Thế giới

Sự thực gia thế giàu có của Phan Hiển khiến Khánh Thi bị 'tố'... vì tiền!

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-04 00:59:02 我要评论(0)

Tin đồn Khánh Thi yêu Phan Hiển vì tiền đã dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua. Người hâm mộ cặp lịch bóng đá việt namlịch bóng đá việt nam、、

Tin đồn Khánh Thi yêu Phan Hiển vì tiền đã dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua. Người hâm mộ cặp đôi này cũng thắc mắc về gia thế thực sự của Phan Hiển.

ựthựcgiathếgiàucócủaPhanHiểnkhiếnKhánhThibịtốvìtiềlịch bóng đá việt namKhánh Thi phản pháo trước thông tin ‘yêu Phan Hiển vì tiền’

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhìn lại năm 2021 sắp qua, mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu mà chưa thấy ngày kết thúc. Dịch bệnh thì vẫn diễn ra, lan tràn, kéo theo đó là bao đau thương, mất mát, hi sinh đến từng ngõ ngách, từng căn nhà, từng mái ấm.

Hai năm qua, con tim, khối óc của tôi dần chai sạn với cuộc đời. Mọi khó khăn đến rồi đi, rèn cho tôi sự lì lợm khi phải chống đỡ với những khó khăn của cuộc đời.

Sống trong bối cảnh cả đất nước gồng mình lên chống dịch, cá nhân tôi cũng phải gồng mình lên để sống, để tồn tại vì đơn giản một điều, tôi sống không phải cho mình tôi, mà cho cả những người thân yêu, những người hàng ngày luôn dõi theo từng bước đi của tôi. Họ không hề muốn nhìn cảnh tôi bị gục ngã.

Mọi khó khăn về cơm, áo, gạo, tiền tôi đều cố gắng vượt qua. Vài tháng cách ly, sống trong căn phòng trọ 10m2, mái lợp fibro xi măng, mùa hè nóng như chảy mỡ, mùa đông gió lùa lạnh thấu xương. Khó khăn đó không làm tôi chùn bước.

{keywords}
Tết ở quê. Ảnh minh họa.

Những ngày đó, khó khăn như muốn đè tôi xuống, thu nhập không có, tiền nhà, tiền ăn vẫn phải đóng đủ, tôi dần phải học cách tồn tại qua ngày. Hôm thì làm vài gói mì tôm, hôm thì ăn cơm không với nước mắm và có ngày đỉnh điểm, đến chai nước mắm cũng không còn giọt nào… Tất cả đều qua và không làm tôi sợ hãi.

Nhưng dần đến những ngày cuối năm, thời tiết vào đông, gió lạnh ùa về, lại làm cho trái tim tôi rét buốt.

Tôi rất sợ mỗi khi Tết đến, trở về ngồi nhà thân yêu, đối diện với gương mặt hốc hác, xám xịt, đầy nếp nhăn của bố mẹ.

Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, bố mẹ tôi ngày càng già thêm, sức khoẻ không như trước, ánh mắt không còn tinh và nhanh, nhưng sâu thẳm bên trong, tôi vẫn nhận ra bao hi vọng, mong ngóng của bố mẹ.

Bố tôi tên Côi, cả cuộc đời của ông dường như gói gọn ngay trong cái tên. Bố tôi sinh ra đã không có cơ hội nhìn thấy mặt ông nội. Ông tôi mất khi bà đang mang thai bố được mấy tháng, vì vậy bà nội liền đặt tên là Côi, theo nghĩa là mồ côi.

Ngoài nghĩa là mồ côi, tên bố còn có thể hiểu là đơn côi, lẻ loi. Cuộc đời ông là những tháng ngày sống trong cô độc. Nhà nghèo, từ nhỏ ông không được học hành, phải đi chăn trâu, cắt cỏ, cố mong kiếm ít công điểm, cuối năm hợp tác xã phát thêm ít gạo, thịt để gia đình ăn Tết.

Mỗi khi Tết đến, xuân về, bố thường kể về chuyện ngày xưa, những ngày cơ cực của bố với hi vọng các con sẽ trân trọng, thương yêu và cố gắng hơn nữa.

Tôi hiểu ý nên từ nhỏ đã cố gắng học hành, phấn đấu để bố mẹ thấy tự hào, hạnh phúc về mình.

