您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Pyramids vs Mansoura, 22h30 ngày 4/2: Đẳng cấp chênh lệch
NEWS2025-02-05 06:57:32【Giải trí】1人已围观
简介 Pha lê - 03/02/2025 15:57 Nhận định bóng đá g đội hình bayern gặp leverkusenđội hình bayern gặp leverkusen、、
很赞哦!(451)
相关文章
- Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
- Phát triển bền vững, Apollo English mở thêm 3 trung tâm mới nửa đầu 2020
- Lái xe chở cam bưng mặt khóc vì bị dân hôi của
- Quang Linh, Dương Triệu Vũ thăm biệt thự 1000 m2 của Hồng Ngọc ở Mỹ
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà
- Street style sao Việt tuần qua: Angela Phương Trinh diện quần trong suốt
- Street style sao Việt tuần qua: Angela Phương Trinh diện quần trong suốt
- ‘Vua võ thuật’ Vương Vũ qua đời sau thời gian tai biến, xuất huyết não
- Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pumas UNAM, 08h00 ngày 3/2: Nối dài mạch thắng
- BTV Ngọc Trinh gây bất ngờ khi lên sóng cùng bó hoa 100 lượng vàng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
- Vấn đề chưa đóng học phí bị đình chỉ thi học kỳ, không được công nhận kết quả học đang làm nóng diễn đàn sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
Chia sẻ của một sinh viên “cảm thấy có lỗi với bố mẹ, trách bản thân chậm trễ và bức xúc với nhà trường vì chưa đóng học phí nên bị đình chỉ thi” đã thu hút nhiều ý kiến về vấn đề này.
Chia sẻ của sinh viên Sinh viên này nêu rõ “năm nay mình đóng trễ học phí học kỳ 1 một ngày, khi lên phòng tài chính thì phòng không thu nữa, ra ngân hàng đóng dù có biên lai nhưng trên website của trường cũng ghi nợ không đồng học phí. Vì vậy mình bị liệt vào danh sách cấm thi và không có lịch thi cuối kì”.
Từ việc trễ đóng học phí sinh viên này cho biết, “có khả năng những môn đã thực hành đồ án hoàn thành sẽ bị đánh rớt. Như vậy sẽ mất hẳn một học kỳ và sang năm phải học lại hết các môn”.
Sinh viên này cũng chia sẻ thêm, sau khi đóng tiền, trên websile trường có thông báo “sinh viên đã đóng học phí nhưng bị ghi cấm thi hoặc chưa đóng học phí thì liên hệ với khoa xét lại dự thi”. Vì vậy bạn đã lên khoa xin chữ ký rồi lên trường nộp đơn. Nhưng khi nộp đơn vào đào tạo thì phòng lại chuyển qua văn thư, sau đó qua phòng tài chính rồi lại chuyển về phòng đào tạo.
Sau khi ý kiến này đăng tải, rất nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm cũng đồng ý vì cùng chung hoàn cảnh như vậy.
Bên cạnh đó, “quy trình” đóng học phí của trường cũng được sinh viên chia sẻ khá phức tạp như, “những học kì trước nếu ngân hàng không nhận học phí, sinh viên vẫn qua phòng Tài chính để đóng”.
Cùng theo sinh viên “đóng học phí muộn là lỗi của sinh viên nhưng không có nghĩa sinh viên không đóng học phí cho trường. Nếu không đóng học phí cấm thi sẽ chấp nhận, nhưng vẫn đóng được mà hệ thống thông báo không nhận được tiền”.
Theo quy định của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, học phí sẽ được thu từ ngày 7/9 đến 30/9. Sau thời gian này nhà trường gia hạn đến ngày 5/11 và thông báo nếu quá thời gian này không đóng sinh viên sẽ bị cấm thi học kỳ. Có khoảng vài trăm sinh viên trong tổng số 12.000 sinh viên đóng muộn học phí.
Sau phản ứng của sinh viên, ông Phạm Xuân Đông, Trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường đã có thông báo gia hạn cho toàn thể sinh viên còn nợ học phí học kỳ I, năm học 2016 - 2017 và các học kỳ trước, tiếp tục đóng học phí để hoàn thành nghĩa vụ học phí tất cả các học phần còn lại từ 13h ngày 20/12 đến 16h ngày 23/12.
