当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Wehda, 20h05 ngày 7/2: Khách thắng thế 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo U20 Fiorentina vs U20 Cagliari, 19h30 ngày 5/2: Khó tin ‘tiểu The Viola’
Theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, quy chế mới về đào đạo tiến sĩ đã được ban hành và có những điểm khác so với quy chế năm 2017 (Thông tư 08/2017-TT-BGDDT). Theo một số ý kiến, quy chế mới giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng của các tạp chí khoa học của Việt Nam. Như vậy, việc đánh xem xét và đánh giá cẩn thận những khía cạnh này là hết sức cần thiết.
Thứ nhất,quy chế mới nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ. Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh chỉ cần công bố công trình trên những tạp chí trong nước và được tính điểm là có thể bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong khi đó, quy chế năm 2017 thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố trên các tạp chí/hội thảo nước ngoài, trong đó có tạp chí ISI/Scopus. Như vậy, quy chế mới giúp cho việc hoàn thành luận án được thuận lợi hơn.
Cũng cần nói thêm, đã đến lúc cần xem lại khái niệm “tạp chí nước ngoài” hay “tạp chí trong nước”. Thực chất, Việt Nam đã có những tạp chí được xuất bản bằng tiếng Anh, thu hút công trình toàn cầu và có những tạp chí đã được công nhận trên thế giới thông qua việc những tạp chí này được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus. Những tạp chí này được xếp vào “tạp chí trong nước”, nhưng bản chất là những tạp chí quốc tế. Nếu cần phân biệt thì nên chia hai nhóm: 1/ Tạp chí quốc tế gồm cả những tạp chí nước ngoài có uy tín (được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus hay được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) và có nhiều tạp chí của Việt Nam đã đạt chuẩn này, 2/ Tạp chí không quốc tế (hay tạp chí quốc gia, được tính điểm) gồm các tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt.
Thứ hai,về yêu cầu chuẩn tiếng Anh thì quy chế mới nới lỏng hơn bằng việc chấp nhận chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc, bên cạnh việc đánh giá trình độ tiếng Anh một cách khách quan và chuẩn mực hơn thông qua các chứng chỉ IELTS (Anh) hay TOEFL (Mỹ) thể hiện bằng các mức điểm cụ thể.
![]() |
TS Lê Văn Út |
Thứ ba,số lượng nghiên cứu mà mỗi giáo sư được phép hướng dẫn tại mỗi thời điểm được tăng thêm 2, tương ứng với phó giáo sư là 1, so với quy chế cũ.
Rõ rằng 3 vấn đề được nêu ở trên là liên quan trực tiếp đến chất lượng của đào tạo tiến sĩ. Tuy nhiên theo phân tích ở trên, việc nới lỏng như trên trước mắt là sẽ góp phần tăng số lượng tiến sĩ được đào tạo, còn về chất lượng thì khó có thể tăng lên.
Nên chăng Bộ GD-ĐT cân nhắc thêm việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng (đặc biệt là đối với một số lĩnh vực đặc thù), không nhất thiết phải có các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong luận án tiến sĩ, mà luận án tiến sĩ có thể chỉ là các kết quả nghiên cứu ứng dụng.
9 ý kiến cần được bàn thêm
Có những quan điểm khá thú vị và cũng có phần bất ngờ về việc nới lỏng của quy chế mới về đào tạo tiến sĩ rất cần được bàn thêm như sau:
1.Thứ nhất, có ý kiến cho rằng việc chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt (đạt khung từ 0,75 điểm trở lên) sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước (mà theo phân tích thì nên được gọi là các tạp chí không quốc tế hay các tạp chí quốc gia) phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc nâng chất lượng một tạp chí khoa học phải được cụ thể hóa bằng chất lượng của lãnh đạo tạp chí, của hội đồng thẩm định tạp chí và quan trọng là đẳng cấp của các tác giả có bài được công bố trên tạp chí này. Việc các nghiên cứu sinh công bố công trình trên những tạp chí này thì đương nhiên là tốt, trước mắt là về mặt số bài, nhưng nếu nói là để nâng chất lượng và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế thì nên được cân nhắc thêm, bởi lẽ nghiên cứu sinh cũng chỉ là những người đang học làm nghiên cứu và năng lực của họ cũng rất khác nhau.
