Trường THPT Marie Curie phải chi 238 triệu đồng để mé nhánh, tỉa cành hạ độ cao cây xanh
“Hiện nay, nhà trường đã ký hợp đồng với công ty. Dù chi phí lớn nhưng chúng tôi phải làm vì sự an toàn cho học sinh là trên hết. Phía công ty sẽ làm vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật” - ông Khoa cho hay.
Ông Khoa cũng thông tin trước đây, mỗi năm trường phải chi 60-70 triệu đồng để mé nhánh, tỉa cành cây. Do cổng Trường THPT Marie Curie là dạng vòm, xe cẩu không vào được nên khi thực hiện, các đơn vị tốn khá nhiều thời gian, công sức.
Năm nay, khi Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM báo giá số tiền khoảng 238 triệu đồng, trường khá bất ngờ. Tuy nhiên, phía Công ty nói rằng sẽ cắt tỉa tổng thể và 4 năm sau mới cần làm lại, nên khi tính toán lại thì nhà trường thấy cũng hợp lý.
Nguồn kinh phí cho việc này, ông Khoa cho biết sẽ đề nghị phụ huynh hỗ trợ theo phương án xã hội hóa.
"Trước hết, trường sẽ ứng kinh phí để chi trả. Phụ huynh cũng cho biết sẽ hỗ trợ trong vòng 4 năm nên nhà trường không quá lo lắng".
Nhiều trường gặp khó vì chi phí chăm sóc cây xanh
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) chia sẻ, nếu mời Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM thực hiện mé nhánh, tỉa cành, hạ độ cao sẽ tốn nhiều tiền hơn so với các công ty khác.
"Tháng trước, trường đã liên hệ và được báo giá trên 20 triệu đồng/đợt. Mỗi năm, trường phải làm 2 đợt sẽ tốn hơn 40 triệu đồng. Phía công ty cho biết phải đưa phương tiện chuyên dụng tới làm việc, nhưng chi phí cao là sự cản trở cho nhà trường” - ông Phú nói.
Vì vậy, để tiết kiệm, trường hợp đồng với các công ty khác với kinh phí mỗi đợt khoảng 9-12 triệu đồng.
Không thể đề nghị phụ huynh hỗ trợ, Trường THPT Nguyễn Du sẽ lấy kinh phí từ ngân sách nhà trường để chi trả. Bên cạnh đó là các khoản như mua phân bón, chăm cây.
“Chúng tôi chỉ biết tiết kiệm nhất có thể” - ông Phú than thở.
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT ở Quận 1 thông tin, nếu thực hiện đúng quy định của Nhà nước, trường hợp đồng với những đơn vị có đầy đủ chức năng để thực hiện khảo sát, đưa ra kết luận, cắt tỉa cành, mé nhánh... sẽ hết 45 triệu đồng/đợt. Mỗi năm thực hiện 2 đợt, trường hết gần 100 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc hàng ngày.
“Trường chúng tôi nhỏ nhưng cũng đã hết 100 triệu đồng, thì những trường lớn hết vài trăm triệu là đúng. Khi nhận báo giá của các công ty, chúng tôi rất đau đầu bởi thực sự tốn kém” - vị này nói.
Theo phản ánh của các trường, chi phí chăm sóc cây xanh hiện khá lớn. Nhưng chi phí ấy lấy từ đâu ra? Nếu lấy từ quỹ chi thường xuyên thì sẽ phải giảm các hoạt động khác.
“Kinh phí cắt tỉa chăm sóc cây xanh sẽ phải nằm trong tài chính của từng trường học. Thành phố nên có cơ chế giá cho trường học, bởi các công ty đầy đủ chức năng để thực hiện chăm cây đều do thành phố điều hành. Nếu cứ so sánh trường công lập với các đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp thì rất “tội” cho chúng tôi”- hiệu trưởng này đề xuất.
Sau sự việc cây đổ ở Trường THCS Bạch Đằng khiến 1 học sinh tử vong hồi tháng 5 vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục kiểm tra, cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước, chống dột trong khuôn viên nhà trường. Còn theo khảo sát của Sở Xây dựng TP.HCM tại 21 trường học với 432 cây xanh, Sở này đề xuất 14 trường cần thực hiện đốn hạ ngay những cây có thể gây nguy hiểm.
