Chia sẻ tại sự kiện, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, hay còn biết đến với tên gọi "Vua hồ tiêu", cho rằng thông điệp về chuyển đổi xanh tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ và thúc giục.
Theo ông, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Bởi, mọi thứ đang rất quyết liệt ở bên ngoài Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (Ảnh: Nam Anh).
Thực thi ESG đang là xu hướng, nếu doanh nghiệp không nằm trong dòng chảy đó sẽ sớm bị đào thải. Nếu không làm, châu Âu sẽ ngắt hàng. Các lô hàng của Việt Nam khi đó sẽ không xuất khẩu được sang châu Âu mà không có phát triển bền vững.
Chia sẻ về quá trình phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình, ông Thông cho biết công ty đã bắt đầu làm chương trình phát triển bền vững từ gần 16 năm trước. Thời điểm đó, các chứng nhận hay khái niệm về ESG vẫn còn rất mới mẻ và gần như chưa ai biết.
Công ty bắt tay vào làm nhưng chi phí khi đó rất lớn, một dự án đầu tư tính sơ hết khoảng 5 tỷ đồng vào năm 2010 (tương đương 250.000 USD) mà không có đơn vị tài trợ. Doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi, tự cân đối tài chính để làm chương trình dài hơi.
Từ 2010 đến năm 2012, công ty tiêu gần hết số tiền đó nhưng thất bại. Bởi khi các đơn vị tổ chức nước ngoài đến chứng nhận thì họ xuất hiện đột xuất ở cánh đồng, đến nhà máy mà không thông báo… và sau đó Phúc Sinh bị đánh trượt.
Ngoài ra, nguyên do thất bại còn đến từ việc thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông hộ làm theo mô hình ESG. Chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông.
"Sau khi gục ngã, chúng ta phải tiếp tục đứng lên. Sau thất bại không phải là mình mất đi mà là có thêm bài học, tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã thẩm thấu vào con người, vào nhà máy, vào hợp đồng", vua tiêu chia sẻ.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại, kiên trì sửa lỗi và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh gặt hái được kết quả khi trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA - Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững).
Vấn đề phát triển bền vững đôi khi là việc bắt buộc phải làm, chứ không phải tự nguyện. Trong quá trình đó, mình lại có sự nhận thức và đồng lòng rằng những cái đấy là phát triển lâu bền cho con người Việt Nam, cho đất nước và cho những vùng sông suối.
Nếu không làm thì sẽ không sai, nhưng làm nhiều quá thì cũng phải sai. Nhưng sau đó mình phải sửa, phải phát triển với tinh thần cầu thị rồi sẽ vượt qua được các thách thức, ông Thông nhấn mạnh.
Trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp nếu làm thật sẽ vượt qua nhiều thử thách và nhẹ đầu khi đối mặt với khách hàng trên diện rộng. Khi có uy tín trên thị trường, các ngân hàng, các quỹ cũng sẽ tham gia giúp đỡ.
Các doanh nghiệp phải bắt tay vào làm chuyển đổi xanh. Với một nền tảng đang có, các đơn vị cần biết nên triển khai các bước ra sao, đánh giá thực trạng, lợi thế và điểm yếu của mình. Lợi thế sẽ giúp phát triển hơn, còn biết điểm yếu sẽ giúp các đơn vị nhanh chóng khắc phục, ông Thông nói.
" alt=""/>Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài họcDự án Khu dân cư số 1 mở rộng Điện An, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam (Ảnh: Đức Thanh).
Dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định, chủ đầu tư đã ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; đã thực hiện cơ bản công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và được UBND tỉnh Quảng Nam giao đất 6,16/9,5ha.
Chủ đầu tư đã triển khai thi công cơ bản một số hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật trên diện tích được giao; chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.
Chủ đầu tư đã hoàn thành việc san nền, cấp phối đường giao thông, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, trụ điện theo thiết kế được duyệt, chưa được nghiệm thu khối lượng xây lắp giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công; do đó dự án chậm tiến độ.
Qua kiểm tra giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng, trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có một số diện tích chưa thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ và chưa được UBND tỉnh Quảng Nam thu hồi đất, giao đất (hơn 2.400m2).
Đáng chú ý, đến nay Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long còn nợ tiền sử dụng đất hơn 47 tỷ đồng và tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 2,2 tỷ đồng; nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 210 triệu đồng, nợ thuế VAT gần 97 triệu đồng, nợ tiền phạt vi phạm hành chính hơn 76 triệu đồng…
Đến nay nhiều hạng mục của dự án còn dang dở (Ảnh: Đức Thanh).
Thanh tra kết luận tất cả các khoản thu, chi của Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long không thể hiện trên sổ sách kế toán theo quy định và không kèm đầy đủ các chứng từ liên quan, nên thanh tra không có cơ sở để kiểm tra.
Tất cả số tiền thu qua hợp đồng huy động vốn, Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long thực hiện thu tiền mặt thông qua phiếu thu nhưng không nhập quỹ, không phản ánh vào sổ sách kế toán theo quy định.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị UBND tỉnh này cho phép Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long lập các thủ tục gia hạn thực hiện tiến độ dự án theo quy định; hoàn thành đầu tư dự án theo đúng chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết 1/500; thi công hoàn thành các hạng mục, sớm đưa dự án vào hoạt động.
