Thế giới

Hà Nội báo cáo Thủ tướng sau thanh tra các dự án đất vàng chuyển đổi

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-04 01:02:07 我要评论(0)

TTCP kiến nghị tính tiền sử dụng đất bổ sungUBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ vềbảng xếp hạng u23bảng xếp hạng u23、、

TTCP kiến nghị tính tiền sử dụng đất bổ sung

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Thông báo số 1183 ngày 23/7/2021 và Kết luận số 1468 ngày 4/9/2018 của Thanh tra Chính phủ (nội dung xác định nghĩa vụ tài chính) đối với các dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa.

TheàNộibáocáoThủtướngsauthanhtracácdựánđấtvàngchuyểnđổbảng xếp hạng u23o UBND TP, thực hiện Thông báo số 1183 và Kết luận số 1468 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hà Nội (giai đoạn 2003-2016). Trên cơ sở các quy định của pháp luật, UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ về khoản thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%) trong suất đầu tư khi xác định chi phí phát triển làm cơ sở xác định giá đất.

{ keywords}
Dự án Hanoi Aqua Central 44 đường Yên Phụ, một trong số các dự án phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất do xác định sai quy định theo kết luận của TTCP

Trước đó, tại Kết luận thanh tra số 1468, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP tính tiền sử dụng đất bổ sung đối với các dự án đã nêu trong kết luận thanh tra và rà soát toàn bộ các dự án trong thành phố khi đưa khoản chi phí dự phòng và chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình 1% chi phí xây dựng (giai đoạn thực hiện Thông tư số 145 năm 2007 của Bộ Tài chính); khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư khi xác định chi phí xây dựng và chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình 1% chi phí xây dựng (giai đoạn thực hiện Thông tư số 36 năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) vào tổng chi phí phát triển để trừ tiền đất phải nộp không đúng quy định, thu tiền về ngân sách Nhà nước.

TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý và thu hồi khoản tiền chi phí dự phòng, lãi tiền vay ngân hàng, chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình (1%) chi phí xây dựng và khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư đã đưa vào tổng chi phí phát triển khi tính tiền sử dụng đất của các dự án theo phương pháp thặng dư không đúng với quy định tại Thông tư số 145 của Bộ Tài chính và Thông tư số 36 của Bộ TN&MT.

Nêu tại Công văn góp ý số 1558 ngày 10/9/2020 gửi Bộ TN&MT, TTCP tiếp tục có ý kiến: “UBND TP Hà Nội áp dụng suất đầu tư của Bộ Xây dựng khi xác định chi phí xây dựng trong tổng chi phí phát triển nhưng không loại bỏ khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% là không đúng quy định, vì theo Thông tư số 36, trong tổng chi phí phát triển đã có lợi nhuận của nhà đầu tư 14% chi phí xây dựng có tính đến yếu tố rủi ro kinh doanh và chi phí tư vấn (trùng 2 lần lợi nhuận trong chi phí xây dựng)”.

Tiếp đến, tại Báo cáo số 08 ngày 12/1/2021 của TTCP báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, có nêu: “Tại Báo cáo số 438 ngày 8/12/2020 của Bộ TN&MT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xác định tiền sử dụng đất của 38 dự án, trong đó có nội dung các dự án này khi xác định tiền sử dụng đất không gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, về nội dung này, TTCP đã có Văn bản số 2119 ngày 4/12/2020 đồng ý với Bộ TN&MT”.

{ keywords}
Tại dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy, chủ đầu tư đã chuyển một phần diện tích từ đất thuê trả tiền hàng năm sang hình thức giao đất có thu sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, đoàn thanh tra tạm tính số tiền bổ sung là hơn 403.309 triệu đồng

Về khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 1485 ngày 16/4/2019 và số 131 ngày 29/6/2021 gửi TTCP báo cáo giải trình.