TP.HCM hiện có khoảng 2.000 trường học các cấp từ mầm non tới THPT, trong đó một số trường đang sở hữu nhiều cây xanh đã trở thành cổ thụ như Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Marrie Curie, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai...
Lê Huyền
Đề xuất chặt cây tại 14 trường học ở Sài Gòn
Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất 14 trường học cho đốn hạ ngay những cây trong khuôn viên gây nguy hiểm, trong đó có nhiều cây phượng vỹ.
" alt="Trường sốc vì phải chi hơn 200 triệu để mé nhánh, tỉa cành cây xanh" />
Ngày 26/5/2019, phụ huynh này ký hai văn bản cung cấp dịch vụ do chi nhánh công ty CP Kinderworld Việt Nam tại Đà Nẵng soạn thảo để đăng ký nhập học cho cháu B.
Nội dung 2 văn bản trên đề cập các khoản phí đặt cọc, ghi danh, giữ chỗ… Trong đó, phí đặt cọc là 8 triệu đồng, học phí là hơn 220 triệu đồng/năm.
Nhận thấy khoản phí đặt cọc thu không đúng quy định của pháp luật, ông T. đã không đồng ý với khoản thu phí đặt cọc.
Vị phụ huynh này sau đó đã làm đơn khiếu nại đến UBND TP Đà Nẵng, Sở GD-ĐT TP về khoản phí đặt cọc này.
Đến cuối tháng 7/2019, ông nhận được thông báo của nhà trường với nội dung: "Nếu phụ huynh không chấp nhận phí đặt cọc, nhà trường sẽ không cung cấp dịch vụ giáo dục, đồng thời sẽ hoàn lại học phí". Trong khi đó, ông T. đã nộp đủ học phí một năm kèm phí đặt cọc cho con.
Thông báo bất ngờ từ phía nhà trường khiến gia đình ông T. phải vất vả tìm kiếm trường khác thay thế, còn cháu B. bị ảnh hưởng tâm lý khi chuyển sang trường mới.
Sau đó, phía công ty nhiều lần chuyển tiền lại cho ông T. nhưng ông này không chấp nhận.
Tại phiên tòa hôm nay, gia đình ông T. cho biết trong đơn nhập học, nhà trường nêu rõ nếu muốn chấm dứt hợp đồng thì bên liên quan phải thông báo ít nhất một tháng. Tuy nhiên, nhà trường đã không thực hiện đúng mà tự đơn phương chấm dứt khi đang trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc này đã khiến việc học của con ông đảo lộn khi không kịp tìm trường mới vào thời điểm cận kề năm học.
Gia đình này yêu cầu phía bị đơn tiếp tục hợp đồng dịch vụ; trả tiền phí đặt cọc; bồi thường tổn thất tinh thần; bồi thường khoản tiền chênh lệch học phí do hành vi ngừng cung cấp dịch vụ giáo dục của trường và công khai xin lỗi trên thông tin đại chúng.
Trong khi đó, đại diện nhà trường cho biết, khoản phí 8 triệu đồng là tiền đảm bảo nghĩa vụ tài chính phát sinh, đề phòng trong quá trình học tập, học sinh làm hư hỏng trang thiết bị học tập. Phần tiền này sẽ hoàn trả cho phụ huynh khi kết thúc hợp đồng.
Sau khi xem xét ý kiến của các bên liên quan, HĐXX đã thống nhất tuyên án vào sáng 4/6.
Ngày 29/5/2019, ông Nguyễn Văn T. phản ánh về việc Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng thu khoản tiền đặt cọc 8 triệu đồng không rõ mục đích. Phụ huynh này có đơn kiến nghị đến UBND TP Đà Nẵng, Sở GD-ĐT TP.
Ngày 24/7/2019, ông T. nhận được thông báo của nhà trường với nội dung, nếu không chấp nhận phí đặt cọc thì nhà trường sẽ không cung cấp dịch vụ giáo dục đồng thời sẽ hoàn lại học phí.
Ngày 26/8/2019, ông T. nộp đơn đến TAND quận Ngũ Hành Sơn, khởi kiện Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng.
Ngày 10/11/2019, Sở GD-ĐT Đà Nẵng có kết luận thanh tra công tác quản lý và tổ chức hoạt động dạy học tại Trường liên cấp quốc tế Singapore. Kết luận thanh tra chỉ ra Trường liên cấp quốc tế Singapore tiếp nhận học sinh Việt Nam vượt quá quy định.
Hồ Giáp
Bất chấp phụ huynh phản đối, trường Ngôi sao giữ nguyên mức thu phí học online
Đúng 1 tuần sau cuộc họp với phụ huynh về việc thu học phí dạy online trong giai đoạn dịch Covid-19, trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân) vừa ra thông báo quyết định giữ nguyên mức thu học phí như ban đầu.
" alt="Vụ kiện trường quốc tế Singapore Đà Nẵng: Phụ huynh yêu cầu trường công khai xin lỗi" />
Về căn hộ tầng 10 được rao bán trước đó, chủ đầu tư khẳng định “tên khách hàng trên hợp đồng và các giấy tờ liên quan của khách hàng mua căn hộ tòa nhà Trung – dự án NOXH Rice City Linh Đàm vẫn đúng theo danh sách đăng tải trên trang web của Sở Xây dựng”.
“Chủ trương cty BIC Việt Nam đã nhất quán, xuyên suốt từ ban lãnh đạo cho đến cán bộ nhân viên phải làm đúng theo quy định của pháp luật tại điều 62 Luật nhà ở năm 2014” – công văn của chủ đầu tư nêu.
Chủ đầu tư cho rằng, các thông tin phản ánh xuất phát từ khía cạnh là các đối tượng môi giới trên thị trường không có bằng chứng xác thực để chúng tôi truy tội từ các nhân viên cụ thể. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo công ty cũng rút kinh nghiệm và cảnh cáo các nhân viên,quán triệt sâu sắc công tác quản lý quy trình thực hiện kinh doanh đúng quy định và phát ngôn thông tin đúng chức năng nhiệm vụ, tránh gây hậu quả nghiêm trọng tới hình ảnh và uy tín của công ty. Đồng thời công ty cũng đang chấn chỉnh lại đội ngũ nhân viên, rà soát công tác cán bộ để xử lý đúng người, đúng tội.
Trao đổi về vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã quy định rất rõ về đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Với thông tin mà báo chí đã phản ánh liên quan đến dự án nhà ở xã hội Rice City, những trường hợp “ngoại giao đặc biệt” mà theo giới thiệu là nhân viên kinh doanh của Công ty cổ phần BiC Việt Nam trao đổi với khách hàng để có thể khẳng định có hay không vấn đề này thì trước hết cần phải đợi kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP hướng dẫn rất cụ thể về điều kiện được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, pháp luật không có trường hợp nào ngoại lệ nào về đối tượng được hưởng chính sách từ nhà ở xã hội. Do đó nếu có trường hợp “ngoại giao đặc biệt” tôi cho rằng đã có dấu hiệu trục lợi từ nhà ở xã hội ở đây” – vị luật sư phân tích.
Cũng theo vị Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh về giá bán nhà ở xã hội, theo thông tin cung cấp, giá bán trên hợp đồng là 14,9 triệu đồng/m2 nhưng thực tế để được sở hữu người mua nhà phải trả là 22,2 triệu đồng/m2. Theo quy định của pháp luật hiện hành giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư ….(khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP), theo quy định khi tiến hành giao bán nhà ở xã hội chủ đầu tư phải công khai giá bán và phải thực hiện theo giá đã chào bán công khai đó. “Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc làm rõ có hay không có sai phạm, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) để chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội của nhà nước phát huy hiệu quả trong thực tiễn” – luật sư Nguyễn Thế Truyền nói.
Hồng Khanh
Đi mua nhà ở xã hội chênh nửa tỷ đồng
Khách hàng chỉ cần bỏ ra khoản tiền chênh gần nửa tỷ đồng mọi thủ tục được chủ đầu tư cam kết hợp thức hóa theo quy định để trở thành chủ mới của một căn hộ nhà ở xã hội tại dự án Rice City Linh Đàm
" alt="Mua nhà ở xã hội chênh nửa tỷ đồng: Chủ đầu tư chỉ lỗi do môi giới" />
Thông tin về việc xả nước hồ điều hòa được cập nhật và ngay lập tức đất quanh khu vực này được báo giá “biến động” tăng từ 1-3 giá so với một vài ngày trước.
