
- Theo ông Đỗ Viết Bình - Chủ tịch UBND quận Ba Đình, quận đã thành lập tổ công tác đặc biệt giám sát, đôn đốc kiểm tra trực tiếp hàng ngày việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình 8B Lê Trực.
 |
Hiện trường phá dỡ phần sai phạm nhà 8B Lê Trực |
Trao đổi với PV VietNamNet chiều ngày 2/7, ông Đỗ Viết Bình - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết đã ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực. Theo đó, đồng chí Nguyễn Phong Cầm – Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình là tổ trưởng tổ công tác trong đó có 17 thành viên. Tổ công tác toàn quyền giám sát đôn đốc kiểm tra trực tiếp hàng ngày việc phá dỡ phần sai phạm tại công trình 8B Lê Trực theo chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP.
Liên quan đến việc phá dỡ diện tích sai phạm tại công trình này, tại phiên họp Chính phủ trực tuyến chiều 30/6 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hà Nội phát biểu đầu tiên với vấn đề quan trọng nhất: Có quyết tâm đập được nhà 8B Lê Trực không hay cứ để mãi mãi như thế?
Theo Thủ tướng, đây là một trong những vấn đề mà Hà Nội phải làm gương trong xử lý. Thủ tướng đề nghị Hà Nội có khẳng định cụ thể, lấy công trình này làm điểm để chấn chỉnh kỷ cương trong trật tự xây dựng đô thị, xây dựng thủ đô văn minh lịch sự.
Báo cáo tại phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, đến nay TP đã chỉ đạo phá dỡ 328 m2 sàn ở tầng mái, tầng 19. Cũng theo vị Phó chủ tịch TP, chủ đầu tư có sự chậm trễ, TP sẽ kiên quyết xử lý đến cùng. Căn cứ nghị định của Chính phủ về cưỡng chế, phá dỡ công trình, tới đây quận Ba Đình sẽ ứng vốn, kinh phí để tổ chức tháo dỡ công trình này, bảo đảm thực hiện kiên quyết theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Về tiến độ phá dỡ, trước đó, ngày 17/5, Phòng Quản lý Đô thị quận Ba Đình có Văn bản số 342, gửi UBND quận Ba Đình, báo cáo kết quả thẩm định phương án phá dỡ giai đoạn 1 công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực. Theo đó, tổng giá trị dự toán chi phí cho việc phá dỡ giai đoạn 1 là hơn 8,7 tỷ đồng. Thời gian để nhà thầu hoàn thành việc cưỡng chế giai đoạn 1 công trình vi phạm tại nhà 8B Lê Trực khoảng 105 ngày.
PV
" alt=""/>Lập tổ công tác đặc biệt xử lý sai phạm nhà 8B Lê Trực
- Methanol là cồn công nghiệp nhưng được một số hộ kinh doanh pha thành rượu. Khi ngộ độc methanol, tỉ lệ qua khỏi rất thấp.Liên quan đến vụ ngộ độc lớn nhất trong nhiều năm tại huyện Phong Thổ, Lai Châu khiến 7 người chết, 33 người cấp cứu, cơ quan y tế nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc rượu chứa methanol. Vậy rượu này nguy hại thế nào?
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, methanol là cồn công nghiệp, bình thường không có trong cơ thể.
 |
BS Nguyễn Trung Nguyên. Ảnh: T.Hạnh |
Nếu uống đúng rượu gạo nấu truyền thống, hàm lượng methanol có sinh ra trong quá trình nấu rượu nhưng không đáng kể, ≤ 0,1% (tức là trong 1 lít rượu chỉ được có 1ml methanol)
Nhưng nếu rượu pha cồn công nghiệp methanol thì hàm lượng lớn gấp hàng chục lần.
Methanol thường được dùng làm dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như một chất dung môi công nghiệp.
Khi vào cơ thể, methanol sẽ bị đào thải rất chậm, chuyển hóa thành formaldehyd và acid formic rất độc và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.