Tuy nhiên, ngày 23/7/2021, TTCP có Thông báo số 1183 về kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hà Nội (giai đoạn 2003-2016), trong đó yêu cầu UBND TP Hà Nội và các cơ quan, tổ chức thực hiện các kiến nghị của TTCP.

Hà Nội nói làm đúng luật

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trong quá trình triển khai xác định giá đất cụ thể, ngày 26/1/2018, UBND TP đã có Văn bản số 386 xin ý kiến của Bộ Xây dựng về khoản lợi nhuận định mức kết cấu trong suất vốn đầu tư.

Ngày 9/2/2018, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 284 trả lời nêu: “Theo quy định tại Nghị định số 32 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thu nhập chịu thuế tính trước là một khoản mức chi phí cấu thành nên chi phí xây dựng và khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình khoản thu nhập chịu thuế tính trước trong chi phí xây dựng độc lập với khoản lợi nhuận của nhà đầu tư.

Tại Báo cáo số 438 ngày 8/12/2020 của Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 70 ngày 25/5/2020 của Văn phòng Chính phủ nêu: “Căn cứ quy định pháp luật, khoản thu nhập chịu thuế tính trước (đối với công trình dân dụng được Bộ Xây dựng quy định là 5,5%) là một khoản chi phí nằm trong chi phí xây dựng; theo đó, thu nhập chịu thuế tính trước tính trong chi phí xây dựng và được tính vào tổng chi phí phát triển giả định của bất động sản để định giá đất theo phương pháp thặng dư là phù hợp và thống nhất với quy định tại Thông tư số 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc loại bỏ khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong tổng chi phí phát triển giả định khi định giá đất theo phương pháp thặng dư là không phù hợp với thực tế và không có cơ sở pháp luật”.

UBND TP Hà Nội cho rằng, khoản thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%) là khoản lợi nhuận của nhà thầu thi công công trình được tính trước trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 32/2015 của Chính phủ và Thông tư 06/2016 của Bộ Xây dựng.

Khoản lợi nhuận của nhà đầu tư tính đến yếu tố rủi ro kinh doanh, chi phí vốn (được tính bằng 14% của tổng chi phí đầu tư và giá trị khu đất) là khoản mục chi phí phát triển được quy định tại Mục a, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 36/2014 của Bộ TN&MT.

“Như vậy, đây là hai khoản mục chi phí khác nhau dành cho hai đối tượng khác nhau nên không trùng lặp. UBND TP Hà Nội xác định khoản thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%) trong suất đầu tư và lợi nhuận nhà đầu tư có tính đến yếu tố rủi ro kinh doanh (14%) là đúng quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT”, báo cáo của UBND TP Hà Nội nêu.

Từ  đó, UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận thống nhất áp dụng khoản thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%) trong suất đầu tư khi xác định chi phí phát triển làm cơ sở xác định giá đất của các dự án theo quy định tại Nghị định số 44 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Thông tư số 36 năm 2014 của Bộ TN&MT; ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT làm cơ sở để UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện.

Trước đó, TTCP đã có kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Hà Nội.

Sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện qua thanh tra lên đến gần 4.000 tỷ đồng.

Về việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án, theo kết luận của TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất không căn cứ vào thông tư 145/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư 36/2014 của Bộ TN&MT . Các dự án ở 2 giai đoạn này, liên ngành và Sở TN&MT đã trình UBND TP khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi phí không đúng theo quy định để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu số tiền lớn. Đoàn thanh tra tạm tính đối với 30/38 dự án số tiền hơn 1.480 tỷ đồng.