Thông tin về việc xả nước hồ điều hòa tại khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 nhanh chóng được cập nhật quảng cáo tới khách hàng qua thông báo: Tin nóng nhất trong ngày! Hồ Thanh Hà xả nước. Tạm dừng giao dịch B2.1 Thanh Hà. Trên nhiều trang rao bán bất động sản trong ngày 26/4 cũng thông báo những căn hộ view hồ đang cháy hàng. Ngoài các căn hộ chung cư thì các lô biệt thự liền kề nhìn ra hồ điều hòa cũng biến động mạnh về giá.
Liên hệ với một môi giới trong chiều 26/4, người này cho biết nước đang được xả vào hồ chỉ trong ngày hôm nay qua sáng mai là đầy. Và ngay lập tức thông báo các lô liền kề, biệt thự xung quanh hồ được báo giá tăng lên 1-2 giá so với vài ngày trước.
Bảng báo giá chênh tại dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5.
Theo nhiều môi giới tại dự án, giá đất mấy tuần qua đặc biệt là tuần trước lên rất cao còn đến thời gian này thì hơi chững lại. “Giá còn tăng nữa. Không có gì phải lo cả” – môi giới trấn an khách hàng về cơ hội đầu tư tại dự án.
Dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 sau nhiều năm điêu đứng và dính nhiều tai tiếng, từ sau Tết trong vài tháng nay đã xuất hiện tình trạng cò đất đua nhau thổi giá đất tại.
Cơ chế giá được môi giới ở đây rỉ tai nhau, giá lên xuống phải theo nhau mặc định hôm nay giá từng này đang chênh như thế nhưng nếu có người đưa ra một lô giá thấp chỉ kém hơn 0,1-0,2 là đã lại cạnh tranh nhau rồi. Chính vì vậy ở đây xuất hiện cả đội quân đi mua gom đất theo từng khu vực.
Theo bật mí của môi giới, tại dự án Thanh Hà Cienco đội quân này không chỉ ở Hà Nội mà còn cả các tỉnh như Hải Dương. Đội này đổ người xuống rồi đi mua gom cả khu vực. Mua xong là hò nhau thổi giá, bảo nhau tăng giá theo kiểu thổi giá từng vùng, từng khu vực và khẳng định đất ở đây còn nóng nữa đặc biệt là biệt thự, liền kề.
Trong khi đó, theo báo cáo quý I của Savills Việt Nam, thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội vẫn tiếp tục trầm lắng trong khi nguồn cung không ngừng tăng.
Đánh giá về lượng cầu, đơn vị tư vấn này thống kê lượng giao dịch trong quý I đạt 579 căn, giảm 24% so với quý trước nhưng tăng 40% so với quý I/2016. Lượng giao dịch được chia đều cho cả hai phân khúc biệt thự và liền kề. Tỷ lệ hấp thụ trong quý đạt 21%, giảm 9% theo quý và 3% theo năm. Lượng giao dịch biệt thự và nhà liền kề trong quý I chỉ trên 50% cung mới và bằng khoảng 20% tổng nguồn cung sơ cấp.
Hiện tượng thổi giá, làm giá trên thị trường bất động sản đã được nhiều chuyên gia bất động sản đưa ra lời cảnh báo làm thị trường méo mó và phát triển không bền vững tác động đến thị trường bất động sản về lâu dài.
Việc “đổ xô” mua đi bán lại sẽ tạo nên cơn sốt “ảo” về đất nền, khiến giá bán của phân khúc này dễ bị đẩy lên cao. Điều này cũng dấy lên lo ngại về một kịch bản “đất nền bỏ hoang” đã từng là nỗi ác mộng của làng bất động sản trong giai đoạn từ năm 2007 - 2010. Ngay tại dự án Thanh Hà Cieco 5, trước đó đã từng chứng kiến cơn nóng sốt cách đây vài năm nhiều sau đó đi vào “đóng băng” không ít nhà đầu tư cũng “vỡ mộng” ôm lỗ hàng chục tỷ đồng khi dự án dính tranh chấp, kiện tụng.
