Tuổi U80 của 'người đàn bà chanh chua' nhất màn ảnh Ngọc Tuyết

Bóng đá 2025-02-24 11:53:53 3

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Năm 11 tuổi bà đã được hát trên Đài tiếng nói Việt Nam ở số 58 phố Quán Sứ,ổiUcủangườiđànbàchanhchuanhấtmànảnhNgọcTuyếđọc báo the thao Hà Nội. Thời thanh xuân, để thỏa mãn niềm đam mê văn nghệ, nghệ sĩ Ngọc Tuyết đã tham gia "Câu lạc bộ thanh niên Vọng Đức". Tại đây bà đã có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những "cây đại thụ" trong làng văn nghệ Việt Nam như: đạo diễn – NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Thế Anh, NSND Trung Kiên, NSND Quý Dương…

Tuổi U80 của "người đàn bà chanh chua" nhất màn ảnh Ngọc Tuyết: Lạc quan, chăm thể dục và vẫn đóng phim - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết mặc áo đen lúc trẻ.

Bước ngoặt trong cuộc đời đã đến với Ngọc Tuyết, khi đoàn kịch nói Hà Nội tuyển diễn viên, bà đã quyết định đăng kí dự thi. Không ngờ trong số hơn 3.000 thí sinh tham dự, Ngọc Tuyết đã trở thành 1 trong 18 người may mắn trúng tuyển năm đó. Kiên trì với lựa chọn của mình bà đã quyết tâm học hết khóa đào tạo tại đoàn kịch Hà Nội dù cho các bạn cùng lớp nhiều người đã "đứt gánh giữa đường".

  • Tuổi xế chiều bình yên bên con gái út của NSƯT Ngọc Thoa "người mẹ chồng hiền nhất" màn ảnh Việt

Sau khi tốt nghiệp, nghệ sĩ Ngọc Tuyết đã phân vân giữa lựa chọn về công tác tại đoàn kịch Hà Nội (nay là Nhà hát kịch Hà Nội) hay đoàn ca múa nhạc Hà Nội (nay là Nhà hát Thăng Long) bởi cả hai nơi đều gửi đến bà lời mời. Cuối cùng Ngọc Tuyết quyết định về với Nhà hát kịch Hà Nội. Kể từ đó Ngọc Tuyết đã trở thành một trong những nghệ sĩ chủ lực của nhà hát và đem hết tài năng nghệ của mình cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Sự nghiệp của nghệ sĩ Ngọc Tuyết thăng hoa khi bà vào vai bà Thìn – bà cô trưởng thôn cách đây mười mấy năm của "Người vác tù và hàng tổng". Nói về vai diễn này, nhiều người sau khi xem xong cũng "chờn chờn" vì sự đanh đá của "bà Thìn" nhưng gặp bà ngoài đời thấy bà gần gũi, cởi mở lắm. Nghe đến đây bà cười lớn, kể: "Không phải người diễn viên nào cũng đem tất cả bản thân lên sân khấu đâu. Diễn viên là 1 chuyện, còn ngoài đời nói thật tôi chưa từng cốc con một cái nào, có mắng con cũng không bao giờ mắng trước mặt người thứ 3. Thế nhưng mà, đã từng có phóng viên nước ngoài hỏi tôi, nếu ngoài đời gặp một "bà Thìn" thì tôi thấy thế nào? Tôi buồn cười quá đành nói: Nói thật với chị, ngoài đời gặp ai như bà Thìn là tôi cũng tránh cho xa chứ chả dám đụng đến".

Tuổi U80 của "người đàn bà chanh chua" nhất màn ảnh Ngọc Tuyết: Lạc quan, chăm thể dục và vẫn đóng phim - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết trong phim "Người vác tù và hàng tổng".

Ngoài vai "bà Thìn", nhắc đến nghệ sĩ Ngọc Tuyết, người ta nhớ ngay đến người phụ nữ có gương mặt cười xuyên suốt của chương trình "Gặp nhau cuối tuần". Cùng diễn với bà khi đó còn có những gương mặt thân quen như Phạm Bằng, Văn Hiệp, Văn Toản, Hữu Độ, Ngọc Hà, Tuyết Liên, Diễm Lộc,…. Lớp trẻ có Xuân Bắc, Quốc Khánh, Vân Dung, Thu Hương, Quang Thắng…

  • Tuổi xế chiều của nghệ sĩ Văn Toản: Bị điếc hơn 10 năm và sống lạc quan với "nghề mới"

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết và cuộc sống tuổi xế chiều bình yên

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết trên phim là người phụ nữ chanh chua, đánh đá gây cười thì ngoài đời, bà là người phụ nữ vô cùng cởi mở. Tuy đã nhiều tuổi nhưng bà vẫn luôn giữ cho mình niềm lạc quan, vô tư mà ít ai có được.

