|
Tường Vi đang trải lòng chuyện tình yêu của mình. |
Khát khao thầm kín sau những cái tên mỹ miều
Một buổi chiều muộn ở Sài Gòn còn vương nắng, chúng tôi tìm tới quán “lẩu pêđê” Thúy Linh nằm sát cầu số 7 trên kênh Nhiêu Lộc (P.11, Q.3) để gặp các “em”qua lời giới thiệu của vài người bạn. Quán tuy nhỏ nhưng lượng người ra vào tấpnập. Vừa đặt chân vào quán, những nhân viên “tân thời” đã chào đón chúng tôinồng nhiệt. Họ mời khách rôm rả với một giọng ẻo lả, vừa dễ nghe, vừa xao xuyếnvừa…rờn rợn. Những “cô gái” ở đây ăn mặc rất “mát mẻ”, gợi cảm y như mấy cô nhânviên ở quán bar, thêm phần ngọt ngào từ giọng điệu nữa khiến không ít đáng màyrâu thích thú. Thế nhưng, đó là những cô gái thuộc về giới tính thứ ba, điều màchính họ chẳng ai muốn khi sinh ra. Sau bao năm tháng vật lộn với đời, với ngườivà với chính mình nhưng họ thường được gọi chung với cái tên chung là “pê-đê”.
Họ tụ tập cái quán này làm ăn, công khai giới tính trước bàn dân thiên hạ đểmong người đời nhìn nhận mình như những con người bình thường. Họ tha thiết hòanhập với cộng đồng để mong mình có tiếng nói từ chính những việc họ đang làm.Tất cả đều bộn bề, ngang trái vì mấy ai đã thấu lòng họ đâu. Mỗi nhân viên trongquán nhậu Thúy Linh là mỗi “linh hồn”, theo cách gọi của họ, đang phiêu diêuchốn trần gian. Mỗi người đến từ một vùng quê khác nhau, kẻ Bạc Liêu, người SócTrăng, người khác ở tận Cà Mau…theo tiếng gọi “bầy đàn” (một cách nói thân mật,vui tai của một pê-đê tại quán-PV) mà về đây tụ hội, chỉ cốt để sống cho vui,cùng nhau nương tựa, chia sẻ chuyện “phong ba” đời thường.
Chị Thủy, chủ quán lẩu đặc biệt này cho biết, quán mở ra cách đây hơn 10 năm,lúc đó chỉ để tạo điều kiện cho “các em” có công việc ổn định, tạo thế hòa nhậpvới cộng đồng. “Vì chúng là pê-đê, người đời còn kỳ thị nhiều nên rất khó xinviệc chính đáng. Thời gian đầu, tuy “các em” có tài nấu nướng rất khéo nhưngquán gặp không ít khó khăn bởi chẳng ai muốn ăn uống ở cái chỗ “chướng tai gaimắt” này cả. Sau khi được hàng xóm, bạn bè ủng hộ, giới thiệu, quán lấy được uytín, nhờ đó mới phát triển được như ngày nay...”, chị Thủy cho biết thêm.
“Mỗi đứa có cá tính riêng của mình và đặc biệt, đứa nào cũng thích làm đẹp. Từgiày dép, mũ nón, quần áo, đầu tóc cho tới phấn son, mọi việc đều phải chỉn chuthì chúng mới ra tiếp khách. Chỉ tính thời gian trang điểm thôi, mỗi đứa cũngmất cả tiếng đồng hồ rồi đó chú. Ở quán, mỗi đứa lại có một cái tên riêng trongthế giới thứ ba để gọi trìu mến với nhau. Vì yêu cái đẹp nên chúng thường chọntên các loài hoa hoặc những ca sĩ, người mẫu hay hotgirl nổi tiếng. Quán tôi thìcó Mỹ Tâm, Tường Vi, Hạ Vi, Edu, Hồng Hạnh, Thảo Nguyên...”, chị Thủy bật míthêm. Phía sau những cái tên mĩ miều ấy là những khát vọng về một cuộc sống bìnhthường, vượt lên sự trớ trêu của tạo hóa.
|
Quán lẩu đặc biệt này lúc nào cũng đông khách từ 4h chiều tới đêm khuya.