Rời ghế nhà trường, mang theo trí tuệ, sự khao khát và cố gắng của bản thân bước ra ngoài cuộc đời. Hi vọng sẽ kiếm công việc tốt, thu nhập cao, đủ lo cho bản thân, nghĩ về điều hạnh phúc tươi đẹp trong tương lai, để bố mẹ được tự hào, hạnh phúc.

{keywords}
Công việc của tôi ngày hôm nay, chuyển 10 khối cát đổ vào móng công trình.

Nhưng cuộc đời vốn không như những điều mình suy nghĩ, mong mỏi. Sau vài năm ra trường, trải qua vài công ty, dành dụm số tiền, tôi cùng một người bạn mở một nhà hàng nho nhỏ, chuyên về thịt dê. Tôi nghĩ với nguồn nguyên liệu và thương hiệu dê núi Ninh Bình quê tôi, mọi thứ sẽ ổn.

Thời gian đầu, nhà hàng vận hành trơn tru, khách đã tin tưởng, quán dần nhận sự tín nhiệm, kéo theo đó là thu nhập được đảm bảo và cho tôi chút hi vọng về tương lai.

Dịch bệnh kéo đến, đánh sập tất cả ước mơ, hoài bão và số tiền tích cóp. Tôi phải chấp nhận bán cửa hàng, bán đồ đạc có giá trị, chuyển từ sống trong căn chung cư mi ni, sang ở căn nhà trọ bình dân, rẻ nhất có thể.

Mọi thứ với tôi trở về con số 0 tròn trĩnh, nếu không tính số tiền nợ đang gánh chịu.

Từ bỏ công việc kinh doanh, tôi dự định sẽ xin một công việc nào đó. Nhưng dịch bệnh làm mọi thứ trở nên vô cùng khó khăn.

Nhiều lúc ngồi trong căn phòng trọ, nhìn ra bên ngoài qua khe cửa nhỏ, tôi thấy bi quan, lạc lõng, sợ hãi khi nghĩ về tương lai. Cảm giác ngồi nhà, chờ từng cuộc điện thoại gọi phỏng vấn, trong khi số tiền trong túi dần vơi thật là khó chịu!

Cuối cùng, tôi chấp nhận đi làm cửu vạn khi thành phố mở giãn cách. Mọi thứ không hề đơn giản với người đang quen lao động trí óc, nhưng tôi phải chấp nhận và cố gắng. Vì đơn giản một điều, trước khi tôi muốn sống, tôi cần phải tồn tại.

Tôi vẫn nhớ như in, cảm giác vui mừng, phấn khởi khi đọc được mẩu tin có người tuyển đi bốc hàng, chuyển nhà, dọn kho, phá nhà, xúc cát thuê… Cảm giác hạnh phúc khi gọi đến và họ chấp nhận. Cảm giác sung sướng khi trong hàng trăm người hành nghề cửu vạn, may mắn lại đến với mình.

Cuộc đời vốn chi rất lạ, ngày trước khi mở nhà hàng, nhiều lúc tính doanh thu một ngày được cả chục triệu, tôi cũng không vui bằng việc được trả vài trăm nghìn sau một ngày chuyển 10 khối cát. Đơn giản đó là số tiền rất quan trọng với tôi, đảm bảo cho tôi tồn tại ở thành phố này. Với tôi, còn tồn tại là còn hi vọng.

Nhiều hôm đang bốc hàng, mồ hôi nhễ nhại, hơi thở gấp gáp, mẹ gọi điện lên hỏi ăn trưa, công việc dạo này tốt chứ. Tôi không dám nói thật, chỉ dám nhẹ nhàng nói công việc vẫn ổn, nhà hàng vẫn có khách đều, bố mẹ ở nhà cứ yên tâm.

Mỗi lần nói dối, tôi cảm giác thật sự rất khó chịu, như một kẻ thất bại, nhưng tôi không có sự lựa chọn khác, tôi sợ giọt nước mắt mẹ rơi khi biết những gì tôi đang trải qua.

Và không biết từ bao giờ, cuộc đời lại đặt tên tôi là anh Cửu. Một cái tên mang đầy chua xót và nuối tiếc.

Tôi rất sợ, sợ bố mẹ biết sự thật, sợ cảnh nhìn thấy sự thất vọng khi họ đang đặt cho tôi quá nhiều hi vọng. Tôi sợ cả sự thương hại và đau xót.

Tôi sợ phải đối diện, sợ phải nói dối, sợ cảm giác phải thốt ra “con ổn, công việc vẫn tốt, thu nhập vẫn cao”, sợ những lúc bố mẹ nói chuyện với hàng xóm bằng chất giọng tự hào khi nói về tôi.