Hai chất này sẽ làm tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh thị giác bị tê liệt, ngừng hô hấp.
Theo một số chuyên gia, nếu hấp thu đến khoảng 7ml methanol có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
BS Nguyên cho biết, thông thường nồng độ methanol trong máu ở ngưỡng 20mg/dl đã đe doạ tổn thương thần kinh nhưng những bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp thì thường từ 120-200mg/dl.
 |
Methanol là cồn công nghiệp nhưng nhiều hộ kinh doanh pha chung với nước lã để tạo thành rượu |
Khi bị ngộ độc methanol, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau như: chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn ói và có các biểu hiện thần kinh như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, hôn mê, co giật và kèm theo các triệu chứng về mắt như nhìn không rõ, không phân biệt màu sắc, sợ ánh sáng, giãn đồng tử…
Sau 18-24 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp như thở nhanh, nôn, khó thở, tím tái, suy hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp.
Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu methanol đều được chuyển đến viện muộn khi bệnh nhân đã có tình trạng tổn thương não nên cứu chữa hết sức khó khăn.
Theo BS Nguyên, những trường hợp bị ngộ độc methanol khi nhập viện đều diễn biến hết sức nặng nề. Nguy hiểm nhất là tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng.
Với những trường hợp này dù được cấp cứu lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng phần lớn đều không qua khỏi. Số ít qua được nhưng để lại nhiều di chứng như mù, giảm thị lực, mất trí nhớ.
Do đó, BS Nguyên khuyến cáo, sau khi uống rượu, nếu thấy xuất hiện tình trạng ngủ lịm, lơ mơ, kích thích quá nhiều… nên đưa bệnh nhân tới viện để được kiểm tra, loại trừ nguy cơ ngộ độc rượu chứa methanol.
Nếu phát hiện uống rượu chứa methanol, giải độc rượu càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 1 ngày đầu trước khi methanol công lên não, cơ quan nội tạng.
Xem thêm: Tác hại của rượu bia
Thúy Hạnh
Trong số 87 công ty di dời nhà máy khỏi Trung Quốc, 57 công ty sẽ chuyển nhà máy trở về Nhật Bản, 30 công ty khác sẽ chuyển nhà máy đến các quốc gia Đông Nam Á.
Theo Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản, trong số 30 công ty di dời nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, có 15 công ty chọn Việt Nam làm vị trí để đặt nhà máy, bao gồm 6 công ty có quy mô lớn và 9 công ty có quy mô vừa và nhỏ.
Phần lớn các công ty chuyển nhà máy đến Việt Nam chuyên về sản xuất thiết bị y tế, trong đó có 5 công ty chuyên về sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử và ô tô. Đáng chú ý có Hoya Corporation, công ty chuyên sản xuất linh kiện ổ cứng máy tính, sẽ đặt nhà máy cả ở Việt Nam và Lào.
Danh sách các hãng công nghệ Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam bao gồm: Akiba Die Casting (Sản xuất linh kiện điện, điện tử), Fujikin (sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn), Pronics (sản xuất linh kiện máy điều hòa không khí), Hoya (sản xuất linh kiện ổ cứng), Meiko (sản xuất linh kiện thiết bị điệ thoại), Yokoo (sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô).
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến năm ngoái, Nhật Bản là nước đầu tư lớn thứ tư vào Việt Nam về vốn đăng ký, sau Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore.
Việt Nam hiện được coi là điểm đến lý tưởng để thu hút đầu tư của nước ngoài và chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Hiện nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ cũng đang cân nhắc dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam để không còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và tránh nguy cơ bị Mỹ trừng phạt khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng.
Theo Dantri/MSN

Nhà máy iPhone tại Ấn Độ ngừng hoạt động
Theo Bloomberg, nhà máy lắp ráp iPhone ở Ấn Độ buộc phải ngừng hoạt động khi căng thẳng giữa quốc gia này với Trung Quốc tiếp tục gia tăng.
" alt=""/>Nhiều hãng công nghệ Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam