Nhận định, soi kèo Nottingham vs MU, 2h00 ngày 2/4: Quỷ đỏ lên tiếng
本文地址:http://play.tour-time.com/html/34b495548.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Henan FC vs Qingdao West Coast, 18h00 ngày 1/4: Bất phân thắng bại
Ông Nguyễn Vũ An được giao đảm đương vị trí Tổng giám đốc NetNam ở tuổi 34, là lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử bổ nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP này. Đây cũng là lần đầu tiên NetNam mạnh dạn đưa thế hệ 9x vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao.
Xuất phát điểm từ kỹ sư CNTT, ông Nguyễn Vũ An đã trải qua 13 năm ở NetNam với nhiều vị trí chuyên môn từ kỹ thuật viên đến chăm sóc khách hàng và các vị trí quản lý như thành viên Văn phòng quản lý chiến lược, Phó Giám đốc chi nhánh miền Nam. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành từ đầu tháng 3/2024, ông Nguyễn Vũ An là Giám đốc chi nhánh miền Nam của NetNam.
Với Phó Tổng giám đốc NetNam Nguyễn Thị Thu Phương, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, nữ lãnh đạo này cũng đã trải qua nhiều cương vị công tác như Trưởng phòng Truyền thông, Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế, Giám đốc đối ngoại và gần nhất là Giám đốc chi nhánh miền Bắc.
Cùng với thay đổi các thành viên Ban điều hành, một thay đổi lớn trong đợt chuyển giao thế hệ lãnh đạo lần này của NetNam là sự xuất hiện của ‘Ban lãnh đạo đột phá’ gồm 7 thành viên, trong đó có Tổng giám đốc Nguyễn Vũ An và Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Phương.
Hai thành viên Ban điều hành NetNam giai đoạn trước là nguyên Tổng giám đốc Vũ Thế Bình và nguyên Phó Tổng giám đốc Ngô Đức Anh trong thời gian tới sẽ tập trung cho các vai trò trong Hội đồng quản trị NetNam, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động đầu tư, cách tân, cải thiện hệ thống quản trị chung để phát triển bền vững doanh nghiệp.
Ông Vũ Thế Bình, nguyên Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị NetNam cho biết, năm 2024 là thời điểm NetNam mở ra chương mới trong hành trình phát triển, với định hướng phát triển bền vững sau giai đoạn khởi nghiệp và có những thành công nhất định ở lĩnh vực Internet và giải pháp mạng.
“Việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo đã được Hội đồng Quản trị hoạch định từ 4 năm trước và thực hiện theo lộ trình bồi dưỡng, thử thách và chuyển giao. Là các thành viên kỳ cựu, gắn bó với NetNam từ 13 đến 18 năm ở nhiều cương vị khác nhau, cả 2 lãnh đạo mới đều là những cái tên đã sớm được chọn để nhận sứ mệnh sáng nghiệp lần 2 cho NetNam”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm.
Đại diện Ban điều hành mới, Phó Tổng giám đốc NetNam Nguyễn Thị Thu Phương cam kết từ định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp, ban lãnh đạo mới sẽ xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Một mục tiêu quan trọng NetNam cần đạt trong thời gian tới là thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ở mức 20-25% trong 3 năm gần đây lên từ 28-30% trong 3 năm tới.
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giữ vị trí số một về các giải pháp mạng cho các khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong nước/FDI, các khu công nghiệp và khối giáo dục”,bà Nguyễn Thị Thu Phương cho hay.
NetNam công bố Ban điều hành mới, lần đầu có nữ phó tổng giám đốc
Trong 9 tháng đầu năm 2020, báo cáo mới được công bố đã ghi nhận xu hướng tích cực của an ninh website trên toàn cầu. Cụ thể, hệ thống CyStack Attack Map ghi nhận 343.365 vụ tấn công vào website, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ so sánh số vụ tấn công website trên toàn cầu trong 3 quý đầu năm 2019 và 2020. |
Dấu hiệu tích cực còn thể hiện ở xu hướng giảm dần theo thời gian của các cuộc tấn công website trong năm 2020. Số cuộc tấn công website trong quý II/2020 và quý III/2020 giảm lần lượt 17,1% và 38,8% so với cùng kỳ năm 2019.