Như tại dự án Hanoi Aqua Central 44 đường Yên Phụ (Ba Đình) của Công ty CP Tháp nước Hà Nội; dự án Star Tower 283 Khương Trung (Thanh Xuân); Dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6-NO - Times Tower  đường Lê Văn Lương của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội; Dự án xây dựng Khu văn phòng nhà ở và nhà trẻ 201 Minh Khai (Hinode City); Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ công cộng nhà trẻ và nhà ở để bán lô đất 3.7CC đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) của Hacinco; Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân); Dự án 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản của Công ty CP Him Lam; Dự án Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng…

Tiền sử dụng đất dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê - Discovery Complex tại 302 Cầu Giấy, chủ đầu tư đã chuyển một phần diện tích từ đất thuê trả tiền hàng năm sang hình thức giao đất có thu sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đoàn thanh tra tạm tính số tiền bổ sung hơn 403.309 triệu đồng.

Thuận Phong 

Bộ Xây dựng hướng dẫn miễn giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp sai quy định

Bộ Xây dựng hướng dẫn miễn giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp sai quy định

Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn Công ty CP Đầu tư An Lộc thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng đối với Khu nhà ở thấp tầng tại dự án 107 đường Xuân La, là sai Luật Xây dựng năm 2014.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

"Ngoài việc BHXH đang nợ bệnh viện trên 10 tỷ đồng, các phòng khám tư nhân mọc gần bệnh viện, có sử dụng bảo hiểm y tế, thu hút bệnh nhân về đó khiến doanh thu bệnh viện giảm", lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho hay.

Theo ông Bình, bệnh viện đang loay hoay tìm phương án tháo gỡ công nợ. Trong đó, cơ sở này đang làm các văn bản đề xuất gửi BHXH.

"Phía BHXH đang nợ tiền vượt trần, vượt tổng mức thanh toán. Những điều này phía bệnh viện đã sử dụng cho bệnh nhân rồi nhưng bảo hiểm chưa đưa vào thanh toán. BHXH đang yêu cầu bệnh viện gửi số liệu xuống cho BHXH tỉnh để BHXH tỉnh gửi số liệu ra cho BHXH Việt Nam, để có hướng tháo gỡ", ông Bình nói.

z5001781074211-0042e49f6b1f2df9104cceb781348763-1.jpg
Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê. Ảnh: TL

Cũng theo ông Bình, trong số trên 10 tỷ đồng mà BHXH nợ bệnh viện, hơn 6 tỷ đồng là tiền vượt trần, vượt tổng mức thanh toán; ngoài ra, có số tiền năm ngoái bảo hiểm đang nợ chưa thanh toán hết; dịch vụ chưa thống nhất giữa bảo hiểm và cơ sở khám chữa bệnh nên chưa được đưa vào thanh toán là 2 tỷ đồng. Chi phí chênh lệnh gây tê, gây mê đang bị "treo".

Nói về phương án tháo gỡ, xử lý công nợ, đại diện Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho rằng cơ sở không thể đủ để trả lương cho nhân viên. Hiện bệnh viện tự chủ 100% về chi thường xuyên nên rất khó khăn. "Nếu tự chủ để trả lương là không đủ vì quỹ lương mới, hiện mỗi tháng phải có 2 tỷ đồng để trả lương và đóng bảo hiểm cho cán bộ, nhân viên. Lý do công nợ tiền thuốc cao là do tập trung trả tiền lương trước", đại diện bệnh viện nói.

Ông Nguyễn Duy Bình cho rằng, trước mắt để có nguồn tháo gỡ bớt công nợ, bệnh viện đã có văn bản gửi Sở Y tế xin không tự chủ.

"Chúng tôi làm văn bản xin tự chủ một phần để khi thiếu tiền, còn có nguồn để trả lương cho nhân viên, nhưng vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Vừa qua, Sở Y tế và Sở Tài chính đã về khảo sát, đánh giá bệnh viện không thể tự chủ được 100%. Sở Y tế đã có văn bản gửi Sở Tài chính đề nghị xem xét vấn đề tự chủ của bệnh viện, đang chờ UBND tỉnh quyết định. 