Theo thông báo này, sinh viên liên hệ đóng tiền học phí tại ngân hàng đã quy định hoặc nộp trực tiếp tại phòng Kế hoạch tài chính. Sau ngày 23/12 sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí tất cả các học phần còn nợ sẽ không được tham gia vào kỳ thi cuối kỳ, đồng thời sẽ không được công nhận kết quả học tập.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Đông thông tin hiện tại lịch thi của các sinh viên chưa diễn ra vì đến tuần sau mới là tuần thi học kỳ. Mục đích của trường là chấn chỉnh nghĩa vụ học phí vì thói quen của rất nhiều sinh viên đến ngày thi mới hoàn tất nghĩa vụ học phí, cũng như để công tác tổ chức thi học kỳ được chính xác như làm đề, bố trí phòng, phân giáo viên coi thi… vì vậy nhà trường đã đóng phần mềm thu học phí trước khi thi vài tuần.
"Tuy nhiên, trước những kiến nghị của các em trong các buổi sinh hoạt lớp và kiến nghị qua Hội sinh viên trường về việc khó khăn chưa hoàn tất nghĩa vụ học phí, trường đã có thông báo mở lại cổng thu học phí đến ngày 23/12 để các em có thể hoàn tất học phí trước khi thi" - ông Đông cho biết.
Tuệ Minh
">Tin mới nhất: Nợ học phí, hàng trăm sinh viên có nguy cơ bị đình chỉ thi
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.
Tác giả Kiều Ly: Tôi không tưởng tượng được nghiên cứu của mình lại được thể hiện đẹp như vậy
- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?
- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.
Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly.
Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?
- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.
Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.
Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.
Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.
- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?
- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.
Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)và 100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.
Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
Tác giả Phạm Thị Kiều Ly
Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.
Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.
- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.
Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng.
Họa sĩ Tạ Huy Long: Mong kiến thức hàn lâm đến với thiếu nhi một cách thân thiện nhất
- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.
Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Họa sĩ Tạ Huy Long
Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.
- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.
Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.
Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…
- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.
Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.
Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.
">Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ
- Theo những phụ huynh này, trong buổi họp phụ huynh cuối năm của trường Tiểu học Trúc Lâm mới đây, họ được yêu cầu phải nộp một số khoản thu như: tiền học thêm, Tiếng Anh (tự nguyện) và Kỹ năng sống (tự nguyện).
Số tiền mà các phụ huynh phải nộp thêm dao động từ 750 nghìn đến 1 triệu đồng.
“Khi họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm đọc tên từng học sinh rồi thông báo phải đóng thêm từng này, từng kia tiền. Khi phụ huynh hỏi cụ thể từng khoản phải đóng thì giáo viên chủ nhiệm chỉ nói là thu tiền dạy thêm, tiền học Kỹ năng sống, Tiếng Anh. Chúng tôi yêu cầu giáo viên phải kê chi tiết nhưng giáo viên không kê. Bây giờ chúng tôi không biết đang phải đóng những tiền gì”, một phụ huynh nói.
Trường Tiểu học Trúc Lâm Một phụ huynh có con đang học lớp 4 cho biết, cũng được cô giáo thông báo đóng thêm 850 nghìn đồng tiền học thêm tại buổi họp phụ huynh.
“Tôi hỏi lại cô giáo, con tôi có học thêm đâu mà phải nộp tiền?, cô giáo lại nói đó là tiền tăng tiết, tăng buổi. Thấy vô lý, nhưng vì nghĩ con cái mình đang còn học ở đây nên chẳng ai dám lên tiếng, đành nộp cho xong”, phụ huynh này nói.
Cùng thắc mắc, một phụ huynh có con đang học lớp 3 bức xúc nói, sau dịch Covid-19, học sinh đi học trở lại vào tháng 5, nhà trường tự ý tổ chức dạy học buổi chiều (2 buổi/tuần), nội dung là học chương trình chính khoá cho kịp tiến độ, nhưng cuối năm lại tính là tiền tăng tiết.
Đúng công văn chỉ đạo?
PV đã liên lạc với bà Hoàng Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trúc Lâm. Bà Nhàn từ chối làm việc, nhưng khẳng định nhà trường thu các khoản đúng theo công văn chỉ đạo.
Bà Vân cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu trường thu sai quy định Bà Vũ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Nghi Sơn cho biết, đến thời điểm này, phòng chưa nhận được phản ánh nào từ phía phụ huynh liên quan tới các khoản thu cuối năm.
Sau khi báo chí thông tin, Phòng Giáo dục sẽ lập đoàn thanh tra xác minh, làm rõ.
Theo bà Vân, ở cấp tiểu học tuyệt đối không có chuyện học thêm, dạy thêm. Nếu nhà trường có dạy tăng buổi thì đó cũng là chính khóa, không được phép thu tiền.