![]() |
Thống kê số vụ tấn công website toàn cầu theo châu lục. |
Cũng theo báo cáo, châu Á đang là điểm nóng thứ hai, chỉ sau Mỹ khi xét tới số vụ tấn công website với 113.913 vụ, tương đương 33,2% tổng số vụ tấn công trên toàn cầu.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2020, châu Á đi ngược lại xu hướng giảm của thế giới khi số vụ tấn công website tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Thống kê cho thấy, trong số các quốc gia tại châu Á, Thổ Nhĩ Kỳ là nước có số vụ tấn công website gia tăng mạnh nhất trong 3 quý đầu năm 2020 với 56.903 vụ, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng một thứ hạng trên bảng xếp hạng Top 15 quốc gia bị tấn công website nhiều nhất trên thế giới, xếp ở vị trí thứ 2.
![]() |
Có thể thấy so với năm 2019, trong 3 quý vừa qua, một số quốc gia không có sự biến đổi về thứ hạng an ninh mạng website như Mỹ và Singapore. Bên cạnh đó, một số quốc gia chứng kiến sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công mạng nhắm vào website như Brazil, Croatia, Iran, Úc khiến những nước này lọt vào Top 15 quốc gia có số lượng website/máy chủ web bị tấn công nhiều nhất thế giới.
Website dùng nền tảng quản trị nội dung nào bị hack nhiều nhất?
Báo cáo an ninh mạng website trong 9 tháng đầu năm 2020 cũng chỉ ra rằng, WordPress vẫn là nền tảng quản trị nội dung (CMS) được sử dụng nhiều nhất bởi các trang web bị hack. Mặc dù điều này không đồng nghĩa với niềm tin cho rằng WordPress là một nền tảng có tính bảo mật kém, nhưng các chủ website WordPress vẫn nên cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo mật website cho trang web của mình.
![]() |
Biểu đồ phân tích các trang web bị hack theo nền tảng quản trị nội dung. |
Đặc biệt hơn, nhiều website sử dụng Elementor Builder - một tiện ích mở rộng trên nền tảng WordPress giúp thiết kế website và landing page, đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Sự kiện này xảy ra ngay sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong plugin Elementor Ultimate Addon ảnh hưởng tới 1 triệu trang web.
Số cuộc tấn công vào website tại Việt Nam giảm gần 65%
Theo đánh giá của chuyên gia, nhờ thực hiện nhiều biện pháp phòng chống tấn công mạng, Việt Nam đã cải thiện đáng kể tình hình an ninh website so với năm 2019. Cụ thể, ghi nhận từ hệ thống CyStack Attack Map cho thấy, số cuộc tấn công trong 3 quý đầu năm 2020 đã giảm 64,8% so với cùng kỳ năm 2019, từ 8.418 về mức 3.041 vụ.
![]() |
Tổng kết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đứng thứ 18 trên bản đồ tấn công website toàn cầu. Xét trong 5 quý gần nhất, Việt Nam đã cải thiện đáng kể an ninh mạng website, đặc biệt là quý I/2020 với chỉ 838 vụ và xếp thứ 19 trên thế giới. Số lượng cuộc tấn công website tại Việt Nam tăng nhẹ trong quý II và quý III lần lượt là 27,3% và 7,5% so với quý trước đó.
M.T
Trong 10 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
">Thứ hạng an toàn website của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 3 quý đầu năm 2020
Lễ ký kết hợp tác phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam” giữa Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC) với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hưng Phát (HPID) và Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ HPSI vừa diễn ra trong khuôn khổ cuộc họp của VCDC về thúc đẩy phát triển chữ ký số cá nhân chiều ngày 3/11 tại Hà Nội.
Công ty HPID là đối tác chính thức tại Việt Nam của Thales – hãng cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu thế giới hiện nay; còn Công ty HPSI là nhà phân phối của Ncipher và CrytomaThic cũng là hai hãng quốc tế chuyên cung cấp thiết bị và giải pháp bảo mật. Các hãng bảo mật lớn Thales, Ncipher và CrytomaThic đều có bề dày kinh nghiệm cung cấp phần cứng và hợp tác phát triển các giải pháp liên quan đến ký số di động và ký số từ xa.
