Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông trong hơn 10 năm nay, các chương trình truyền hình thực tế (game show) trở nội dung không thể thiếu của các đài truyền hình. Hàng loạt game show ăn khách ra đời như Rap Việt, Ca sĩ mặt nạ, Người Ấy Là Ai. Những chương trình này đem về hàng triệu lượt xem đối với mỗi tập phát sóng trên kênh Youtube của VieON.
VieON là nền tảng truyền thông của Công ty cổ phần VieON - đơn vị thành viên thuộc Công ty cổ phần DatViet VAC Group Holdings (Tập đoàn Đất Việt VAC). Tính đến nay, tập đoàn này được xem là doanh nghiệp lớn nhất trong cuộc chơi sản xuất game show truyền hình.
Tiền thân của Tập đoàn Đất Việt VAC được ông Đinh Bá Thành (sinh năm 1957) thành lập từ năm 1994. 3 công ty là trụ cột của tập đoàn này là DatViet Media (công ty truyền thông), DatViet OOH (công ty quảng cáo ngoài trời) và DDB Advertising (công ty truyền thông liên kết).
Đến năm 1998, tập đoàn của ông Thành cho ra đời công ty sản xuất chương trình truyền hình đầu tiên tại Việt Nam có tên Dong Tay Promotion.
Sau này Đất Việt VAC mở rộng thêm nhiều đơn vị thành viên như M&T Pictures (công ty sản xuất phim truyền hình), TK-L (công ty cung ứng bản quyền truyền hình), Nomad MGMT VietNam (công ty quản lý người mẫu quốc tế), Song Minh (công ty hậu kỳ), Karisma Looks (công ty quản lý nghệ sĩ), Công ty cổ phần DatViet VAC ME.
Đến năm 2018, doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty truyền thông thành hệ sinh thái công nghệ giải trí.
Nhóm công ty thuộc hệ sinh thái Đất Việt VAC (Biểu đồ: Mộc An).
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần DatViet VAC Group Holdings được thành lập tháng 6/2019. Sau 7 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có vốn điều lệ 649,23 tỷ đồng. Trụ sở chính tại 222 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM. Ông Đinh Bá Thành là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Ban đầu công ty có vốn điều lệ 5 tỷ đồng trong đó ông Đinh Bá Thành góp 54,9% vốn, ông Đào Văn Kính góp 35,1% vốn, ông Hoàng Trọng Khải góp 10% vốn.
Ông Kính hiện là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Dat Viet Media. Còn ông Khải là người đại diện của nhiều công ty khác như Công ty cổ phần Dat Viet OOH, Công ty cổ phần VieOn, Công ty cổ phần Datviet VAC M&E,... Những công ty này đều có địa chỉ tại trụ sở chính của Tập đoàn Đất Việt VAC.
Trong hệ sinh thái của tập đoàn này, Công ty cổ phần Nghệ thuật Song Minh do bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp (sinh năm 1962) làm đại diện pháp luật. Bà Diệp còn là đại diện của Công ty cổ phần Thi Nam Phương và Công ty cổ phần The Nam Khang.
Vị trí của Cao ốc Princess Nam Phương (Nguồn: Thi Nam Phương).
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần The Nam Khang được thành lập tháng 3/2007. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, có vốn điều lệ 588,11 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp hiện là Giám đốc. Công ty này có trụ sở trùng với trụ sở của Tập đoàn Đất Việt VAC. Còn ông Thành là Chủ tịch HĐQT.
Công ty này là chủ đầu tư dự án The Nam Khang Resort Residences (nay là Mandarin Oriental Da Nang). Dự án nằm trên bờ biển dài 30km, phía Nam giáp phố cổ Hội An, gồm 69 căn biệt thự nghỉ dưỡng, 18 biệt thự 3 phòng ngủ, được thiết kế có không gian riêng.
Năm 2021, dự án này từng được UBND TP Đà Nẵng nhắc nhở trong một số dự án chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Tháng 2/2021, một số thông tin cho biết dự án Mandarin Oriental Đà Nẵng sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2024.
Còn Công ty cổ phần Thi Nam Phương là chủ đầu tư của dự án Cao ốc Princess Nam Phương tại 222 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM. Đây cũng là "đại bản doanh" của Tập đoàn Đất Việt VAC.
Thông tin từ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho biết ông Thành và bà Diệp hiện có cùng địa chỉ chỗ ở.
" alt=""/>Cuộc chơi bất động sản của "ông trùm" tỷ view sở hữu Rap Việt, Ca sĩ mặt nạTheo ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng 8/9, tại nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội, cây cối, cột đèn bị đổ, các biển quảng cáo cũng bị gió bão Yagi thổi bay, hư hỏng.
Tại khu đô thị The Manor (Mễ Trì, Nam Từ Liêm) hàng loạt cây bên đường đều bị gió quật bật gốc nằm la liệt. Thời điểm phóng viên ghi nhận, chưa có người tới xử lý (Ảnh: Dương Tâm).
Tại khu chung cư Mỹ Đình Pearl (Nam Từ Liêm), gió lớn cũng khiến nhiều cây bên đường bị đổ gục. Các nhân viên lao công đang cắt tỉa cành để trồng lại (Ảnh: Dương Tâm).
Tại khu đô thị Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm), nhiều cây xanh bị tác động bởi gió bão đã bật gốc (Ảnh: Dương Tâm).
Chị Nguyễn Quỳnh - người dân tại khu đô thị Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - kể, từ chiều 6/9, khi cơn giông nổi lên, một số cây tại đô thị đã bị bật gốc. Khi bão vào, hàng loạt cây xanh bị gió quật gãy cành, đổ gục xuống đường.
Tuy nhiên, ban quản lý đã thông báo có 200 người ở lại khu đô thị để hỗ trợ cư dân khi cần thiết nên gia đình chị Quỳnh cũng cảm thấy yên tâm hơn. Chị nói, sáng hôm nay, khu đô thị đã được quét dọn sạch sẽ. Hiện nhiều cây xanh đã được cắt cành, chờ trồng lại.
Tại khu đô thị Geleximco (Hoài Đức), nhiều cây xanh đã đổ gục bên đường sau bão Yagi tối 7/9 (Ảnh: Dương Tâm).
Một số cột đèn bị gió xô gãy cũng đang được xử lý (Ảnh: Dương Tâm).
Nhiều biển quảng cáo cũng đã bị hư hỏng, thậm chí thổi bay xuống đường (Ảnh: Dương Tâm).
Anh Hải, người dân tại khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, nói rất may khi sau cơn bão lần này, khu đô thị không bị chìm sâu trong biển nước như cơn mưa hồi tháng 7. Ngày hôm qua, vì sợ hầm bị ngập, anh đã mang ô tô ra vỉa hè để, may mắn khi không bị cây đổ vào.
Sau khi bão Yagi quét qua, nhiều cây lớn trên các tuyến phố tại Hà Nội đã bị đổ gục. Theo báo cáo của các quận, huyện, tính đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn TP Hà Nội có 14.660 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 14.272 cây.
" alt=""/>Cảnh hoang tàn sau bão Yagi tại các khu đô thị ở Hà Nội