Đến với cuộc thi, Dịu Thảo chật vật tìm kiếm hỗ trợ vì không quen biết trong lĩnh vực nghệ thuật. "Đối mặt với khó khăn, đôi lúc muốn bỏ cuộc nhưng tôi biết mình ở đây không chỉ vì bản thân mà còn là ước mơ, khát vọng của nhiều người đã đặt niềm tin. Đó là động lực giúp tôi cố gắng sau mỗi lần nản lòng", cô nói.
"Mẹ là hình mẫu và cũng là người quan trọng nhất với tôi. Từ tay trắng đi lên, có lúc gia đình khó khăn đến kiệt quệ nhưng mẹ vẫn cố gắng mỗi ngày lo cho mọi người và luôn tin vào tương lai ổn định. Mẹ còn dạy tôi đối nhân xử thế, san sẻ tình yêu thương và buông bỏ hận thù. Mẹ là người phụ nữ tần tảo, chất phác và luôn cố gắng hết mình", cô cho biết.
Lời tòa soạn: Ước tính có hơn 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ nước ngoài và chuyển dữ liệu khách hàng Việt Nam ra nước ngoài. Nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân là rất cao. Điều này đòi hỏi các camera giám sát lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu người dùng. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài thực trạng thị trường camera tại Việt Nam và giải pháp cho vấn đề này.
Đưa ra yêu cầu an toàn cơ bản với thiết bị camera giám sát
Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2024 của Bộ TT&TT với các Sở TT&TT cả nước vào ngày 11/3, khi giải đáp kiến nghị của Sở TT&TT Điện Biên liên quan đến yêu cầu an toàn với camera giám sát, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ, hiện nay thiết bị camera giám sát được ứng dụng rất rộng rãi, do đó việc đưa ra một bộ tiêu chí chung là rất cần để đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng. Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục An toàn thông tin sớm hoàn thiện để bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát được ban hành trước ngày 15/5.
Ngày 7/5, theo sự tham mưu của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ra quyết định ban hành "Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" và khuyến nghị áp dụng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
Việc xây dựng và ban hành "Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" cũng là một nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT tại Chỉ thị 23 năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, để tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí, cơ quan này đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ quy định của pháp luật Việt Nam; Từ đó, lựa chọn ra tiêu chuẩn phù hợp với Việt Nam để tham khảo.
“Cụ thể, chúng tôi đã tham khảo, lựa chọn 'Tiêu chuẩn ETSI EN 303 645 v2.1.1 (2020-06)' do Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu công bố, đồng thời tham khảo các tiêu chí dành cho sản phẩm IoT đã được Bộ TT&TT ban hành tháng 5/2021 về danh mục yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng và chi tiết hóa cho phù hợp, khả thi để áp dụng cho thiết bị camera giám sát được sử dụng tại Việt Nam”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Từng bước giảm thiểu nguy cơ lộ lọt dữ liệu từ camera giám sát
Ở góc độ của đơn vị chủ trì soạn thảo bộ tiêu chí, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, việc ban hành bộ tiêu chí có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ đây là tiền đề để các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm, thiết bị camera giám sát trên thị trường Việt Nam triển khai rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các sản phẩm, thiết bị camera do đơn vị mình cung cấp.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thiết bị camera giám sát cũng cần chủ động khắc phục các lỗ hổng, điểm yếu, nguy cơ gây mất an toàn thông tin còn tồn tại nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản được Bộ TT&TT khuyến nghị tại bộ tiêu chí mới ban hành. Đồng thời, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu an toàn thông tin mạng khi Bộ TT&TT chính thức ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" trong thời gian tới.
Cũng theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây, đã có những vụ việc lộ lọt thông tin, hình ảnh từ các camera giám sát tại trụ sở các cơ quan, tổ chức, tòa nhà chung cư hay các hộ gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Vì thế, thông qua việc ban hành bộ tiêu chí, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua sắm, trang bị các sản phẩm, thiết bị camera giám sát cũng sẽ bước đầu có ý thức hơn trong việc cần phải lựa chọn, tìm kiếm các sản phẩm, thiết bị camera được đánh giá là an toàn.
Khi người sử dụng có ý thức hơn trong việc lựa chọn, mua sắm các sản phẩm, thiết bị camera được đánh giá là an toàn, những sản phẩm, thiết bị camera trôi nổi, mất an toàn thông tin trên thị trường Việt Nam sẽ dần bị loại bỏ; Từ đó, từng bước hạn chế các nguy cơ mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu từ các camera giám sát.
“Chúng tôi tin tưởng rằng thời gian tới người sử dụng tại Việt Nam sẽ có ý thức hơn trong việc lựa chọn, mua sắm các sản phẩm, thiết bị camera được đánh giá là an toàn. Các sản phẩm, thiết bị camera trôi nổi, mất an toàn thông tin trên thị trường Việt Nam sẽ dần bị loại bỏ. Từ đó, sẽ tác động khiến cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm, thiết bị camera giám sát trên thị trường Việt Nam phải chủ động nâng cao chất lượng cho các sản phẩm, thiết bị camera do mình cung cấp”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Hiện nay, Bộ TT&TT cũng đang xây dựng "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát", dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2024. Theo kế hoạch, sau khi có quy chuẩn kỹ thuật này, Bộ TT&TT sẽ hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn tiến hành đánh giá và công bố hợp quy cho các thiết bị theo quy định. Từ đó, Bộ TT&TT sẽ công bố "Danh mục camera giám sát đáp ứng quy chuẩn". |
Bài 7: Người dùng Việt được hưởng lợi từ quy định an toàn với camera giám sát
" alt=""/>Tiền đề quan trọng để dần loại bỏ thiết bị camera giám sát không an toànNgày 28-11, Hội Kiến trúc sư (KTS) TP HCM tổ chức hội thảo “Nhà ở trên kênh rạch TP HCM, thực trạng và giải pháp”. Nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế đô thị đã hiến kế cho chính quyền TP sớm hoàn thành mục tiêu chỉnh trang đô thị trong điều kiện ngân sách đang giảm.