Đại diện Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, Công ty HPID và Công ty HPSI ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giải pháp ký số di động "Make in Vietnam". |
Theo thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa VCDC và hai công ty HPID, HPSI, 3 bên sẽ hợp tác triển khai chữ ký số di động “Make in Vietnam” với các nội dung chính bao gồm: Phối hợp xây dựng, phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm chữ ký số di động; Phối hợp cung cấp các thiết bị, giải pháp phục vụ triển khai chữ ký số di động; Phối hợp trong việc kiểm thử, đánh giá, hợp chuẩn các giải pháp phục vụ chữ ký số di động và chữ ký số cá nhân.
Dự kiến, giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” nhắm tới đối tượng người dùng cá nhân sẽ được hoàn thiện và cung cấp ra thị trường vào khoảng giữa năm 2021. Giải pháp được phát triển dựa trên cơ sở hợp tác 3 bên này được kỳ vọng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình triển khai chữ ký số cá nhân với giá thành hợp lý, giúp việc áp dụng chữ ký số cho các cá nhân, hộ kinh doanh được khả thi và sớm đưa vào thực tế.
Chia sẻ thêm về lý do hợp tác với các đối tác để phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam”, ông Phùng Huy Tâm, Phó Chủ nhiệm VCDC nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chữ ký số chính là công cụ đắc lực phục vụ công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Cơ hội mở rộng thị trường chữ ký số cá nhân
Trong khi thị trường chữ ký số doanh nghiệp đã dần ổn định, mảng chữ ký số cá nhân mới được triển khai khiêm tốn với khoảng 10%. Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 19/10 vừa qua đã quy định rõ đối với cá nhân dùng hóa đơn điện tử phải áp dụng chữ ký số: “...trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền” (Khoản 7 Điều 10 của Nghị định 123/2020). Quy định này được đánh giá giúp mở rộng thị trường chữ ký số sang đối tượng hộ kinh doanh.
“Chúng tôi đã và sẽ tích cực xây dựng giải pháp có tính ứng dụng cao, đảm bảo pháp lý và hợp chuẩn quốc tế để thúc đẩy việc triển khai chữ ký số cá nhân trong thời gian tới”, đại diện VCDC cho biết.
Chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ nhiệm VCDC tin tưởng rằng giải pháp chữ ký số cá nhân dự kiến được cung cấp ra thị trường khoảng giữa năm 2021 không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người dùng mà còn giải quyết bài toán về đảm bảo an toàn cho các giao dịch số.
“Giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” do chúng ta làm chủ về công nghệ lõi, sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Chính phủ điện tử. Chúng tôi tin rằng việc triển khai sẽ được đẩy nhanh nhờ sự chung tay giữa các đơn vị CA và hợp tác với đối tác uy tín trên thế giới”, ông Tuấn Anh nói.
Đại diện đối tác, ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty HPID cho hay: “Chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Thông qua hợp tác này, chúng tôi mong muốn góp phần đẩy mạnh sử dụng chữ ký số cá nhân giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử”.
Ông Kiệt cũng cho rằng, giải pháp chữ ký số di động “Make in Vietnam” được chính thức cung cấp sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Theo hình dung của ông, khi đó các quy trình sẽ được xử lý hoàn toàn tự động, hóa đơn sẽ được phát hành và ký số hàng loạt; việc phê duyệt, xử lý văn bản cũng được thực hiện hoàn toàn từ xa. Các giới hạn, rào cản về khoảng cách địa lý hay thời gian sẽ bị xóa bỏ. “Điều đó rõ ràng rất thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam”, ông Kiệt chia sẻ.
Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam – VCDC là tổ chức chuyên môn được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thành lập cuối tháng 11/2017 của với các thành viên ban đầu là các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hàng đầu tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Bkav, FPT IS, Nacencomm, NewCA, VINA-CA... Hiện tại, có 11 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã là thành viên của Câu lạc bộ này.">Hợp tác phát triển giải pháp ký số di động “Make in Vietnam”
Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
Các cơ quan chức năng chưa có kết luận cuối cùng về việc các phụ huynh này tác động tới việc sửa điểm (dẫn tới nhiều cán bộ công an, giáo dục bị khởi tố, bắt giam). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phụ huynh có thể vô can trong chuỗi gian lận này. Xử lý các phụ huynh liên đới ra sao là đòi hỏi của nhiều người quan tâm tới kết quả của vụ việc.
