Thành lập từ ngày 1/8 đến 10/10, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành đã chăm sóc, sàng lọc 373.096 bệnh nhân Covid-19, chiếm đến 42% số F0 cả nước.Tiến sĩ Lê Tuấn Thành - đại diện mạng lưới, cho biết hiện nhiệm vụ giai đoạn 1 là "giải cứu điểm nóng Covid-19" tại các địa phương đã hoàn thành. Do đó, thời gian tới, mạng lưới chuyển sang cơ chế hoạt động tình nguyện hỗ trợ địa phương theo dõi F0 tại nhà, chuyển giao mô hình cho ngành y tế địa phương.
Sự chia tay này đã để lại nhiều cảm xúc với các bác sĩ và F0. Chị Đinh Phương Anh, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, cho biết: “Chúng tôi lắng nghe bệnh nhân Covid-19 chia sẻ, hỗ trợ khi họ gặp khó khăn trong thời gian dài vì vậy nhiều người chia sẻ không muốn dừng sự kết nối với bác sĩ”.
 |
Bác sĩ Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tư vấn cho F0 qua điện thoại |
Tại một cuộc gọi cuối khi phải nói lời tạm biệt với bệnh nhân, chị nói: “Sức khỏe cô ổn rồi, từ ngày mai, cháu sẽ dừng gọi cho cô. Thế là hôm nay, cô cháu mình chia tay cô nhé. Cứ mỗi người bệnh cháu ngừng theo dõi, cháu rất vui vì bệnh nhân an toàn, có thể hòa nhập lại với gia đình xã hội”.
Phía đầu dây bên kia, bệnh nhân nghẹn ngào: “Để các cháu còn tư vấn người khác nữa phải không? Hy vọng có duyên mình gặp lại. Cô nghe buồn muốn chết đây, nước mắt rơi lưng tròng rồi”.
Theo chị Đinh Phương Anh, dù chưa gặp mặt, dù chỉ nói chuyện qua điện thoại vẫn đủ tình cảm, đủ sự lưu luyến, vì vậy mỗi cuộc chia tay đều để lại nhiều cảm xúc.
Chị Nguyễn Phương, BS tư vấn Khu vực 784 của mạng lưới cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ với các F0. Làm việc ở khu cách ly ở Quận 7, TP.HCM, chị Phương vẫn dành khoảng thời gian trong ngày để trực tuyến tại Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.
Sau một ngày làm việc áp lực, trở về phòng, bật laptop lên và nhìn danh sách bệnh nhân dài dằng dặc, chị tự nhủ không thể nghỉ ngơi vì nhiều bệnh nhân đang đợi sự tư vấn. Chị vào danh sách và tìm những bệnh nhân lớn tuổi nhất chăm sóc trước.
Ca bệnh khiến nữ bác sĩ nhớ nhất là một F0 64 tuổi, có bệnh lý nền, tự cách ly ở nhà riêng đã 5 ngày và không ai bên cạnh. Ngoài những thuốc bệnh nhân phải sử dụng hàng ngày từ trước, con của ông gửi thêm vào một số thuốc dùng để uống ngừa Covid và chống đông máu.
 |
Chị Nguyễn Phương, BS tư vấn Khu vực 784 của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành |
Người bệnh đã sử dụng được 5 ngày, sau khi nghe BS Phương giải thích, hướng dẫn cách uống đúng và những điều cần lưu ý, ông đã bật khóc trong điện thoại. Người đàn ông này nói: “Mấy ngày nay bác rất sợ. Các con không cho bác vào khu cách ly mà để bác ở nhà riêng có một mình, ngày mang đồ ăn tới đặt ngoài cửa. Nhiều lúc bác không biết hỏi ai về bệnh tình cả. Bác lo tới mức mất ngủ. Hôm nay con gọi điện tới bác mừng quá con ơi. Con nhớ gọi điện cho bác hàng ngày nghe con”.
Theo nữ bác sĩ, dịch bệnh xảy xa, y tế quá tải, các cơ sở điều trị chỉ có thể tiếp nhận những ca bệnh nặng vì không đủ giường và thiết bị. Người bệnh cô đơn, không biết bám víu vào đâu. Có những người lo lắng đến tuyệt vọng, cuộc điện thoại từ bác sĩ như chiếc phao cứu sinh. Họ được trấn an về mặt tinh thần, tư vấn về cách ăn uống, dùng thuốc đúng, được theo dõi các dấu hiệu nguy cơ, tăng nặng, được liên hệ y tế khi có dấu hiệu cần nhập viện gấp…
Anh Nguyễn Văn Kiên, tình nguyện viên khác của mạng lưới, cũng chia sẻ, thời gian đầu hoạt động, họ gặp không khó khăn. “Bệnh nhân nói với tôi: “Gọi như này có tác dụng gì đâu, gọi từ xa chả giải quyết được vấn đề gì. Khám trực tiếp còn chả ăn ai nữa là gọi…”, anh nhớ lại.
