Thường xuyên đỗ xe dưới nắng nóng và mức nhiệt cao trong mùa hè sẽ khiến một số bộ phận trên xe ô tô như lốp,ữngbộphậnôtôdễgặpnguydướitrờinắngnódbtt ắc quy, hệ thống đường ống dẫn khí, nước làm mát dễ gặp sự cố và có thể dẫn đến nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Nhiều người cho rằng chiếc xế hộp của bạn sẽ an toàn dưới nắng hè. Thực tế không phải vậy. Nếu liên tục đỗ xe dưới trời nắng gắt và mức nhiệt độ ngoài trời lên cao, nhiều bộ phận trên xe dễ hỏng hóc và gây tốn kém, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người khi vận hành trên đường.
Các chất lỏng trên xe
Các chất lỏng sử dụng trên ô tô như như dầu máy, nước làm mát, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh sẽ có hiện tượng bị hao ngót nhanh hơn trong mùa hè do mức nhiệt quá cao. Vì thế, người dùng phải liên tục kiểm tra các chất lỏng trong xe để tránh tình trạng dầu nhớt hoặc nước làm mát có thể bị cạn lúc nào không biết.
Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra két nước làm mát trên xe là một trong những việc không thể quên trong ngày hè đối với các chủ xe. Tất nhiên, đừng mở nắp két làm mát khi xe vừa mới ngừng chạy. Hãy chờ ít nhất khoảng 1 tiếng sau khi sử dụng xe rồi mới mở nắp két làm mát.
Thường xuyên kiểm tra lốp
Lốp xe dễ bị tăng áp suất khi nhiệt độ tăng cao.
Lốp xe là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trong mùa hè bởi đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đường nóng với mức nhiệt tăng cao.
Khi tiếp xúc với mặt đường trong thời tiết nắng nóng, áp suất lốp sẽ có hiện tượng tăng lên và nếu vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ. Hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng. Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe có thể dẫn đến mất lực bám khi xe vào cua, gây ra tai nạn.
Để hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến lốp trong thời tiết nắng nóng, bạn nên dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, đặc biệt trước những chuyến đi dài để kịp thời phát hiện những nguyên nhân không an toàn tiềm ẩn (lốp mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều) để có biện pháp thay thế phù hợp.
Các đường ống và dây kéo
Ðây là những bộ phận làm bằng cao su, vốn là vật liệu dễ bị rạn nứt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra các ống dẫn nước, ống hơi, hệ thống dây kéo… xem có vết rạn, chỗ mềm cứng bất thường, hoặc dấu hiệu suy thoái nào không để sớm có phương án thay thế.
Ắc quy
Kiểm tra ắc quy xe thường xuyên trong mùa hè.
Nhiều người sử dụng cho rằng các trục trặc ắc quy sẽ chỉ xảy ra trong mùa đông. Thực tế, sức nóng mùa hè còn tác động đến ắc quy nhiều hơn, đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 độ C.
Sự quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Vì vậy, cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.
Thêm vào đó, hãy giữ nắp bình ắc-quy sạch sẽ vì bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn làm cạn ắc-quy.
Các chất liệu bọc trong khoang nội thất
Nhiều bộ phận trong khoang nội thất cũng có thể bị ảnh hưởng khi nhiệt độ tăng cao.
Hầu hết mọi người đều không biết rằng, nhiệt độ trong xe có thể cao tới 70 độ và xe ô tô tăng nhiệt rất nhanh khi đỗ dưới trời nắng nóng. Chất liệu bọc nội thất, bảng táp-lô và vô-lăng cũng có thể bị hư hỏng khi thường xuyên bị ánh nắng mùa hè chiếu vào. Nếu liên tục phải đỗ xe dưới trời nắng trong mùa hè, bạn phải chú ý bảo vệ khoang nội thất.
Tốt nhất, hãy dùng vải chuyên dụng để phủ xe. Đây là biện pháp chống nóng hiệu quả và hạn chế sự tò mò không cần thiết của những người xung quanh.
Khi sử dụng xe ô tô trong mùa hè, ngoài việc mở hé cửa kính, hãy sử dụng các tấm chắn nắng để tránh cho tia UV chiếu trực tiếp vào cửa sổ khiến nhiệt độ trong xe có thể tăng cao.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến thể Omicron có nguy cơ bùng phát "rất cao" trên toàn cầu, có thể gây "những hậu quả nghiêm trọng" ở một số khu vực. Song, cơ quan này cũng thừa nhận hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc Omicron nguy hiểm hơn Delta. WHO đồng thời khuyến khích các quốc gia duy trì mở cửa biên giới để tránh "gánh nặng lên cuộc sống và sinh kế của người dân".
