Nguyên tắc 1: Không khen vào sản phẩm mà khen vào quá trình
Khi thấy con tự xúc ăn, thay vì khen "Con giỏi quá", cha mẹ nên nói: "Hôm nay có nỗ lực đấy. Mẹ thấy con xúc gọn và ít đổ hơn những lần trước".
Việc khen vào quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng những nỗ lực của con khi thực hiện việc gì đó mới khiến mọi người để tâm, quan sát và đánh giá nhiều nhất. Nhờ vậy trẻ sẽ chú trọng và tiếp tục nỗ lực hơn để được người lớn công nhận, ngợi khen.
Nguyên tắc 2: Không so sánh con mình với con nhà người ta
Trẻ con có một nỗi sợ vô hình mang tên "con nhà người ta". Việc cha mẹ hay so sánh với những đứa trẻ khác có thể khiến trẻ trở nên tự ti hoặc kiêu ngạo. Cha mẹ cần tuyệt đối tránh những từ ngữ chê bai và đặc biệt không bao giờ được chê trẻ ở giữa đám đông.
Nguyên tắc 3: Không nên khen phẩm chất của con
️Không phải đứa trẻ nào cũng giỏi giang, thông minh. Nếu được cha mẹ khen quá nhiều những phẩm chất này, khi lớn lên nếu không thành công, chúng có thể thấy những lời khen trái với thực tế và trở nên thất vọng về bản thân mình.
Do vậy thay vì khen con thông minh, giỏi giang, cha mẹ có thể đề cập đến cảm xúc của mình, ví dụ: "Con làm được điều này bố/ mẹ rất vui và hạnh phúc. Bố/mẹ tự hào vì có con”.
Nguyên tắc 4: Chú ý khen cả những điều nhỏ nhặt mà con không để ý
Hàng ngày, đến bữa cơm trẻ ung dung ngồi xem TV, nhưng hôm nay trẻ đột nhiên bê giúp mẹ cái xoong, cái bát. Khi ấy, ngay lập tức cha mẹ nên khen hành động này của trẻ.
️Trẻ con thường cực kỳ sung sướng về điều này. Việc khen trẻ cả những thứ chúng vô tình làm như thế sẽ giúp trẻ hiểu rằng, hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát và để tâm. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.
Nguyên tắc 5: Truyền đạt lại lời khen của người khác đến trẻ
Cha mẹ nên tích cực truyền đạt lại lời của người khác khen con (đôi khi có thể là mượn lời người khác). Ví dụ thay vì khen con: “Con rất lễ phép với người lớn”, mẹ có thể mượn lời của bố hoặc hàng xóm: “Hôm nay đi qua nhà bác hàng xóm, bác ấy bảo mẹ, con rất lễ phép, lịch sự và biết chào hỏi người lớn đấy". Điều này làm lời khen trở nên khách quan hơn. Trẻ sẽ vui vẻ và những ngày sau đó luôn chào hỏi khi gặp mọi người.
Trường Giang (Sưu tầm)
- Con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, nhưng bạn đã bao giờ nói lời yêu thương họ chưa. Hãy nói lời yêu thương bố mẹ khi còn có thể, đừng để sau này phải hối tiếc.
" alt=""/>Nguyên tắc bàn tay trong việc khen conSự việc được xác định diễn ra vào chiều thứ 6 tuần trước. Cháu bé lớp 4 bị 1 bạn cùng lớp chơi trò đặt bút chì dựng thẳng ở ghế. Vì không biết nên cháu đã ngồi xuống và bị bút chì xuyên vào mông, ngập đến 16 cm, vào vị trí ngay gần hậu môn. Hậu quả là cháu bị ảnh hưởng bàng quang, đường tiết niệu.
Phụ huynh chia sẻ câu chuyện nói rằng muốn kể lại câu chuyện để các giáo viên các lớp biết để dặn dò học sinh không chơi trò này. "Qua sự việc của cháu, tôi mong các bố mẹ, thầy cô giáo nhắc nhở các con vui chơi an toàn tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng".
Nhiều phụ huynh khác cũng lên tiếng cảnh báo về những trò nghịch mà... dại của học sinh tiểu học.
Chị Dương Vân, một phụ huynh có con học lớp 1, "báo động" về trò ném bút của học sinh. Chị kể có người bạn là bác sĩ ở Viện Mắt Trung ương từng phải mổ cấp cứu cho một cô giáo lớp 5 ở Hoài Đức bị học trò ném bút từ cuối lớp lên thẳng bàn và trúng mắt cô.
Còn có cả trò dùng dây chun làm cung, dùng bút làm tên mà bắn nhau, dùng bút chì, thước kẻ chọc nhau...
"Mấy trò này rất nguy hiểm, đặc biệt bởi dễ va chạm vào vùng mắt. Lúc các con chơi thì không biết hậu quả như thế nào, nên bố mẹ nhắc nhở con, nhất là các bạn trai" - chị Vân lưu ý.
Thanh Hùng - Ngân Anh
40 học sinh lớp 1/5 tại Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Huế) bị cô giáo dạy thể dục bắt ngậm bút trong miệng để giữ trật tự.
" alt=""/>Cảnh báo trò nghịch nguy hiểm đặt đứng bút chì ở ghế ngồi của bạnĐại biểu Trần Quốc Tuấn đặt vấn đề sự việc sử dụng bằng cấp 3 giả chỉ bị phanh phui trên các trang mạng xã hội, chứ không phải do chính cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành giáo dục xác minh. Theo ông, điều này cho thấy việc quản lý, đào tạo cấp bằng đại học, tiến sĩ của một số cơ sở giáo dục đại học của chúng ta cần được quan tâm nhiều hơn…
Từ vụ việc, nhiều cử tri băn khoăn, lo lắng về uy tín và chất lượng đào tạo, cấp bằng của ngành giáo dục hiện nay.
Ông Tuấn cho biết, cử tri băn khoăn ngoài trường hợp này, còn có bao nhiêu trường hợp tương tự nữa đang tồn tại? Những tiến sĩ dỏm ấy đang ở đâu? Họ đã và đang làm gì? Có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước hay sự phát triển của cộng đồng, xã hội hay không?
Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) đã thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định.
Ông Việt theo học chương trình ngành Ngôn ngữ Anh, hệ đào tạo từ xa tại Trường ĐH Ngoại ngữ (nay là Trường ĐH Hà Nội) từ năm 1994-2001. Đây cũng là trường đại học đầu tiên cấp bằng cử nhân cho ông Việt. Sau đó, đến năm 2019, ông mới tiếp tục được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành Luật văn bằng 2 - vừa học vừa làm, xếp loại giỏi tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật, đồng thời rà soát quy trình tổ chức đào tạo nhằm tránh xảy ra các trường hợp tương tự.