"Phụ huynh không tham gia đường dây thì không ai nâng điểm cho con họ"
Phóng viên: Sự việc gian lận thi cử ở Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang đang lộ dần những phụ huynh liên đới. Theo ông bà, với việc có con em được nâng điểm như vậy, các phụ huynh này sẽ chịu trách nhiệm ra sao?
GS Nguyễn Thị Cành, nguyên trưởng khoa Kinh tế ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM): Những phụ huynh, nhất là Đảng viên, có vị trí trong xã hội, phải gương mẫu, trung thực.
Việc "chạy điểm" cho con chính là tham gia đường dây gian lận. Phụ huynh tham gia gian lận cũng là đã vi phạm quy định của Luật Cán bộ công chức nên phải xử lý cả theo những quy định của luật này.
GS Nguyễn Thị Cành |
Sinh viên thi hộ bị xử lý nặng, đuổi học thậm chí đi tù. Việc phụ huynh "chạy điểm" cũng là một kiểu thi hộ, mà còn tệ hại hơn sinh viên thi hộ vì họ đâu có đi thi, chỉ dùng tiền bạc hay quyền lực để "mua" điểm. Vì vậy, mức xử cũng phải tương xứng.
Và cần phải xử lý mạnh, hãy hướng tới cách mà người Mỹ đang xử lý phụ huynh chạy trường cho con gần đây.
Cái xấu của những phụ huynh đó đã ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề, như đạo đức, niềm tin của xã hội, gây thiệt hại cho người khác…
Phóng viên: Sau 9 tháng điều tra với kết quả bước đầu, đến nay Hoà Bình và Sơn La vẫn đang điều tra bổ sung vụ việc. Nếu cơ quan chức năng chưa kết luận được các phụ huynh này có tác động vào sửa điểm cho con em họ (như dùng tiền, quyền chạy điểm, nhờ vả) thì vụ việc xử lý như thế nào?
GS Nguyễn Thị Cành: Kết luận phụ huynh gian lận hay chưa chỉ là vấn đề thời gian. Phụ huynh không tham gia đường dây thì không ai nâng điểm cho con họ hết. Phụ huynh có muốn thì mới tham gia, nếu chồng không biết thì vợ phải biết và ngược lại.
Có một số lãnh đạo địa phương, lãnh đạo sở nói “không biết”. Trong trường hợp này, nếu họ không trực tiếp làm thì vợ con họ làm chẳng hạn. Vợ con không làm thì cấp dưới làm.
Mà vợ con hay cấp dưới làm cũng sẽ báo cáo lãnh đạo để… lấy thành tích. Nếu gương mẫu, các vị lãnh đạo kia sẽ dẹp ngay. Còn im lặng để kệ ai làm gì thì làm tức là đồng ý, là liên đới trách nhiệm.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An): Tôi mong cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra có hay không tội danh hối lộ và nhận hối lộ. Cần điều tra một cách khách quan, độc lập và không có sự can thiệp từ bên ngoài vào.
![]() |
Thầy giáo Trần Trung Hiếu |
Đã có dấu hiệu vi phạm thì cần phải điều tra đến cùng, và như vậy thì cần phải công bố kết quả chứ không được giấu giếm. Bởi giấu giếm chỉ làm cho người dân mất niềm tin, và mất niềm tin thì mất tất cả.
TS Lê Viết Khuyến, Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam): Không khó để kết luận phụ huynh có tác động sửa điểm cho con em mình.
Những người dùng tiền, dùng quyền hay thông qua hình thức nhờ vả để nâng điểm chắc chắn phải có danh sách thí sinh cần nâng hoặc phải có những tin nhắn hay các cuộc nói chuyện điện thoại. Không ai tự ý nâng điểm cho thí sinh nếu không có sự đề nghị từ bên ngoài.
Thông qua điều này, cơ quan công quyền hoàn toàn có thể xác định được phụ huynh có tham gia vào việc sửa điểm của con em mình.
Phóng viên: Trong số các thí sinh được nâng điểm, có nhiều loại như: Được nâng rất nhiều điểm, ví dụ từ 1 thành 27 hay từ vài điểm lên hơn 20 điểm: Được nâng vài điểm và vẫn trượt đại học; Được nâng ít điểm và đang học đại học bình thường do vẫn đạt mức điểm trúng tuyển.Vậy trong cách xử lý phụ huynh có nên theo điểm tăng nhiều hay tăng ít mà xử lý mức độ nặng nhẹ khác nhau?