Hàng ngày người ta vẫn thấy nghệ sĩ Ngọc Tuyết thức dậy rất sớm và đi tập thể dục đều đặn ở Công viên Thống Nhất ngay gần nhà. Không những vậy bà còn tích cực tham gia các bộ môn thể thao để rèn luyện sức khỏe như cầu lông, bóng chuyền, điền kinh... và đặc biệt là khiêu vũ. Những bước nhảy quyến rũ của các điệu Tango, Paso hay Mambo đã có sức hút kì lạ với Ngọc Tuyết bởi trong bà đã sẵn mang tâm hồn lãng mạn từ lâu.

Tuổi U80 của "người đàn bà chanh chua" nhất màn ảnh Ngọc Tuyết: Lạc quan, chăm thể dục và vẫn đóng phim - Ảnh 6.

Nghệ sĩ Ngọc Tuyết và cuốn sách của mình.

Ngoài ca hát và diễn xuất, nghệ sĩ Ngọc Tuyết còn có khả năng thi phú. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Ngọc Tuyết vẫn luôn có những vần thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng sâu sắc và mang tính thời sự độc đáo. Nhiều bài thơ bà chỉ thoáng làm chơi nhưng nhận được sự yêu mến rất nhiều từ bạn bè và đồng nghiệp.

Tuổi U80 của "người đàn bà chanh chua" nhất màn ảnh Ngọc Tuyết: Lạc quan, chăm thể dục và vẫn đóng phim - Ảnh 7.

Ngoài đời, nghệ sĩ Ngọc Tuyết là người vô cùng cởi mở.

Ở cuộc sống hiện tại, ngoài những niềm vui với thể dục, thơ ca, nghệ sĩ Ngọc Tuyết rất say nghề. Bà bảo: "Nghỉ hưu thì tôi nghỉ lâu rồi nhưng nghệ thuật thì không nghỉ đâu. Truyền hình có vai diễn nào hợp đạo diễn mời thì vẫn nhận, còn đơn vị nào mời biểu diễn thì vẫn đi. Nói chung tôi ở cái dạng thanh thản "đắt lo ế mừng". Nghĩa là được mời thì vui vì được gặp các con cháu và được làm nghệ thuật, còn ở nhà thì ra công viên vui chơi, thể dục với bạn bè".

Theo Gia đình

Thương 'Phố trong làng': Doãn Quốc Đam đánh, giật tóc tôi đều là thật

Thương 'Phố trong làng': Doãn Quốc Đam đánh, giật tóc tôi đều là thật

"Ngoài đời tôi có cá tính khá mạnh, bộc trực, khác với Thương luôn hiền lành, nín nhịn. Ngày xưa tôi cũng đanh đá nhưng từ khi gặp chồng, tôi biết tiết chế hơn so với trước kia", diễn viên Lệ Quyên chia sẻ thêm. 

本文地址:http://play.tour-time.com/html/359f399246.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Arouca vs Farense, 22h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do

dan nhac.jpg
Zimmer đã làm nhạc cho 150 bộ phim. Ảnh: Masterclass

Bị đuổi khỏi 8 trường học 

Zimmer sinh ra ở Frankfurt (Đức) vào ngày 12/9/1957. “Cha mất khi tôi còn nhỏ, âm nhạc là người bạn thân nhất của tôi”, Zimmer kể. Nhà soạn nhạc từng tâm sự, ông đã chơi piano để mang lại nụ cười cho mẹ mình.

Tuy nhiên, kỷ luật nghiêm ngặt của nền giáo dục Đức không phù hợp với Zimmer. Ông bị đuổi khỏi 8 trường, buộc người mẹ đưa Zimmer sang sống ở Anh để tìm một môi trường mới có thể phù hợp với đứa con khác thường. Tại đây, Zimmer theo học trường Hurtwood House. 

Sáu tháng sau, Zimmer còn nhớ như in hình ảnh mẹ đẫm lệ sau cuộc gặp với ông Richard Jackson - Hiệu trưởng Hurtwood House khi đó. Lòng nặng trĩu, Zimmer tưởng rằng mình lại sắp phải chuyển trường nhưng nước mắt của người mẹ là là niềm vui và lòng biết ơn: “Ông ấy thích con”. Nhiều năm sau, vị hiệu trưởng bày tỏ rất tự hào nếu trường học của mình là một phần tạo nên thiên tài như Zimmer. 