Tôi sợ về quê đón Tết!

Nhưng rồi có một thứ giúp tôi vượt qua nỗi sợ. Đó là tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Đây chính là động lực để tôi mỗi ngày bước ra khỏi cửa, hít thật sâu, cố gắng làm việc, vì tôi có niềm tin rằng, hôm nay cố gắng thì ngày mai sẽ khác.

Tết là dịp đoàn viên, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm mọi người quây quần lại, nghĩ về năm cũ và hướng sang năm mới với những hi vọng, mong muốn. Và tôi hiểu, gia đình là thứ quan trọng nhất.

Cuộc đời dạy tôi một điều "cái gì không giết được mình thì làm mình mạnh mẽ hơn”. Bây giờ xã hội đang gọi tôi là anh Cửu, nhưng tương lai họ sẽ gọi tôi bằng cái tên khác, cái tên do chính cha sinh, mẹ đẻ tôi đặt ra. Và tôi tự tin về điều đó.

Tết này nhà tôi sẽ có “thịt”!

Thanh Phong

Tết này con đã không còn mẹ

Tết này con đã không còn mẹ

Khi còn mẹ, con chưa cảm nhận hết điều thiêng liêng trong tình mẫu tử. Giờ mẹ đi xa rồi con mới thấy, dẫu hối hận bao nhiêu cũng không thể, không thể nữa.

" alt="Bán tháo nhà hàng, ông chủ đi làm cửu vạn, tối ngủ phòng trọ 10m2" width="90" height="59"/>

Bán tháo nhà hàng, ông chủ đi làm cửu vạn, tối ngủ phòng trọ 10m2

Lần gặp "định mệnh" của cô gái nghèo quê Yên Bái với chồng Hàn Quốc

Suốt 2 năm yêu và cưới, Hoàng Linh (20 tuổi, quê ở Yên Bái) đôi lúc vẫn ngỡ như đang nằm mơ khi lấy được một người chồng Hàn Quốc giỏi giang, tâm lý dù hơn mình 20 tuổi.

Năm 2019, Dong Won khi ấy là một chuyên gia được công ty mời sang Việt Nam làm việc, còn Hoàng Linh đang mải mê mưu sinh để trang trải cuộc sống. Họ gặp và quen nhau khi cùng học ở một trung tâm tiếng Hàn. Ở đây, Dong Won học tiếng Việt để có thể giao tiếp với nhân viên trong công ty. Còn Linh học tiếng Hàn để thực hiện dự định sang Hàn Quốc lao động. 

Linh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại tỉnh Yên Bái. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên Linh luôn cố gắng tự lập để phụ giúp mẹ chăm sóc, nuôi nấng hai em nhỏ.

Lúc còn đi học, 10X đã làm đủ mọi việc như đi mót sắn, mót khoai,... đem về bán kiếm tiền mua sách vở. Thậm chí, cô còn nuôi tóc dài rồi cắt bán, tích cóp vài chục nghìn đồng.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 1

Hoàng Linh kết hôn với người chồng Hàn Quốc hơn mình 20 tuổi chỉ sau 2 tháng hẹn hò.

Vì nhà quá nghèo, không đủ tiền đóng học phí nên năm 15 tuổi, Linh phải nghỉ học và bắt đầu đi làm, kiếm thêm thu nhập. Ban đầu, cô gái xin làm giúp việc, trông con cho một gia đình ở Vĩnh Phúc, sau đó chuyển sang phục vụ tại một nhà hàng Hàn Quốc 14 tiếng/ngày.

Thời gian làm ở đây khiến cô gái trẻ thấy thích thú và muốn học tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động. Bởi vậy, khi gặp Dong Won - một người Hàn "chính hiệu", Linh nhiệt tình trò chuyện với hy vọng trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.

Lần đầu gặp, Linh rất ấn tượng với chàng trai người Hàn Quốc "cao, to, da trắng" khi anh chủ động làm quen và xin cách liên lạc với cô. Những lần gặp gỡ và trò chuyện nhiều hơn khiến cả hai càng thêm thiện cảm. Quen nhau được một tuần, đúng dịp nghỉ lễ nên Dong Won mạnh dạn rủ Linh đi du lịch. 