Nhưng các bác sĩ, tình nguyện viên vẫn kiên trì hỏi han tình trạng bệnh nhân và nếu bệnh nhân trở nặng sẽ liên hệ để người bệnh được đi cấp cứu.
Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng tư vấn từ xa cho bệnh nhận Covid-19. Vì còn làm chuyên môn ở viện nên tranh thủ giờ nghỉ trưa, chị vào ca trực cùng mạng lưới. Theo BS Mỹ Duyên Hầu hết các bệnh nhân F0, chị gọi điện tư vấn đều đang cần hỗ trợ. Tuy nhiên, đôi khi chị cũng gặp phải những tình huống “dở khóc, dở cười”.
 |
Một buổi họp trực tuyến của Mạng lưới |
“Có lần tôi gọi đến cho bệnh nhân để tư vấn nhưng bệnh nhân lại tưởng mình là lừa đảo. Có những ngày hệ thống cập nhật chưa được tốt lắm, mình gọi khiến họ cũng rất khó chịu, họ không biết vì sao mình gọi…”, chị nhớ lại.
Chị Đỗ Khương Kỳ Khuê, tình nguyện viên Khu vực 764 của mạng lưới lại có nhiều lo lắng trước khi tham gia tư vấn cho F0 qua điện thoại.
“Tôi sợ rằng liệu mình gọi nhiều đến như vậy, họ có thấy bị làm phiền không? Hay có thể vì họ đang mệt trong người nên rất cáu gắt khó chịu với bác sĩ? Thậm chí họ có thể từ chối, cúp ngang máy trong lúc tôi đang tư vấn”, chị băn khoăn.
Tuy nhiên vượt qua nhiều lo ngại, băn khoăn bao đầu, nữ tình nguyện viên vẫn kết nối với các F0 để bắt đầu công việc tư vấn, theo dõi từ xa. “Trước giờ, cuộc gọi chỉ là một phương tiện thông thường, thậm chí có vài người thấy phiền, dập máy đi, nhưng bây giờ nó lại giữ sự sống cho một mạng người", chị nói thêm
Với những nỗ lực không mệt mỏi, qua 2 tháng, 10.028 tình nguyện viên là y bác sĩ đã chăm sóc từ xa cho 373.096 bệnh nhân.
Trong đó, 361.799 F0 được đánh giá nguy cơ mức 0 và 1 (không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ, nguy cơ diễn tiến nặng thấp) được chăm sóc thường xuyên bởi các tình nguyện viên y tế. 2.305 bệnh nhân mức nguy cơ 2 được bác sĩ theo sát. 2.463 bệnh nhân mức nguy cơ diễn tiến bệnh nặng 2, 3, 4 đã được hỗ trợ nhập viện cấp cứu.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 1, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành sẽ chuyển giao lại mô hình hoạt động cho ngành y tế địa phương trước ngày 31/12. Mạng lưới vẫn sẵn sàng huy động lực lượng tình nguyện trực tổng đài online và kích hoạt cơ chế hỗ trợ thông tin khẩn cấp trong trường hợp có lời kêu gọi của ngành y tế.
Ngọc Trang

Cái chắp tay của bệnh nhân Covid-19 khiến bác sĩ Hà Nội khó quên
50 ngày chi viện cho TP.HCM chống dịch, ấn tượng với người bác sĩ Hà Nội là cái chắp tay của một bệnh nhân vừa qua cơn nguy kịch vì Covid-19.
" alt=""/>Kết thúc cuộc gọi, người vui mừng, người rơi nước mắt
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ cho phép, thời hạn giải ngân khoản vay có thể kéo dài thêm sau ngày 31/5/2016, khi thời hạn 36 tháng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đã kết thúc.Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa cho biết, tính đến cuối tháng 11/2015, các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã giải ngân đạt trên 13.499 tỷ đồng (khoảng 45%). Riêng số tiền cam kết đã là hơn 23.500 tỷ đồng (78%).
 |
Tính đến cuối tháng 11/2015, gói 30.000 tỷ đồng đã giải ngân trên 13.499 tỷ đồng . Ảnh: Lê Toàn |
Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng cam kết cho vay 31.367 hộ với số tiền là 14.694 tỷ đồng. Đã giải ngân cho 31.364 hộ với số tiền là 10.072 tỷ đồng. Đối với tổ chức, cam kết cho vay gần 60 dự án với số tiền hơn 8.000 tỷ đồng.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, kết quả giải ngân trên là đáng khích lệ sau khi Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận các đối tượng đủ điều kiện vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 20%) mà các ngân hàng chưa cam kết giải ngân sẽ tiếp tục được giải ngân theo kế hoạch.