TheoGerman-way, sau một thời gian ở Anh, Zimmer sang Thụy Sĩ để học tiếp trước khi trở về London để bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Ban đầu, ông chỉ có một studio nhỏ làm nhạc quảng cáo. Hưởng gene di truyền đam mê khám phá của cha, Zimmer là người tiên phong trong việc sử dụng máy tính và hòa âm kỹ thuật số để làm nhạc.  

ban gai.jpg
Hans Zimmer và bạn gái Dina De Luca. Ảnh: Bangshowbiz

2 tượng vàng Oscar, 3 Quả cầu vàng, 4 giải Grammy 

Vào những năm 1980, sau chuyến lưu diễn ở châu Âu với nhóm Krisma và Ultravox, Zimmer bắt đầu sáng tác nhạc phim. Bước đột phá giúp Zimmer thu hút sự chú ý là bộ phim Người đi trong mưanăm 1988.

Sau đó, ông nhanh chóng gặt hái được thành công với nhiều đề cử Oscar, Grammy, Quả cầu vàng. 

Năm 1995, bộ phim Vua sư tử đã giúp Zimmer có 1 giải Oscar, 1 Quả cầu vàng, 2 giải Grammy… Lần lượt sau đó, Võ sĩ giác đấu, Kỵ sĩ bóng đêm, Hành tinh cátđem thêm những giải thưởng lớn về cho ông. 

Năm 2022, BBC Twocho ra mắt bộ phim tài liệu Hans Zimmer: Kẻ nổi loạn của Hollywood kỷ niệm 40 năm sự nghiệp của nhạc sĩ lừng lẫy này. Ông đã góp mặt trong hơn 150 tác phẩm đình đám. Ngoài những cái tên trên, Zimmer còn làm nhạc cho loạt phimCướp biển vùng Caribbean, Thủy triều đỏ, Hoàng tử Ai Cập, Nhiệm vụ bất khả thi 2, Huyền thoại người dơi, Hố đen tử thần, Madagasca, Kungfu Panda 2-3, Tội phạm nhân bản, Dunkirk… Trong đó, ông giành Oscar cho nhạc phim Vua sư tửHành tinh cát.  

Zimmer được ghi nhận là người đã thay đổi cách nhà soạn nhạc làm việc với đạo diễn. Từng hợp tác với nhau trong nhiều siêu phẩm, đạo diễn Christopher Nolan cho biết, Zimmer đã khiến nhạc hòa vào phim, là xương tủy, cốt lõi của phim chứ không phải phần phụ bổ sung.  

hans zimmer.jpg
Hơn 60 tuổi, Zimmer vẫn đam mê đi lưu diễn. Ảnh: wmar2news

Ngay cả khi nổi tiếng, Zimmer không chỉ lựa chọn các bộ phim sử thi, khoa học viễn tưởng, siêu anh hùng quy mô hoành tráng mà vẫn hứng thú với những dự án nhỏ. Ông từng đề nghị đạo diễn Steve McQueen cho phép tham gia bộ phim kinh phí thấp 12 năm nô lệ đơn giản vì ông thấy hứng thú. Nhà soạn nhạc nhận mình là đầu bếp “thích những nguyên liệu tốt” và không muốn bị bó buộc.

Theo Gamesradar, khi được hỏi về kế hoạch nghỉ hưu trên đỉnh cao, Zimmer nói: "Bạn đang đùa tôi à? Tôi đã chơi cả đời. Tại sao tôi lại nghỉ chơi? Tại sao tôi lại ngừng một cuộc sống vui tươi?”. 

Từ ngày 6/8-6/10 tới, Zimmer sẽ có chuyến lưu diễn tại nhiều thành phố ở Mỹ, Canada. Các buổi diễn của ông sẽ có sự kết hợp của dàn nhạc truyền thống và âm thanh điện tử. 

Nhạc phim 'Hành tinh cát' giúp Hans Zimmer giành tượng vàng Oscar: 

Mỹ nhân trong bom tấn 4600 tỷ từng gây sốc với cảnh nóng đồng tính 10 phút

Mỹ nhân trong bom tấn 4600 tỷ từng gây sốc với cảnh nóng đồng tính 10 phút

Đảm nhiệm vai Lady Margot Fenring trong bom tấn 4600 tỷ 'Dune 2' là nữ diễn viên người Pháp Léa Seydoux từng gây sốt với cảnh nóng đồng tính dài 10 phút trong phim giành Cành cọ vàng.">

Từ cậu bé bị 8 trường đuổi học tới ông vua nhạc phim giàu sang

 - Với quyết định bổ nhiệm mới đây của Viện trưởng Viện toán học, Phạm Hoàng Hiệp trở thành giáo sư (GS) trẻ nhất của Việt Nam và là người duy nhất của ngành Toán học đủ tiêu chuẩn được công nhận GS năm 2017.

Không tính trường hợp nhà toán học Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn (làm việc tại Mỹ và Pháp) được Hội đồng chức danh GS Nhà nước "công nhận đặc cách" ở tuổi mới ngoài 30, tính đến hiện nay, Phạm Hoàng Hiệp là người trẻ nhất được công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh GS ở tuổi 36. Cách đây 7 năm, anh cũng từng được công nhận chức danh PGS.

