您现在的位置是:Giải trí >>正文
Ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile đã có hơn 1,52 triệu người dùng
Giải trí98393人已围观
简介Ứng dụng thuế điện tử cho thiết bị di động - eTax Mobile chính thức ra mắt hồi trung tuần tháng 3/20...
Ứng dụng thuế điện tử cho thiết bị di động - eTax Mobile chính thức ra mắt hồi trung tuần tháng 3/2022 và được ngành Thuế triển khai trên toàn quốc.
eTax Mobile cung cấp một hệ thống các chức năng,ỨngdụngthuếđiệntửeTaxMobileđãcóhơntriệungườidùlich thi dau anh dịch vụ, hỗ trợ dành cho người nộp thuế là cá nhân trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng eTax Mobile thời gian qua không chỉ phục vụ cho người nộp thuế là cá nhân mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói chung.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, ứng dụng eTax Mobile đang góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 “có 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động” mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
eTax Mobile tương thích trên cả 2 nền tảng phổ biến iOS và Android, đáp ứng nhu cầu tra cứu các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế đất, tiền thuê đất…, đồng thời cho phép thực hiện nghĩa vụ thuế trực tuyến.
Đối tượng chủ yếu sử dụng eTax Mobile bao gồm các hộ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến hoạt động cho thuê tài sản, thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai, nộp lệ phí trước bạ…
Với eTax Mobile, người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan Thuế vào mọi lúc, mọi nơi, tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet; không phải đến trực tiếp tại kho bạc hay ngân hàng mà vẫn hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh chóng, chính xác. Qua đó, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, chủ động được công việc cá nhân.
Đặc biệt, eTax Mobile còn giúp người nộp thuế dễ dàng quản lý, theo dõi, tra cứu thông báo thuế, đối chiếu giao dịch nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, thông tin nộp thuế được đảm bảo an toàn và bảo mật.
Đối với cơ quan Thuế, ứng dụng góp phần giảm thủ tục hành chính; giảm thời gian, nhân lực thu thuế trực tiếp đến người nộp thuế, góp phần hiện đại hóa, nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế.
Vân Anh
Tags:
相关文章
Soi kèo phạt góc Western Sydney vs Auckland FC, 13h00 ngày 26/1: Chủ nhà lép vế
Giải tríHồng Quân - 25/01/2025 15:17 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多Quốc gia từng thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa về dạy Tiếng Anh giờ ra sao?
Giải tríBất chấp những nỗ lực của chính phủ và cả xã hội, năng lực tiếng Anh của Hàn Quốc vẫn không có nhiều biến chuyển đáng kể. Tiếng Anh là môn học bắt buộc đến bậc trung học phổ thông tại Hàn Quốc. Chương trình giảng dạy được xây dựng bao gồm 4 kỹ năng ngôn ngữ chính: đọc, viết, nghe và nói.
Tuy nhiên, trọng tâm trong các trường công lập trước đây chủ yếu là đọc hiểu và ngữ pháp, do các phần này chiếm tỷ trọng lớn trong các bài kiểm tra chuẩn hóa như Bài kiểm tra năng lực học tập của trường đại học (CSAT).
Tầm quan trọng của trình độ tiếng Anh được nhấn mạnh rất nhiều trong các lĩnh vực giáo dục đại học và việc làm của Hàn Quốc. Các kỳ thi như TOEIC (Kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) và TOEFL (Kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ) được sử dụng rộng rãi làm chuẩn mực đánh giá khả năng tiếng Anh. Điểm cao trong các kỳ thi này thường là yêu cầu để xét tuyển vào trường đại học, xin việc và cơ hội thăng tiến.
Thanh niên Hàn Quốc ngày nay khó xin việc nếu không có bằng TOEIC trên 900 điểm. Điều này đã dẫn đến một nền văn hóa coi trọng điểm thi, trong đó thành công trong tiếng Anh được đánh giá bằng kết quả kiểm tra chứ không phải năng lực giao tiếp.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện giáo dục tiếng Anh tại các trường công, nhiều học sinh Hàn Quốc vẫn theo học tại các học viện tư nhân sau giờ học, được gọi là Hagwon, để được gia sư thêm về tiếng Anh. Các học viện này cung cấp chương trình giáo dục tiếng Anh chuyên sâu, được cá nhân hóa hơn và tập trung vào việc cải thiện điểm thi.