Tuy nhiên, theo báo New York Times, các chính phủ một lần nữa đã chọn cách ứng phó khác nhau giữa các lục địa, giữa các quốc gia láng giềng và thậm chí giữa các thành phố trong cùng một quốc gia.
Tại châu Âu, hàng loạt nước đã kích hoạt báo động và nhanh chóng áp đặt hạn chế chuyến bay, nhập cảnh từ Nam Phi và một số nước châu Phi láng giềng. Các chính phủ cũng bắt đầu tăng tốc tiêm mũi vắc xin tăng cường cho dân với hy vọng việc này sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả Omicron, đồng thời điều chỉnh hoặc tái xem xét triển khai các biện pháp giãn cách xã hội, ngay cả ở những nước phản đối áp hạn chế như Anh.
Tại Mỹ, ngoài thông báo tạm cấm nhập cảnh với hành khách đến từ 8 quốc gia châu Phi, giới chức liên bang đầu tuần này kêu gọi những người đã hoàn thành chủng ngừa Covid-19 tiêm nhắc lại. Tổng thống Joe Biden tìm cách trấn an người Mỹ rằng, biến thể mới là "đáng lo ngại, nhưng không phải nguyên nhân gây hoảng sợ" và rằng chính quyền của ông đã làm việc với các nhà sản xuất vắc xin để điều chỉnh sản phẩm nhằm ứng phó tốt hơn trước virus.
"Chúng tôi đang ném tất cả những gì có trong tay vào loại virus này, theo dõi nó từ mọi góc độ", lãnh đạo Nhà Trắng quả quyết.
Ở miền nam châu Phi, nơi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện Omicron trong bối cảnh phần lớn dân số chưa được chủng ngừa, các nhà lãnh đạo lên án lệnh cấm đi lại là "không công bằng", phản tác dụng và gây hại cho quá trình giám sát virus cũng như ngăn cản sự minh bạch về dịch bùng phát. Giới chức châu Phi cũng quả quyết, do sự không công bằng trong phân phối vắc xin, lục địa đen đang phải đối mặt với biến thể mới với rất ít công cụ bảo vệ.
Khi các nguồn cung vắc xin đến châu Phi dần tăng lên, một số nước trong khu vực đã ra lệnh tiêm chủng bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm. Hôm 28/11, Chính phủ Ghana thông báo, nhân viên chính phủ, nhân viên y tế, giáo viên và học sinh tại hầu hết các trường phải được chủng ngừa trước ngày 22/1.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, nước duy nhất còn theo đuổi chiến lược "Không Covid", tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm của Nhân dân nhật báo, đăng tải các bài viết tự hào về thành công của đại lục trong việc chặn đựng sự lây lan của virus, đồng thời đề cập đến việc Nhật, Australia và một số nước khác phải tạm hoãn kế hoạch khôi phục mọi hoạt động như bình thường và tái đóng cửa biên giới trước nguy cơ bùng phát biến thể Omicron.
WHO đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt kéo dài 3 ngày để thảo luận về một hiệp ước đảm bảo chia sẻ dữ liệu và công nghệ nhanh chóng cũng như sự tiếp cận công bằng với vắc xin. Liên minh châu Âu mong muốn hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý, nhưng Mỹ phản đối.
Theo một số nhà phân tích, điều này ám chỉ, sau 2 năm hứng chịu Covid-19 với hơn 260 triệu người nhiễm virus, trên 5 triệu bệnh nhân tử vong, các nền kinh tế quốc gia bị hủy hoại và hàng triệu trẻ em phải dừng đến trường, nhân loại vẫn chưa có một kế hoạch toàn cầu nhằm thoát khỏi đại dịch.
Sự khác biệt trong quan điểm, chính sách và cách đối phó virus giữa các quốc gia khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: "Việc thiếu một cách tiếp cận toàn cầu nhất quán và chặt chẽ đã dẫn đến phản ứng rời rạc và thiếu đồng bộ, tạo ra hiểu lầm, thông tin sai lệch và sự ngờ vực”.
Ông Ghebreyesus và các chuyên gia khác nhấn mạnh, không một quốc gia nào an toàn khi tỷ lệ chủng ngừa ở nhiều nơi còn thấp, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển và thu nhập thấp. Dịch càng kéo dài, virus càng có cơ hội sinh sôi, phát triển và biến đổi thành những biến chủng nguy hiểm hơn, có khả năng kháng vắc xin, đe dọa tiến trình hồi phục sang "bình thường mới" của thế giới.
