Mạnh A Tường và 3 người con trai thiểu năng Thế nhưng, Mạnh A Tường không thích ai trong số đó, bà chỉ cảm mến anh họ mình. Bố mẹ bà cũng rất hài lòng về người anh họ này. Những cuộc hôn nhân cận huyết là điều rất bình thường ở những năm 1930. Vì vậy, ở tuổi 14 bà đã lấy chồng.
Không lâu sau khi kết hôn, Mạnh A Tường sinh được cậu con trai cả là Lạc Kiến Thuỵ. Cậu bé từ lúc mới sinh đã ít khóc nhưng vợ chồng bà coi đó là dấu hiệu thông minh. Khi con trai lớn lên, hai vợ chồng mới phát hiện ra có điều gì đó không ổn. Đứa trẻ không chạy nhảy nói chuyện như bạn bè cùng trang lứa.
Mặc dù cậu bé được chạy chữa khắp nơi nhưng vô ích. Lúc 6-7 tuổi cậu bé vẫn chưa biết những kỹ năng sống cơ bản nào, luôn ngồi một mình trong sân, trông rất đáng thương.
Người thân khuyên Mạnh A Tường sinh thêm đứa con để anh em nương tựa vào nhau. Sau đó, đứa con trai thứ hai của bà chào đời. Đáng buồn thay, cậu con trai thứ 2 cũng giống như anh cả.
Nhìn 2 đứa con, vợ chồng bà khóc lóc không biết bao nhiêu lần. Áp lực cuộc sống cũng dần tăng lên khi phải chăm sóc 2 đứa con bị thiểu năng.
Vợ chồng bà vẫn hy vọng sẽ sinh được đứa con bình thường. Kết quả là bà sinh thêm 2 đứa con trai và 3 cô con gái.
Điều khiến họ đau lòng là trí tuệ của cậu con trai thứ 3 vẫn có vấn đề, chỉ có cậu con trai thứ 4 là bình thường nhưng vóc dáng lại thấp bé hơn những đứa trẻ khác.
Điều duy nhất khiến vợ chồng Mạnh A Tường vui mừng là cả 3 cô con gái đều bình thường, sau này sẽ không lo lắng về việc kết hôn.
Vợ chồng Mạnh A Tường ra sức làm lụng để nuôi 7 người con. Khi các cô con gái lớn dần, họ giúp đỡ bố mẹ nhiều nhưng rồi cũng lần lượt đi lấy chồng.
Sống sót trong khó khăn
Vào những năm 1970, vợ chồng Mạnh A Tường đã gần 50 tuổi, sức khỏe kém dần nhưng vẫn vất vả nuôi 4 đứa con.
Từ một người không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, giờ đây bà không dám nghỉ ngơi ngày nào. Bà sợ rằng nếu có chuyện gì xảy ra, không biết các con phải sống như thế nào.
Lúc bà 70 tuổi, cô con gái lớn nhất không may mất sớm khiến bà rất đau buồn. Cũng vào thời điểm này, chồng bà qua đời do một tai nạn.
Chứng kiến cảnh người thân lần lượt qua đời, bà hạ quyết tâm chỉ cần còn sống ngày nào sẽ không để con mình phải chết đói.
Bà dạy con cách tự nấu ăn nếu chẳng may mình qua đời Cậu con trai thứ 4 thấy mẹ vất vả đã đề nghị ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập, gia đình cũng bớt đi một miệng ăn. Cậu con trai này tên là Lạc Kiến Cửu, dù trưởng thành nhưng cao chưa tới 1m6, nặng 40kg.
Năm 2010, Mạnh A Tường đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe ngày càng sa sút, tưởng chừng như sắp không qua khỏi. Bà thường tự hỏi bản thân, nếu mình qua đời, 3 đứa con trai thiểu năng sẽ sống ra sao?
Bà sợ nếu gửi những đứa con không bình thường của mình đến trung tâm bảo trợ sẽ chỉ gây phiền phức cho người khác nên quyết định tự mình chăm sóc. Nghĩ đi nghĩ lại, bà cảm thấy tốt nhất nên tiết kiệm thực phẩm để dành cho con sau khi mình qua đời.