{keywords}
GS Phạm Hoàng Hiệp

Phạm Hoàng Hiệp (sinh năm 1982, quê Hải Dương) tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2004; bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển năm 2008, và luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013. Từ năm 2005 đến năm 2014, anh là cán bộ giảng dạy tại khoa Toán- Tin của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Từ năm 2015, anh là cán bộ Viện Toán học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

GS Hiệp là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.

Tính tới nay, anh và các đồng nghiệp đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo.

Hiện, GS Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.

GS Hiệp đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Gương mặt trẻ Việt nam tiêu biểu năm 2011, Giải nhất giải thưởng khoa học của Trường đại học sư phạm Hà Nội năm 2013, Giải thưởng Viện Toán học năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ năm 2015, thành viên trẻ của Viện Hàn lâm khoa học Thế giới thứ ba (2016-2020).

GS Phạm Hoàng Hiệp cũng vừa được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, còn gọi là Trung tâm toán học UNESCO.

Theo anh Hiệp, trung tâm này ra đời dựa trên thỏa thuận giữa Chính phủ và UNESCO là nhằm đào tạo các tài năng toán học của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng một số nước ở châu Phi. Trung tâm này sẽ phối hợp Học viện Khoa học và Công nghệ đào tạo sau đại học.

“Định hướng của trung tâm cũng giống với tâm huyết của tôi. Sau quãng thời gian giảng dạy ở trường sư phạm hơn 10 năm tôi rất tâm huyết và thích thú với việc đào tạo các tài năng toán học và đó cũng là lý do mà tôi nhận lời với vị trí này”, GS Hiệp chia sẻ.

{keywords}

- Anh kỳ vọng mình sẽ mang lại được điều những gì cho trung tâm?

Tôi kỳ vọng sẽ xây dựng được chương trình thật tốt để đào tạo những người giỏi toán, có trình độ, sau này có thể góp phần tạo ra đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, hoặc có thể làm cho các công ty về ứng dụng toán học.

Hiện, ở Việt Nam lĩnh vực ứng dụng toán học chưa thực sự phát triển nên chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm thế giới.

- Chương trình này anh sẽ xây dựng với một số người hay chỉ một mình?

Sẽ có nhiều người và có thể có cả hội đồng khoa học. Mình chỉ là người tìm hiểu và rồi đề xuất, sau đó phải hỏi ý kiến của hội đồng khoa học tập thể và lựa chọn theo những góp ý. Trên thế giới có nhiều chương trình, như vậy sẽ nhiều người tham gia vào chứ không phải chỉ mình tôi. Tức khi có một ý tưởng như vậy, đầu tiên mỗi người phải đi tìm những chương trình của các nước, xong đem về nghiên cứu xem như thế nào, có phù hợp ở Việt Nam, có người dạy được môn đó hay không,…

- Trung tâm sẽ có mối liên hệ gì với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) như thế nào?

Với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán thì chủ yếu hỗ trợ nghiên cứu khoa học, tức giảng viên các trường đại học, các viện nghiên cứu đến VIASM làm việc trong thời gian ngắn và thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Còn trung tâm của chúng tôi thiên về đào tạo các bạn trẻ, tất nhiên cũng có cả nghiên cứu khoa học. Trung tâm sẽ có chương trình học tốt và sẽ tìm những người dạy tốt để dạy cho các bạn đó.

Việc đào tạo, chúng tôi sẽ phối hợp với Học viện Khoa học và Công nghệ (đơn vị có chức năng đào tạo) để đào tạo sau đại học.

- Được biết, anh từng quyết định rời Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về với Viện Toán học để có thể chuyên tâm hơn với việc nghiên cứu khoa học. Giờ phải quay lại công việc đào tạo, bản thân anh có sợ lại rơi vào trạng thái cũ?

Viện nghiên cứu là cơ quan thuần túy nghiên cứu nên có tất cả các bộ phận chuyên nghiệp tập trung, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu khoa học. Trường đại học cũng có nghiên cứu nhưng thực hiện công tác giảng dạy là chính và khi thực hiện 2 nhiệm vụ cùng lúc nên không thể nào chuyên nghiệp.

Ở trường sư phạm, tôi từng được phân dạy hệ chất lượng cao thì công việc giảng dạy rất tốt, nhưng đôi khi mình không được thực hiện theo ý muốn của mình, rằng xây dựng một chương trình khoa học và mình có thể đi nghiên cứu các chương trình giảng dạy các nước, đem về xem độ phù hợp với tình hình Việt Nam.