Theo The Diplomat, người Hàn Quốc chi 17 tỷ USD mỗi năm và thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Những gia đình giàu sẽ gửi con tới trường học ở những nước nói tiếng Anh.
Chính sách tuyển dụng gây tranh cãi
Một trong những sáng kiến quan trọng nhất trong chính sách tiếng Anh của Hàn Quốc là tuyển dụng giáo viên bản ngữ nói tiếng Anh. Các chương trình như Chương trình tiếng Anh tại Hàn Quốc (EPIK) nhằm đưa những người bản ngữ nói tiếng Anh vào các trường công lập. Đây là một phần trong nỗ lực chung nhằm cải thiện kỹ năng nói và nghe của học sinh - vốn thường kém phát triển trong môi trường lớp học truyền thống.
Tuy nhiên, đất nước này cũng đặt ra quy định nghiêm ngặt về việc ai có thể giảng dạy, chủ yếu dựa trên quốc tịch thay vì năng lực giảng dạy.
Các giáo viên đến từ các quốc gia đang phát triển, dù có trình độ tiếng Anh hay bằng cấp xuất sắc đến đâu, đều không được phép giảng dạy trong các chương trình uy tín như EPIK hay Chương trình Học và Giảng dạy tại Hàn Quốc (TaLK). Các chương trình này chỉ chấp nhận công dân của nhóm 7 quốc gia phát triển - nơi chủ yếu nói tiếng Anh đơn ngữ như: Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Ireland, Nam Phi, Mỹ và Canada.
Trong khi các giáo viên trong chương trình EPIK được khuyến khích gia hạn hợp đồng bao lâu tùy ý thì các chương trình giảng dạy khác lại hạn chế hơn.
Ví dụ, theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), các giáo viên Ấn Độ chỉ được phép ở lại Hàn Quốc một năm và họ được trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp đến từ nhóm 7 quốc gia nêu trên. Giáo viên trong Chương trình Giảng dạy Tiếng Trung tại Hàn Quốc (CPIK) cũng đối mặt với hạn chế tương tự, chỉ được phép ở lại 2 năm.
Các giáo viên đến từ các quốc gia khác thuộc Khối Thịnh vượng chung nói tiếng Anh, chẳng hạn như Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore không được phép giảng dạy tiếng Anh tại các trường công lập bởi tiếng Anh của họ được coi là “không chính thống”.
Mặc dù có một kẽ hở trong luật cho phép các trường tư thục thuê giáo viên không yêu cầu quốc tịch cụ thể nhưng hầu hết các trường này vẫn tuân theo mô hình tương tự, ưu tiên các ứng viên đến từ nhóm 7 quốc gia.
Quan điểm có phần khắt khe của Hàn Quốc về quốc tịch này đi ngược với nghiên cứu cho thấy rằng giáo viên song ngữ có thể mang lại những lợi thế đáng kể trong lớp học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dạy song ngữ thường nhạy bén hơn với những phức tạp của ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, sắc thái ngữ nghĩa và bối cảnh văn hóa.
Mặc dù vậy, nhiều người Hàn Quốc tin rằng việc nói 2 ngôn ngữ làm giảm khả năng thông thạo cả hai. Điều này giải thích tại sao nhiều bậc cha mẹ Hàn Quốc khi gửi con ra nước ngoài học thường cố gắng để con mình có rất ít hoặc không có sự tương tác với những người bạn Hàn Quốc khác.
Theo thống kê, có hơn 500.000 gia đình Hàn Quốc sống trong tình cảnh mẹ theo con ra nước ngoài trong khi cha ở lại để kiếm tiền.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ và cả xã hội, năng lực tiếng Anh của Hàn Quốc không có nhiều biến chuyển đáng kể. Các chuyên gia giáo dục cho rằng việc học tiếng Anh tập trung quá nhiều vào điểm số có thể là nguyên nhân khiến khả năng tiếng Anh cải thiện chậm.