"Nhà mình nghèo lắm nên chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi du lịch đâu xa. Khi anh rủ vào Nha Trang và nhận trả mọi chi phí, mình thích lắm. Anh nhiệt tình, chu đáo và mình cũng cảm nhận được sự chân thành nên đồng ý luôn", Linh kể.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 2

Cô gái Việt và chàng trai Hàn Quốc quen nhau khi cùng học ở một trung tâm tiếng Hàn.

Sau chuyến du lịch, cả hai hiểu nhau hơn và nhanh chóng trở thành một đôi. Sau đó, Linh chuyển tới sống cùng người yêu. Để khắc phục vấn đề bất đồng ngôn ngữ, cặp đôi dùng công cụ dịch mỗi khi cần diễn đạt suy nghĩ của mình tới "nửa kia".

"Anh cao 1m85, 38 tuổi còn mình chỉ chừng m58 và mới 18 tuổi thôi. Tuy chênh lệch về cả ngoại hình và tuổi tác, thậm chí lối sống có chút khác biệt nhưng cả hai dễ dàng đồng cảm và chấp nhận nhau. Anh cũng chu đáo, tinh tế từ những hành động nhỏ nhất nên mình rung động và cảm thấy muốn được che chở, yêu thương", 10X chia sẻ.

Chuyện tình "đũa lệch" của cô nàng tuổi 18 với chàng trai hơn 20 tuổi

Sau thời gian ngắn hẹn hò, Dong Won chủ động ngỏ lời muốn về nhà bạn gái ra mắt. Dù ban đầu có chút lo lắng, sợ bạn trai thấy cảnh nhà mình nghèo, lụp xụp nhưng Linh cũng đồng ý vì cảm nhận được sự chân thành từ anh.

Lần đầu tới một vùng quê nghèo ở Việt Nam, gặp gỡ những người dân thân thiện, hiếu khách, chàng trai Hàn Quốc rất thích thú. Gia đình Linh cũng ấn tượng với bạn trai cô, hào hứng hỏi anh đủ thứ, cả về vị HLV tài ba Park Hang-seo đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Thậm chí, họ còn nhiệt tình vun vén chuyện tình "đũa lệch" của cặp đôi này.

Sau lần ra mắt, Dong Won ngỏ lời kết hôn với Linh. Cô gái nhà nghèo bày tỏ quan điểm, muốn tập trung đi làm để kiếm tiền nuôi dưỡng mẹ và hai em. Nghe vậy, bạn trai Linh không hề lo lắng mà còn xin được chia sẻ, gánh vác khó khăn cùng cô. 

"Lắng nghe những lời nói chân thành từ anh, mình cảm động lắm. Tự dưng có người yêu thương, chiều chuộng hết mực lại còn sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn nên mình nhận lời. Lâu nay chỉ có 4 mẹ con nương tựa nhau mà sống, nay có người đàn ông làm chỗ dựa, trụ cột trong gia đình khiến mình yên tâm và thêm động lực cố gắng hơn", cô gái Yên Bái nhớ lại. 

Sau 2 tháng hẹn hò, cặp đôi cùng nhau đi đăng ký kết hôn. Chuyện này khiến bạn thân Dong Won tỏ ra không thoải mái, khuyên anh nên tìm hiểu kỹ càng. Nhưng chàng trai Hàn Quốc không bận tâm suy nghĩ mà hoàn toàn tin vào quyết định của mình. 

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 3

Bố mẹ chồng Linh từ Hàn Quốc sang Việt Nam cưới vợ cho con.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 4

Cặp đôi chụp nhiều bộ ảnh cưới ở Hội An.

Đến Tết năm 2020, Linh sang Hàn Quốc ra mắt bố mẹ chồng. Trái ngược với tưởng tượng, Linh rất xúc động khi bố mẹ chồng luôn quan tâm và lo lắng cho con dâu. Sau khi trở về từ Hàn Quốc, bố mẹ chồng Linh cùng sang Việt Nam để tổ chức đám cưới cho cặp đôi.

Không lâu sau đó, cặp vợ chồng Việt - Hàn có thêm niềm vui khi chào đón người con trai đầu lòng. Linh kể, đến lúc sinh nở, cô càng cảm nhận được sự chu đáo, tuyệt vời của người chồng hơn mình 20 tuổi. 

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 5

Người chồng Hàn Quốc chu đáo, quan tâm vợ hết mực từ lúc quen cho tới khi kết hôn. Anh chăm con khéo, nhận làm mọi việc để vợ được nghỉ ngơi. 