GS Nguyễn Thị Cành Đã nâng điểm, đã cùng "chạy điểm, mua điểm" thì 1 hay 10 điểm cũng là vi phạm quy chế thi. Khi xử lý không thể nói nâng nhiều hay ít điểm để phạt nặng hay nhẹ, mà phải căn cứ vào mức độ tham gia đường dây gian lận – tham gia trực tiếp hay gián tiếp, nhờ người khác hay cùng tham gia…
Vấn đề bây giờ, ngoài việc xử lý các đối tượng liên quan, là biết rồi thì khắc phục và phòng ngừa như thế nào cho các kỳ thi sắp tới.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu: Đã có ý đồ và hành vi gian lận thì đều vi phạm quy chế thi như nhau chứ không phân xấu đẹp. Liên quan đến xử lý pháp luật không được đan xen yếu tố cảm tính.
![]() |
TS Lê Viết Khuyến |
TS Lê Viết Khuyến: Dù tác động ít hay nhiều, nâng 20 điểm hay 2, 3 điểm, đó vẫn là hành vi gian lận chẳng khác gì nhau và cũng đều phải xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp có nâng điểm nhưng sau khi trả về điểm thật, kết quả thí sinh này vẫn đỗ vào đơn vị trường đang theo học thì cần phải có phương án xử lý thận trọng. Tức là, nếu xác định được thí sinh có tham gia vào việc chạy điểm thì dứt khoát phải xử lý. Còn xuất phát từ phía phụ huynh và thí sinh không hề hay biết, cũng nên để cho những đối tượng này tiếp tục được theo học. Điều này sẽ được xử lý theo tiêu chí phúc tra.
Sao chưa có người đứng đầu nào bị xử lý?
Phóng viên: Liệu có chắc chỉ phụ huynh 3 tỉnh bị phanh phui nói trên mới có hành vi liên đới tới chạy điểm cho con em mình?
GS Nguyễn Thị Cành: Tôi cho rằng không chỉ năm nay mà việc chạy điểm đã có từ những năm trước, cũng như không loại trừ việc phụ huynh ở các địa phương khác cũng mua điểm. Cũng có sự “may mắn” là đề thi năm vừa rồi khó nên mới phát hiện bất thường khi có quá nhiều thí sinh điểm cao tập trung ở 3 địa phương miền núi vốn không có tiếng về học hành.
Còn nếu đề thi dễ như một vài năm trước đó, hay ở các địa phương khác có thể là số ít điểm cao trên tập hợp lớn thí sinh, thì khó phát hiện hơn.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu: Thông qua những thông tin từ những đồng nghiệp của tôi trên khắp toàn quốc, tôi cho rằng chuyện xảy ra gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 không phải là lần đầu tiên.
Mà thậm chí đã diễn ra trong những năm gần đây nhưng chưa bị phát hiện. Năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia xảy ra hiện tượng “mưa điểm 10” nên có thể những thí sinh được nâng điểm không nổi bật lên, nhưng đến năm 2018 khi đề thi được điều chỉnh khó hơn, lúc này đã "lòi" ra những thí sinh dính tiêu cực. Bởi đề khó thì ít người đạt được điểm cao.
TS Lê Viết Khuyến: Cũng có thể mức độ gian lận tại các tỉnh khác không thực sự lớn để vụ việc nổi lên như 3 tỉnh này. Và cũng cần phải xác định, có thể không chỉ năm nay mà ở các năm trước, những chuyện tương tự như thế cũng đã từng xảy ra.
Do vậy, những người làm điều tra cần phải có giải pháp rốt ráo hơn, đặc biệt là khi Hòa Bình, Sơn La vẫn đang tiếp tục điều tra bổ sung sự việc.
Điều đó có nghĩa có thể con số 222 thí sinh và chừng đó phụ huynh chưa phải là con số cuối cùng.
Điều quan trọng nhất cần phải có sự quy trách nhiệm tới từng khâu, từng địa phương. Nếu nhiệm vụ được giao nhưng địa phương không hoàn thành trách nhiệm thì phải xử lý.
