Hội thảo trực tuyến “Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp Startup” do CMC Telecom và các đối tác đồng tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Anh Vũ, Giám đốc sáng tạo CMC Telecom với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT - Viễn thông. Trước đó, ông Lê Anh Vũ đã có nhiều năm làm việc tại những vị trí cấp cao ở VTC và Indochina Telecom trước khi đầu quân vào CMC Telecom.
Đặc biệt là sự góp mặt của ông Lex Nguyễn, Giám đốc phát triển đối tác khu vực Đông Nam Á của Google. Ông là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong các vai trò phát triển kinh doanh cho các công ty công nghệ quốc tế lớn như: IBM, Oracle, Microsoft, Amazon Web Services và Google Cloud…
Về phía TopCV Việt Nam, ông Trần Trung Hiếu, CEO của TopCV cũng sẽ tham gia chia sẻ tại hội thảo. Ông là gương mặt Thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu của Thủ đô năm 2018. Ngoài ra, TopCV cũng được biết đến là nền tảng tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam và là 01 trong 02 startup Việt Nam được Google lựa chọn tham gia chương trình Vườn ươm khởi nghiệp Đông Nam Á - Google for Startups Accelerator 2020.
Các diễn giả tham gia chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp Startup”.
Hội thảo sẽ được diễn ra vào lúc 9h00 - 11h00 ngày 26/8/2021 trên nền tảng Google Meet. Đăng ký tham gia ngay TẠI ĐÂY Thông tin liên hệ: Hotline - 0399.858.346" border="0"/>
Adobe ghi nhận việc tìm ra 3 lỗ hổng bảo mật của hacker mũ trắng Trần Văn Khang.
Trong thời gian gần ba năm làm việc tại VinCSS, chuyên gia Trần Văn Khang đều đặn nghiên cứu, phát hiện và trở thành chủ nhân của tổng cộng 27 mã CVE.
Các phát hiện lỗ hổng bảo mật của Trần Văn Khang phần lớn là trong các sản phẩm thuộc các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Adobe và những phần mềm diệt virus phổ biến của Trend Micro, McAfee, Bitdefender, ESET. Các phát hiện này đã giúp các hãng công nghệ này kịp thời khắc phục và loại bỏ mối nguy hiểm đe doạ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
Trước đó, vào tháng 4/2019, chuyên gia Trần Văn Khang đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ bảo mật cao cấp GREM (GIAC Reverse Engineering Malware: Kỹ thuật dịch ngược mã độc) do Học viện An ninh mạng SANS (Mỹ) chứng nhận.
Việc đạt chứng chỉ bảo mật này chứng minh cho năng lực và khả năng làm việc ở đẳng cấp quốc tế của chuyên gia đến từ Việt Nam bởi độ khó của kỳ thi khiến không nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật trên thế giới có thể đạt được.
Đóng góp của Trần Văn Khang được ghi nhận bởi Microsoft.
Trong lĩnh vực an ninh mạng, việc tìm các lỗ hổng Zero Day được coi là đóng góp có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi các lỗ hổng này thường chưa được các chuyên gia phát triển sản phẩm đó biết đến hoặc chưa có bản vá khắc phục. Bởi vậy, các hoạt động chủ động kiểm thử, tìm hiểu để phát hiện các lỗ hổng Zero Day có vai trò quan trọng giúp các tổ chức kịp thời cập nhật phiên bản mới, hoàn thiện tính bảo mật cho sản phẩm và bảo vệ người dùng khắp thế giới trước các rủi ro trên không gian mạng.
Vì tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu, các lỗ hổng bảo mật trên được được công nhận khắp thế giới và được đăng tải trên hệ thống National Vulnerability Database (nvd.nist.gov) của Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST).
Những thành tích nổi bật của Trần Văn Khang cũng như thông tin các chuyên gia bảo mật người Việt trong việc phát hiện điểm yếu của các hệ thống lớn như Oracle, D-Link, Vmware, Microsoft đã góp phần khẳng định năng lực toàn cầu của đội ngũ an ninh mạng Việt Nam.
Trọng Đạt
Nguy cơ tấn công mạng qua khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của camera Hikvision
Cục An toàn thông tin vừa có cảnh báo về lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm camera IP của Hikvision. Lỗ hổng này được nhận định ảnh hưởng đến hơn 100 triệu thiết bị trên toàn cầu trong đó có cả Việt Nam.
Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu việc dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19.
Theo đội ngũ nghiên cứu của AICOVIDVN, giải pháp của họ sẽ giúp phân loại, tìm ra người nhiễm Covid-19 nhanh chóng và không cần xét nghiệm. Cách làm này cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực xét nghiệm khi phải tập trung đông người.
Hiện dự án đã tiếp cận được với nguồn dữ liệu là 1.700 mẫu ghi âm tiếng ho của người nhiễm Covid-19. Đây là những mẫu ghi âm tiếng ho của các bệnh nhân Covid-19 tại Thụy Sĩ và Ấn Độ. Ngoài ra, AICOVIDVN còn có thêm dữ liệu tiếng ho của một số nguồn mở khác.
Tính đến tháng 6/2021, AICOVIDVN đã xử lý làm sạch và gán nhãn 7.000 mẫu dữ liệu. Dự án cũng quy tụ được khoảng 200 chuyên gia về lĩnh vực AI và một số nhà sáng lập của các công ty công nghệ Việt.
AICOVIDVN đang trong quá trình thu thập dữ liệu tiếng ho và xử lý để dạy AI cách nhận biết tiếng ho của người nhiễm Covid-19.
Trong tổng số nhiều công trình nghiên cứu tham gia, giải pháp dẫn đầu của dự án AICOVIDVN đã đạt độ chính xác lên tới 91% trong việc nhận biết tiếng ho để tìm người nhiễm Covid-19.
Tuy vậy, theo nhóm phát triển, các giải pháp của AICOVIDVN còn cần thêm nhiều dữ liệu để nâng cấp. Ngoài ra, các sản phẩm của dự án phải được thẩm định y khoa, hiệu chỉnh để loại bỏ sai sót chuyên môn.
AICOVIDVN đang có kế hoạch kêu gọi đóng góp 10.000 bản thu tiếng ho từ cộng đồng. Trong số này, dự án cần khoảng từ 100 - 500 mẫu bản thu tiếng ho của người nhiễm Covid-19.
Cộng đồng có thể đóng góp nguồn dữ liệu cho dự án bằng cách ghi âm tiếng ho và gửi lên nhóm Zalo theo đường link.
Dự kiến, đến cuối tháng 8/2021, giải pháp của AICOVIDVN sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chức năng thẩm định và nâng cấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng, công cụ của họ có thể giúp phát hiện được ca bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả khi chưa có triệu chứng.
Bằng biện pháp đó, các cơ quan chức năng có thể tìm ra những người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhanh chóng khoanh vùng và giảm tải công việc cho các bác sĩ và đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Nhóm phát triển hy vọng công trình của họ sẽ được kết hợp với những cuộc gọi robocall nhằm tìm người nhiễm Covid-19. Ngoài ra, nhóm phát triển muốn kết nối với các đơn vị xây dựng app để tạo ứng dụng giúp người dân tự kiểm tra tình hình sức khỏe của mình.
Trọng Đạt
Hướng dẫn cách đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 qua Sổ sức khoẻ điện tử
Người dân có nhu cầu tiêm vắc xin Covid-19 có thể đăng ký theo biểu mẫu và gửi về UBND xã, phường, thị trấn mà mình cư trú. Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 bằng ứng dụng ngay trên smartphone.
评论专区