Trong khuyến cáo gửi tới 194 nước thành viên hôm 29/11, WHO kêu gọi toàn thế giới đẩy mạnh chủng ngừa cho các nhóm có nguy cơ cao và "đảm bảo có sẵn các kế hoạch ứng phó nhằm duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu".
Dư luận đang chờ đợi tín hiệu tích cực khi trong những phát biểu mới nhất, các lãnh đạo thế giới khẳng định họ đã hiểu rõ vấn đề. Tại hội nghị trực tuyến do Senegal chủ trì, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ cung cấp 1 tỷ liều vắc xin cho châu Phi, ngoài gần 200 triệu liều mà Bắc Kinh đã bàn giao cho châu lục.
Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố, Washington đã viện trợ vắc xin cho nước ngoài nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng gộp, đồng thời kêu gọi phần còn lại của thế giới chung tay thúc đẩy hành động. Lời kêu gọi của ông chủ Nhà Trắng đã nhận được sự tán đồng của các lãnh đạo châu Âu.
Tuấn Anh
Biến thể virus corona khiến WHO họp khẩn nguy hiểm thế nào?
Một số chuyên gia lo ngại biến thể virus corona chủng mới vừa được phát hiện có thể "nguy hiểm nhất" từ trước đến nay. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến họp khẩn về biến thể này hôm nay, 26/11.
" alt="Thủ phạm cản trở cuộc chiến chống biến thể Omicron toàn cầu" />
...[详细]
Tuyển Việt Nam có chiến thắng đậm nhất kể từ đầu giải
Và để chắc ăn, HLV Park Hang Seo vẫn tung vào sân lực lượng mạnh nhất nhằm đè bẹp Campuchia một cách nhanh nhất. Thực tế, tuyển Việt Nam cũng đã đè bẹp những người hàng xóm bằng sự vượt trội về lối chơi, tỉ số...
Tuyển Việt Nam đã lên nhất bảng, và chơi khá thong dong khi dẫn trước 4 bàn cách biệt, thậm chí còn giữ chân nhằm hướng đến vòng bán kết khi liên tục giảm nhịp độ trận đấu, thời điểm Indonesia mới chỉ dẫn Malaysia với tỉ số 3-1.
Nhưng mọi thứ xoay chiều, Indonesia có bàn thắng thứ 4 ở phút 82 và khi đó tuyển Việt Nam muốn ghi bàn thêm nhưng rốt cuộc bất thành vì yếu kém trong tấn công, dứt điểm một lần nữa lộ ra. Chính vì vậy, tuyển Việt Nam đành vỡ mục tiêu trong trận đấu tưởng dễ nhất kể từ đầu giải.
và thuốc đắng
Sau trận đấu thuyền trưởng tuyển Việt Nam nói rằng vào bán kết thì đối thủ nào cũng thế xem ra chỉ là lời chữa thẹn, bởi nếu vậy chẳng có lý do gì buộc HLV Park Hang Seo sẵn sàng đánh đu với các trụ cột như đã thấy.
Nhìn Campuchia chơi bóng, nếu cần 3 điểm có lẽ không nhất thiết HLV Park Hang Seo phải đưa những Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng vào sân khi đối mặt với nguy cơ nhận thêm thẻ và vắng mặt ở bán kết hay cần Quang Hải, Hoàng Đức hiện diện.
nhưng HLV Park Hang Seo đã thất bại với những toan tính của mình
Nói thẳng ra, chỉ cần đội hình với khoảng 4-5 cầu thủ trụ cột tuyển Việt Nam vẫn vượt trội và dễ dàng hạ Campuchia vốn chỉ tung vào sân tới 8 cái tên sinh năm 1998 trở về sau nhằm tích luỹ kinh nghiệm đá SEA Games vào năm 2023 trên sân nhà.
Nhưng HLV Park Hang Seo muốn né Thái Lan nên thận trọng sử dụng nguyên đội hình vốn gần như luôn đá chính ở các trận đấu quan trọng suốt vài năm qua nhằm đè bẹp Campuchia, đồng thời cầu may Indonesia không thắng đậm Malaysia.
Thực tế thuyền trưởng người Hàn Quốc đã không “son” khi mong muốn Indonesia thắng khó Malaysia bất thành. Nhưng đáng trách nhất vẫn ở chuyện ông Park còn muốn đội nhà phải giữ chân cho bán kết, sau thời điểm dẫn Campuchia 4 bàn cách biệt.