2.Thứ hai, có ý kiến cho rằng có những lĩnh vực chỉ công bố ở Việt Nam. Thật ra quan điểm như thế này là không đúng tinh thần của nghiên cứu khoa học, bởi lẽ nghiên cứu khoa học là không biên giới.
Chỉ có việc công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học rộng lớn thì mới nâng được chất lượng. Khi chúng ta sử dụng các sản phẩm công nghệ thì chúng ta hay ưa chuộng những sản phẩm “made in USA, made in Japan, made in Finland” thì cớ gì trong công bố kết quả chỉ trên các diễn đàn khoa học “made in Vietnam”. Ngay cả đối với các lĩnh vực nghệ thuật, nhân văn, chúng ta cũng luôn quan tâm hoặc thưởng thức các sản phẩm ngoại đó chứ. Và các tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế luôn chào đón sự khác biệt, nghĩa là các ấn phẩm có chất lượng trên thế giới luôn được chấp nhận, không có sự phân biệt nào về địa lý.
3.Thứ ba, có ý kiến cho rằng cộng đồng khoa học khó chấp nhận các nghiên cứu mang tính đặc thù của Việt Nam… Nhận định chủ quan như thế là không đúng với tinh thần khoa học. Hãy thử vào các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín của thế giới mà xem, các học giả trên thế giới công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc đặc thù của Việt Nam. Do đó, rất cần các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cũng công bố về những đặc thù của Việt Nam để có thể quảng bá, thông tin và phản biện thêm với các học giả quốc tế. Đây là cơ hội vừa nâng cao đẳng cấp khoa học và vừa bảo vệ hình ảnh đất nước trước cộng đồng khoa học quốc tế.
4.Thứ tư, có ý kiến cho rằng nếu công bố những kết quả về ô nhiễm, các vấn nạn xã hội, … trên các tạp chí quốc tế có thể làm xấu hình ảnh Việt Nam. Thật ra, một khi đã công bố một kết quả khoa học trên các tạp chí (dù quốc gia hay quốc tế) thì các học giả trên thế giới đều có thể tiếp cận được. Hầu hết các tạp chí quốc gia bằng tiếng Việt thì đều có phiên bản điện tử và các nhà khoa học nước ngoài có thể dùng các công cụ dịch để biết nội dung. Hơn nữa, các vấn đề thuộc về khoa học với dữ liệu rõ ràng thì cũng rất cần được công bố và biết đâu các học giả trên thế giới sẽ có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp Việt Nam giải quyết được những vấn đề đó. Về khía cạnh khoa học và phát triển thì việc đó rất cần thiết.
5.Thứ năm, có ý kiến cho rằng yêu cầu chuẩn luận án tiến sĩ cao nên dễ dẫn đến việc “mua bán” trong công bố khoa học. Thật vậy, đã gọi là mua bán thì chuẩn nào cũng có thể mua bán cả. Nguy hiểm hơn nữa, chuấn càng thấp thì có thể việc mua bán càng dễ dàng hơn, giá rẻ hơn nhưng có thể khó phát hiện hơn vì ít bị cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.
6.Thứ sáu, ý kiến cho rằng bộ lọc ISI/Scopus chưa chắc tốt. Ý kiến này đúng. Thực chất thì bộ lọc ISI/Scopus chỉ là bước đầu thôi và trong số các tạp chí ISI/Scopus thì có cả những tạp chí không tốt, tạp chí “ăn thịt”,… và do đó hiện nay có đại học ở Việt Nam chỉ công nhận khoảng 50% tốp đầu các tạp chí trong danh mục ISI. Tuy nhiên, có thể khẳng định là những tạp chí chưa được vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus thì hoặc là các tạp chí mới thành lập (nhưng được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) hoặc là các tạp chí mà chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến, và những tạp chí mà giới chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến đó là những tạp chí chưa uy tín. Số lượng tạp chí chưa uy tín thì hiện đã lên đến hàng triệu (theo Michael Mabe, Serials). Như vậy, số lượng tạp chí chưa uy tín là rất lớn, so với số lượng khiêm tốn những tạp chí uy tín trên thế giới.