Việc tổ chức thi nhiều năm đã phân cấp tới các địa phương, tức người đứng đầu địa phương ấy phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có người đứng đầu của địa phương nào bị xử lý.
Nếu không quy trách nhiệm cho người đứng đầu, trong mùa tuyển sinh này có thể ở 3 tỉnh kể trên không xảy ra nữa nhưng tại các tỉnh khác có thể vẫn sẽ xảy ra.
Theo Luật sư Đặng Văn Cường, nếu những phụ huynh, người thân của các thí sinh đưa tiền, lợi ích vật chất cho các đối tượng sửa điểm thì cũng phải bị xử lý về tội đưa hối lộ.
">Gian lận thi cử: 222 thí sinh được nâng điểm, sao chưa người đứng đầu nào bị xử lý?
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, chiều ngày 30/10, Sở Thông tin và Truyền thông Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo an toàn thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước về các vấn đề an toàn an ninh thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh.
Cuộc CMCN lần thứ tư đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam, từng bước vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới cùng với tốc độ phát triển ngày càng thần tốc của khoa học công nghệ trên nền tảng công nghệ số, dần xóa nhòa ranh giới giữa các ngành, các lĩnh vực trong lao động, sản xuất, đời sống, xã hội và hướng đến hội tụ trên một nền tảng tích hợp duy nhất.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Chính quyền điện tử tiến tới hình thành Chính quyền số của tỉnh để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp đã làm cho vai trò của CNTT, đặc biệt là khả năng ứng dụng, kỹ năng khai thác và đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trở nên hết sức quan trọng.
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Sóc Trăng cùng các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin đã trình bày một số nội dung: Đánh giá tình hình an toàn, an ninh thông tin ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; tổng quan tình hình an toàn thông tin mạng trên thế giới và trong nước, định hướng giải pháp đảm bảo an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh; tổng quan giải pháp an toàn dữ liệu và an ninh mạng trong cách mạng công nghiệp 4.0; sử dụng tối ưu tường lửa để ngăn chặn virus mã hóa và tấn công nâng cao...
Hội thảo đã cung cấp kiến thức, kinh nghiệm để cán bộ, công chức, viên chức có thể vận dụng vào nghiên cứu, triển khai giải pháp bảo đảm an toàn thông tin tại đơn vị. Bên cạnh đó, hội thảo cũng là diễn đàn cho các nhà khoa học, cơ quan và doanh nghiệp có cơ hội để trao đổi và hợp tác về những giải pháp đảm bảo an toàn thông tin hiện nay.
Hải Lam
Trong 10 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
">Sóc Trăng tổ chức hội thảo an toàn thông tin trong cuộc CMCN 4.0
Codex Leicestercủa Leonardo Da Vinci. Ảnh: Wikimedia Commons/Wikipedia.
Chỉ dày 72 trang giấy chất liệu vải lanh có nội dung hơn 300 ghi chú và các bản vẽ chi tiết về đề tài nghiên cứu nước cùng chuyển động của nước, mối quan hệ của Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời, cuốn sách Codex Leicester của thiên tài Leonardo da Vinci (1452 - 1519) đã hé mở mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và khoa học trong sự đam mê sáng tạo của con người. Đến nay cuốn sách cổ này được coi là đắt nhất thế giới. Tỷ phú Bill Gates đã mua lại với giá 30,8 triệu USD!
Có nội dung chính trị, cuốn Magna Carta Libertatum (tiếng Latin có nghĩa là Đại Hiến chương về những quyền tự do) - một văn kiện quý hiếm thời Trung cổ, tác giả là Tổng giám mục Canterbury (có sự xác nhận của vua John nước Anh). Cuốn sách nói về sự hạn chế quyền hạn của nhà vua, cam kết bảo vệ quyền lợi của giáo hội, quý tộc. Trở thành biểu tượng của quyền tự do và quyền dân sự, cuốn sách được giới luật học thế kỷ XX gọi là "tài liệu mang tính hiến pháp vĩ đại nhất mọi thời đại". Năm 2007, cuốn sách được một doanh nhân giấu tên ở Washington bỏ ra 21,2 triệu USD để sở hữu sau cuộc đấu giá.