Bệnh viện đã nhiều lần làm việc với huyện và tỉnh, tất nhiên không có chuyện họ chi tiền để về để bệnh viện trả nợ. Giải pháp bây giờ là hạ được mức tự chủ về chi thường xuyên. Nếu không được thì phải nâng cao chất lượng chuyên môn lên, sử dụng được nhiều dịch vụ để thu hút bệnh nhân, nhằm tăng doanh thu cho bệnh viện", ông Bình nói thêm.

Liên quan đến nợ tiền thuốc kéo dài, phía bệnh viện cho biết: "Tiền trực ca của cán bộ chúng tôi mới trả đến tháng 5/2022. Hiện ưu tiên trả tiền lương cho nhân viên, còn các doanh nghiệp gọi điện đòi nợ tiền thuốc, vật tư thì bệnh viện đang xin giãn nợ".

BHXH "treo" hàng chục tỷ

Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, hiện BHXH đang "treo" của bệnh viện 53 tỷ đồng, vì thế phía bệnh viện buộc phải nợ tiền phẫu thuật, thủ thuật của cán bộ và tiền thuốc của các công ty dược. 

Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh cho biết từ năm 2017, BHXH "treo" 20% do cơ sở này vượt giường kế hoạch, sau đó, sang cơ sở mới, phê duyệt cho bệnh viện 200 giường nhưng thời điểm đó, UBND tỉnh đang giảm biên nên không thể tăng biên chế, đồng nghĩa với việc không được tăng giường bệnh.

Đến tháng 1/2018, BHXH mới cho tăng giường bệnh. Năm 2017 đoàn bảo hiểm về làm việc tại bệnh viện nhưng chỉ tính 100 giường, đồng nghĩa với việc năm 2017, phía BHXH "treo" của bệnh viện hơn 14 tỷ đồng tiền vượt giường kế hoạch.

"Tuy nhiên, đến năm 2019 theo Nghị quyết 30 của Chính phủ cho phép thanh toán lại tiền này, nhưng cơ quan BH lại ra một văn bản nghĩa là năm 2019 được phép thanh toán, nhưng không được đưa con số cũ của những năm trước vào quyết toán. Tuy nhiên, theo nghị định 146, muốn tỉnh tổng mức của năm này thì phải lấy cơ sở của năm trước", đại diện Bệnh viện đa khoa TP nói.

z4994887051090 2ac12dab0f656f574018e290430c5d10.jpg
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh. Ảnh: BVTP

Cũng theo BV đa khoa TP Hà Tĩnh, năm 2018 bệnh viện vượt trần đa tuyến đến, nên 2018 BHXH treo 9,3 tỷ đồng vượt trần. Năm 2019, Nghị định 146 của Chính phủ ra đời, tính tổng mức, lấy căn cứ số chi phí đã sử dụng của năm trước để tính, sau đó cũng không lấy 9,3 tỷ đồng vượt trần của năm 2018 để tính nên 2018 lại tiếp tục vượt tổng mức 16 tỷ đồng. Tương tự, 2020 vượt tổng mức 15 tỷ đồng, 2021 vượt tổng mức 14,7 tỷ đồng.

"Mới đây, tháng 10/2023 Nghị định 75 của Chính phủ ra đời, bãi bỏ tổng mức của Nghị định 46 nên bệnh viện được thanh toán lại tất cả. Hy vọng sau khi số tiền BHXH chi trả về, bệnh viện sẽ lấy số tiền này để trả bớt nợ vật tư, thuốc kéo dài nhiều năm", đại diện BV đa khoa TP Hà Tĩnh nói thêm.

Hơn 105 tỷ đồng tiền tổng vượt mức thanh toán

Liên quan đến việc này, ông Võ Viết Quang, Trưởng phòng giám định Bảo hiểm y tế, BHXH Hà Tĩnh, cho biết hiện nay số tiền vượt tổng mức thanh toán quy định tại Khoản 5 Điều 24 Nghị định 146/NĐ-2018 ngày 17/10/2018 của CP, không được quyết toán. Đến nghị định 75, ngày 19/10/2023 thay thế, bổ sung một số điều tại Nghị định 146, thì số chi đã được giám định vượt tổng mức thanh toán sẽ được thanh toán lại cho các cơ sở khám chữa bệnh. Số tiền này toàn tỉnh là hơn 106 tỷ đồng.  