Còn đối với dạy Tiếng Anh và Kỹ năng sống thì theo tinh thần tự nguyện, nếu phụ huynh đăng ký học cho con thì phải đóng tiền.
“Phòng Giáo dục sẽ làm rõ. Nếu cá nhân, tập thể nào sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, bà Vân cho biết.
Lê Dương
Mới đầu năm học, rình rập chục khoản thu
Mặc dù đã được hướng dẫn thu các khoản theo quy định, nhưng Trường THCS Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn thu cả chục khoản ngoài quy định.
">Thanh Hóa: Phụ huynh bức xúc tố trường 'nhập nhèm' tiền nong
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
Một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là xây dựng nền tảng trợ lý ảo để phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển trợ lý ảo cho công chức viên chức nhà nước, trong chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 ngày 30/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Một trong những ứng dụng hiệu quả nhất mà AI mang lại, nhất là khi xuất hiện “Generative AI” dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn, là trợ lý ảo.
Trợ lý ảo là đặc biệt hữu dụng với các loại lao động dựa trên quy định, như các công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định. Với cả một “rừng” các quy định thì trợ lý ảo sẽ giảm tải, giảm gánh nặng, giảm rủi ro pháp lý, tăng chất lượng, tăng năng suất lao động cho các công viên chức nhà nước.
“Trợ lý ảo đã được phát triển từ rất lâu, nhưng chỉ khi xuất hiện mô hình ngôn ngữ lớn thì mới có sự phát triển mang tính đột phá. Trợ lý ảo cho hệ thống công viên chức nhà nước là một bước tiến lớn của Chính phủ số. Việc xây dựng trợ lý ảo công viên chức nhà nước sẽ đi cùng với phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt. Mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt cũng sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp khác phát triển các loại trợ lý ảo tiếng Việt, thí dụ trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho mọi người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ TT&TT lên kế hoạch phát triển nền tảng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt
Để triển khai một cách thực chất, hiệu quả việc phát triển nền tảng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, Bộ TT&TT mới đây đã ban hành kế hoạch thúc đẩy, với mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, Việt Nam có ít nhất 1 nền tảng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, có khả năng cung cấp dịch vụ cho các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác; 100% cơ quan nhà nước có trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức phục vụ hoạt động của mình.
Kế hoạch của Bộ TT&TT cũng nêu rõ: Việc nghiên cứu, phát triển, đưa vào ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và ý nghĩa. Mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt sử dụng tri thức, dữ liệu huấn luyện đã được sàng lọc của Việt Nam, với chi phí thấp cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam sử dụng để phát triển các ứng dụng mới.
Việc phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt phải giải quyết hai thách thức chủ yếu, đó là: Thu thập, xử lý các nguồn dữ liệu tiếng Việt ở dạng thô để hình thành nên bộ dữ liệu đầy đủ tiếng Việt và bộ dữ liệu chỉ dẫn tiếng Việt; Thiết lập một hạ tầng tính toán cho phép thực hiện huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn.
Tại kế hoạch ban hành cuối tháng 7/2023, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ chính để thúc đẩy phát triển nền tảng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt cùng tiến độ, thời gian gần hoàn thành, bao gồm: Xây dựng thể chế; Xây dựng bộ dữ liệu lớn tiếng Việt để phát triển mô hình ngôn ngữ lớn của Việt Nam; Nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt; Xây dựng nền tảng trợ lý ảo cho cán bộ, công chức.
Bộ TT&TT giao Cục Chuyển đổi số quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai cụ thể từng nội dung của kế hoạch. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ TT&TT có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch, xây dựng dữ liệu, triển khai sử dụng, đánh giá, nhận xét hoàn thiện sản phẩm.
Ngay trước đó, trung tuần tháng 7/2023, Bộ TT&TT đã phê duyệt việc lựa chọn tập đoàn Viettel là đơn vị nghiên cứu, thử nghiệm phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt và trợ lý ảo cho cán bộ, công chức tại Bộ TT&TT.
Với thời gian nghiên cứu, thử nghiệm là trong năm 2023, mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra cho đơn vị được lựa chọn là cần xây dựng bộ dữ liệu chung bằng ngôn ngữ Tiếng Việt có chất lượng tốt, độ phủ rộng để phục vụ huấn luyện khả năng giao tiếp nhuần nhuyễn cho mô hình ngôn ngữ lớn Tiếng Việt.