Có nội dung tôn giáo gần như nguyên thủy, bản thảo St Cuthbert Gospeltức Phúc âm Gioan viết xong vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII rồi được đặt trong quan tài Thánh Cuthbert. Ngôi mộ được phát hiện vào năm 1104, khi mở quan tài người ta mới phát hiện ra bản thảo này được đóng bìa bằng da màu đỏ, vẫn còn khá nguyên vẹn từ trong ra ngoài. Đây là quyển sách cổ xưa nhất còn được lưu giữ ở châu Âu. Năm 2011, Thư viện Anh mua lại quyển sách này với giá 15,1 triệu USD.
![]() |
Một trang viết tay trong cuốn sách cổ The Canterbury Tales. |
Là sách viết tay, cuốn The Canterbury Tales(Cổ tích xứ Canterbury) có nội dung chính là những câu chuyện của tác giả Geoffrey Chaucer kể về cuộc chiến tranh kéo dài gần 100 năm ở Anh, kết thúc vào cuối thế kỷ XIV. Cuốn sách đa dạng về thể loại, chủ yếu là thơ, một số ít ở dạng văn xuôi được viết bằng tiếng Anh cổ. Năm 1998, sách được đem ra bán đấu giá 7,5 triệu USD.
Trước nay người ta bàn nhiều về vai trò to lớn của sách, đại để là sách chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần không thể thay thế. Được ghi lại bằng nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau để lưu trữ, tích lũy, truyền bá tri thức nên nhờ sách mà con người mới tiến bộ, phát triển.
Thông qua sách, con người có thể trở về với quá khứ lịch sử để tái hiện cuộc sống của nhân loại đã vùi kín trong lớp lớp thời gian. Biết quá khứ, lấy đó làm điểm tựa, làm bệ phóng, làm hành trang tinh thần con người mới có thể bay vào tương lai.
Đại thi hào Nga M.Gorki đã nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Tức nhờ sách ông mới mở mang được tâm hồn, trí tuệ. Minh triết trong truyền thống Việt rất đề cao vai trò của sách, coi đó là thứ tài sản quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con: "Để vàng bạc chẳng bằng để sách cho con", vì "Một kho vàng không bằng một nang sách"...
Là cầu nối giữa các thế hệ nên thiếu sách tất yếu sẽ tạo ra sự "đứt gãy" với khoảng trống đáng sợ. Chỉ trên cơ sở những trang sách, thế hệ sau mới có thể hiểu được tường tận, kỹ càng những gì mà thế hệ trước đã làm, để rồi theo dòng chảy truyền thống sẽ tiếp thu, kế thừa, phát triển và nâng cao mà tạo ra các giá trị mới.
Là người thầy vĩ đại trong việc giáo dục nhân cách con người, mỗi cuốn sách đều chứa trong nó những giá trị nhân văn dạy con người biết sống, biết sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ... Là một cách "mã hóa" tâm hồn, tư tưởng của thế hệ đi trước rồi gửi gắm trong đó nên nếu không có sách, không đọc sách sẽ không hiểu quá khứ, không hiểu những ý nghĩa về đời sống. Và như vậy con người sẽ sa vào tình trạng vô cảm, dễ đi ngược lại đạo lý và chân lý.
Sách cho con người tri thức, tầm nhìn, cao hơn là cho những khao khát chinh phục, chinh phục chính mình rồi chinh phục tự nhiên, xã hội. Sách là sứ giả, là cầu nối gắn kết con người với con người từ nhiều chân trời khác nhau.
Qua sự gặp gỡ, kết nối, thăm viếng, con người cùng gửi tiếng nói chung vào một văn bản, một quyển sách, để rồi qua đó người ta thấy được quá trình đã qua và cả tương lai của các cộng đồng, các quốc gia. Sách chính là tiếng nói đối thoại giữa các nền văn hóa. Không có sách, không tạo ra sách sẽ không bao có được đối thoại, mà ở thời đại ngày nay, đối thoại mới quyết định xu thế phát triển...
Sách nói chung quý như vậy. Sách cổ còn quý hơn nhiều. Trước hết là chúng hiếm!
