|
|
Không chỉ sở hữu ngoại hình điển trai, hoàng tử Mateen còn có một lý lịch vô cùng ấn tượng.
Với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, hoàng tử Mateen thường xuyên có các hoạt động ngoài trời cũng như gần gũi với các loài động vật. Anh sở hữu những chú hổ trắng muốt, thường xuyên đăng ảnh chụp cùng đám thú cưng trên Instagram. Thậm chí, Mateen còn chơi đùa với hổ trên giường và cùng một chú hổ con đi tắm biển.
Về bằng cấp, chàng hoàng tử điển trai có bằng phi công trực thăng. Anh được đào tạo tại trường bay trực thăng quốc phòng ở Vương quốc Anh.
Mateen cũng được trao cấp bậc thiếu úy vào năm 2011 trong khóa học sĩ quan chỉ huy tại Học viện Quân sự hoàng gia Sandhurst ở Anh.
Hoàng tử danh giá của Brunei chia sẻ, khóa học này kéo dài gần 4 năm và vô cùng khắc nghiệt. Có thời điểm, anh phải đào chiến hào trong 3 ngày liên tục và cứ khi nào buồn ngủ, anh sẽ bị chỉ huy đá vào người để tỉnh giấc.
Như một phần của việc tập luyện, anh cũng từng phải leo lên 7 ngọn núi trong vòng 24 giờ - một phần của cuộc đua dài hơn 73km. Bất chấp những khó khăn của khóa học, Mateen đã trở nên mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Anh gọi việc tốt nghiệp ngôi trường này là điều tuyệt vời nhất mà anh từng làm được.
Được nuôi dưỡng như một chiến binh, việc Mateen yêu thích các môn thể thao là điều dễ hiểu. Những môn thể thao mà anh theo đuổi gồm có: lặn, nhảy dù, golf, trượt tuyết, chèo thuyền, đấm bốc, cầu lông, cưỡi ngựa.
Polo – một môn thể thao hoàng gia – cũng là sở thích của hoàng tử trẻ tuổi. Mateen nói, anh thích sự phức tạp của môn thể thao này. Năm 2017, Mateen đã cùng với đội tuyển đại diện cho Brunei tham gia thi đấu môn polo tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á được tổ chức ở Malaysia.
Mạnh mẽ, thích phiêu lưu nhưng Mateen lại được đánh giá là một chàng trai thích lối sống đơn giản. Khi không chơi thể thao hay tham gia các hoạt động của hoàng gia, Mateen thích dành thời gian hẹn hò với bạn bè, xem phim.
Theo một bài phỏng vấn trên tờ GQ năm 2016, Mateen luôn kết thúc mọi câu nói bằng từ “cảm ơn”. Anh nói rằng, khi sống giữa sự xa hoa, điều quan trọng là phải luôn giữ mình “dưới mặt đất’ và có thái độ khiêm nhường. Anh biết ơn 3 người bạn thân – những người luôn giữ cho anh ở “dưới mặt đất”.
Sau ngày sinh nhật lần thứ 29, gia đình hoàng gia đã bắt đầu thể hiện mong muốn Mateen nên tìm một người vợ. Với họ, hoàng tử đã đến tuổi cần lập gia đình.
Hiện tại, hoàng tử Mateen đang sống trong cung điện được cho là có tổng cộng 1.877 căn phòng được trang trí bằng vàng, bạc và kim cương.
Tuy vậy, lối sống của giới siêu giàu chưa từng tồn tại trong tư tưởng của Mateen. Trong một cuộc phỏng vấn với GQ Thái Lan, Mateen nói anh là “một người thực tế không thích phô trương sự giàu có của gia đình”. Ngoài ra, anh cũng thích thú với một cuộc sống giản dị, nhiều đam mê, thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Khi được hỏi về tiêu chí tìm bạn đời, Mateen nói rằng, ngoài việc người đó có thể chia sẻ các sở thích cùng mình thì anh còn thích một cô gái chân thành, thực tế và đơn giản.
Tiết lộ lý do sau 10 năm yêu nhau, hoàng tử Anh mới cầu hôn người yêu
Gặp nhau từ khi còn học chung đại học và có nhiều năm hẹn hò nhưng mãi đến năm 29 tuổi, Công nương Middleton mới được mặc váy cưới.
" alt=""/>Hoàng tử Brunei đưa ra tiêu chí tìm vợ khiến các cô gái xốn xang
|
4h sáng, gánh cháo đậu của bà Để bắt đầu được mở bán trên một góc đường tại Quận 6, TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
|
Gánh cháo của cụ bà đơn sơ với một nồi cháo cùng các thức ăn kèm như dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa, muối mè. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Bà kể, bà đến với nghề bán cháo đậu hết sức tình cờ.
Ngày trước, bà từng kinh qua nhiều nghề, buôn bán nhiều mặt hàng nhưng đều không đủ sống. Một lần, bà mua cháo đậu cho đứa con cả ăn. Thấy con ngon miệng, bà cũng thử rồi cảm nhận được hương vị đặc biệt của món cháo này.
Bà quyết định mày mò, mua gạo, lựa đậu, học làm dưa mắm, xá bấu, nấu cháo gánh đi bán. Sau ít ngày chật vật ban đầu, những chén cháo dịu mát, bùi, ngọt nhưng không ngấy của bà có chỗ đứng trong lòng người sành ăn cháo đậu.
