn thông di động tự động "làm sạch" Internet trước khi cung cấp đến người dân. Phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chung về việc bảo mật để toàn xã hội sử dụng.
Ông lấy một ví dụ cụ thể ở Singapore. Tại đây, mỗi phần mềm bảo mật sẽ được gắn các dấu tick về tính năng sản phẩm. Chẳng hạn một sản phẩm có tính năng cha mẹ quản lý con cái lướt web hay không, có tính năng bảo mật router Wi-Fi hay không,... mỗi tính năng sẽ được gắn một dấu tick. Việc này giúp một người dân bình thường không am hiểu công nghệ có thể chọn sản phẩm bảo mật dựa trên nhu cầu của họ. Càng có nhiều nhu cầu, sản phẩm sẽ càng có nhiều dấu tick.
Ngoài ra, ở tầm vĩ mô, ông Koh đề xuất đưa giáo dục bảo mật vào trong trường học. Cha mẹ và giáo viên sẽ có nhiệm vụ dạy trẻ em kiến thức, ý thức bảo mật cơ bản, tương tự như đánh răng hàng ngày. Như vậy sẽ giúp cho thế hệ kế tiếp trở thành những công dân số thực thụ, được trang bị mặc định các kiến thức công nghệ khác nhau.
Song song đó, quan chức an ninh Singapore cho rằng cần có hợp tác ở khối doanh nghiệp tư nhân, công ty nhà nước, hợp tác khu vực lẫn hợp tác toàn cầu trong quá trình bảo đảm an ninh mạng. Thậm chí, cần có luật sử dụng Internet quốc tế.
Ông Koh khẳng định chính phủ không thể một mình đảm bảo an ninh mạng của quốc gia, cần có hợp tác với những doanh nghiệp trong ngành và các học viện. Chẳng hạn tại Singapore đang có hai dự án lớn về bảo mật được chính phủ hợp tác với hai học viện, bao gồm một công việc về nghiên cứu và phát triển, một hạng mục về đổi mới sáng tạo. Sự kết hợp giữa hai dự án sẽ tạo ra được sản phẩm bảo mật hoàn thiện.
Trước đó, ông Eugene Kaspersky, Giám đốc điều hành hãng bảo mật Kaspersky, cũng đánh giá giáo dục và hợp tác chính là yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh mạng, bên cạnh yếu tố công nghệ.
Công nghệ tiên tiến giúp nhận biết nhanh chóng các nguy cơ, từ đó phát hiện ngay kẻ xấu trên mạng. Ông Eugene cho biết, một khi có được sự hợp tác quốc tế thì gần như mọi hacker đều có thể bị truy vết, nhiều nguy cơ mạng bị đẩy lùi.
Bà Mihoko Matsubara, Chuyên gia về Chiến lược An ninh mạng của Tập đoàn NTT, Tokyo, Nhật Bản, đồng tình với phương pháp giáo dục ý thức cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh mạng. Đẩy mạnh ý thức ở lãnh đạo doanh nghiệp lẫn người dân và cộng đồng nhằm bảo đảm Internet an toàn.
Song song đó, bà Mihoko đánh giá cao sự hợp tác quốc tế trong bảo mật. Tuy nhiên, bà nhận định rằng việc hợp tác nên được hiểu theo nhiều nghĩa, nhiều lĩnh vực. Mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng, nếu đòi hỏi các quốc gia hợp tác chặt chẽ thì cần thời gian. Nhưng trước mắt có thể chia sẻ công việc giữa các công ty, ngành công nghiệp, thành phần kinh tế khác nhau, trước khi nghĩ đến hợp tác chính trị.
Kết thúc diễn đàn, các diễn giả nhấn mạnh vai trò của công nghệ, ý thức bảo mật, cộng với việc hợp tác sẽ giúp các quốc gia giữ an toàn an ninh mạng trong thời kỳ mới.
Hải Đăng
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này.
" alt=""/>Singapore: Internet sạch phải bắt nguồn từ nhà cung cấp mạng