Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển
Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển những năm gần đây. Vào thời điểm khi ngày càng nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn độc thân và sống một mình lâu hơn, các công ty công nghệ đã phát triển những người bạn robot đặc biệt để lấp đầy khoảng trống tình cảm.
Từ những robot mang hình dáng vật nuôi đến bạn gái thực tế ảo, các robot này ngày càng đa dạng và được phát triển trên những công nghệ tiên tiến nhất. Có thể ví như đó chính là Siri của Apple và Alexa của Amazon bước từ màn hình điện thoại ra thực tế. Và ngạc nhiên thay, có vẻ như người tiêu dùng đang rất đón chờ những sản phẩm này và sẵn sàng chi đậm để sở hữu chúng.
Thế hệ "vườn không nhà trống"
"Một số người cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với máy tính thay vì con người", Kitty Fok - giám đốc quản lý của công ty IDC China tại Bắc Kinh, một công ty chuyên phân tích công nghệ cho biết. Khi xã hội vận hành theo đồng tiền thì con người càng ngày càng cảm thấy cô đơn. Vì thế, thị trường cho những người "bạn đồng hành" bằng robot ngày càng phát triển, Fok ví von.
Sáu mươi sáu triệu thanh niên đang sống một mình ở Trung Quốc vào năm 2014, theo số liệu của chính phủ. Bắc Kinh ước tính rằng vào năm 2020, những người đàn ông độc thân có thể đông hơn những phụ nữ độc thân ở Trung Quốc tới 30 triệu người. Đây có thể coi là hệ quả của chính sách một con tại Trung Quốc, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trên đất nước này.
Và tình hình cũng không sáng sủa hơn ở nhiều nước khác.
Ở Nhật Bản, cứ bốn người đàn ông trưởng thành thì có một người độc thân. Con số này với nữ giới là một trên bảy. Đây là con số đáng báo động kể từ sau Thế chiến thứ hai. Trong số những người độc thân này, hơn 60% số người không duy trì bất cứ quan hệ cá nhân nào. Tương tự ở Hàn Quốc, các hộ gia đình độc thân đang ngày càng phổ biến và ngày nay đã chiếm một phần tư tổng số hộ gia đình cả nước, theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Hàn Quốc.
Tỷ lệ kết hôn giảm dần kết hợp với những ngày làm việc kéo dài đang thay đổi cấu trúc xã hội ở Đông Á. Giới trẻ ngày càng khác biệt với thế hệ đi trước, khi mà thời gian dành cho đời sống xã hội hay các mối quan hệ cá nhân ngày càng ít đi.
Cuộc sống bận rộn của người Nhật là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới hiện tượng này.
Những thanh niên "vườn không nhà trống" – cách họ được gọi ở Trung Quốc, đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một thị trường tiềm năng để khai thác. Từ các gian hàng karaoke một người ở Trung Quốc cho đến các cửa hàng một người ăn ở Hàn Quốc, các dịch vụ nhắm đến những khách hàng đi một mình đang ngày càng phát triển và làm ăn phát đạt.
Nhiều người trẻ chọn cách sống độc lập và tách khỏi gia đình, thậm chí có thể xem quyền tự chủ cá nhân như một hình thức giải thoát khỏi những luật lệ và quy tắc phiền hà của các thế hệ đi trước. Tuy vậy sự tự chủ của họ không nhất thiết giúp việc sống một mình trở nên dễ dàng hơn. Đây là lúc mà một sản phẩm như chú chó robot Fuli có thể có ích. Sau một ngày dài mệt mỏi trong văn phòng và không có ai đợi ở nhà, Fuli sẽ giúp người dùng thấy dễ chịu và đỡ cô đơn hơn trong chính ngôi nhà của mình.
Đối với những người thích trò chuyện với người bạn ảo của họ, thì XiaoIce – một chatbot nói tiếng Quan Thoại của Microsoft có thể đáp ứng điều này. Không giống như các cuộc nói chuyện thông thường, XiaoIce sử dụng những cụm từ sống động như thật và linh hoạt tùy từng hoàn cảnh. Các kỹ sư đã thiết kế XiaoIce chuyên cho việc giao tiếp với người sử dụng và XiaoIce thậm chí còn có thể gây ngạc nhiên cho người dùng, chẳng hạn như đặt báo thức trên điện thoại và quản lý những dịch vụ tiện ích hàng ngày.
"Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng", các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018. "Nhu cầu tình cảm và thuộc về số đông là một số nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, xây dựng các phần mềm trò chuyện để giải quyết những nhu cầu này là vấn đề cấp thiết với xã hội của chúng ta".
"Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng", các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018
" alt=""/>Giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơnQuy trình tin tặc tấn công lừa đảo người dùng được thực hiện qua 3 bước như sau:
Thông tin khách hàng nhận cảnh báo bảo mật nhưng thực chất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng:
Ngoài ra, tin tặc lừa đảo khi email có nội dung liên quan tới một thông báo của VPBank tới khách hàng về việc tăng cường bảo mật thông tin thẻ thanh toán VPBank vào cuối tháng 6/2018.
Một số kịch bản tấn công
Với những thông tin thu thập độc lập từ Internet, Security Box chia sẻ một số kịch bản có thể đã xảy ra đằng sau vụ tấn công có chuẩn bị tinh vi này:
Kịch bản 1: Hacker tấn công Man-in-the-middle:
Trong kịch bản này, hacker thực hiện tấn công đứng giữa ngay trong mạng nội bộ của người dùng. Cụ thể các bước:
Bước 1: Hacker có thể đã sở hữu mạng lưới Botnet và mã độc APT ở nhiều nơi.
Bước 2: Hacker thực hiện gửi số lượng lớn email phishing đến người khách hàng của VPBank, trong đó có khách hàng đang trong mạng nội bộ.
Bước 3: Khi người dùng mở email và click và đường link, domain email-dbs1.vpbank.com.vn bị mã độc trong mạng nội bộ giả mạo.
Bước 4: Thay vì người dùng truy cập địa chỉ máy chủ email-dbs1.vpbank.com.vn thật, Hacker chuyển hướng toàn bộ yêu cầu của người dùng đến máy chủ email-dbs1.vpbank.com.vn giả mạo.
Bước 5: Toàn bộ thông tin thẻ tín dụng của người dùng được chuyển đến máy chủ do hacker kiểm soát.
Tuy nhiên, đây là kịch bản khó xảy ra. Nếu người dùng sử dụng 3G sẽ không bị lừa đảo và trong trường hợp này hacker cũng có thể tấn công không chỉ một ngân hàng mà việc này chưa được ghi nhận.
" alt=""/>Cảnh báo khẩn sau vụ hacker tấn công khách hàng VPBankSau khi không liên hệ được với ông Tâm, các nhà đầu tư tìm đến trụ sở công ty này trên đường Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận, TP.HCM) nhưng công ty này đã đóng cửa. Các nhà đầu tư tiếp tục tìm đến địa chỉ được cho là nhà của ông Tâm ở Huyện Củ Chi vào hôm 27/7 nhằm kiếm vị giám đốc này nhưng vẫn không gặp được.
Hiện các nhà đầu tư đã nộp đơn kiện lên các cơ quan chức năng ở Phú Nhuận và Củ Chi về vụ việc.
Ông Lê Minh Hiếu, Phó tổng giám đốc công ty Sky Mining, cho biết bản thân cũng không liên hệ được với ông Tâm. Vị này cho biết các hoạt động quản lý, tài sản đều do tổng giám đốc nắm giữ.
Ông Tâm được cho là biến mất cùng với hàng chục triệu USD tài sản của công ty và nhà đầu tư.
Sky Mining, còn gọi là Hợp tác xã Bầu Trời Mới, hoạt động chỉ mới từ tháng 3 năm nay và tự nhận là mỏ đào tiền ảo lớn nhất Việt Nam. Mỏ này được cho là đã huy động được 7.000 máy với số tiền khoảng hơn 800 tỷ đồng từ hàng ngàn nhà đầu tư.
" alt=""/>Chủ mỏ đào tiền ảo Sky Mining “biến mất”, nhà đầu tư tố bị mất hàng chục triệu USD