Cứ thế, bà gánh cháo đi bán để nuôi 7 người con ăn học. Bây giờ, lưng đã còng, không còn chịu nổi sức nặng của gánh cháo, bà làm chiếc xe nhỏ, đẩy nồi cháo ra một góc vỉa hè bán. Nhưng chẳng vì thế mà cháo bà ít ngon, khách ít đến ủng hộ.
Ngược lại, không còn được phục vụ tận nơi như trước, khách của bà tự đến vỉa hè, mua cho được gói cháo nhỏ với giá chỉ từ 10.000 đồng để ăn cho đỡ nhớ. Hiện, bà có thêm sự giúp sức của người con gái nhưng vẫn không kịp gói cháo cho khách.
Anh Hùng, một người khách quen lâu năm của bà chia sẻ: “Tôi chưa thấy ai nấu cháo đậu ngon bằng bà Để. Trước đây, tôi hay ăn ở một gánh cháo khác. Sau này, ăn cháo của bà, tôi mê luôn. Bây giờ, tôi chỉ ăn cháo của bà nấu thôi”.
Nấu bằng cả tấm lòng
|
Có tuổi đời ngót ngét 50 năm, gánh cháo của cụ bà vẫn đắt khách, đến nỗi chị Hoa - con gái cụ phải ra phụ mẹ gói cháo. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Để có nồi cháo ngon, bà thức dậy vào 2h sáng mỗi ngày. 2h30, bà nấu cháo và sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ cháo mới xong. Cháo đậu của bà không lỏng cũng không quá đặc mà có độ dẻo như xôi chè.
Hạt gạo trong cháo không nát, đậu còn nguyên hình nhưng rất mềm và bùi. Nấu lâu nhưng cháo vẫn giữ được hương, vị rất riêng của hạt gạo, đậu đen. Bà nói, để cháo ngon, bà phải mua gạo ngon, đậu tốt và “nấu bằng cả cái tâm”.
“Nghĩa là nấu bằng nguyên liệu tự nhiên, nấu đúng độ lửa, đúng thời gian, không thể vội vàng, làm cho có… Dù nấu bán nhưng phải nấu như nấu cho người nhà, gia đình con cái mình ăn”, bà Để chia sẻ.
Công phu như thế nên cháo đậu của bà khiến ai ăn rồi cũng nhớ. Chị Hồ Hồng Hoa (SN 1972, con gái bà Để) cho biết, cụ bà bán cháo đậu từ năm 34 tuổi. Đến nay, bà đã bán món ăn này 50 năm nhưng chưa bao giờ ế khách.
“Thậm chí, có thời điểm, mẹ tôi mệt, có ý định nghỉ bán, khách biết được nên đến năn nỉ. Họ nói: “Cô đừng nghỉ. Cố bán cho tụi con ăn”. Thấy vậy, mẹ tôi lại ráng đi bán. Bán riết rồi bà yêu nghề, không bỏ được nữa”, chị Hoa nói thêm.
Đến bây giờ, ở tuổi 84, chân yếu, tay mềm, cụ bà vẫn không có ý định “nghỉ hưu”. Bà nói, bà bán quen rồi, ngày nào không bán là ngày ấy bà không thấy vui vẻ. Thức khuya, dậy sớm là thế nhưng bà lại thấy vui.
“Nói vậy chứ, nấu món này không cực lắm. Trước kia tôi còn kho cá để ăn kèm nhưng bây giờ chỉ làm dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa thôi. Bữa nào có chiên củ cải thì hơi cực một xíu. Nếu chỉ làm dưa mắm thì đơn giản vì tôi làm quen tay rồi”, cụ bà chia sẻ.
|
Khoảng 7-8h sáng, nồi cháo to đã hết veo. Nhiều khách phải thất vọng ra về vì không mua được món ăn ưa thích. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Tảo tần cùng gánh cháo đã ngót ngét 50 năm nhưng đến nay, bà vẫn phải ở nhà thuê. Bà nói, quê gốc của bà ở TP.HCM nhưng cha mẹ không để lại đất đai. Đông con, gánh cháo dù đắt khách nhưng cũng chỉ giúp bà lo cho 7-8 miệng ăn nên chẳng thể mua được căn nhà để che nắng, chắn mưa.
“Gánh cháo ấy đã giúp tôi nuôi lớn 7 người con. Sau này, con cái lớn, tôi đỡ hơn chứ trước đây, khi con còn nhỏ, tôi cực lắm. Bây giờ, con tôi đều có gia đình riêng. Các con cũng không muốn tôi thức khuya dậy sớm đi bán. Nhưng tôi quen rồi, không bán không thấy vui”, cụ bà nói rồi cố vét chút cháo dính ở đáy nồi trước khi dọn hàng ra về.
|
Dù đã 84 tuổi, bà Để vẫn chưa có ý định nghỉ ngơi vì ngày nào không bán, ngày đó bà không thấy vui. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Ông lão mở tiệm sách '3 không' bên con đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn
Hơn 10 năm qua, tiệm sách của ông Nguyễn Văn Cần vẫn duy trì được tiêu chí “3 không” như ngày đầu mở cửa. Bạn đọc đến với tiệm được đọc thoải mái, được thuê sách về mà không cần đặt cọc, ghi tên và trả lại.
" alt=""/>Gánh cháo đậu 50 năm gây thương nhớ ở Sài Gòn