Hội chứng “nỗi buồn sau kỳ nghỉ” là gì?
Theo Health, nỗi buồn sau kỳ nghỉ đề cập đến những cảm xúc ngắn hạn mà các cá nhân trải qua sau kỳ nghỉ, bao gồm buồn bã, cô đơn, mệt mỏi, thất vọng, uể oải, suy sụp tinh thần hoặc thậm chí là sợ hãi những ngày sắp tới.
Tiến sĩ Nicole Hollingshead, Trung tâm Y tế Đại học The Ohio State, giải thích: “Sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, mọi người có thể cảm thấy lạc lõng hoặc trống rỗng nếu không có hoạt động hướng đến mục tiêu nào đó để giúp họ tập trung”.
“Điều quan trọng bạn phải nhận ra là hiện tượng này không hiếm. Khi nói chuyện với bạn bè và gia đình, bạn sẽ thấy mình không phải là người duy nhất cảm thấy chán nản sau kỳ nghỉ”, Tiến sĩ Torres-Mackie bổ sung.
Lý do
Theo Tiến sĩ Paul Nestadt, đồng Giám đốc của Phòng khám Rối loạn lo âu Johns Hopkins, các tác nhân gây ra tâm trạng buồn sau kỳ nghỉ lễ có thể khác nhau tùy mỗi người.
Một số người có thể chán chính những ngày nghỉ lễ do kỳ vọng lớn, nhớ về những người thân yêu đã mất, khó khăn trong gia đình, gánh nặng tài chính.
Những người khác tận hưởng kỳ nghỉ lễ nhận được một lượng lớn dopamine và serotonin - hai loại hormone giúp bạn cảm thấy dễ chịu - sau khi dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Việc đột ngột kết thúc kỳ nghỉ lễ dễ khiến họ cảm thấy mất phương hướng và có tâm trạng buồn.
Dịp nghỉ lễ cuối năm cũ, đầu năm mới diễn ra vào thời điểm cuối đông đầu xuân, trùng với thời điểm chứng rối loạn cảm xúc theo mùa nổi bật nhất. Tiến sĩ Nestadt cho biết, sự thay đổi giữa các mùa, ánh sáng ban ngày ít, mức độ hoạt động thể chất giảm và sự cô lập gia tăng đều góp phần gây ra cảm giác tệ hại.
Cách chữa lành
Theo Tiến sĩ Nestadt, nếu bạn trải qua cảm giác buồn nản sau kỳ nghỉ lễ hoặc muốn ngăn ngừa điều đó xảy ra, có một số cách hữu ích:
Ngủ đủ
Bạn cần ngủ đủ giấc mỗi ngày, không chỉ để duy trì sức khỏe tinh thần mà còn ngăn ngừa các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, đột quỵ và suy nhược thần kinh.
Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
Chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng
Căng thẳng gia tăng trong kỳ nghỉ lễ có thể khiến mọi người tìm đến những thực phẩm nhiều chất béo và đường. Điều này sau đó dễ gây ra nhiều căng thẳng hoặc lo lắng hơn.
Để duy trì thói quen ăn uống lành mạnh trong những ngày lễ và sau đó, hãy cố gắng thêm các loại thực phẩm lành mạnh hơn, bao gồm trái cây và rau tươi.
Tránh rượu và chất kích thích
Theo Tiến sĩ Nestadt, những người cảm thấy buồn hoặc lo lắng có thể hưởng lợi từ việc kiêng rượu và chất kích thích. Cả hai yếu tố này đều có thể khiến những cảm xúc tiêu cực trở nên mạnh mẽ hơn hoặc khó kiểm soát.
Tham gia hoạt động thể chất
Sự căng thẳng của kỳ nghỉ lễ, các lịch tụ tập, vui chơi dễ khiến mọi người mất thói quen tập luyện. Nhưng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng.
Để duy trì động lực hoặc bắt đầu tập luyện trở lại, hãy rủ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè tập cùng hoặc chọn các hoạt động bạn thích làm để luôn bận rộn.
Kết nối với bạn bè hoặc gia đình
Ở cạnh người thân quen giúp bạn cảm thấy được kết nối và không cô đơn. Kết nối chặt chẽ cũng hữu ích trong việc giúp bạn điều hướng những gì bạn đang trải qua.
Tiến sĩ Torres-Mackie nói: “Người thân có thể chung cảm xúc với bạn và việc chia sẻ tâm sự với ai đó sẽ xua tan cảm giác cô đơn”.
Lên lịch hoạt động trước
Mọi người có nguy cơ mắc chứng buồn bã sau kỳ nghỉ lễ cao hơn nếu họ không có điều gì đó để mong chờ.
Tiến sĩ Hollingshead giải thích: “Nếu vài tháng qua, bạn tập trung chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ thì lý tưởng nhất là bạn nên có một thứ gì khác, chẳng hạn như một chuyến du lịch hoặc hoạt động mà bạn mong chờ sau đó”.