|
Muốn yêu bình thường không dễ
Tổn thương vì thường bị lợi dụng Mỹ Tâm bảo: “Tụi em lúc nào cũng tha thiết được mọi người nhìn nhận một cách minh bạch, tôn trọng quyền riêng tư. Tại tính tụi “em” thế này, nếu yêu người ta mà người ta không đáp trả dù rất đau khổ cũng đành chịu. Song nhiều khi bọn em vấp phải sự lừa dối, người ta nói yêu thương tụi em nhưng rồi “được lợi” xong thì “chạy mất dép”, không thèm từ biệt một câu nào”. Tôi phân vân hai từ “được lợi” thì Mỹ Tâm giải thích ngay: “Nhiều người đến với tụi em đầu tiên là vì sắc đẹp, tình dục và cuối cùng là tiền. Khi họ được thỏa mãn hoặc tụi em cạn kiệt rồi thì họ biến mất mặc cho tụi em đau khổ. Hạnh phúc chưa bao giờ nở một cách chính đáng trên nụ cười của tụi em đâu anh”, Mỹ Tâm ví von một cách cay đắng. |
Tường Vi, tên gọi trong thế giới thứ ba của một nhân viên trong quán chobiết: “Quê “em” tận Sóc Trăng, nhà có ba anh chị em nhưng chỉ có “em” là pê-đêthôi. Hồi nhỏ, ba mẹ và các bạn lúc nào cũng mắng em là “mày ẻo lả như con gái,không khéo mai mốt thành pê đê đó con”. Đến năm 13 tuổi, “em” bắt đầu thấy mìnhthích bọn con trai, chỉ cần được đi chung với mấy đứa bạn trai cùng lớp là emthấy vui rồi. Sau khi gia đình biết chắc chắn “em” bị “bóng”, mọi người ai cũng“nguyền rủa”, làm gì em cũng đều bị mắng, bị chửi rằng “đồ pê đê, làm việc gìcũng không nên thân”. Từ ngày gặp các anh chị ở đây, “em” mới thấy cuộc đời vuitrở lại như những ngày ấu thơ, chơi trốn tìm với các bạn đồng trang lứa. TênTường Vi của “em” bắt nguồn từ loài hoa em yêu thích thời thơ ấu...”.
Đi hỏi từng “em” trong quán, chúng tôi nhận được những câu trả lời rất trìu mếnvà thân tình. Họ cho biết, tất cả các anh chị em ở đây đều rất yêu thương nhau,luôn chia sẻ mọi chuyện và điều quan trọng nhất là được “hưởng cái không khiquây quần, vui vẻ nơi đây”. “Trước đây, một số tụi “em” phải đi hát ở đám cưới,nhảy nhót ở đám ma, uống rượu ở quán bar, phục vụ ở quán cà phê mua vui chothiên hạ cũng chỉ để mưu sinh qua ngày. Từ ngày các chị em trong giới gọi nhauvề đây, cuộc sống tụi “em” vui vẻ hơn và ý nghĩa hơn nhiều”, một “cô gái” có tênMỹ Tâm tâm sự.
Tiếp xúc với nhiều “em” trong quán lẩu Thúy Linh, tôi mới biết và hiểu cuộcsống của họ khó khăn đến nhường nào. Đối với những người trong thế giới thứ baphần lớn họ đều chịu những tổn thương tâm lí nên nhu cầu được yêu thương dườngnhư là hơn hẳn người thường. Vậy nhưng để vượt qua được những cám dỗ xác thịtđòi hỏi, vượt qua được tư tưởng sống gấp là một điều không hề dễ dàng. “Tất cảđều vận vào mệnh đời, mệnh người pê-đê rồi anh à, không thể làm khác được bởi xãhội còn kỳ thị bọn “em” nhiều lắm. Sự thực, không mấy người trong thế giới thứba dám “lộ diện” trước thiên hạ như tụi em ở đây, bởi một nỗi yếu lòng và haymặc cảm với chính mình. Nhiều lúc, chỉ cần một ánh mắt ai đó nhìn mình khangkhác, vậy là “em” đã thao thức suốt đêm vì suy nghĩ. Còn rất nhiều, rất nhiềunhững chị em ở bên ngoài đang sống đau khổ, họ không dám lộ diện để kiếm tìmhạnh phúc như người bình thường nên thường “bay đêm” ở các tụ điểm để vui hoanlạc cho đời chóng qua mà thôi”, Thảo Nguyên tâm sự.
Mỹ Tâm ngồi cạnh đó liền bùi ngùi trải lòng: “Tụi “em” yếu đuối lắm anh ơi.Nhiều khi, tụi em yêu người ta mà không dám nói, thích ai đó chỉ dám đứng nhìn,lúc mạnh bạo “đánh mắt liếc” người ta thì bị chửi đồ điên. Biết là vậy (chấpnhận), nhưng bọn em cũng buồn nhiều lắm”. Nghe bạn nói, Tường Vi tiếp lời thêm:“Trừ những người sinh ra trong cảnh giàu sang, đa phần “tụi em” phải bươn trảivới cuộc mưu sinh vất vả thường ngày để kiếm miếng cơm manh áo. Ánh mắt ngườiđời cứ không ngừng dèm pha, kỳ thị nên còn buồn nhiều lắm. Vì thế, sau nhữngbuồn vui ở đời, tụi “em” lại tụ tập nhau ở một địa điểm nào đó (đã hẹn) để tâmsự, tìm tình yêu cho mình hoặc cùng “bay đêm” cho thỏa lòng nhau. Mỗi lần nhưvậy, có người vì tình, có người vì tiền. Nhưng nói thật với anh phần lớn nhữngchuyến “bay đêm” như vậy chủ yếu là để thỏa mãn như cầu về xác thịt. Bởi phầnlớn những người thuộc thế giới thứ ba như bọn em luôn có nhu cầu về chuyện đómột cách mạnh mẽ hơn người thường rất nhiều”.
(Theo Giadinh.net)
">