Thần đồng 10 tuổi từng ‘đứt gánh’ đại học vì sự hiếu động
Tài năng thiên phú
Tô Lưu Dật (SN 2000) xuất thân trong một gia đình khá giả tại TP Thái An,ầnđồngtuổitừngđứtgánhđạihọcvìsựhiếuđộlbd hom nay tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Khác với bạn bè đồng trang lứa, năm 3 tuổi, Tô Lưu Dật được bố mẹ cho tiếp xúc với điện thoại di động. Thay vì chơi game, xem hoạt hình, Tô Lưu Dật dùng điện thoại làm quen với con số và Toán học.
Tô Lưu Dật là sản phẩm giáo dục tại nhà của bố mẹ. Không hứng thú với chương trình mẫu giáo của Trung Quốc, bố mẹ quyết định để Tôn Lưu Dật ở nhà tự giáo dục.
6 tuổi, bố mẹ mong Tô Lưu Dật được tuyển thẳng lên lớp 5 thay vì bắt đầu từ lớp 1. Tuy nhiên, phần lớn các trường tiểu học tại TP Thái An đều từ chối. Chỉ một trường đồng ý với điều kiện cậu phải vượt qua bài kiểm tra năng lực. Lúc bấy giờ, Tô Lưu Dật còn tự học được cả kiến thức lập trình mạng.
Sau khi Tô Lưu Dật hoàn thành chương trình tiểu học trong 2,5 ngày, giáo viên đề nghị bố mẹ đưa con đến trường THCS kiểm tra kiến thức. Tại đây, nhiều giáo viên ngỡ ngàng vì kiến thức của Tô Lưu Dật. Kết quả bài kiểm tra hoàn toàn đúng từ Toán học đến Văn học cổ. Trường quyết định cho Tô Lưu Dật học chương trình THCS.
Cậu hoàn thành chương trình cấp 2 trong vòng 1 năm khi mới tròn 7 tuổi. Sau 3 tháng học tại trường, Tô Lưu Dật giành được giải Nhất môn Toán cấp THCS tỉnh Sơn Đông, giải Nhất tiếng Anh TP Thái An và Huy chương Đồng quốc gia Toán.
Tháng 9/2008, ở tuổi lên 8, Tô Lưu Dật vượt qua hơn 300 học sinh giỏi để bước vào trường THPT chọn của thành phố. Trong vòng 1,5 năm, cậu hoàn thành chương trình học cấp 3.
Ngoài ra, Tô Lưu Dật còn tự học một loạt ngôn ngữ lập trình khác như Basic, Pascal, JAVA... Cậu hiểu được cách viết và vận hành ngôn ngữ máy tính. Thậm chí, Tô Lưu Dật còn thiết lập được hệ điều hành ngôn ngữ cho riêng mình.
Khi con trai được nhiều người ca tụng là thần đồng, bà Lưu Hân Hân - mẹ Tô Lưu Dật, bày tỏ: "Con trai tôi không phải thần đồng. Mọi người đừng đội chiếc mũ quá to lên đầu nó. Tô Lưu Dật vẫn là một cậu bé và hãy để cháu được sống cuộc đời bình thường".
Đỗ ĐH năm 10 tuổi
Tháng 6/2010, Tô Lưu Dật tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH đạt 566/750 điểm. Với số điểm này, cậu được nhận vào ĐH Khoa học và Công nghệ Nam Phương (ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc).
Khi nhận xét về thần đồng Toán học, ông Chúc Thanh Thi - đại diện trường, cho biết: "Đây là cậu bé có trí nhớ siêu phàm và một tài năng về Toán học, Vật lý. Lần đầu tôi thấy đứa trẻ 10 tuổi thảo luận với các giáo sư về thuyết tương đối của Einstein".
Tuy nhiên, vì tính cách còn trẻ con nên việc học nghiêm túc ở giảng đường trở thành chướng ngại vật lớn đối với Tô Lưu Dật. Cậu được xếp ngồi cuối để tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh viên khác. Tô Lưu Dật thường xuyên nghịch ngợm, vuốt tóc sinh viên nữ trong lớp và sẵn sàng khóc nếu bị trêu. Khi các bạn nghe giảng, cậu lại ngủ hoặc quay sang trêu đùa người bên cạnh.
Hết năm nhất Tô Lưu Dật trượt 8/10 môn học, điều này khiến bố mẹ vô cùng sốc. Sau khi biết tin con trai không qua nhiều môn, bố mẹ từ quê lên Thâm Quyến để đồng hành cùng Tô Lưu Dật.
Thế nhưng, ngay cả khi bố mẹ ở bên động viên và chăm sóc, điểm số của cậu vẫn không cải thiện. Nhiều sinh viên trong lớp phàn nàn không thể tập trung học vì có Tô Lưu Dật, sau một thời gian, cậu quyết định không đến lớp.
"Dù sở hữu trí óc của thiên tài nhưng tính cách của Tô Lưu Dật vẫn là đứa trẻ 10 tuổi. Sinh viên này không thể ngồi yên khoảng 10p trong lớp học", một giảng viên từng dạy Tô Lưu Dật cho hay.
Sau khi tin tức Tô Lưu Dật nghỉ học lan truyền, đại diện trường cho biết: “Tô Lưu Dật tạm thời nghỉ, không phải tự ý bỏ học, nhà trường cũng không đuổi”.