7.Thứ bảy, có ý kiến cho rằng tư duy “duy ngoại” trong công bố khoa học có thể làm cho khoa học Việt Nam không phát triển. Cần nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta hiểu cách phân loại tạp chí khoa học theo hai nhóm gồm tạp chí quốc tế và tạp chí quốc gia thì khái niệm “duy ngoại” có thể trở nên mơ hồ. Như đã nói ở trên, có những tạp chí khoa học do Việt Nam sở hữu và được xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh và đã được vào các cơ sở dữ liệu uy tín ISI/Scopus, và việc công bố trên những tạp chí này chẳng lẽ là “duy ngoại”? Hơn nữa, như đã nói nghiên cứu khoa học là không biên giới, một sản phẩm khoa học dù đã được phát hiện ở Mỹ hay ở Việt Nam thì cũng chỉ là một, một khi sản phẩm khoa học này được công nhận thì đó là một sản phẩm khoa học trong chuyên ngành, nghĩa là khái niệm “duy ngoại” trở nên khập khiễng. Ngoài ra, tại sao trong việc mua hàng thì ta cứ hay “duy ngoại” và có làm cho khoa học Việt Nam chậm phát triển không, vì hàng hóa của là các sản phẩm khoa học công nghệ?
8.Thứ tám, có ý kiến cho rằng công bố trên các tạp chí quốc gia để tạo sự tự tin. Ý kiến này khá mới và cũng có phần bất ngờ. Theo hiểu biết cơ bản của một người làm khoa học thì khi họ thực sự tự tin về kết quả nghiên cứu do họ làm ra thì họ sẽ lựa chọn những tạp chí khoa học lớn trong chuyên ngành để công bố, và đó chính là những tạp chí uy tín cao của thế giới được điều hành bởi những nhà khoa học uy tín cao trong chuyên ngành. Rất ít khi các nhà khoa học chọn công bố kết quả nghiên cứu tốt của họ trên các tạp chí chưa uy tín.
9.Thứ chín, có ý kiến cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới sẽ làm giảm việc mua bán công trình. Ý kiến này cũng thú vị nhưng thực sự là rất bất ngờ. Theo logic thông thường thì yêu cầu sản phẩm càng dễ thì việc mua bán càng thuận lợi và dễ dàng thực hiện chứ nhỉ? Nếu yêu cầu sản phẩm càng cao thì việc mua bán chắc chắn sẽ khó hơn vì giá sẽ cao hơn và cũng dễ bị phát hiện (do phải công khai). Như vậy nói nới lỏng yêu cầu khoa học của luận án tiến sĩ sẽ góp phần làm giảm tệ nạn mua bán trong khoa học thì là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận hơn.
Trong thực tế, các cơ sở đào tạo phải tăng cường việc quản lý và xử lí triệt để các vấn đề liên quan đến liêm khiết khoa học, bởi lẽ tiêu cực thì lúc nào cũng có, đặc biệt là việc lạm dụng các chính sách hỗ trợ trong xuất bản khoa học. Việc vi phạm tính liêm khiết đối với các công bố ISI/Scopus thì nói chung là dễ bị phát hiện hơn công bố trên tạp chí quốc gia của các nước, bởi lẽ các công bố ISI/Scopus thì được soi nhiều hơn bởi cả cộng đồng khoa học chuyên ngành trên thế giới, trong khi đó thì đôi khi những kết quả trên các tạp chí quốc gia của các nước thì ít được nhiều người quan tâm.
TS. Lê Văn Út, Trưởng Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.
" alt="Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?"/>Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?
Sự việc bị phát giác sau khi một bà mẹ thử sữa của con đã phát hiện ra sữa không hề có mùi vị gì. Sau đó, cô đã đưa mẫu sữa đi kiểm tra và phát hiện sữa có hàm lượng protein thấp. Cô chia sẻ lo ngại của mình với các bậc phụ huynh khác trong trường.