GS-TS - KTS Nguyễn Trọng Hòa cho biết trước thực trạng ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp, nguồn vốn vay ODA khó khăn, TP không còn cách nào khác là phải xây dựng những chính sách phù hợp để kêu gọi đầu tư sao cho hiệu quả nhất. “Nếu cho doanh nghiệp (DN) đứng ra chọn việc cải tạo chung cư cũ hay những dự án xóa nhà ven kênh rạch thì tôi tin chắc DN sẽ chọn chung cư cũ để đầu tư vì với chính sách hiện nay thì lợi nhuận khi tham gia cải tạo chung cư cũ (nhất là các chung cư ở khu “đất vàng” - PV) là nhìn thấy ngay; còn cải tạo chỉnh trang dự án nhà ven kênh rạch thì vẫn chưa nhìn thấy được lợi nhuận” - GS-TS-KTS Hòa nói thẳng.
![]() |
Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế đô thị đã đưa ra nhiều giải pháp để xóa bỏ những căn nhà ven kênh rạch mà không cần kinh phí từ ngân sách |
Do đó theo ông Hòa, nếu muốn di dời các căn nhà lấn chiếm kênh rạch, nhà ven kênh rạch thì phải khai thác quỹ đất hai bên đường mới thu hút được nguồn vốn từ DN tư nhân. Cụ thể, thay vì chỉ giải tỏa đến ranh ở nơi dự định làm đường thì giải tỏa thâm hậu thêm để tạo quỹ đất dự trữ. Có nguồn đất này, chúng ta tiến hành bán đấu giá để thu hồi nguồn vốn đã đầu tư. Phương thức này từng thực hiện thành công đối với dự án đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè). Lúc đó, chính quyền TP ngoài việc giải tỏa mặt đường còn mở rộng thêm 75 m, tạo nên quỹ đất gần 90 ha trên địa bàn 2 xã Phước Kiểng và Nhơn Đức. Theo mô hình này, tổng vốn bỏ ra 429 tỉ đồng, sau đó lấy đất đấu giá thu trên 466 tỉ đồng. Mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng với việc xóa nhà ven kênh rạch. Khi đó bảo đảm không tốn một đồng ngân sách.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay để tăng thêm tiền dôi dư từ quỹ đất sau giải tỏa, quy hoạch cải tạo kênh rạch, TP không nên máy móc làm hành lang bờ kênh bảo đảm tiêu chuẩn. Bởi theo quy định, không gian hành lang bảo vệ là 20-30 m đối với kênh rạch là quá phí, không cần thiết. Tại sao không tận dụng diện tích đất đó để cho tư nhân thuê kinh doanh. “Tôi đi khảo sát ở các nước châu Âu, có những đoạn kênh họ giữ luôn cảnh quan công trình cũ để tạo nét văn hóa riêng” - KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ và đề nghị: Nên có sự điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và UBND TP đồng ý cho các chủ đầu tư tự sáng tạo việc chỉnh trang.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thiềm cho biết TP HCM nên bãi bỏ Quyết định 150/2004/QĐ-UB về quản lý hành lang sông rạch. “Đây là quyết định gây cản trở việc chỉnh trang đô thị TP” - TS Thiềm nhìn nhận và dẫn chứng: Theo điều chỉnh quy hoạch chung, khu vực ven kênh Đôi với đường Phạm Thế Hiển sẽ là hành lang giao thông, cây xanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân quận 8. Nhìn lại từ góc độ cảnh quan, phương án này khá đơn điệu vì chỉ có cây xanh hay mảng xanh suốt chiều dài kênh. Ở góc độ kinh tế, phương án này không mang lại hiệu quả vì đầu tư quá lớn, quá lãng phí quỹ đất. Ở Nhật Bản, bên nhiều đoạn nhà cao tầng nằm sát bờ kênh, chỉ dành một đường đủ cho người đi bộ và người sử dụng tàu thuyền lên xuống, còn tầng trệt các tòa nhà cao tầng là không gian chuyển tiếp giữa sông, rạch và không gian đường phố xung quanh. Nhìn vừa đẹp vừa tiện và vừa kinh tế.
Đặc biệt, TS Thiềm cho rằng nếu khai thác diện tích mặt nước lên tới 20 m trên bờ kênh làm dịch vụ bến bãi, neo đậu tàu thuyền và ăn uống giải trí thì chắc chắn con kênh như kênh Đôi, Tẻ sẽ là “gà đẻ trứng vàng”.
Lãnh đạo TP đánh giá cao những giải pháp mà chuyên gia đưa ra. Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP, cho rằng để việc quy hoạch hiệu quả, sắp tới, Sở Xây dựng TP kết hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc “đặt hàng” nhiều đơn vị tư nhân, KTS để tổng hợp những giải pháp tốt nhất.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang khẳng định lãnh đạo TP luôn tâm niệm làm sao để đời sống người dân ven kênh rạch ngày càng chất lượng. Theo đó, sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia để sắp tới đưa ra những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn.
..." alt=""/>Có cách xóa “ổ chuột” không cần ngân sách
|