Kia là giảng dạy theo nghĩa là có chương trình rồi và giờ dạy cái đó. Còn giờ đây, trung tâm sẽ nghiên cứu xem chương trình nào tốt nhất, tức là mình có thể vận dụng tri thức hiểu biết của mình để giúp có những chương trình đào tạo tốt nhất. Việc này sẽ được chủ động hơn.

- Giờ đây phải trở thành người tổ chức nghiên cứu khoa học, anh có lo ngại điều này sẽ tác động đến năng suất và hiệu suất nghiên cứu khoa học của bản thân?

Tất nhiên công việc này là việc tổ chức nghiên cứu, quản lý nhưng vẫn thuộc về khoa học nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bản thân. Song tất nhiên là sẽ mất thời gian hơn, nhưng điều này không đáng lo vì giờ đây chúng ta làm việc theo nhóm.

- Việc quản lý ở nước ta thường mất nhiều thời gian và thủ tục cho những việc “nặng” hành chính. Anh có sợ bản thân sẽ bị sa lầy vào các công tác hành chính đó?

Tôi nghĩ vị trí hẹp thì không sao. Nhưng tôi cũng nghĩ thực ra nếu làm việc đó mà cảm thấy thiết thực và mang lại điều tốt cho mọi người, giúp được nhiều người khác thì cũng là việc tốt chứ không có vấn đề gì. Tôi nghĩ ở cương vị nào mình cũng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Xin cảm ơn anh!

GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học cho rằng, chắc chắn rằng ở vị trí mới với công tác tổ chức nghiên cứu khoa học sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu khoa học của GS Phạm Hoàng Hiệp.

Tuy nhiên, GS Hải cho rằng đó là việc “phải chấp nhận hy sinh đánh đổi” để khỏa lấp lỗ hổng về mặt thế hệ kế nhiệm.

“Thế hệ 7X do nhiều lý do hiện rất mỏng ở Viện Toán học, và chúng tôi rất mừng là thế hệ 8X đông đảo hơn. Cũng vì thế mà các bạn thế hệ này phải bắt đầu sớm hơn để gánh vác công việc. Tôi từng nói chuyện trực tiếp với Hiệp là chắc chắn sẽ bị thiệt thòi về mặt nghiên cứu chứ không thể được như ngày trước. Nhưng biết làm sao được. Tất nhiên khi mới bắt đầu với công việc quản lý sẽ còn nhiều ngỡ ngàng, một cách nôm na là phải học việc. Nhưng với sự hỗ trợ của những thế hệ đi trước, tôi tin trong thời gian ngắn GS Hiệp sẽ nắm được công việc. Còn về mặt chuyên môn thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi GS Hiệp là người rất quan tâm, đầu tư nhiều thời gian vào việc đào tạo. Vì thế chúng tôi tin rằng GS Hiệp sẽ thành công trong việc vận hành và quản lý trung tâm này”, GS Phùng Hồ Hải chia sẻ.

Theo thống kê của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, độ tuổi trung bình khi được phong/bổ nhiệm của giáo sư Việt Nam từ năm 1980 đến 2016 là 57,13 và của phó giáo sư là 50,14; già hơn so với các nước phát triển. Năm 2017, tuổi bình quân của ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư là 55.

Trong lịch sử hơn 40 năm kể từ đợt phong giáo sư, phó giáo sư đầu tiên đến nay, phần lớn những nhà khoa học khi được công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư ở độ tuổi trên dưới 60. Một số trường hợp được công nhận và phong giáo sư khi đã ngoài 80 tuổi. Từ năm 2011 đến nay bắt đầu xuất hiện những nhà khoa học được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư với độ tuổi trên dưới 40.

 

 

Thanh Hùng

">

Giáo sư 36 tuổi 'trẻ nhất Việt Nam'

Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2

Nhân mọi người đang bàn luận sôi nổi về tiêu chí tuyển chọn cũng như sự cần thiết của trường chuyên lớp chọn, tôi xin chia sẻ cách trường học của Hoa Kỳ chọn học sinh năng khiếu.

Ở đây, yếu tố điểm số cũng có trong quá trình xét duyệt nhưng chỉ là một phần nhỏ, và không phải là tiên quyết.

Những bài kiểm tra và tiêu chí tuyển lựa

CogAT: viết tắt của chữ Cognitive Abilities Test, CogAT là bài thi được áp dụng rộng rãi để quyết định xem một trẻ em/học sinh có đủ tiêu chuẩn học theo chương trình dành cho trẻ năng khiếu/tài năng (gifted and talented) hay không. 

IOWA Assessments: với tên cũ là Iowa Test of Basic Skills, hay gọi tắt là Iowa Test hay ITBS, do Khoa Giáo dục, trường ĐH Iowa khởi xướng từ năm 1935 với mục tiêu để cải thiện việc dạy, phương pháp sư phạm. Bài thi này ban đầu áp dụng cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 8 ở toàn tiểu bang Iowa. Sau nhiều thập kỷ, đã phổ biến ở rất nhiều tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ.