"Mọi người học tiếng Anh chủ yếu để đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi, thay vì để nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây là lý do chính khiến năng lực tiếng Anh của người học ít tiến bộ, dù chi phí dành cho việc học rất cao", một chuyên gia nhận định trên Korea Times.
Quốc gia nhiều năm đứng số 1 về trình độ tiếng Anh, giáo dục song ngữ từ sớmHà Lan được biết đến là quốc gia có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo nhất trong các nước không nói tiếng Anh bản địa. Điều này không chỉ là kết quả của nền giáo dục tiên tiến mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội.">...
【Giải trí】
阅读更多Con trai người bảo vệ vào chung kết Olympia
Giải trí- Duy Bách, nam sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) là học sinh đầu tiên mang đầu cầu truyền hình trực tiếp cho trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Giỏi Hóa nhưng Duy Bách còn có đam mê “không liên quan” là lịch sử.>> MC Tùng Chi không dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia?"> ...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
- Đại học CNTT TPHCM vô địch cuộc thi An toàn và bảo mật thông tin CIS 2024
- Bảo Hà cuốn hút diện váy xếp bồng bềnh của Nguyễn Minh Công
- Mẹo bảo vệ móng tay bạn luôn khỏe đẹp
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Club Tijuana, 10h00 ngày 29/1: Những vị khách khó chịu
- Viện Hàn lâm KHXH tập huấn nâng cao nhận thức chuyển đổi số, an toàn thông tin
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1: Đâu dễ cho cửa trên
-
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đối với môn Ngữ văn, bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, mỗi bài được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai tổ chấm thi khác nhau. Đối với các môn thi trắc nghiệm được làm tròn đến 2 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Quy chế cũng nêu, những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên thì được công nhận tốt nghiệp THPT.
Năm 2021, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2021
Cách làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Ví dụ, nếu thí sinh có điểm xét tốt nghiệp là 4,99 sẽ không được làm tròn lên 5 và vẫn trượt tốt nghiệp. Nếu thí sinh có điểm xét tốt nghiệp là 4,996 thì được làm tròn lên 5 và học sinh đỗ tốt nghiệp.
Theo kế hoạch, ngày 26/7, tất cả địa phương sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 28/7.
" alt="Bao nhiêu điểm thi đỗ tốt nghiệp THPT 2021 và cách làm tròn điểm thi tốt nghiệp chính xác nhất">Bao nhiêu điểm thi đỗ tốt nghiệp THPT 2021 và cách làm tròn điểm thi tốt nghiệp chính xác nhất
-
Theo thống kê của VietNamNettừ dữ liệu điểm thi Bộ GD-ĐT công bố, có 2 thí sinh đạt điểm cao nhất của khối C, cùng đạt 29,25 điểm. Đó là thí sinh Đinh Thị Kim Ngân của Nghệ An, đạt điểm 9,5 ở môn Ngữ văn, 10 điểm môn Lịch sử và 9,75 điểm môn Địa lý.
Các môn thi còn lại Kim Ngân cũng đạt điểm khá cao, với Toán là 8,2 điểm, Giáo dục công dân 9,75 và Tiếng Anh là 8,8 điểm.
Một thí sinh của Khánh Hòa cũng đạt mức điểm này với 9,25 điểm môn Ngữ văn, 10 điểm môn Lịch sử và 10 điểm môn Địa lý.
10 thí sinh đạt điểm cao tiếp theo cùng với mức 29 điểm là các thí sinh của Nghệ An, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Khánh Hòa.
12 thí sinh đạt điểm cao nhất tính theo khối C Đáng chú ý, trong top 12 thí sinh đạt điểm cao nhất tính theo khối C có tới 8 thí sinh của Nghệ An.
Phổ điểm các môn thi của thí sinh cả nước ở khối C như sau:
Phổ điểm môn Ngữ văn Phổ điểm môn Lịch sử Phổ điểm môn Địa lý Phương Chi - Xuân Tiến
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2021
Theo quy chế được Bộ GD-ĐT đưa ra, kết quả bài thi tốt nghiệp THPT sẽ chiếm 70% điểm xét tốt nghiệp.