“Việc giải ngân trước hay sau thời điểm 31/5/2016 còn phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án đủ điều kiện cho vay. Thời hạn 31/5/2016 là do Ngân hàng Nhà nước đặt ra, Nghị quyết 02/2013NQ-CP và Nghị quyết số 61/2014/NQ-CP của Chính phủ không đặt ra thời hạn của gói hỗ trợ này. Bộ Xây dựng cũng không đặt ra thời hạn giải ngân gói tín dụng này”, đại diện đơn vị này cho biết.
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là do không có các dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện giải ngân. Chẳng hạn, Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Hà Nội) do Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, sau nhiều lần dự kiến khởi công vào các năm 2013 và 2014, đến thời điểm này, chỉ có khoảng 15% trên tổng số gần 1.700 căn hộ được khách hàng đăng ký mua, vì dự án nằm cách xa trung tâm thành phố, trong khi hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án lại chưa hoàn thiện.
 |
Ảnh: Dũng Minh |
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến khách hàng đắn đo khi mua nhà ở xã hội là sự chênh lệch quá lớn về giá bán tại các dự án. Trong khi một số dự án được bán với mức giá khá rẻ (dưới 10 triệu đồng/m2), thì cũng có dự án có mức giá không rẻ hơn là bao so với nhà ở thương mại, khoảng 15 - 16 triệu đồng/m2 (dù được hưởng chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, vốn ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng…).
Để thúc đẩy tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án; đặc biệt là rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất để tăng nhanh nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở có đủ điều kiện để vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Để gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thực sự đến tay những người có khó khăn về nhà ở, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã đề xuất gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng này đến hết ngày 31/5/2018.
Việc đưa ra các điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn là cần thiết, nhằm sử dụng gói hỗ trợ đúng mục đích và đối tượng, đồng thời bảo đảm điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay. |
Ngoài ra, HoREA còn đề xuất lãi suất cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là 4 - 4,5%/năm áp dụng cho năm 2016 (hiện đang là 5%/năm) đối với nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng/căn; Đối với nhà ở xã hội thì đề nghị mức lãi suất là 3 - 3,5%/năm để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng và thực tế tình hình lạm phát ổn định ở mức thấp hiện tại. Mặt khác, theo HoREA, cần bổ sung đối tượng được vay là các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi này…
Về đề xuất của HoREA, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu tới thời điểm 30/5/2016, nguồn vốn của gói tín dụng vẫn còn thì nên kéo dài thời hạn để thêm nhiều người dân được hưởng lợi từ gói ưu đãi này.
“Từ khi chủ đầu tư có chủ trương thực hiện dự án cho tới khi có thể triển khai có thể mất 2 - 3 năm. Trong thời gian vừa rồi, các dự án nhà ở xã hội khá khiêm tốn và chủ yếu là từ nhiều dự án thương mại có sẵn chuyển sang làm nhà ở xã hội. Còn với các dự án nhà ở xã hội triển khai theo chính sách thì cuối năm 2015 và đầu 2016 sẽ có hàng trăm dự án bung ra thị trường. Khi đó, tốc độ giải ngân của gói này sẽ tăng lên rất nhanh”, ông Đính nói.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản về tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong điều kiện số lượng dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM còn khá hạn chế, dự án nhà ở thương mại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hầu như không có, thì việc các ngân hàng đạt số dư nợ như trên là rất cố gắng.
Để được vay vốn hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng, đòi hỏi đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Việc đưa ra các điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn là cần thiết, nhằm sử dụng gói hỗ trợ đúng mục đích và đối tượng, đồng thời bảo đảm điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay.
Trong chương trình phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 51 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 25.850 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 9.560 tỷ đồng. Các chủ đầu tư đang tiếp tục triển khai 108 dự án, quy mô xây dựng khoảng 61.290 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 31.760 tỷ đồng.
Trong Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, đến nay trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 84 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 28.550 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.730 tỷ đồng; đang tiếp tục triển khai 63 dự án với quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 18.800 tỷ đồng. (Nguồn: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng) |
TheoĐầu tư Bất động sản
Cập nhật tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ" alt=""/>Thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có thể kéo dài