Lên kế hoạch trước cho một việc - dù lớn hay nhỏ - sẽ giúp bạn duy trì động lực vui vẻ sau kỳ nghỉ lễ. Bạn cũng có thể thử những điều mới mẻ chưa từng làm.
Nơi đây vẫn giữ được hầu như toàn bộ nét kiến trúc độc đáo cũng như sự pha trộn của các nền văn hóa ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. Có thể gọi Hội An là "nơi gặp gỡ yên bình" hiếm hoi ở Việt Nam, vì còn lưu giữ được những dấu tích xưa.
Hội An trở thành điểm dừng chân quan trọng cho việc buôn bán gia vị từ thế kỷ thứ 7 đến 10. Kiến trúc sư, nhà bảo tồn người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski, đến Hội An đầu những năm 1990 và ông có công lớn trong việc quảng bá hình ảnh của thành phố ra thế giới.
Trước đó, thời báo SCMP của Hongkong (Trung Quốc) cũng đã đăng tải một bài viết gợi ý du khách nên tranh thủ ghé thăm Hội An vào thời điểm này trước khi đô thị cổ của Việt Nam đông đúc trở lại.
Việt Nam mở lại biên giới vào tháng 3, đón 3,5 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2022. Theo đánh giá từ SCMP, hiện lượng khách vẫn còn nhỏ giọt nhưng sẽ sớm đông đúc trở lại khi người dân Trung Quốc bắt đầu xuất ngoại trong năm 2023 và "hiện tại là thời điểm rất tốt để ghé thăm Hội An".
Đỗ An(Theo The Travel)
" alt=""/>Hội An được ca ngợi là điểm đến tuyệt vời để tìm về quá khứToàn cảnh chốn du lịch xanh mát của Đức Tài và nhóm bạn nhìn từ trên cao.
Nơi đây cũng khá gần với một số địa điểm du lịch nổi tiếng như đảo Bình Hưng, đảo Bình Ba (Khánh Hòa) hay hang Rái, vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận),… du khách có thể kết hợp khám phá trong các chuyến đi ngắn ngày.
Đức Tài cho hay, mong muốn tạo không gian sống hài hòa giữa thiên nhiên, động vật và con người nên nhóm bạn trẻ quyết định gây dựng khu vực này theo mô hình du lịch sinh thái, gắn liền với một số hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
Ngoài khu vực dành cho các hoạt động trải nghiệm, nghỉ dưỡng như tắm suối, trekking, chèo thuyền,…, nơi đây còn có cánh đồng cỏ chăn nuôi cừu xanh mướt quanh năm, phục vụ du khách tham quan, chụp hình “sống ảo”.
Đức Tài thừa nhận, việc chăn nuôi cừu vào mùa nắng rất vất vả nhưng khi chủ động được nguồn nước và thức ăn cho cừu, họ không còn gặp nhiều khó khăn. Từ 30 con, nay nhóm bạn đã gia tăng số lượng đàn cừu lên tới 120 con.
![]() | ![]() |
Du khách thích thú check-in cùng đàn cừu hơn trăm con. Đây là loài vật nuôi thân thiện, dễ gần lại có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu tại địa phương.
Ngoài ra, nông trại được hoạt động theo mô hình khép kín. Chất thải của đàn cừu được tận dụng làm phân bón cho vườn cây cảnh và khu vực trồng rau. Nguồn rau trái tự sản xuất trong vườn cũng được thu hoạch, dùng làm nguyên liệu chế biến.
Trong vườn hiện có nhiều giống rau trái khác nhau như mồng tơi, cải xoăn, cải cay, ớt, gừng, húng quế, hay ngô, chuối, dưa leo. Vườn được lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động, cung cấp nguồn nước ổn định cho cây trồng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.
![]() | ![]() | ![]() |
Tiểu cảnh, chòi lá,… được bố trí hài hòa, đẹp mắt xuyên suốt không gian du lịch này, phù hợp với các hoạt động trải nghiệm của cả người lớn và trẻ em.
Ngoài khu vực trồng rau và chăn nuôi cừu, Đức Tài cùng nhóm bạn còn lên kế hoạch phát triển về mảng lưu trú và ăn uống để đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm tại không gian du lịch sinh thái này.
Đức Tài cũng tự tay vào bếp chuẩn bị nguyên liệu, nấu các món ăn dân dã hoặc đặc sản địa phương để phục vụ du khách như gà nướng, thịt nướng bánh hỏi, bánh xèo, cá hấp,… hay tiệc nướng ngoài trời.
![]() | ![]() | ![]() |
Đức Tài trực tiếp chế biến các bữa ăn đa dạng phục vụ khách tham quan.
![]() | ![]() | ![]() |
Góc ăn uống “cây nhà lá vườn” khiến ai nấy đều thấy thư thái, dễ chịu.
Nhóm bạn trẻ cũng bày tỏ hy vọng có thể tìm kiếm và kết nối với những người có cùng đam mê để chung tay xây dựng một mô hình trang trại kết hợp du lịch cộng đồng hiệu quả và bền vững, đồng thời hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân địa phương, chủ yếu là đồng bào người Raglai.
Ảnh: Đức Tài