" alt="8 thí sinh Nghệ An nằm trong top 12 thí sinh điểm cao nhất khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021">8 thí sinh Nghệ An nằm trong top 12 thí sinh điểm cao nhất khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
-
Những ngày qua, hình ảnh một thầy giáo người nước ngoài cầm tấm biển “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!” đứng tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) thu hút sự quan tâm của dư luận. Người thầy giáo Anh này tên J.D. Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM trong 6 năm rồi trở về nước. Đến năm 2015, ông quay trở lại Việt Nam và làm giáo viên Tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ.
Thế nhưng, dịch bệnh khiến các trung tâm phải tạm ngừng hoạt động, trường học đóng cửa khiến thầy J. rơi vào cảnh thất nghiệp trong suốt 3 tháng.
Không có tiền để ăn, việc trở về nước cũng gần như không thể, thầy J. bỗng chốc rơi vào cảnh khốn khó khi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Trước đó, thầy J. là giáo viên của một trung tâm Tiếng Anh có văn phòng đóng trên địa bàn quận 3. Ngoài ra, thầy J. cũng tham gia giảng dạy Tiếng Anh tích hợp cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Lúc chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tiếng đồng hồ dạy ở trường tiểu học, thầy J. nhận được 300.000 - 400.000 đồng. Nếu chăm chỉ dạy cả tuần thì số tiền thầy J. nhận được khá lớn.
Nhưng đến khi dịch bệnh xảy đến, không có tiền sinh sống nên thầy J. đã cầm tấm biển đứng xin tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương.
Theo vị giáo viên này, trung bình mỗi ngày ông nhận được khoảng 10 USD. Số tiền này được ông sử dụng để mua thức ăn và trang trải chi phí sinh hoạt.
Chia sẻ với Youtuber Phong Bụi, ông J. buồn rầu nói: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên, cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn này. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Không có việc làm, không có lương, tôi chỉ có thể đứng bên đường mong sự giúp đỡ từ một số người tốt bụng".
Được biết, ông J. không lập gia đình, cha mẹ ở Anh đều đã qua đời. Ông còn người em gái đã kết hôn nhưng cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình.
Người thanh niên tìm tới nơi ông J. trọ gửi tặng 1 triệu đồng, nhưng ông J. từ chối (Ảnh: Huy Minh)
Trưa ngày 13/4, chúng tôi ra góc đường Võ Văn Kiệt giao với Nguyễn Tri Phương, nơi ông J. đứng xin tiền, để tìm nhưng không thấy. Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng nói tầm 10h sáng ông J. hay ra đứng, còn buổi chiều thì không. Liên lạc qua điện thoại, ông từ chối gặp mặt và nói sẽ không trả lời thêm nữa các câu hỏi về hoàn cảnh của mình. Ông bảo cũng không nhận thêm quà của mọi người nữa vì đã nhận đủ, và bây giờ ông sẽ tắt điện thoại.
Báo Thanh Niên thông tin sau khi đăng tải câu chuyện, J.D nhận được nhiều cuộc gọi, nhiều người liên hệ để đến dạy kèm con cháu họ. Ông bày tỏ sự cảm kích về tấm lòng của những người Việt.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm tới tới nơi ông J. ở trọ trong một con hẻm ở đường Võ Văn Cừ. Ban đầu, chúng tôi chỉ gặp được mấy người hàng xóm. Họ cho biết ông J. đã về khu này sống khoảng 5 năm. Khoảng chừng nửa tháng nay, ông J. mới đi xin tiền.
"Bữa đó, ông không có tiền, gặp ngoài ngõ mới mượn cô 100 nghìn. Nhưng cô vừa đi chợ về còn có 50 nghìn nên đưa ông ấy. Mấy bữa sau, ông J. trả lại tiền cho cô rồi" - cô Hằng kể.
Bác Ba thì mau mắn bảo mấy hôm trước ông J. đi mua mì với trứng về ăn, sau chỉ thấy đi mua mì không. Đến hôm xem mạng thấy đưa ảnh ông J. đứng ở Nguyễn Tri Phương mới nhận ra "ông Tây gần nhà mình".
"Trong khu này, mọi người không chơi với nhau đâu, hầu như nhà nào biết nhà đấy. Căn nhà ông J. ở trọ cũng đóng cửa suốt". Vậy nên, những người hàng xóm thân thiện này nói lúc đầu, khi ông J. chưa cầm theo tấm bảng ghi chữ mà chỉ mượn tiền những người xung quanh thì không ai biết ông này khó khăn tới mức phải ra đường đứng xin tiền.