Tính toán này không sai, nhưng lại thiếu hợp lý khi tuyển Việt Nam chỉ cần nhích một chút là có bàn thắng thêm trước Campuchia, lúc đó Indonesia phải đuổi xa hơn và thậm chí bỏ cuộc sớm thay vì lội ngược dòng rồi đẩy thầy trò ông Park về lại vị trí nhì bảng.
Vào bán kết đối thủ là như nhau hoặc muốn vô địch phải vượt qua tất cả. Nếu vậy, cần gì phải tính rồi bất thành như thế, hay HLV Park Hang Seo muốn tuyển Việt Nam nhất bảng đơn giản như là một liều... doping tâm lý?
M.A
Việt Nam đụng Thái Lan bán kết AFF Cup: Chọn cũng không được!
Việt Nam đã có thời điểm chiếm ngôi nhất bảng B AFF Cup 2020, nhưng trong ngày mà Indonesia quyết… né người Thái bằng mọi giá, họ đã làm được!
" alt="Tuyển Việt Nam đụng Thái Lan, thầy Park tính quá hoá vụng" />
...[详细]
Tiền đạo tuyển Việt Nam ít có những pha đột phá gây bất ngờ
Ở trận đấu này, chúng ta kiểm soát thế trận, tạo ra nhiều cơ hội, trong khi đối phương chỉ biết thủ, thậm chí đá rắn để tử thủ. Hàng công của tuyển Việt Nam đã bộc lộ ra nhiều vấn đề".
Theo cựu tiền vệ tuyển Việt Nam, đội bóng của HLV Park Hang Seo thiếu tốc độ, nhất là sự mạnh dạn đột phá vào vòng cấm. Bên cạnh đó, khả năng sút xa của các cầu thủ cần phải cải thiện hơn.
"Rõ ràng Indonesia co cụm với số đông cầu thủ ở phần sân nhà, nhưng tuyển Việt Nam không có có cách nào để kéo đối phương ra nhằm tìm khoảng trống.
Muốn làm được điều này thì các cầu thủ phải chơi bật nhả, bứt tốc và mạnh dạn đột phá mới có thể khiến hàng phòng ngự dày đặc của Indonesia bị rối và vỡ",Hồng Sơn nói.
Dù mách nước tuyển Việt Nam, nhưng cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn cũng thừa nhận các chân sút của đội bóng áo đỏ đang có dấu hiệu mất phong độ. Vì vậy HLV Park Hang Seo phải biết cách giúp các chân sút lấy lại cảm giác ghi bàn trong trận gặp Campuchia.
"Tiến Linh mấy trận qua đều chơi không tốt, chệch choạch, đá rất bị động. Còn Đức Chinh lần đầu tiên được tung vào sân ở trận hòa Indonesia cũng không làm được gì.
Khâu dứt điểm của tuyển Việt Nam cần phải cải thiện
Tất nhiên Campuchia hay các đội bóng sắp tới không chơi phòng ngự như Indonesia, nhưng nếu tiền đạo Việt Nam không cải thiện được phong độ, lấy cảm giác ghi bàn, đây là vấn đề thực sự đáng lo ngại",cựu tiền vệ CLB Thể Công nhấn mạnh.
Trong khi đó, cựu HLV Nguyễn Thành Vinh khẳng định tuyển Việt Nam đấu với Campuchia dễ thở hơn nhiều so với Indonesia. Việc Indonesia tử thủ khiến đội bóng của HLV Park bị hạn chế những pha phối hợp tấn công.
"Sau trận đấu này, các đối thủ ở AFF Cup 2020 đã biết cách đối phó với đội tuyển Việt Nam. Vì thế cách chơi của chúng ta phải chủ động, tích cực phối hợp nhóm để tạo ra khoảng trống.
Tôi nghĩ việc thắng Campuchia không khó, nhưng đây là trận mà tuyển Việt Nam cần phải lấy lại sự hưng phấn cũng như chuẩn bị về cách chơi cho vòng bán kết", HLV kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh nói.
Video hành trình vô địch AFF Cup 2018 của tuyển Việt Nam:
.
Huy Phong
Tuyển Việt Nam: Thầy Park đánh thức hàng công bằng cách nào?
Tuyển Việt Nam không tệ, nhưng các phương án tấn công và hiệu suất của các tiền đạo lại rất thấp buộc HLV Park Hang Seo phải xử lý, nhưng sẽ bằng nào?
" alt="Chuyên gia mách nước tuyển Việt Nam ghi bàn" />
...[详细]