"Tô Lưu Dật còn quá trẻ để theo học môi trường ĐH. Do đó, nhà trường đã thiết kế chương trình học riêng cho em tại nhà, đa phần là tự học. Nhà trường cũng cử các giáo sư đến nhà dạy học cho Tô Lưu Dật", ông Thẩm Đình Đình, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Với sự hỗ trợ của nhà trường cùng với khả năng tự học cao, Tô Lưu Dật lấy được bằng cử nhân ĐH. Năm 2016, cậu tiếp tục học lên tiến sĩ. Sau khi lấy được bằng tiến sĩ, dù được nhiều giáo sư mời về làm trợ lý, nhưng Tô Lưu Dật đã từ chối.
Rời bỏ hào quang quá khứ, hiện tại ở tuổi 23, Tô Lưu Dật làm việc trong Viện Nghiên cứu ở Trung Quốc. Cậu có cuộc sống bình thường như bao người khác. Giờ đây Tô Lưu Dật đã chững chạc, trưởng thành hơn, sống có mục đích và lý tưởng.
Theo Sohu
‘Thần đồng chín ép’: Đỗ đại học khi 10 tuổi nhưng chật vật mưu sinhTrung Quốc - Trương Dịch Văn đỗ ĐH năm 10 tuổi. Sau 7 năm, cô chật vật mưu sinh với mức lương mỗi tháng khoảng 2.000 NDT (6,5 triệu đồng). Hiện, cô làm trợ giảng trong trường tư thục do bố mẹ mở.(责任编辑:Kinh doanh)
- "Nhà sâu tít trong ngõ nhỏ Hà Nội, nhiều khi còn cũ nát, không buôn bán được gì, ấy vậy mà nghe lời 'cò đất' định giá lên tới 200-250 triệu một m2. Tôi thật không hiểu nổi giá trị thực tế ở đâu? Tôi ở quận Thanh Xuân, hàng xóm nhà tôi cũng có mấy người bị 'ngáo giá' như vậy, có điều phần lớn những căn nhà mà họ rao cả năm không bán được. Thế nên, đừng nghe đám 'cò' xúi bẩy, thi nhau đôn giá bán nhà lên cao nhằm tạo mặt bằng giá mới, gây hiệu ứng FOMO. Thực tế, giá nhà càng cao thì con cháu đời sau càng khổ".
Đó là quan điểm của độc giả Lethingocthuytrước thực trạng nhiều nhà trong ngõ xa trung tâm Hà Nội, ôtô không vào tận nơi, nhưng được rao bán ngang mặt phố ở mức 200-250 triệu đồng một m2, tăng 30-40% so với đầu năm, tương đương 9-15 tỷ đồng cho diện tích 40-60 m2. Tuy nhiên, thực tế, dù rao bán giá cao là vậy, nhưng phần lớn những căn như vậy giao dịch chậm, thậm chí không có thanh khoản.
Nói về thực tế giao dịch nhà ở Hà Nội, bạn đọc Tradeinvietnamchia sẻ: "Bản thân tôi rao bán lô đất góc hai mặt đường ôtô chạy, cách hồ Hoàn Kiếm chỉ có 10 km, với giá 150 triệu đồng một m2 mà cả tháng nay không ai hỏi. Thế nên những căn nhà ngõ sâu, xa trung tâm được rao bán tới 250 triệu đồng mỗi m2 là rất vô lý, người mua cần tỉnh táo. Tất nhiên, nhà của mình, ai thích rao giá bao nhiêu cũng được, vấn đề là có giao dịch được hay không mà thôi".
>> Mỗi năm thuê một chung cư mới dù thừa tiền mua nhà
Nói về sự bất hợp lý của giá nhà hiện nay, độc giả Nguyen dinh dongphân tích: "Có những căn nhà bé tí tẹo, diện tích loanh quanh 20 m2, chủ nhà muốn bán, cần bán nhưng hét giá cao ngất trời, đến mức không tưởng. Kết quả là người bán cứ ở đấy mà sống vì chẳng có ai mua. Không ai lại chọn mua nhà trong ngõ dưới hai mét, trong khi diện tích không đủ không gian tối thiểu, với mức giá cao gấp đôi giá nhà ngoại thành cả. Hơn nữa, ở những khu vực này hiểm họa về cháy nổ là rất cao".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hoangtuanthuylàm bài toán so sánh: "Tôi không phải dân kinh doạnh bất động sản, nhưng có cả nhà Hà Nội lẫn nhà ngoại ô cách trung tâm 20 km. Tôi thấy, ở vùng ngoại thành, giá nhà đất trong làng vẫn loanh quanh 15-25 triệu đồng một m2. Nếu có hơn chục tỷ đồng, thay vì mua nhà 50 m2 vuông trong ngõ ngách trung tâm, bạn hoàn toàn có thể về vùng ngoại ô, mua miếng 300 m2 với giá sáu tỷ đồng, bỏ thêm hai tỷ đồng xây biệt thự, sắm thêm cái xế hộp hơn một tỷ đồng, vẫn còn dư hai, ba tỷ để đầu tư thêm".
"Nói thật, bỏ 11 tỷ đồng mua một căn nhà thì chỉ có tầng lớp thượng lưu, dân kinh doanh lớn mới làm được. Chứ dân văn phòng lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để mua nhà? Mà tôi tin giới thượng lưu chẳng ai ở nhà hẻm, ôtô không vào được, chỉ có nước đi xe máy. Đó là sự vô lý trong giá nhà Hà Nội hiện nay", độc giả Tiểu đậu đậukết lại.