Những phần trong bài thi Iowa chủ yếu là: Từ vựng, Chính tả, Viết hoa, Cách sử dụng và diễn đạt, Phân tích từ, Đọc hiểu, Nghe, Ngôn ngữ, Khái niệm và ước tính toán học, Bản đồ và Sơ đồ, Giải quyết vấn đề toán học và dữ liệu, Khoa học xã hội, Khoa học.

Xin lưu ý là 2 bài thi này được áp dụng chủ yếu cho học sinh lớp 1, 2, 5 và 8. Chủ yếu dành cho những khối lớp này là do đặc tính lứa tuổi và phát triển tâm lý, trí tuệ. Nếu học sinh lên đến lớp 3 hay 6 mà cô giáo muốn đưa vào chương trình năng khiếu hay tài năng thì sẽ có hội đồng riêng xem xét, tiến hành kiểm tra và đánh giá.

Điều tra, thu thập thông tin qua giáo viên đứng lớp

Nội dung này dựa trên 4 tiêu chí sau để chọn lựa.

Khả năng trí tuệ: chẳng hạn như Học nhanh và dễ dàng; Biết nhiều mảng khác nhau; Lưu giữ và nhớ lại thông tin, kiến thức dễ dàng; Có khoa nói (thậm chí là nói nhiều), thể hiện sự phát triển ngôn ngữ vượt trội.

Thành tích: tức là Điểm thi cao; Nhớ nhanh và dễ; Khả năng tổ chức siêu việt; Thích những hoạt động mang tính thử thách; Đặt ra mục tiêu cá nhân và cố gắng để đạt mục tiêu; Dễ dàng hiểu những gì các em nhìn thấy, nghe thấy, hay đọc; Là những người theo đuổi sự hoàn hảo.

Sự sáng tạo: là những học sinh mà thể hiện sự tò mò cao độ và thái độ hay đặt câu hỏi; Trí tưởng tượng cực kỳ phong phú; Óc hài hước tuyệt vời; Dồi dào năng lượng; Thường nhạy cảm và giàu trực giác; Sở thích đa dạng; Có máu liều, sẵn sàng thử nghiệm; Hay đưa ra những ý tưởng và giải pháp độc đáo; Không theo khuôn mẫu , luôn linh động, chấp nhận sự không hài hoà/trật tự, không sợ sự khác biệt.

Động lực: là những học sinh luôn kiên định, hướng tới mục tiêu; Khả năng tập trung chú ý cao, lâu; Luôn cảnh giác, sẵn sàng; Luôn thể hiện khát khao học tập để trở thành ai đó, làm được điều gì đó; Độc lập, tự khởi nghiệp; Luôn được điểm cao; Có những sở thích hay bộ sưu tầm đòi hỏi thời gian dài lâu; Hay quan tâm đến những vấn đề của người lớn; Khi làm bài hay hoàn thành dự án không phải chỉ dẫn nhiều.

Chỉ cần thỏa mãn ít nhất 2-3 điểm trong một tiêu chí là được. Cũng có những học sinh có đặc điểm nổi trội ở vài tiêu chí. Khi nộp hay lập hồ sơ, kèm theo bảng điều tra năng khiếu này, thầy cô chủ nhiệm phải kèm theo bài viết, mẫu sản phẩm của học sinh được chọn/đề cử. Những sản phẩm hay tác phẩm cho vào hồ sơ phải thể hiện những đặc điểm phù hợp, tương ứng của học sinh đó...

Cũng có khi bố mẹ đề nghị cô cho con của mình vào lớp năng khiếu, tài năng, hay thậm chí cho con học nhảy cách. Khi đó, trường hợp của học sinh sẽ được nhóm/bộ phận thầy cô phụ trách năng khiếu/ tài năng xem xét. Hội đồng xét duyệt này sẽ xem kết quả học tập, điểm thi, rồi tiến hành các bài kiểm tra ngắn để thử theo 4 tiêu chí trên.

Riêng về việc học nhảy cách, thường bố mẹ thấy con học xuất sắc thì thích cho con học kiểu này. Nhưng về phía nhà trường, các thày cô thường không khuyến khích vì còn những vấn đề về tâm sinh lý, lứa tuổi, bạn bè, sự hoà nhập. Cũng có những trường hợp học nhảy cách nhưng nói chung là hiếm.

Đinh Thu Hồng (Giáo viên lâu năm tại Mỹ, Tác giả sách Học kiểu Mỹ tại nhà)

Ồn ào chuyện trường chuyên: Môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?

Ồn ào chuyện trường chuyên: Môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?