Thuật ngữ "sách cổ" (antiquarian book) thường được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm, mua bán cổ vật. Từ "antiquarian" có nguồn gốc từ "antiquarius", tiếng Latin có nghĩa là cổ vật. Mà đã là "cổ vật" thì phải hiếm và đắt. Theo Từ điển tiếng Anh Oxfordthì "antiquarian" (tính từ) chỉ những gì liên quan hoặc thuộc về cổ vật hoặc sách quý hiếm. Có một định nghĩa chung nhất về sách cổ được thừa nhận: một cuốn sách cũ, đã qua sử dụng, không còn được tái bản nữa, có giá trị vì độ hiếm hoặc tình trạng của nó.
Ở các nước châu Âu, châu Mỹ sách cổ có giá trị thường được bán theo hình thức đấu giá. Đến nay thế giới chưa có sự thống nhất chung về thời điểm ra đời của sách cổ. Cục Lưu trữ Liên bang Nga quy định đó là những tài liệu có từ cuối thế kỷ XVII. Người Trung Quốc quan niệm đó là "các sách phản ánh nền văn hóa Trung Hoa được tạo ra với các dạng thức truyền thống và được xuất bản trước năm 1911".
Ở ta, theo Luật Di sản, những đồ vật có tuổi 100 năm trở lên được coi là cổ vật. Như vậy sách cổ nước ta đều được viết ở thời phong kiến. Tập quán người Việt thời đó rất trọng sách, quý sách. Khi đọc sách viết bằng chữ "thánh hiền" phải đốt hương trầm tạo ra không khí linh thiêng để tiếp nhận. Sách phải để nơi trang trọng nhất, thường là nơi bàn thờ tổ tiên...
![]() |
Tranh cổ minh họa công việc viết cuốn Magna Carta Libertatum. |
Vì là những tài liệu được xuất bản vào thời xa xưa có nội dung phản ánh các khía cạnh của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia, một cộng đồng qua các thời kỳ trong lịch sử nên sách cổ rất quý. Chỉ qua sách đó con người mới hiểu được thời xưa. "Phi cổ bất thành kim", không có xưa thì không có nay.
Thế nên sách cổ rất đắt, nhất là sách "độc bản". Như những con thuyền ngược dòng lịch sử, các cuốn sách cổ sẽ đưa con người về với truyền thống một cách ngắn nhất, tin cậy nhất. Kho tàng văn hóa mỗi quốc gia là kho vàng bạc châu báu thì sách cổ là những viên ngọc. Không ngẫu nhiên người xưa nói: Thư trung hữu ngọc(trong sách có ngọc). Nhà bác học Lê Quý Đôn có câu: "Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng / Không bằng kinh sử một vài pho". "Kinh sử" chỉ loại sách mẫu mực, kinh điển, cổ xưa rất quý hiếm.
Bàn luận về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của sách cổ thì vô cùng nên xin giới thiệu giá trị của một vài cuốn chưa được giải mã. Ngày nay tín ngưỡng Ai Cập vẫn quan niệm cuốn sách thiêng của Thần Thoth (The Book of Thoth) sẽ cung cấp trí tuệ và quyền năng vô hạn cho những ai hiểu được nội dung của sách nói về các bí ẩn của không gian, thời gian, con người và vũ trụ.
Đến nay bản thảoVoynichduy nhất vẫn là cuốn sách bí ẩn nhất thế giới được lưu trữ tại Thư viện Sách quý hiếm của trường đại học Yale (Mỹ). Sách khoảng 600 tuổi dày 240 trang được viết bằng ngôn ngữ lạ cùng nhiều biểu đồ và hình thực vật kỳ quái. Những cuốn sách này đang thách thức trí tuệ nhân loại, mà theo các nhà khoa học, nếu giải mã được sẽ mở ra cho loài người một chân trời mới!
Vụ việc mất 25 cuốn sách cổ xảy ra tại Viện Hán Nôm (như báo chí đã nêu) là sự đau xót. Vì đó là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc. Nếu nói chỉ mất sách chứ "không mất nội dung" thì hoặc là chưa hiểu giá trị sách cổ hoặc là sự ngụy biện vụng về.
Bởi là "cổ vật" nên phải có "vật" để trực quan nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đối sánh tìm ra chất liệu, thời gian, công nghệ... Là mã văn hóa đặc biệt nên phải được khảo cứu một cách đặc biệt về ký hiệu, hình dáng, mẫu mã...
Vì là những "viên ngọc" của quốc gia nên bất kỳ đất nước nào cũng giữ gìn sách cổ một cách tốt nhất có thể. [...]