Thương cảm ông Tây mà các bà các cô bảo "chẳng biết bao nhiêu tuổi, chỉ thấy già", nên khi có người đến khu này hỏi thông tin của ông để cho quà, các cô cho ngay địa chỉ.
Những người hàng xóm kể từ hôm qua tới giờ có khá nhiều người đến tìm ông J.. Người cho 500 nghìn đồng, người cho gói bánh, cho mì, cho thùng nước uống...
Trong lúc chúng tôi đang đứng trò chuyện, một thanh niên đi xe đến tìm ông J để cho tiền. Thấy anh này cũng không gọi điện được cho ông J., mấy người hàng xóm nhanh nhẹn ra đứng trước cổng gọi với lên hộ.
Cánh cổng đóng kín nãy giờ mở, ông J. dắt xe ra. Ông từ chối 1 triệu đồng người thanh niên đưa tặng, rồi lặng lẽ lên xe đi mất.
Đại sứ quán đã nắm thông tin
Xem câu chuyện của giáo viên này, chị Phan, ở TP.HCM cho rằng ông J. rơi vào tình cảnh như hôm nay một phần do chưa biết chi tiêu hợp lý. Nếu ông biết phân chia số tiền này hợp lý sẽ không lâm vào cảnh đường cùng khi dịch bệnh xảy không còn đồng nào.
“ Rất nhiều người nước ngoài thất nghiệp họ tới Việt Nam sinh sống dư dả với khoản trợ cấp vì chi phí thấp, không phải chịu các khoản phí thuế khác. Thu nhập của ông J. chắc hẳn là hơn họ nhưng bản tính của người tây là có từng nào xài từng đấy nên không tiết kiệm. Với số tiền thu nhập ở ông J. nếu là người Việt thì sẽ không rơi vào cảnh như vậy”- chị Phan nói.Nhiều người thì thông cảm với ông J. Do dịch Covid-19, nhiều người lao động rơi vào cảnh tương tự như ông J. Ở lĩnh vực giáo dục việc các trường tư, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa khiến nhiều giáo viên rơi cảnh thất nghiệp. Đặc biệt với những người không phải là nhân viên cơ hữu nên không được hưởng bất kì chính sách nào. Khi không có lương, cùng với áp lực các khoản phải chi trả thì việc phải ra đứng đường xin tiền là đương nhiên. Đây cũng là cách để họ bám trụ chờ qua dịch bệnh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/4, một nhân viên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết phía đại sứ quán đã nắm được thông tin về trường hợp thầy giáo người Anh này.
“Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán đã liên hệ tới công dân Anh này và đang hỗ trợ về mặt lãnh sự công dân cho ông, bao gồm nhiều đầu việc”, một nhân viên của đại sứ quán Anh cho hay.
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với khó khăn mà vị giáo viên nước ngoài này gặp phải khi dịch Covid-19 bùng phát. Một nhà báo ở TP.HCM cho hay đã giới thiệu ông J. tới dạy ở một trường trực tuyến liên kết với giáo dục Mỹ và được xem xét.
Tuy nhiên, để được chấp nhận vào dạy, phía trường này sẽ kiểm tra xem ông J. có đạt các tiêu chuẩn không. Ngoài ra, trường cũng muốn lắng nghe mong muốn của vị giáo viên này bởi việc dạy được tiến hành online, và ở tuổi như ông liệu có đủ kỹ năng phù hợp để thực hiện.
Huy Minh - Huyền Anh - Thanh Hùng
Giảng viên đại học Anh trước nỗi lo mất việc vì Covid-19
Các trường đại học tuyển dụng rất nhiều giảng viên theo dạng hợp đồng có kỳ hạn. Họ chính là những người có khả năng thất nghiệp cao nhất vì đại dịch Covid-19.
" alt="Thầy giáo Tây mất việc cầm bảng 'giúp tiền để mua thức ăn'">Thầy giáo Tây mất việc cầm bảng 'giúp tiền để mua thức ăn'
-
Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế
-
Đứng trên bục giảng, thầy giáo chỉ tay vào mặt học sinh xưng “mày – tao” và mắng té tát (Ảnh cắt từ clip) Trước những vụ việc như vậy, phụ huynh lo lắng cách xưng hô không phù hợp và thiếu chuẩn mực của nhiều giáo viên có thể làm mất đi sự tôn trọng trong môi trường giáo dục và tạo thói quen giao tiếp không đúng mực cho học sinh.
“Tôi nghĩ rằng giáo viên cần phải là tấm gương về văn hóa và đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy dỗ đạo đức và văn hóa ứng xử. Khi giáo viên có những hành vi thiếu chuẩn mực, học trò rất dễ bắt chước, đặc biệt là trẻ nhỏ ở bậc mầm non và tiểu học.
Thầy cô hàng ngày vẫn dạy các em phải ngoan, lễ phép nhưng chính mình lại xưng hô thiếu chuẩn mực thì khác nào nói một đằng, làm một nẻo”, chị Nguyễn Thanh Mai, phụ huynh học sinh lớp 3 ở Hà Nội, nói.
Chị Mai cũng mong muốn các nhà trường và giáo viên cần nghiêm túc xem xét và cải thiện cách giao tiếp với học sinh để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực.
Đồng quan điểm, anh Hoàng Trường Giang, phụ huynh học sinh ở Thái Bình, cũng cho rằng việc giáo viên xưng hô không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách giao tiếp của học sinh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. “Các con dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người lớn. Nếu thường xuyên thấy giáo viên sử dụng các từ ngữ không chuẩn mực, trẻ có thể học theo và cũng hình thành thói quen giao tiếp thiếu chuẩn mực. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp với bạn bè, thầy cô mà còn tạo ra một môi trường học tập không lành mạnh”, anh Giang nói.
Theo các chuyên gia, xưng hô giữa thầy và trò trong nhà trường không chỉ là hoạt động giao tiếp đơn thuần mà còn mang tính giáo dục rất cao. Bởi vậy, nếu thầy cô không thận trọng trong cách xưng hô sẽ để lại hệ lụy khó lường.
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nhìn nhận cách xưng hô thiếu chuẩn mực, hành vi mắng chửi học sinh trong lớp là vi phạm chuẩn mực nhà giáo, không thể chấp nhận, nhưng nó thường là kết quả của một loạt áp lực về cả cuộc sống cá nhân lẫn chuyên môn của người đứng lớp.
“Giáo viên càng chỉ trích học trò, sự giận dữ càng lớn, càng cảm thấy mình không được tôn trọng, bất lực và không được ghi nhận. Những cảm xúc tiêu cực này càng nói sẽ càng lớn lên khiến hành động và lời nói của giáo viên càng trở nên cay nghiệt, mất kiểm soát, vi phạm chuẩn mực”.
Vì thế ông Nam cho rằng, nhà giáo dục phải sử dụng tấm gương nhân cách của mình để dạy học trò. Những hành vi vi phạm chuẩn mực không được phép diễn ra trên ‘thánh đường’ giáo dục.
Ngoài ra, ông Nam cũng cho rằng cần có một bộ quy chế xưng hô trong nhà trường, giúp việc xưng hô vừa theo chuẩn mực văn hóa mà vẫn tạo nên một bầu không khí thoải mái, hạnh phúc và thân thiện giữa thầy và trò.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, để duy trì văn hóa giáo dục tốt đẹp, cần có sự quan tâm và phối hợp từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo môi trường học tập là nơi học sinh và thầy cô đều được tôn trọng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra một môi trường học đường tích cực và lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
Sinh viên đuổi giảng viên ra khỏi lớp cảnh báo về văn hoá ứng xử học đườngViệc sinh viên đánh bạn trên lớp, đuổi cô ra khỏi lớp hay xem phim đồi trụy khi sống trong môi trường giáo dục phần nào thể hiện văn hoá ứng xử của sinh viên hiện nay." alt="Thầy cô gọi học sinh là ‘mày’: Xưng hô trong nhà trường sao cho đúng mực?">Thầy cô gọi học sinh là ‘mày’: Xưng hô trong nhà trường sao cho đúng mực?