Đối với UBND thị xã Điện Bàn, Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế.
Như Dân tríphản ánh, dự án Khu dân cư số 1 mở rộng tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn do Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư, ông Trần Quang Hy - Chủ tịch HĐQT của công ty - là người đại diện.
Theo kế hoạch, ngày 31/12/2019, chủ đầu tư bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 300 khách hàng. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng Khu dân cư số 1 chỉ đạt 90% trên mặt bằng diện tích được giao.
" alt=""/>Dự án khu dân cư "ngâm" 300 sổ đỏ của dân có nhiều sai phạmAnh này đưa ra lập luận rằng lao động sau 35 tuổi phải được nhóm "săn đầu người" tìm đến, cần có những thành tựu nhất định hay chí ít phải có kỹ năng quản lý.
Tìm việc tuổi 30 để có thu nhập tốt hơn
Về vấn đề này, anh Nguyễn Xuân Thành, CEO của một đơn vị diễn họa bất động sản (tạo ra hình ảnh 3D của một bất động sản, tòa nhà hoặc nơi ở) cho biết, anh tôn trọng góc nhìn cá nhân của người phát ngôn. Tuy nhiên, một ý kiến không thể là đại diện cho số đông.
Với cá nhân mình, anh Thành thừa nhận, 35 tuổi đi nộp CV tìm việc sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải không thể. Từ góc độ công ty của mình, anh cho biết, những người giỏi nhất đều ở độ tuổi trên 30 trở đi.
Nhớ lại 5 năm trước, khi 30 tuổi, anh Thành cũng quyết định chuyển từ công việc trong đơn vị nhà nước sang đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân.
Người lao động lớn tuổi tìm việc làm (Ảnh minh họa: Khánh Hồng).
Khi đó, gia đình anh đón con đầu lòng. Áp lực kinh tế đè nặng lên vai người cha, buộc lòng anh phải thay đổi công việc để có thu nhập cao hơn, mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình.
Nhớ lại, anh Nguyễn Xuân Thành cho biết, thời điểm đó đã mang nộp một CV "rách nát" và thiếu kinh nghiệm so với tuổi tác bởi trước đó, anh chủ yếu làm ở trường đại học và viện hàn lâm. Anh đã may mắn anh trúng tuyển với CV "rách" đó và bắt đầu công việc của một sinh viên mới ra trường.
Thời gian trôi qua, anh được trọng dụng và lên vị trí quản lý. Hiện tại, anh nắm trong tay vài công ty và có ý định tiếp tục thử thách bản thân, thay đổi khi bước sang tuổi 40 tuổi. Đổi việc ở tuổi đó, anh tin mình sẽ vẫn làm được.
"Vậy nên nhân sự cùng độ tuổi (35) như tôi lúc này không cần quá phải đắn đo khi làm một CV và bắt đầu khởi đầu mới. Tương lai do mỗi người làm chủ, miễn là có trách nhiệm và cầu tiến", anh Thành nhấn mạnh.
Tìm công việc tốt hơn là nhu cầu chính đáng
Có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự (HR) của một công ty công nghệ tại Hà Nội, bà Ngọc Khánh nhận định, người ngoài 30 tuổi hay 35 tuổi vẫn đi tìm việc làm là chuyện bình thường trong thị trường lao động.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, người lao động có thể nghỉ việc và tìm công việc mới phù hợp hơn. Không ít lao động ngoài 30 tuổi "nhảy" việc liên tục vì công việc hiện tại không đáp ứng mong mỏi.
"Người lao động tìm công việc mới với hi vọng môi trường tốt, khả năng thăng tiến hay mức lương khả quan hơn là chuyện tốt, chứ không phải thất bại", bà Khánh nhấn mạnh.
Tìm việc làm ở bất kì lứa tuổi nào là nhu cầu chính đáng của người lao động (Ảnh minh họa: Pixel).
Nữ HR phân tích, doanh nghiệp nào thì cũng thường xuyên có thao tác lọc hồ sơ khi tuyển nhân sự cấp quản lý. Các công ty nhỏ sẽ ít tìm đến đội ngũ "săn đầu người" ở vị trí chủ chốt.
"Vậy nếu nhân sự không chủ động đi tìm việc, làm sao doanh nghiệp và người lao động có thể gặp nhau", bà này đặt câu hỏi.
Với kinh nghiệm tích lũy, bà Ngọc Khánh nêu "công thức", người lao động có 2 năm đầu là nhân viên, 5 năm tiếp theo ở vị trí có thâm niên và 5 năm tiếp nữa lên vị trí quản lý. Đây là lộ trình tương đối thuận lợi, thành công của một nhân sự.
Ở những vị trí nhân sự cấp cao, chuyện các đơn vị "săn đầu người" biết được cũng không dễ vì đó là vấn đề nội bộ, bảo mật của doanh nghiệp.
Thông thường trên thị trường, ở những doanh nghiệp có trắc trở, biến động thì nhân sự cấp cao cũng phải tính toán thay đổi, phải "đi rải CV" tìm việc mới. Chính vì vậy, theo chuyên gia tuyển dụng, không nên áp đặt "quy chuẩn" tuổi tác nào thì buộc phải đạt được thành quả nào.
" alt=""/>Ngấp nghé 30 tuổi mang CV "rách nát" xin việc vì lý do đặc biệt