Vài ngày sau đó, vị hiệu trưởng tên Chen thừa nhận bà đã yêu cầu nhân viên nhà bếp đổ nước vào sữa trong khoảng 4 ngày hồi tháng trước.
Trong một video do phụ huynh quay lại, bà cũng thú nhận đã cố tiết kiệm kinh phí bằng cách mua thực phẩm kém chất lượng và giảm bớt lượng thịt trong bữa ăn của trẻ.
“Đó là lỗi của tôi” – bà Chen nói, “Tôi sở hữu 30% cổ phần của ngôi trường này. Chi tiêu ít đi sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho tôi hơn”.
Trong video, bà Chen nói rằng sẵn sàng chịu mọi lời “đổ lỗi, nguyền rủa và trách nhiệm”. Bà tự đề xuất sẽ từ chức và không bao giờ làm việc trong ngành giáo dục mầm non nữa.
Hồi tuần trước, các cơ quan chức trách ở địa phương đã thông báo trên mạng xã hội rằng nữ hiệu trưởng này đã bị sa thải và tất cả học sinh của trường sẽ được đưa đi kiểm tra sức khỏe.
Từ trước đến nay, Trung Quốc từng xảy ra nhiều vụ bê bối thực phẩm trong các trường mầm non và phổ thông, thường là do giáo viên và quản lý trường cố gắng cắt giảm lượng thức ăn cho trẻ.
Hồi tháng trước, một trường quốc tế ở Thượng Hải cũng bị phát hiện sử dụng rau hỏng và thực phẩm quá hạn cho trẻ. Hiệu trưởng trường này cũng bị sa thải và nhà cung cấp thực phẩm bị điều tra dưới áp lực của phụ huynh.
Một trường khác bị phát hiện không cho học sinh ăn gì khác ngoài nửa bát mỳ vào bữa trưa, trong khi hứa hẹn với các phụ huynh rằng trẻ sẽ được cung cấp những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Nguyễn Thảo (Theo The Star)
Gần 1 tháng sau khi phụ huynh tố trường mầm non Phú Mỹ cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá, công an vẫn chưa có kết luận về sự việc.
" alt="Hiệu trưởng trường mầm non bị đuổi việc vì đổ nước vào sữa"/>Dạy học qua Internet
Với hình thức dạy học qua Internet, Bộ GD-ĐT yêu cầu bài học và học liệu được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định, hướng dẫn của Bộ. Bao gồm sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bài học và học liệu phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Bên cạnh đó, phải được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về tổ chức hoạt động dạy học, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và các quy định,hướng dẫn của Bộ; chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu.
Bảo đảm yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Phối hợp với gia đình trong việc tổ chức dạy học.
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động học cho học sinh gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Đối với học sinh, cần được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin trên Internet trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá.
Dạy học trên truyền hình
Để dạy học trên truyền hình, yêu cầu thiết bị, hạ tầng kết nối phải đáp ứng các yêu cầu thu sóng truyền hình tương thích với hệ thống truyền hình quốc gia.
Bài học do giáo viên có kinh nghiệm dạy, ghi hình để tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ.
Học liệu được sử dụng trong dạy học bao gồm sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài học trên truyền hình, bảo đảm phù hợp với đối tượng học sinh từng cấp học. Bên cạnh đó phải được tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
![]() |
Giáo viên dạy qua truyền hình |
Về tổ chức hoạt động dạy học, cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học. Phân công, giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn học theo lớp xây dựng kế hoạch bài học để tổ chức, hướng dẫn học sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo các bài học.
Bên cạnh đó, thông báo thời khoá biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, gia đình để phối hợp tổ chức cho học sinh học. Quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học trên truyền hình.
Đối với giáo viên, cần xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, bao gồm tài liệu hướng dẫn, câu hỏi bài tập và kiểm tra, đánh giá kết quả theo nội dung bài học.
Gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh trước khi bài học được phát trên truyền hình; liên hệ với gia đình để phối hợp tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học tập. Tiếp nhận báo cáo, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Đánh giá kết quả học tập
Đối với kiểm tra thường xuyên, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua Internet; kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại học sinh.
Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả của học sinh qua Internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho các em ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại học sinh.
Ngoài ra, cần đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.
Thanh Hùng
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt="Cách tổ chức, kiểm tra, đánh giá dạy học qua internet và trên truyền hình"/>Cách tổ chức, kiểm tra, đánh giá dạy học qua internet và trên truyền hình
Tranh cãi xoay quanh Zhang và công ty nổ ra đầu tháng này, sau khi anh bắt đầu quảng cáo loại bánh trung thu đến từ Hồng Kông (Trung Quốc), gọi đây là thương hiệu cao cấp có tuổi đời hơn hai thập kỷ.
Tuy nhiên, hóa ra nhà sản xuất – Guangzhou Meisun Food Company – lại không đăng ký ở Hồng Kông và cũng không bán sản phẩm ở đây.
Để tăng doanh số, Zhang mời diễn viên Hồng Kông nổi tiếng Eric Tsang Chi-wai (Tăng Chí Vĩ) tham gia một phiên livestream. Tsang được bổ nhiệm làm đại diện chi nhánh của Three Sheep tại Hồng Kông vừa mở tháng trước.
Một sản phẩm khác mà Three Sheep quảng cáo cũng có vấn đề là thịt bò ăn ngũ cốc. Các KOL của họ tuyên bố đây là thịt bò sống, nhưng thực chất là thịt bò tẩm ướp gia vị.
Three Sheep cam kết hoàn tiền cho khách hàng mua bánh trung thu và thịt bò, đồng thời bồi thường gấp ba giá bán sản phẩm.
Đây là bê bối chất lượng sản phẩm mới nhất liên quan đến lĩnh vực livestream thương mại điện tử ở Trung Quốc. Cuối năm 2020, Xin Youzhi (hay Xinba) bị phạt 900.000 NDT vì bán tổ yến giả, làm từ đường và nước. Sau sự cố, Xin bị cấm tổ chức livestream trên Kuaishou trong hai tháng.
(Theo SCMP)
" alt="Chiếc bánh trung thu khiến một công ty KOL bị phạt 9,8 triệu USD"/>Chiếc bánh trung thu khiến một công ty KOL bị phạt 9,8 triệu USD
Tốt nghiệp đại học, nhờ may mắn, thêm tính cần cù, chịu khó, tôi được bạn của bố giúp đỡ, xin vào công ty nhà nước làm.
![]() |
Ở chỗ làm, nhiều chàng trai bày tỏ tình ý nhưng tôi không rung động. Hơn một năm trước, công ty tôi có dự án lớn, liên kết với vài doanh nghiệp tư nhân.
Thời điểm này, tôi quen biết Mạnh. Anh là phó giám đốc một công ty vận tải. Ban đầu, cả hai đối đãi bình thường như mọi mối quan hệ khác nhưng sau vài tháng, Mạnh chủ động theo đuổi tôi.
Cách anh tán tỉnh tôi rất khéo léo, dễ khiến các cô gái mủi lòng. Nhưng anh không phải mẫu người tôi thích nên tôi đã chuẩn bị tâm lý từ chối. Cuối cùng, không hiểu sao, tôi lại bị người đàn ông hơn mình 15 tuổi ấy chinh phục.
Yêu đương, hẹn hò khoảng 4 tháng, Mạnh hối thúc tôi làm đám cưới. Lúc này, tôi chưa có ý định lập gia đình ngay, vì muốn tìm hiểu anh thêm một thời gian nữa cho kỹ càng.
Thấy tôi do dự, anh tìm cách thuyết phục bằng được. Anh còn làm mọi cách để tôi mang thai. Khi biết đã có bầu, đám cưới của chúng tôi nhanh chóng diễn ra.
Mạnh tự tay lo toàn bộ, tôi chỉ việc làm đẹp, chăm chút cho em bé trong bụng. Bố mẹ chồng tôi hiền lành, sắp có con dâu và cháu nội, ông bà càng vun vén cho cả hai.