Những cuốn học bạ toàn điểm 10 của học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm ngoái lại một lần nữa gây xôn xao cộng đồng mạng.

">

Nước Mỹ lựa chọn học sinh năng khiếu như thế nào?

Anh gắn bó với Huế và giành trọn tình cảm cho Huế. Viết về những vùng đất khác, anh cũng có dấu ấn riêng, đặc biệt là Hà Nội. Bài "Hà Nội ơi Hà Nội" được nhạc sỹ Vũ Thành An phổ nhạc là một tromg những bài như thế. Nhạc và thơ hòa quyện tạo nên một Hà Nội, cổ kính, thanh lịch ẩn hiện nét rêu phong bóng dáng thủa xa xưa "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo"...

Hai bài sau đây là trích trong tập "chảy qua đời tôi" của anh.

Con nợ mẹ
 
Con nợ mẹ gánh đời sương mưa nắng 
Tiếng quê hương oằn bốn sợi tao nôi
Đi trăm ngã một hôm nghe quạnh vắng 
Bến sông xưa bước mẹ vẫn đi về 

Một đời người nếp nhăn hằn thế kỷ 
Con sông quê vẫn chở nặng ân tình 
Câu hát dặm thương "gừng cay muối mặn"
Mang cội nguồn theo mỗi bước đường đi 

Con nợ mẹ dấu tích xưa dằng dặc 
Hồn Thăng Long nối kết Cửu Long Giang
Giữa thinh không nghe hồi chuông Thiên Mụ
Đau đáu ánh nhìn lòng mẹ ngỗn ngang 

Thương quê hương trải triền miên dâu bể 
Nỗi đau đời mẹ khóc cạn nguồn sông 
Con nợ mẹ gánh đời sương mưa nắng 
Hồn quê hương mẹ nặng bước đi về
 
         Ngày 13/01/2019

Tôi nợ tôi...

Tôi nợ tôi tuổi thơ buồn hiu hắt 
Ngọn đèn dầu leo lét tiếng rao khuya
Từng con chữ nhập nhòe cơn đói khát 
Chẳng mơ trăng phá cỗ rước chị Hằng 

Tôi nợ tôi tuổi xuân gầy sương gió
Ngọn lửa bập bùng thăm thẳm rừng sâu 
Đêm trực gác tim dồn theo nhịp thở 
Bạn tôi nằm xác lạnh chốn hoang sơ 

Tôi nợ tôi tuổi bạc màu phai sắc 
Lăn giữa đời chưa trả hết nghĩa ân 
Nghe giục giã thời gian dần đã cạn
Thương bến đời trong - đục vẫn đa mang

Tôi nợ tôi tuổi đá mòn hồn cũ
Mấy ngàn năm võng nặng gánh nợ Người 
Trong tâm thức nghe tiếng đời vần vũ
Tôi tự ru mình khúc hát ngu ngơ

Tôi nợ tôi mặt trời lên khát vọng 
Bước chân buồn trèo hun hút vực sâu 
Tìm an nhiên giữa dòng đời biến động 
Tôi khóc cho mình -
                                    khô hạn những dòng sông!

          Lê Viết Hòa(Lê Vân)
                                          

">

Chảy qua đời tôi

 - Đó là chia sẻ của ông Trịnh Ngọc Toàn - Chủ tịch hội đồng Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hải Phòng tại hội thảo khoa học “Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập” diễn ra ngày 15/2 tại Hải Phòng.

{keywords}

Ông Trịnh Ngọc Toàn - Chủ tịch hội đồng Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hải Phòng - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thảo

Báo cáo về thực trạng và mô hình hoạt động của trung tâm, ông Toàn cho biết: “Một trong những rào cản lớn của giáo dục hòa nhập là nhận thức của cộng đồng hiện nay chưa hiểu đúng và đầy đủ về vai trò của giáo dục hòa nhập. Từ đó dẫn đến trách nhiệm của xã hội đối với trẻ khuyết tật còn thấp và dừng lại ở quan điểm hỗ trợ trẻ khuyết tật theo hướng tiếp cận nhân đạo, mà chưa coi đó là quyền mặc nhiên của trẻ khuyết tật”.

Ngoài ra, một rào cản lớn của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, theo ông, lại xuất phát từ chính cha mẹ, người thân của các em. “Đó là sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan của cha mẹ trẻ khuyết tật trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện để can thiệp sớm, nhất là đối với những trẻ khuyết tật về phát triển”.

Trong khi đó, cũng tại hội thảo, theo chia sẻ của Giáo sư Manabu Kuroda tới từ ĐH Ritsumeikan, Kyoto, Nhật Bản, việc kiểm tra, chẩn đoán sức khỏe của trẻ em nước này trong những năm đầu đời rất được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Trong suốt 4 năm đầu đời, trẻ được kiểm tra tất cả 4 lần cả về sức khỏe thể chất lẫn tâm thần miễn phí hoặc với chi phí rất thấp (400 yên/ lần tương đương 80 nghìn đồng).