Cuối đời vẫn không ngừng lo lắng cho con
Ở tuổi ngoài 80, Mạnh A Tường vẫn ngày ngày làm lụng và để dành đồ ăn cho con. Để bảo quản gạo không bị hỏng, bà để nguyên thóc chưa xay. Ngoài ra, bà sống rất đạm bạc, mỗi ngày chỉ ăn 1-2 bát cơm, phần còn lại để dành.
Hai cô con gái xót mẹ nên thường mang đồ ăn tới cho bà. Hàng xóm cũng thường xuyên cho bà nhiều thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thực phẩm làm sao 3 đứa con của bà có thể sống sót. Bà suy nghĩ rất lâu cuối cùng dạy 3 đứa con kỹ năng sống, ít nhất là phải biết nấu ăn.
Trong 3 đứa con thiểu năng, đứa con trai thứ 2 – Lạc Kiến Tả là người ít ngốc nhất nên bà chọn cậu để dạy nấu ăn.
Lạc Kiến Tả mất rất nhiều thời gian mới học được những việc đơn giản như rửa rau, thái rau chứ chưa nói đến việc nhóm lửa nấu ăn. Bà kiên nhẫn dạy đi dạy lại cho con mình tới khi con học được.
Sau khi học nấu ăn, bà tiếp tục lo lắng con sẽ không biết nấu ăn khi nào, dù sao thì những đứa trẻ ngốc không biết xem thời gian.
Vì vậy, bà dạy con trai nấu ăn bằng cách nhìn Mặt trời. Cậu sẽ làm bữa sáng khi Mặt trời ló dạng, làm bữa tối khi Mặt trời lặn và đi ngủ. Lạc Kiến Tả nấu ít nhất 2 bữa/ngày để cả nhà không bị chết đói.
Ngoài nấu ăn, Mạnh A Tường còn dạy con trai thứ 2 một số kỹ năng sống như giặt quần áo, làm công việc đồng áng đơn giản, v.v. Bà hy vọng cậu có thể học được nhiều hơn.
Những năm cuối đời, Mạnh A Tường đã để dành được gần nghìn cân lúa, một ít ngô, vài con gà và một con bò ở nhà. Lạc Kiến Tả cũng có thể hoàn thành những việc nhà đơn giản, chăm sóc anh em mình một cách cơ bản.
Bằng cách này, bà cuối cùng cũng có thể cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng về những gì sẽ xảy ra với các con sau khi mình qua đời.
Sau khi bà qua đời, chỉ còn 3 người con nương tựa nhau mà sống Năm 2016, Mạnh A Tường đổ bệnh. Người con thứ 4 đi làm bên ngoài vội vã về nhà để tiễn mẹ lần cuối.
Trong giai đoạn cuối đời, bà luôn dặn dò con trai út: “Hãy chăm sóc tốt cho các anh của con. Các anh có thể sống sót hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con”.
Vào tháng 7/2016, Mạnh A Tường 92 tuổi qua đời. Cậu con trai thứ 4 thay mẹ chăm sóc các anh.
Trên thực tế, cho dù Mạnh A Tường không chuẩn bị nhiều đồ ăn cho con mình, các con của bà cũng không lo chết đói. Chính quyền địa phương đã xin trợ cấp cho gia đình bà.
Không lâu sau cái chết của người mẹ, cậu con trai cả cũng qua đời vì bạo bệnh. Hiện tại, còn 3 anh em nương tựa nhau mà sống qua ngày.
Câu chuyện của Mạnh A Tường khiến nhiều người xót xa. Đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đáng lẽ bà và các con có thể nhờ xã hội giúp đỡ nhưng bà chỉ chọn con đường tự lực cánh sinh.
Dù tuổi đã rất cao nhưng bà vẫn muốn con mình tự sống sót thay vì dựa dẫm vào người khác. Tình yêu của người mẹ như bà thật quá cao thượng.
Con trai nghe vợ chiếm sổ đỏ, mẹ già 80 tuổi xót xa đâm đơn kiện Trong ngôi nhà lụp xụp, người mẹ 80 tuổi nhiều lần rơi nước mắt. Bà ước mình chưa từng có mảnh đất mặt đường để mẹ con không rơi vào cảnh đau lòng." alt="Cụ bà 92 tuổi trước khi chết vẫn cố chuẩn bị thức ăn cho 3 người con thiểu năng" width="90" height="59"/>