"Anh xin nghỉ làm một tháng liền để túc trực, chăm sóc vợ mọi thứ. Lúc ở viện, anh chẳng ngần ngại thay rửa, vệ sinh cho mình, đến mức mọi người xung quanh còn kinh ngạc.

Anh chăm con rất khéo, tự cho con uống sữa, thay tã,... chẳng việc gì không biết làm. Khi về nhà, dù công việc bận rộn nhưng anh vẫn nhận nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa rồi chăm con để vợ có thời gian nghỉ ngơi", Linh tự hào kể về chồng.

Hôn nhân hạnh phúc 

Chung sống ở Việt Nam được 2 năm, Dong Won đưa vợ con về Hàn Quốc. Cặp đôi hiện sống tại một căn chung cư ở thủ đô Seoul, cách bố mẹ chồng chừng 2 phút di chuyển… bằng thang máy. Vợ chồng Linh ở tầng 11, còn bố mẹ chồng sống trên tầng 21. 

Không chỉ lấy được người chồng giỏi giang, tâm lý, Linh còn hạnh phúc vì có bố mẹ chồng tuyệt vời rất thương con dâu. 

"Từ cái lược chải tóc đến dao cạo râu, mẹ chồng mình sắm hết. Hàng ngày, mẹ còn nấu ăn, tiếp tế thực phẩm cho chúng mình. Mình vốn thiếu thốn nhiều thứ, cuộc sống chưa bao giờ nhận được đãi ngộ nào lớn lao nên tất cả tình yêu thương từ chồng và gia đình chồng đều khiến mình cảm động, vượt qua những áp lực tinh thần khi xa quê", cô gái quê Yên Bái tâm sự.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 6

Linh chụp ảnh cùng gia đình chồng sau khi cặp đôi trở về Hàn Quốc.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 7

Dong Won đưa vợ con đi khám phá nhiều nơi ở xứ sở kim chi.

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 8

Căn nhà mới của gia đình Linh ở quê nhà được chàng rể Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí xây dựng.

Nói về người chồng hơn 20 tuổi, Linh thừa nhận "hơn cả mong đợi". Cô gái hài hước kể, anh "tiết kiệm" khi còn yêu nhưng sau kết hôn lại sẵn sàng "nộp" lương cho vợ. Từ tiền mặt đến thẻ lương của chồng đều do Linh giữ để chi tiêu, vun vén cho gia đình.

Giữ đúng lời hứa lúc trước, suốt 2 năm nay, tháng nào Dong Won cũng đều đặn gửi 5 triệu đồng cho gia đình vợ để nuôi các em. Thậm chí, anh còn trả luôn khoản nợ 30 triệu đồng mà gia đình vợ vay đã lâu chưa có khả năng trả. Gần đây nhất, chồng Linh còn xây một ngôi nhà mới trị giá 400 triệu đồng để bố mẹ, các em của vợ có nơi che mưa che nắng khang trang đón năm mới. Những hành động san sẻ, gánh vác khó khăn và trách nhiệm cùng vợ của Dong Won khiến Linh xúc động vô cùng. 

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi - 9

Kết hôn sau 2 tháng hẹn hò, cô gái Yên Bái luôn cảm thấy đúng đắn về quyết định năm xưa khi "về chung một nhà" với người chồng Hàn Quốc hơn 20 tuổi.

Dù có đôi lúc vợ chồng cãi vã, bất đồng quan điểm nhưng Dong Won luôn chủ động làm hòa, dỗ dành Linh bằng mọi cách. Là người sạch sẽ, lại kén món ăn nhưng sau khi kết hôn, chàng trai Hàn Quốc đã cố gắng thay đổi.

Anh ăn uống thoải mái hơn, thưởng thức được nhiều món Việt như mắm tôm, trứng vịt lộn,... Người đàn ông Hàn Quốc còn tìm hiểu những ngày lễ đặc biệt ở quê vợ để tặng quà hay hoa hồng cho bà xã.

Theo Dân Trí

Chuyện tình sinh viên: Khó bền lâu sau ngày tốt nghiệp?

Chuyện tình sinh viên: Khó bền lâu sau ngày tốt nghiệp?

Câu hỏi trên đã nhận về hàng ngàn ý kiến chia sẻ của cộng đồng mạng. Giới trẻ yêu thời đại học liệu có thể tiếp tục duy trì sau khi một trong hai người rời giảng đường để bắt đầu sự nghiệp?

" alt="Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi" width="90" height="59"/>

Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi