- Real Madrid đã được giảm án cấm chuyển nhượng. Điều đó khiến cho đối thủ Barca cay cú và cho rằng không công bằng.
- Real Madrid đã được giảm án cấm chuyển nhượng. Điều đó khiến cho đối thủ Barca cay cú và cho rằng không công bằng.
Anh cho hay, ý tưởng đến bật chợt chứ không hề có kế hoạch trước và cũng không có lý do gì đằng sau ngoài việc anh muốn làm như vậy.
Trước đó, Trí Hiển chưa từng cưỡi ngựa nhưng khi quyết định trở về quê, anh mua một con ngựa trắng 8 năm tuổi rồi học cách cưỡi trong vài tháng để chuẩn bị cho hành trình của mình.
Khi biết kế hoạch của anh, người thân bán tín bán nghi. Chỉ đến khi những hình ảnh ngồi trên lưng ngựa của anh xuất hiện, họ mới tin đó là sự thật.
Ngày 20/2/2022, Dư Trí Hiển bắt đầu hành trình về Sơn Đông, Trung Quốc từ Lalin (Tây Ban Nha). Tổng quãng đường anh tính toán từ Tây Ban Nha về đến Sơn Đông là hơn 9600km. Hiện anh đã tới Hà Lan, vượt chặng đường hơn 2.500km.
Nếu đi bộ, Trí Hiển có thể đi được 30 km/ngày nhưng khi cưỡi ngựa, tốc độ sẽ chậm hơn vì phải dừng chân cho ngựa nghỉ, ăn uống. Để tiết kiệm chi phí, anh mua một chiếc lều, nệm hơi để ngủ vào ban đêm.
Khó khăn trong quá trình di chuyển là chú ngựa của anh có thể bỏ trốn theo những con ngựa khác. Nó từng làm hỏng máy tính xách tay và rơi nhiều đồ đạc của anh khi chạy theo đồng loại.
Ngoài chi phí đi lại, ăn uống (chủ yếu là mua thức ăn ở siêu thị), Trí Hiển phải bỏ tiền để thay móng ngựa hàng tháng. Mỗi tháng, tổng chi của anh ước chừng khoảng 17-19 triệu đồng. Theo dự tính anh sẽ về đến quê nhà trong vòng một năm nhưng có nhiều việc ngoài dự kiến nên thời gian sẽ phải kéo dài thêm. Vì vậy mọi chi phí anh đều phải rất tiết kiệm.
Hiện tại Trí Hiển đã đến Hà Lan. Theo lịch trình ban đầu, chàng trai sẽ đi Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Séc, Slovakia, Hungary, Ukraine, Nga và Kazakhstan rồi tới Trung Quốc.
Suốt chặng đường, Trí Hiển gặp rất nhiều người, chụp ảnh chung với họ. Cảnh đẹp thiên nhiên cũng cuốn hút chàng trai sinh năm 1990 này.
Câu chuyện cưỡi ngựa về quê của anh được người dùng mạng quan tâm, anh cũng trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Nói về tương lai, anh chưa có dự tính gì cũng không dám nói trước. Anh chỉ đang nỗ lực để hoàn thành việc cưỡi ngựa về quê như mong muốn.
Theo 163, Sohu
Triển lãm Nét đan thanh tuyển chọn 60 tác phẩm thư pháp của 15 tác giả thuộc nhiều thế hệ. Các tác phẩm phong phú về cách thức trình bày, đa dạng về phong cách và thuần thục trong bút pháp thể hiện con chữ trên mặt giấy.
Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thấm đẫm tinh thần đạo học Việt Nam với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và trọng dụng nhân tài. Nội dung các tác phẩm tham gia triển lãm phần nào phản ánh được truyền thống tốt đẹp đó. Những hoạt động triển lãm cũng góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, văn chương, nghệ thuật tới công chúng.
“Các tác phẩm được sắp đặt theo ý tưởng xuyên suốt trên cơ sở ứng dụng công nghệ ánh sáng. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho công chúng một cái nhìn mới mẻ và hiện đại đối với nghệ thuật thư pháp của cha ông”, ông Lê Xuân Kiêu chia sẻ.
Theo giám tuyển Xuân Như Vũ Thanh Tùng, điểm khác biệt của triển lãm lần này là sự kết hợp trình chiếu ánh sáng vào tác phẩm thư pháp để tạo nên một không gian thưởng thức mới.
“Chúng tôi muốn đóng góp hơi thở, làn gió mới cho hoạt động thư pháp. Thư pháp và Hán Nôm như mạch ngầm nối dài các di sản văn hóa, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, giám tuyển Xuân Như Vũ Thanh Tùng nói.