Liên quan đến việc kiểm tra công trình xây dựng tại dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 theo thông báo Thanh tra Sở Xây dựng chủ trì dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng 4 này.
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Hồng Khanh
Cận cảnh dự án Thanh Hà Cienco 5 bị ‘sờ gáy’
Tuy hạ tầng còn ngổn ngang nhưng vài tháng nay đã xuất hiện tình trạng cò đất đua nhau thổi giá đất tại khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 cao ngất ngưởng.
" alt="Bị kiểm tra đội xuất, đất Thanh Hà Cienco 5 vẫn bị thổi giá ‘bỏng tay’" />
Lớp học lác đác vài sinh viên khi giờ học chính thức bắt đầu. Ảnh: Nguyễn Ngọc Ánh.
“Thực ra trước khi đến lớp, tôi cũng đoán trước được tình hình, bởi ai trải qua thời sinh viên cũng hiểu. Sinh viên xa quê thì muốn tranh thủ ở nhà rốn thêm vài hôm để chơi cho đã với tâm lý 1 năm mới có 1 dịp Tết là nghỉ thật, còn hè cũng phải đi học. Ngoài lý do đó thì vấn đề xe cộ, giá vé các phương tiện ngày Tết đã cao nhưng vẫn còn thiếu... nên có thể tạm châm chước nhiều em mấy ngày không kiếm được xe. Lớp tôi dạy đa số sinh viên ngoại tỉnh nên vắng nhiều, đặc biệt là các em ở vùng Tây Nguyên hoặc ngoài Bắc vào.
Trách thì đáng trách thật, nhưng tôi chỉ không hài lòng với những sinh viên nhà ở gần trường mà vẫn không đến lớp”, giảng viên này tâm sự.
Hình ảnh được thầy giáo ghi lại vào đầu tiết học môn Sức khỏe môi trường vào lúc 15h15 ngày mồng 9 âm lịch, là buổi học đầu tiên sau Tết của trường này.
“Ảnh này tôi ghi lại lúc chính thức vào tiết học. 10 phút sau thì các em cũng lần lượt đến và rồi tổng cộng cũng được 21 em, đạt được một nửa sĩ số thường ngày. Nhưng có một số lớp khác thì vắng lắm”.
Hỏi cảm giác khi lớp học lác đác vài sinh viên như vậy, thầy giáo này chia sẻ:
“Cơ bản là mình cũng phải mở lòng ra một chút, thông cảm cho các em.
Thực ra trước đó, mình cũng có thăm dò sẵn lớp rồi và gần 20 sinh viên có gửi lời xin phép nghỉ đàng hoàng. Nên mình cũng không quá buồn. Sau khi lớp dần ổn định với khoảng 20 em, mình cũng hỏi thăm về tình hình ăn Tết của các em rồi mới giảng bài. Tuy nhiên, đành phải dạy với tốc độ chậm hơn để các sinh viên có mặt từ buổi sau còn theo kịp.
Các đồng nghiệp của tôi phản ánh ngày hôm qua các lớp vẫn còn vắng nhiều, sáng nay 26/2 tôi có ghé qua thì thấy tình hình đỡ hơn”.
Đây có lẽ cũng là thực trạng chung của nhiều trường đại học trên cả nước, bởi nhiều sinh viên vẫn có tâm lý chấp nhận bỏ một hai buổi học sau Tết để kéo dài quãng thời gian xả hơi của mình. Tuy nhiên, việc này hẳn sẽ khiến các giảng viên khó được vui và các bạn trẻ cần ý thức hơn với kế hoạch học tập của mình.
Thanh Hùng
Thầy hiệu trưởng đến từng bàn mừng tuổi từng người khiến sinh viên bất ngờ
Nhiều sinh viên của Trường ĐH Sài Gòn tỏ ra vô cùng bất ngờ và phấn khởi khi ngày đầu tiên đi học của năm mới được thầy hiệu trưởng nhà trường đến từng bàn mừng tuổi từng người một.
" alt="Thầy giáo lặng người khi lớp lèo tèo sinh viên ngày đầu năm" />