Cùng với đó, nghiên cứu, thử nghiệm nền tảng dịch vụ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt với các thành phần cơ bản bao gồm công cụ phục vụ thu thập, xử lý, dán nhãn dữ liệu và các giao diện lập trình ứng dụng (API) phục vụ phát triển trợ lý ảo; trợ lý ảo phiên bản cơ bản dành cho cán bộ, công chức nhà nước và ứng dụng trợ lý ảo phiên bản dành cho Bộ TT&TT.
Nghiên cứu, thử nghiệm phát triển trợ lý ảo cho cán bộ, công chứcTập đoàn Viettel vừa được giao nghiên cứu, thử nghiệm phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt và trợ lý ảo cho cán bộ, công chức tại Bộ TT&TT.">Thúc đẩy phát triển nền tảng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt
Chiến lược giá rẻ tiếp tục giúp nhà mạng T-Mobile thu hút lượng thuê bao không dây mới. Số liệu mới nhất cho thấy nhà mạng này đã có thêm 760.000 thuê bao điện thoại trả sau, cao nhất trong 8 năm trở lại đây, vượt qua các đối thủ như AT&T và Verizon cũng như con số dự phóng 708.800 thuê bao của các chuyên gia.
Theo dữ liệu của Refinitiv, doanh thu quý II/2023 của T-Mobile giảm 2,6%, xuống còn 19,02 tỷ USD, thấp hơn ước tính 19,31 tỷ USD. Song, nhà mạng vẫn có sự tăng trưởng đối với cả thuê bao trả trước và trả sau trong “một thị trường bão hoà cao”.
Mặc dù vậy, nhà phân tích Jamie Lumley từ Third Bridge nhận định rằng đà sụt giảm qua từng năm có thể là dấu hiệu cho thấy “sức mạnh của chiến lược định giá” đang bắt đầu suy yếu khi thị trường đi vào ổn định.
T-Mobile đã nâng dự báo cả năm về tốc độ tăng trưởng thuê bao không dây, kỳ vọng số lượng thuê bao này sẽ tăng thêm từ 5,6 triệu đến 5,9 triệu, so với trước đó là 5,3 triệu đến 5,7 triệu.
Nhà mạng này nhận thấy một lượng lớn khách hàng tìm đến các gói cước giá rẻ như “Go5G Plus” và “Phone Freedom”, thay vì các hợp đồng thuê bao kéo dài tới 3 năm của các đối thủ cung cấp.
Tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ của T-Mobile cũng tốt hơn so với các đối thủ, ở mức 0,77%, trong khi của Verizon là 0,83%/tháng còn AT&T là 0,79%.
Trong khi đó, nhà mạng số một tại thị trường Mỹ - Verizon cũng có một quý doanh thu cao hơn ước tính, chủ yếu nhờ vào cắt giảm chi phí và gia tăng số lượng thuê bao không dây đối với khách hàng doanh nghiệp, cũng như mạng 5G siêu nhanh.
Các công ty viễn thông Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng truyền thông, bắt đầu từ một số thông tin do WSJ đăng tải về việc các dây cáp chứa chì của nhà mạng bị bỏ hoang gây ô nhiễm môi trường, trong đó có các địa điểm do Verizon điều hành.
“Đây là vấn đề lịch sử để lại, trên hồ sơ của chúng tôi không lưu trữ đầy đủ về lượng chì trên các dây cáp”, Anthony Skiadas, giám đốc tài chính Verizon cho biết, đồng thời nói rằng “còn quá sớm” để dự đoán về những tác động tài chính tiềm tàng.
Chuyên gia phân tích Matt Britzman của Hargreaves Landsdown nhận định vấn đề này “sẽ là đám mây bao trùm toàn ngành công nghiệp cho đến khi tìm được bằng chứng tin cậy về tác động tài chính hoặc môi trường”.
(Theo Reuters)
Nghĩ khác biệt, làm âm thầm, nhà mạng Canada xâm chiếm lĩnh vực y tế điện tử
Nhà mạng Telus Canada có hơn 15 năm âm thầm phát triển đơn vị kinh doanh y tế điện tử, đến nay trở thành nhà cung cấp dịch vụ tại hơn 160 quốc gia, 10.000 bác sĩ chính thức và 30.000 bác sĩ cộng tác toàn cầu.">Gói cước di động giá rẻ và dịch vụ 5G thu hút người dùng tại thị trường Mỹ
- Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, VAS và nhiều tổ chức giáo dục đang chịu thêm một số khoản phí phát sinh để thực hiện cam kết của Nhà trường trong việc đảm bảo bù đắp thời gian học tập cho học sinh, khi năm học có thể kéo dài đến hết tháng 6 hoặc giữa tháng 7/2020. Tuy nhiên, để chia sẻ những khó khăn về tình hình kinh doanh, tài chính mà phụ huynh và cộng đồng VAS có thể gặp phải, Hội đồng Quản trị VAS đã đưa ra những chính sách sách hỗ trợ kịp thời cho học sinh, phụ huynh, nhân viên và giáo viên trong thời gian dịch bệnh.