Ông xã đặt tiệc tại nhà hàng 5 sao, mời bạn bè, khách khứa từ trong nam, ngoài bắc tham dự. Hôm đó, vợ chồng giám đốc công ty Mạnh cũng đến. Vợ của sếp anh tên Hoài, khoảng 50 tuổi nhưng ăn mặc, trang điểm thời thượng, có phần trẻ trung hơn tuổi. Chồng tôi xưng hô với vợ chồng sếp là anh, chị.
Tôi niềm nở chào hỏi, bắt chuyện với chị Hoài. Tuy nhiên, chị đáp lại thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. Đôi khi người phụ nữ đó còn nhìn tôi bằng ánh mắt thiếu thiện cảm.
Một giờ chiều, khách khứa ra về hết, tôi gọi chồng, thu xếp chuẩn bị về nhà nghỉ ngơi. Lúc đó, tôi bắt gặp chồng đang trao đổi gì đó với chị Hoài. Thi thoảng, chị Hoài cau mày, tỏ vẻ tức giận.
Sau kết hôn, vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng trong căn nhà 2 tầng nhỏ xinh, tiện nghi. Nghe mẹ chồng kể, ngôi nhà này chồng tôi tự thiết kế, đón bố mẹ dưới quê lên ở cùng.
Thấm mệt vì đứng tiếp khách cả buổi sáng, lại nghén ngẩm, tôi lên phòng, đặt mình xuống là ngủ. Khi tỉnh giấc, tôi đã thấy mẹ chồng bưng lên bát cháo, nhắc tôi ăn cho nóng.
Bà than vãn, không hiểu con trai bận rộn gì mà đưa vợ về đến nơi là quay lại nhà sếp, giờ vẫn chưa thấy về. Nhìn đồng hồ báo 7 giờ tối, tôi lấy điện thoại gọi cho chồng.
Gọi đến cuộc thứ 10, chồng tôi mới nhấc máy. Anh giải thích, công ty có việc gấp, cần giải quyết. Chồng bảo tôi ăn cơm với bố mẹ, anh sẽ cố gắng về sớm. Thế nhưng, cả đêm anh không về. Đêm tân hôn, chỉ có tôi ngồi chờ trong căn phòng màu hồng.
Tôi hỏi mẹ chồng, trước đây anh có hay đi qua đêm như vậy không? Bà thật thà kể, tháng nào anh cũng vắng nhà vài ngày đến một tuần.
Nghĩ công việc của chồng bận rộn, tôi không để tâm đến nữa nhưng một lần mượn máy tính của anh làm việc. Tôi bủn rủn tay chân khi đọc những đoạn chát tình tứ giữa anh và chị Hoài.
Đau đớn thay, tôi biết được chuyện đêm tân hôn anh bỏ mặc tôi, lén lút đến biệt thự nhà chị. Hóa ra, anh và chị cặp kè với nhau khá lâu. Anh thăng tiến được như hôm nay cũng một tay chị gây dựng.
Ngày diễn ra đám cưới của vợ chồng tôi, chồng chị dự một lúc rồi ra sân bay đi công tác. Chiều hôm đó, chị tỏ thái độ ghen tuông, nằng nặc bắt anh đến nhà. Chưa hả cơn ghen, chị yêu cầu anh bỏ mặc tôi một mình đúng ngày trọng đại. Anh liên tục nhắn xin lỗi và nói chỉ yêu chị, còn cưới tôi là vì trách nhiệm với bố mẹ.
Giận dữ, tôi lập tức xách vali bỏ về bố mẹ đẻ, quết định làm mẹ đơn thân, mặc anh tìm cách thanh minh.
Hôn nhân không có chỗ cho sự phản bội. Ngay từ đầu anh đến với tôi chỉ là sự dối trá, dù có xin lỗi hàng nghìn lần cũng không thể xoa dịu vết thương lòng...
Sau 8 năm hôn nhân, tôi cay đắng phát hiện chồng lừa dối mình, qua lại với người phụ nữ một lần đò.
" alt="Đêm tân hôn, chồng nhẫn tâm bỏ mặc vợ, say đắm sếp bà trong biệt thự"/>Đêm tân hôn, chồng nhẫn tâm bỏ mặc vợ, say đắm sếp bà trong biệt thự