Nhận biết được các dấu hiệu để xác định điện thoại có thể bị hack là một bước cơ bản giúp người dùng phòng tránh việc bị kẻ xấu tấn công,àmcáchnàođểxácđịnhsmartphonecóbịtin bóng đá anh đánh cắp dữ liệu (Ảnh minh họa) |
Smartphone là một trong số những thiết bị điện tử cá nhân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê sơ bộ, cả nước hiện có khoảng trên 71,3 triệu người dùng smartphone, chiếm khoảng 74% dân số.
Cũng vì thế, các chuyên gia bảo mật thường xuyên đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị người dùng smartphone cần nâng cao hơn nữa nhận thức về an toàn, bảo mật cho thiết bị cá nhân của mình.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức, cảnh giác để bảo mật thông tin cá nhân, lưu trữ dữ liệu an toàn trên điện thoại, các chuyên gia đã đưa ra một số hướng dẫn giúp người dùng nhận biết các “dấu hiệu” để xác định điện thoại của mình có khả năng bị kẻ xấu tấn công hay không.
Hiệu suất điện thoại chậm
Cụ thể, một trong những dấu hiệu nhận biết căn bản là dựa trên hiệu suất điện thoại. Nếu điện thoại thường xuyên bị treo (tạm dừng) hoặc các ứng dụng thường xuyên tắt đột ngột, thậm chí đôi khi điện thoại tự khởi động lại, rất có thể là do phần mềm độc hại đang làm qua tải tài nguyên hoặc xung đột với các ứng dụng khác trên máy.
Bên cạnh đó, khi người dùng phát hiện có các nhật ký cuộc gọi hoặc tin nhắn lạ được gửi đi, điều này được giải thích bằng việc nhiều phần mềm gián điệp được thiết kế để thực hiện cuộc gọi và tin nhắn SMS từ thiết bị nhiễm. Vậy nên, người dùng cần phải kiểm tra lại điện thoại ngay khi phát hiện các dấu hiệu đó.
Dữ liệu 3G, 4G tăng đột biến
Các chuyên gia bảo mật cũng khuyến nghị, người dùng cần lưu ý đến số lượng dữ liệu (Data) sử dụng hàng tháng. Nếu như dữ liệu 3G, 4G tăng đột biến dẫn tới tình trạng điện thoại thường xuyên bị treo (tạm dừng) hoặc các ứng dụng thường xuyên tắt đột ngột, rất có thể điện thoại đã bị hacker xâm nhập.
Cách đơn giản nhất để người dùng kiểm tra là thông qua hóa đơn hàng tháng hoặc các ứng dụng quản lý do các nhà mạng cung cấp.
Yếu tố cần lưu ý nữa, theo các chuyên gia, là việc xuất hiện các ứng dụng lạ được cài đặt trên điện thoại. Nếu phát hiện có một ứng dụng lạ, mới xuất hiện trên điện thoại, có thể đây là một phần mềm độc hại hoặc gián điệp.
Trong trường hợp điện thoại thường xuyên bị nóng dù không sử dụng, rất có thể các ứng dụng độc hại chạy ngầm đang hoạt động, hoặc có một cuộc tấn công đang diễn ra với mục tiêu là điện thoại thông minh đó.
Pin của điện thoại bị “hao hụt” thường xuyên
Một trong những dấu hiệu mà người dùng smartphone cần biết để xác định tình trạng bảo mật thông tin trên điện thoại là chú ý đến mức pin sử dụng của nó.
Cụ thể, nếu như pin của điện thoại bị hao hụt thường xuyên hay thậm chí giảm tuổi thọ, khả năng cao là các phần mềm độc hại xâm nhập chạy ngầm làm tiêu tốn tài nguyên điện thoại để quét thiết bị và truyền thông tin trở lại máy chủ điều khiển.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý khi điện thoại xuất hiện các cửa sổ thông báo trên màn hình khóa. Tuy không phải cứ xuất hiện hiện tượng này là có nghĩa là điện thoại đã bị hack, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho một cuộc tấn công mạng vào điện thoại. Hơn thế, đây mới chỉ là những bước ban đầu để dẫn người dùng vào những cái bẫy tiếp theo của hacker.
Ngoải ra, còn có nhiều các dấu hiệu cũng như cách thức xác định hiện trạng an toàn thông tin của điện thoại, tuy nhiên người dùng hãy dành phần “khó khăn và phức tạp” đó cho các chuyên gia bảo mật thực hiện kiểm tra.
M.T
ictnews Nhận định các sự cố mất an toàn thông tin từ camera giám sát không phải là vấn đề mới, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Khắc Lịch cũng cho biết, đa phần người dùng các thiết bị IoT còn ít quan tâm đến vấn đề an toàn, an ninh thông tin của thiết bị.