
Tin bài liên quan:
Hàng Không VN tỏ quan điểm vụ "nhân viên trả thù nhầm"
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ các bộ, ngành, địa phương gửi, nhận văn bản điện tử.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cấp phát 100% chứng thư số cho các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ, cục, sở và tương đương trở lên trước ngày 30/6/2020 phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng và các yêu cầu khác theo đề nghị của cơ quan nhà nước các cấp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo phải tổng hợp nhu cầu, cấp phát đầy đủ chữ ký số cá nhân, tổ chức cho đơn vị hành chính các cấp phục vụ cấp bản sao điện tử, chứng thực bản sao điện tử, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định. Tiếp tục triển khai phân cấp, uỷ quyền một số dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo quy định, đảm bảo trong năm 2020 hoàn thành việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu, đủ điều kiện về nhân lực và hạ tầng kỹ thuật.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo phải nghiên cứu, phát triển, cung cấp công cụ ký số trên văn bản điện tử theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư; tích hợp trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành (trên máy tính để bàn PC và trên các thiết bị di động) của các bộ, ngành, địa phương phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng. Hoàn thành trong tháng 6 năm 2020. Bên cạnh đó, phải thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động các cấp chính quyền.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 02/CT-TTg rà soát nhu cầu sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho cá nhân, tổ chức, gửi Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 31/5/2020 để được cấp phát theo quy định.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát, bảo đảm về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc triển khai phân cấp, uỷ quyền một số dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, hoàn thành trong năm 2020; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đảm bảo chặt chẽ, thực chất, hiệu quả.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo về nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; phối hợp chặt chẽ trong việc liên thông, kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành để đảm bảo 100% văn bản điện tử gửi nhận ở cả 4 cấp chính quyền và 80% các đơn vị thuộc bộ, 60% các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 30% đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện có 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%. Nguyên nhân chính của sự chuyển biến cơ bản này là do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước khẳng định văn bản điện tử đã ký số gửi nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
P. V.
" alt=""/>Chính phủ yêu cầu triển khai chữ ký số chuyên dùng phục vụ gửi nhận văn bản điện tửPhòng test có diện tích 18m2 trên căn hộ chung cư ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Nói qua chút về bụi không khí, mối quan tâm phổ biến hiện nay là hai chỉ số bụi PM2.5 và PM10. PM2.5 là những hạt bụi siêu mịn có kích cỡ 2,5 micromet trở lại, còn PM10 là những hạt cỡ 10 micromet trở lại. Trong đó, PM2.5 là loại bụi đáng ngại nhất vì chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi và được coi là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giảm được nồng độ bụi PM2.5 từ 35 microgam/m3 xuống mức 10 microgam/m3 có thể giảm khoảng 15% nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí.
![]() |
Điều hòa LG V10APFN có một module lọc không khí ở phía trên cục lạnh. |
Đo chất lượng không khí trước và sau khi bật điều hòa
Qua thử nghiệm với các khung thời gian khác nhau từ 30 phút đến 8 tiếng liên tục qua đêm, điều hòa LG này cho thấy khả năng lọc bụi hiệu quả, đặc biệt là khi chạy qua đêm.
Cụ thể, lần test đầu tiên thực hiện vào khoảng 4 giờ chiều trong một ngày trời có nắng ở Hà Nội. Trước khi test, nồng độ bụi thực tế trong phòng có chỉ số PM2.5 là 49 microgam/m3 và chỉ số PM10 là 149 microgam/m3. Khi đó, bảng điều khiển trên điều hòa LG hiện lên cảnh báo màu vàng, tức chất lượng không khí ở mức không thật tốt với sức khỏe.
Sau 15 phút bật điều hòa, chỉ số PM2.5 và PM10 đã giảm khoảng 40% ở cả hai chỉ số, còn 30 microgam/m3 với chỉ số PM2.5 và 91 microgam/m3 với chỉ số PM10. Sau nửa tiếng, độ bụi tiếp tục giảm mạnh, chỉ số PM2.5 chỉ còn 26 microgam/m3 và PM10 là 78 microgam/m3, tức là mức độ bụi đã giảm được một nửa so với ban đầu.
![]() |
Nồng độ bụi trong phòng trước khi test: PM2.5 là 49 microgam/m3, PM10 là 149 microgam/m3. |
![]() |
Nồng độ bụi trong phòng sau 15 phút bật điều hòa… |
![]() |
... và 30 phút, thì nồng độ bụi đã giảm gần một nửa ở cả hai chỉ số bụi PM2.5 và PM10. |
Tiếp đến, nhóm test thử nghiệm khung thời gian dài hơn là 8 tiếng để xem hiệu quả lọc bụi khi bật điều hòa qua đêm như thế nào. Trước lúc bật, nồng độ bụi thực tế trong phòng vượt ngưỡng an toàn, chỉ số PM2.5 là 57 microgam/m3 và chỉ số PM10 lên tới 911 microgam, ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chỉ số PM10 tăng cao bất thường có thể do là cách vị trí chúng tôi lắp điều hòa khoảng vài trăm mét có chung cư khác đang trong quá trình xây dựng.
Sau 8 giờ chạy điều hòa, cả hai chỉ số bụi trong phòng đều giảm rất ấn tượng. Chỉ số PM2.5 chỉ còn có 4 microgam/m3 và chỉ số PM10 là 26 microgam/m3. Lúc này, bảng điều khiển hiện lên thông báo màu xanh đồng nghĩa với việc không khí trong phòng đang rất an toàn và trong lành.
![]() |
Nồng độ bụi trong phòng trước khi thử nghiệm khung thời gian 8 tiếng. Nồng độ bụi PM10 cao bất thường tới 911 microgam/m3, có thể do bụi đến từ chung cư đang xây dựng gần đó. |
![]() |
Sau 8 tiếng, nồng độ bụi trong phòng đã xuống rất thấp. |
Không chỉ ở chế độ làm mát, ngay cả chế độ hút ẩm (Dry) hay chỉ bật quạt gió thì điều hòa này cũng lọc bụi hiệu quả tương tự. Như vậy, vào những ngày mùa đông hay thời tiết mát mẻ, bạn vẫn có thể dùng điều hòa để làm sạch không khí trong phòng. Ngoài hai loại bụi PM2.5 và PM10 thì điều hòa này còn lọc được cả loại bụi PM1.0 kích cỡ nhỏ hơn nữa.
![]() |
Điều hòa có bảng điều khiển, đèn hiện lên biểu tượng cây màu xanh là không khí an toàn. |
Như vậy, qua các thử nghiệm, có thể thấy điều hòa lọc không khí như của LG có hiệu quả trong việc lọc các loại bụi nhỏ và siêu nhỏ, đem lại bầu không khí trong lành hơn và giúp giảm thiểu đáng kể các nguy cơ dẫn đến những căn bệnh về đường hô hấp do bụi gây nên.
Thêm vào đó khoảng thời gian để không khí trong phòng trở về trạng thái tương đối trong lành vào khoảng 30 phút sau khi bật điều hòa có chức năng lọc không khí.
" alt=""/>Điều hòa lọc không khí có hiệu quả như thế nào?