Để phát hiện sớm và hỗ trợ kịp thời trẻ em khuyết tật, Nhật Bản áp dụng nguyên tắc 3 “không”: không bỏ qua kiểm tra sức khỏe và thể chất (tỷ lệ kiểm tra là 95%), không bỏ lỡ chẩn đoán khuyết tật, không chậm trễ hỗ trợ cho trẻ và gia đình. Những trẻ được phát hiện có dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi suốt cuộc đời và xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân.

{keywords}

Giáo sư Manabu Kuroda tới từ ĐH Ritsumeikan, Kyoto, Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm và mô hình giáo dục đặc biệt của nước này. Ảnh: Nguyễn Thảo

Với nỗ lực nhằm giúp phát hiện sớm trẻ khuyết tật, đặc biệt là đối tượng trẻ khuyết tật phát triển (tự kỷ, trẻ có vấn đề về hành vi như tăng động giảm tập trung, trầm cảm…) – một dạng khuyết tật khá phổ biến hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hải Phòng dự kiến sẽ thực hiện sàng lọc miễn phí phát hiện sớm trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2017.

Bên cạnh đó, ông Trịnh Ngọc Toàn cũng đề xuất xây dựng mô hình can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trong trường học. Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường và trung tâm. Theo đó, trung tâm sẽ tổ chức việc đánh giá, chẩn đoán và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ phù hợp với mức độ và dạng tật của từng trẻ.

Căn cứ vào kế hoạch giáo dục cá nhân, trẻ sẽ được can thiệp cá nhân (một cô một trẻ) theo giờ tại chính phòng hỗ trợ chuyên biệt của trường do các chuyên gia can thiệp. Đồng thời trẻ sẽ được học hòa nhập tại các lớp học bình thường với sự hỗ trợ của các giáo viên đã được bồi dưỡng về chuyên môn giáo dục hòa nhập. Mô hình này dự kiến được thực hiện thí điểm từ 6 tháng đến 1 năm, bắt đầu từ năm 2017.

{keywords}

Hội thảo khoa học “Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập” có sự tham gia của đại diện các Sở, Khoa Giáo dục đặc biệt của ĐH Sư phạm Hà Nội, Viện Giáo dục sớm Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thảo

Chia sẻ về hệ thống hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật ở Nhật Bản, GS Manabu Kuroda cho biết, trẻ khuyết tật ở nước này đến trường đạt tỷ lệ 100% từ năm 1979, nhưng tỷ lệ đó không đạt được như vậy đối với người khuyết tật có việc làm và tham gia vào xã hội.

Ở Nhật Bản, nơi làm việc cho người khuyết tật rất hạn chế, đặc biệt ngày càng khó với những công ty tư nhân. Số lượng người khuyết tật có việc làm là hơn 453 nghìn người trên tổng số 7,4 triệu người khuyết tật ở Nhật Bản. Một số công việc mà người khuyết tật thường làm là: làm vườn, bán hàng, nấu và chuẩn bị cơm hộp, làm bánh…

“Tuy vậy, giáo dục hòa nhập ở Nhật Bản cũng đang gặp những khó khăn như Việt Nam. Một trong số đó là việc giáo viên chưa có nhiều cơ hội nâng cao nhận thức và chuyên môn. Nhiều giáo viên Nhật Bản vẫn còn hiểu biết rất thấp về phương pháp hỗ trợ cho trẻ khuyết tật” – GS Manabu Kuroda nói.

Ngoài ra, theo ông, giáo dục hòa nhập nên có sự phối hợp giữa hệ thống chính sách, phúc lợi xã hội, y tế và các nhà giáo dục.

Theo số liệu điều tra về nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật do Bộ GD-ĐT thực hiện vào năm 2005 tại 8 vùng kinh tế-xã hội trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ khuyết tật chiếm khoảng 1,18% dân số và chiếm khoảng 3,47% dân số cùng độ tuổi. Trong đó, trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%, trẻ khuyết tật trí tuệ 27%, trẻ khuyết tật vận động 20%, trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%, khiếm thính 12,43%, khiếm thị 12%, các loại khuyết tật khác 7%, trẻ đa tật chiếm 12,62%. Nguyên nhân gây khuyết tật của trẻ em: bẩm sinh chiếm 72,38%, do bệnh chiếm 24,34%, do tai nạn chiếm 3,93%, trong khi sinh 2,28%.

  • Nguyễn Thảo
">

Gia đình là rào cản lớn của giáo dục trẻ khuyết tật

友情链接