“Số tiền cơ quan bảo hiểm chưa thanh toán cho các cơ sở y tế là tiền vượt tổng mức thanh toán và vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021 trên toàn tỉnh là 73,7 tỷ đồng. Số tiền vượt dự toán 2022 đã được xác định do nguyên nhân khách quan là 170 tỷ đồng cũng chưa thanh toán”, ông Quang nói.

Nguyên tắc thanh toán, số tiền này hiện BHXH tỉnh đã báo cáo BHXH Việt Nam và đã được trình Hội đồng quản lý quỹ BHXH - BHYT xem xét thông qua. “Nếu hội đồng thông qua thì sẽ được cấp 80% số tiền này và số 20% còn lại khi nào Thủ tướng phê duyệt thì mới tiếp tục được thanh toán. Hiện đang chờ hội đồng quản lý thông qua sẽ cấp tiền cho các cơ sở khám chữa bệnh”, ông Võ Viết Quang nói thêm.

Hàng loạt bệnh viện ở Hà Tĩnh lâm cảnh nợ hàng chục tỷ đồngHàng loạt bệnh viện ở Hà Tĩnh vướng công nợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Hàng trăm cán bộ, nhân viên bị nợ tiền trực ca, tiền thủ thuật, phẫu thuật…" alt="Bệnh viện ở Hà Tĩnh nợ chồng chất: Xin không tự chủ để có nguồn trả nợ" width="90" height="59"/>

Bệnh viện ở Hà Tĩnh nợ chồng chất: Xin không tự chủ để có nguồn trả nợ

Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác trao đổi thông tin với thân nhân người bệnh của ê-kip trực.

"Thông tin phải chính xác, rõ ràng, nhất là khi thông tin về giá các dịch vụ kỹ thuật. Ê-kip trực cần kiên trì thuyết phục người nhà người bệnh an tâm và chấp thuận để người bệnh được tiếp tục điều trị với tinh thần còn nước còn tát", lãnh đạo Sở Y tế nói.

Sở Y tế cũng yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bổ sung quy trình xử lý tình huống cho những trường hợp tương tự. Trong đó, khi không thuyết phục được thân nhân người bệnh, trưởng ê-kip trực cần mời hội chẩn lãnh đạo bệnh viện với sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa có liên quan và chuyên viên phòng công tác xã hội. Từ đó, có quyết định phù hợp nhất có thể.

Trước đó, ngày 23/10, bệnh nhân N.D.K (47 tuổi) được Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp nhận trong tình trạng hôn mê sâu, nhồi máu cơ tim có ngưng tim ngưng thở ngoại viện. 

Bệnh nhân được gia đình chuyển từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương về quê lo hậu sự. Tuy nhiên theo người vợ, trên đường đi, thấy tay chân ông K. cử động nên đã đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với hy vọng còn nước còn tát. Sau đó, ông K. được tái thông đoạn động mạch vành bị tắc, hồi phục sau 5 ngày điều trị. 

Vụ người đàn ông bất ngờ được cứu trên đường về lo hậu sự: Bệnh viện ở TP.HCM nói gì?

Vụ người đàn ông bất ngờ được cứu trên đường về lo hậu sự: Bệnh viện ở TP.HCM nói gì?

Đại diện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khẳng định không có chuyện tư vấn chi phí điều trị cho ca bệnh trên lên đến 1,8 tỷ đồng. Người bệnh có chỉ định can thiệp mạch vành nhưng gia đình xin về do tình trạng quá nặng." alt="Diễn tiến mới nhất vụ người đàn ông được cứu sống trên đường về quê lo hậu sự" width="90" height="59"/>

Diễn tiến mới nhất vụ người đàn ông được cứu sống trên đường về quê lo hậu sự