Là bác sĩ Đông y, có 13 năm theo đuổi thư pháp, tác giả Phùng Quang Vũ có 3 tác phẩm tham gia triển lãm, trong đó 2 tác phẩm anh viết là văn thơ thời Lý Trần và 1 là phỏng thơ của Đại thi hào Nguyễn Du.
Với Phùng Quang Vũ, đây là không gian tuyệt vời để các tác giả trao đổi, chia sẻ về bút pháp và tác phẩm của mình.
"Tôi mong di sản của cha ông để lại luôn được phát triển, tiếp nối và làm mới. Triển lãm hôm nay được sắp đặt, thiết kế rất độc đáo đã tôn lên giá trị của những tác phẩm thư pháp và chắc chắn người xem dễ tiếp thu, cảm nhận các giá trị văn hóa truyền thống của ông cha. Đồng thời, đưa giá trị truyền thống đến gần với công chúng thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến cái nhìn mới mẻ với nghệ thuật thư pháp của dân tộc", tác giả Phùng Quang Vũ bày tỏ.
Triển lãm diễn ra từ ngày 14/11- 30/11/2023.
Hội ngộ cùng NSƯT Ngọc Huyền là NSƯT Kim Tử Long, nghệ sĩ cải lương Trinh Trinh, Lê Thanh Thảo và Võ Minh Lâm. Các nghệ sĩ này lần lượt thể hiện hai vở tuồng của soạn giả Đức Phú. NSƯT Kim Tử Long cùng Trinh Trinh trình diễn trích đoạn “Lữ Bố – Điêu Thuyền”, còn Lê Thanh Thảo và Võ Minh Lâm hát“Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”.Đặc biệt, NSƯT Hữu Quốc cũng có mặt vị trí khách mời của chương trình.
Nhắc đến tuồng cổ, cải lương Hồ Quảng, không thể không nhắc đến NSND Thanh Tòng. Như NSƯT Kim Tử Long chia sẻ: “Người thay đổi hết tất cả các bài Hồ Quảng để trở thành sân chơi của cải lương tuồng cổ đó là NSND Thanh Tòng. Đến giờ phút này có rất nhiều tranh cãi, bài này có phải là bài của nước ngoài không nhưng thực sự nó là bài sáng tác chính gốc của một nhạc sĩ, đó là NSƯT - nhạc sĩ Minh Tâm”. Anh cũng dành lời khen cho các nghệ sĩ trẻ tuổi hơn như Lê Thanh Thảo, Tú Sương, Trinh Trinh khi thể hiện được năng khiếu cải lương từ khi còn nhỏ tuổi.
NSƯT Ngọc Huyền cho biết, lần trở lại này mang đến cho cô rất nhiều cảm xúc: “Khi nghe đạo diễn chương trình yêu cầu hát lại trích đoạn Lưu Kim Đính, nhắc nhớ lại một thời vàng son của sân khấu cải lương Hồ Quảng như đánh vào trái tim Ngọc Huyền bởi vì sư phụ của Ngọc Huyền - nữ nghệ sĩ tài danh Bạch Mai - đã qua đời trong cơn đại dịch vừa rồi.
"Ký ức vui vẻ" là phải vui nhưng xin cho Ngọc Huyền được khóc để tri ân thầy. Hôm nay, con hạnh phúc lắm, được đứng trên sân khấu và hát lại vai diễn mà thầy đã truyền đạt cho con. Lần này, con diễn lại vai diễn tâm huyết của thầy thì thầy không còn hiện diện để được chứng kiến sự hạnh phúc của đệ tử nữa rồi”. Những lời chia sẻ của nữ nghệ sĩ đã khiến cả trường quay xúc động theo.
Giao lưu với các khách mời, NSND Tự Long cũng chia sẻ góc nhìn của một người miền Bắc về cải lương Hồ Quảng và hài hước trêu Kim Tử Long làm mặt kỹ hơn để che khuyết điểm sau nhiều năm làm nghề.
Từng làm việc và có nhiều kỷ niệm với các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, NSND Hồng Vân cũng dành không ít lời khen cho các nghệ sĩ của bộ môn này: “Khi tôi nhớ về tuồng cổ là chú Thanh Tòng, cô Bạch Lê, chú Bửu Truyện, cô Thanh Thế. Khi ở dưới sân khấu nhìn lên giống như là một cõi khác không phải là đời thực của mình. Nó đẹp và lung linh như ông hoàng bà chúa Hôm nay được xem mọi người diễn kính phục những nghệ sĩ cải lương tuồng cổ hát quá tuyệt vời”.
Thư Hồ
" alt=""/>NSƯT Ngọc Huyền hát tuồng cổ, khóc nhớ soạn giả Bạch Mai ở 'Ký ức vui vẻ'