Chung tay đẩy lùi Covid-19, VAS hỗ trợ giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán sớm cho năm học mới 2020-2021 Đối với học sinh, ngoài việc duy trì hoạt động học tập trực tuyến (đã triển khai từ đầu tháng 2/2020) theo khung kiến thức giản lược của MOET và Cambrige cung cấp, VAS cũng đã lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế để trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức cần thiết và đạt được những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng với các chương trình. Ngoài ra, Nhà trường cũng chuẩn bị các giải pháp giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập khi Nhà trường được mở cửa trở lại.
Tất cả các giáo viên, nhân viên VAS đều được hưởng lương như bình thường từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp Đối với phụ huynh, bên cạnh việc gia hạn thời gian thanh toán học phí học phần 4, năm học 2019 - 2020 thêm 4 tuần; Nhà trường cũng đã gia hạn thời gian đăng ký giữ chỗ cho năm học mới, đồng thời mở thêm một lựa chọn “Chưa chắc chắn” trong trường hợp phụ huynh cần cân nhắc thêm trong thời gian này. Chỗ ngồi của học sinh ở lớp tiếp theo vẫn Nhà trường được giữ trong thời gian lâu nhất có thể, trước khi năm học mới bắt đầu.
Học sinh được tiếp tục duy trì hoạt động học tập trực tuyến theo khung kiến thức giản lược của MOET và Cambrige Ngoài ra, Hội đồng Quản trị VAS cũng đã quyết định hỗ trợ phụ huynh học phí cho năm học 2020 - 2021 với mức ưu đãi giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán trước ngày 15/5/2020. Đây là một nỗ lực đáng kể của VAS trong tình trạng Nhà trường vẫn duy trì mức lương của toàn thể giáo viên, nhân viên và tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, chương trình học và tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho năm học mới. Mức hỗ trợ học phí này là một lựa chọn không bắt buộc, giúp phụ huynh tiết kiệm được một phần chi phí và chủ động chuẩn bị kế hoạch tài chính cho con trong trong năm học kế tiếp.
VAS đã lên kế hoạch học tập, khảo thí và các kỳ thi thay thế để giúp học sinh trang bị kiến thức cần thiết và đạt được những chứng chỉ, bằng cấp tương ứng “Đối với nhân viên, giáo viên VAS, Nhà trường đã và đang đảm bảo tất cả nhân viên và giáo viên của VAS từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường. Rất nhiều nhân viên, giáo viên của chúng tôi đến từ nước ngoài và các tỉnh thành khác trên cả nước. Chúng tôi hiểu rằng, việc đảm bảo mức lương bình thường cho mọi người là một việc làm cần thiết họ có thể tiếp tục trang trải cuộc sống, hỗ trợ và chăm sóc gia đình trong khoảng thời gian này.
Nhà trường cũng chuẩn bị phương án giúp các em nhanh chóng ổn định tâm lý và nhịp độ học tập khi trường được mở cửa trở lại Đây là những giải pháp thấu tình hợp lý mà chúng tôi đã rất cân nhắc nhằm bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng VAS trong thời gian này. Chúng tôi rất tin tưởng và hy vọng quý phụ huynh, các em học sinh cùng toàn thể nhân viên, giáo viên VAS sẽ đồng hành, chia sẻ cùng chúng tôi để giữ vững sự đoàn kết, sức khỏe, bình an và cùng nhau vượt qua khủng hoảng này.” - ông Marcel Van Miert, Chủ tịch điều hành VAS chia sẻ.
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Hiện tại, trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình. VAS đang hỗ trợ giảm 10% trên tổng học phí phụ huynh thanh toán sớm cho năm học mới 2020-2021
Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục tại VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc qua hotline 0911 2677 55.
Lệ Thanh
">VAS giảm 10% học phí năm học mới, trả đủ lương cho giáo viên mùa Covid