- Do mưa gió trong cơn bão số 9, nhiều chung cư ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng thấm dột, nước tràn vào căn hộ, hành lang và tầng hầm khiến cuộc sống cư dân bị ảnh hưởng.Đại gia bạo gan kiện lãnh đạo huyện đòi xin lỗi
Bắt “ông trùm” phân lô vì bán 1 lô đất cho nhiều người
Tại chung cư The Easter City (6B đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư, nhiều căn hộ bị nước thấm ướt hết cả phòng khách và phòng ngủ.
Còn bên ngoài hành lang, nước cũng ngập lênh láng, cư dân phải dùng các vật dụng để thấm, múc nước đổ đi.
Tại chung cư Jamona City (đường Đào Trí, phường Phú Thuận, quận 7), nhiều cư dân bức xúc vì nước nước liên tục tràn vào căn hộ qua cửa sổ, trong cơn mưa. Ngoài hành lang cũng lênh láng nước.
Thậm chí nước còn thấm qua hệ thống điện, chảy vào nhà. Mặc dù, dự án này mới được bàn giao khoảng 2 năm nay.
Nhiều cư dân ở chung cư Sunview Town (Thủ Đức) do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư, cũng kêu trời vì nước mưa tràn qua khe cửa sổ chảy vào nhà.
Chung cư Citi home (quận 2), do Công ty cổ phần Kiến Á làm chủ đầu tư, tại một số tầng ở block A bị nước mưa tràn vào. Các cư dân phải thay phiên nhau lau dọn liên tục để tránh nước chảy tràn vào nhà và thang máy.
Còn tại chung cư Carina Plaza (quận 8) cũng bị nước hắt vào hành lang và có nguy cơ tràn vào thang máy. Ban quản lý chung cư đã cho chuyển toàn bộ thang máy lên tầng cao nhất để đảm bảo an toàn, yêu cầu cư dân tạm thời đi thang bộ. Các nhân viên của ban quản lý đã phải cả đêm lau dọn, vệ sinh các tầng.
Mạnh Đức
Bộ công an vào cuộc vụ khách hàng tố bán trùng căn hộ
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc, kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về việc một căn hộ bán cho nhiều người, xảy ra tại chung cư La Bonita.
" alt="Dân chung cư khốn khổ vì thấm dột do bão số 9"/>
Dân chung cư khốn khổ vì thấm dột do bão số 9
Sự kiện được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2013 – 2020.Sau 7 năm triển khai, có 58 nhiệm vụ đã được phê duyệt và triển khai, trong đó có 55 đề tài và 03 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí thực hiện là hơn 311 tỷ đồng. Toàn bộ 58 đề tài, dự án triển khai trong Chương trình đã được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu được điều tra và khảo sát thực tiễn với các phương pháp, cơ sở vật chất và cách tiếp cận phong phú, đa dạng và hiện đại, phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ.
Cùng đó, có 21 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí truệ; 11 sản phẩm được công nhận độc quyền sáng chế; 5 sản phẩm được thương mại hóa. Hơn 20.000 đơn vị sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng được sản xuất thử nghiệm theo quy chuẩn. 42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khác với các chương trình điều tra cơ bản hay các chương trình nghiên cứu cơ bản, Chương trình Tây Bắc mang tính chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành. Các kết quả của Chương trình giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn hiện nay, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ và tổ chức triển khai các công nghệ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cung cấp ngay các giải pháp cho giảm thiểu thiệt hại và ứng phó với tai biến thiên nhiên và xã hội ngày một tăng.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc chia sẻ: “Được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2020, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực, kinh tế, xã hội bền vững theo hướng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc”.
|
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao một số kết quả mà Chương trình đã đạt được từ 55 đề tài và 3 dự án thử nghiệm sản xuất phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; các mô hình sinh kế, nuôi trồng, chế biến, sản xuất kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,… đã được nghiên cứu và chuyển giao tới một số ban, bộ, ngành, 14 tỉnh và các doanh nghiệp trong vùng Tây Bắc.
Tuy nhiên, theo ông Bình, mặc dù có sự đầu tư khá tốt cho nghiên cứu ở giai đoạn 2013-2020, nhưng một số nghiên cứu vẫn còn mang tính hàn lâm; hiểu biết về vùng chưa hoàn toàn sâu sắc; các mô hình được xây dựng và triển khai tại vùng chưa có đủ thời gian để phát huy hết các giá trị; chưa đủ thời gian và nguồn lực tài chính để triển khai xây dựng các dự án chuyển giao có sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp theo hướng vùng và liên kết vùng. Những nhiệm vụ trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp đã và đang triển khai cần có thêm thời gian để tiếp tục phát triển và mở rộng, phát huy giá trị của các đóng góp khoa học và công nghệ.
“Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học, công nghệ và văn hóa đã trở thành những nguồn lực trực tiếp và quan trọng bậc nhất của sự phát triển nhanh và bền vững của tất cả các quốc gia, dân tộc, vùng và địa phương. Tương tự như vậy đối với nước ta, nhất là đối với vùng Tây Bắc, để tìm ra lời giải tối ưu, hài hòa cho các bài toán phát triển; để phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến thì lựa chọn duy nhất là phát huy nguồn lực trí tuệ và nguồn lực con người, tức là dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ và văn hóa”, ông Bình nhấn mạnh.
Hải Nguyên
Lĩnh vực Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 401 – 500 thế giới
Tổ chức xếp hạng đại học Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc) vừa công bố bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất thế giới theo lĩnh vực năm 2020. Theo đó, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 401 – 500, đứng thứ 1 tại Việt Nam.
" alt="Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc"/>
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc
- Sở Xây dựng Hà Nội vừa công khai danh sách 9 chủ đầu tư trên địa bàn TP chưa thực hiện nghiêm túc về việc bàn giao quỹ bảo trì 2% phần sở hữu nhà chung cư cho Ban quản trị nhà chung cư năm 2018.>> Chuyện ngược đời ở chung cư Văn Phú Victoria: Cư dân ‘khóc ròng’ vì ban quản trị
Dự án của Hải Phát liên tục ‘nổi sóng’ vì hàng loạt bất cập
Theo Văn bản số 348/TB-SXD (QLN) của Sở Xây dựng Hà Nội, để tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng, hạn chế những tranh chấp, khiếu kiện giữa chung đầu tư và ban quản trị nhà chung cư, Sở Xây dựng đã có báo cáo UBND TP đề nghị ban hành văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao đẩy đủ kinh phí bảo trì cho ban quản trị.
Cụ thể, 9 công trình có dấu hiệu “chây ỳ” quỹ 2%, gồm:
STT | Chủ đầu tư | Dự án | Địa chỉ |
1 | Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) | Dự án xây dựng nhà chung cư CT1 khu nhà ở Trung Văn | Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm |
2 | Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ba Đình số 1 | Nhà chung cư CT5AB khu đô thị Văn Khê | Phường La Khê, quận Hà Đông |
3 | Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà | Cụm nhà chung cư Bắc Hà C14 | Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm |
4 | Liên danh Công ty Cổ phần ĐT Kinh doanh và phát triển Hạ tầng Phúc Hà - Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Nam (Vinaconi) | Chung cư Nam Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông | Phường Phúc La, quận Hà Đông |
5 | Công ty Cổ Phần Cơ khí xây dựng số 18 (COMBA 18) | Chung cư Westa | Phường Mộ Lao, quận Hà Đông |
6 | Công ty Cổ phần xây dựng số 1 sông Hồng | Chung cư CT3 Trung Văn | Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm |
7 | Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 | Chung cư Hemisco | Phường Phúc La, quận Hà Đông |
8 | Công ty Cổ phần Sông Đà 1 | Chung cư CT4, khu đô thị Văn Khê | Phường La Khê, quận Hà Đông |
9 | Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 - Vinaconex | Tòa tháp C1 - VC2 Golden Silk khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ | Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai |
Ông Nguyễn Chí Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2018 Sở Xây dựng đã có báo cáo UBND TP đề nghị ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư trên bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị. Nhưng đến thời điểm này, các chủ đầu tư vẫn chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định trong việc bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị.
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
|
Cư dân cụm chung cư C14 Bắc Hà (Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) căng băng rôn “đòi” chủ đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà trả quỹ bảo trì 2%. |
Tại chỉ thị này, lãnh đạo Chính phủ chỉ ra một số bất cập trong công tác quản lý nhà chung cư như tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến tổ chức hội nghị nhà chung cư, ban quản trị, chọn đơn vị quản lý vận hành, tính diện tích chung - riêng, sử dụng quỹ bảo trì, phòng cháy chữa cháy... làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương và tạo dư luận không tốt trong cư dân.
Liên quan đến tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi quỹ, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng khoản kinh phí này trái quy định.
Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi nghiêm trọng trong quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định pháp luật.
Thực tế đây cũng là những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất thời gian qua tại nhiều dự án ở Hà Nội, từ chung cư giá rẻ cho đến cao cấp. Tại nhiều chung cư, cư dân căng băng rôn, xuống đường “đòi” chủ đầu tư trả quỹ bảo trì. Như chung cư cao cấp Hòa Bình Green City 505 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư, Chung cư Star City 81 Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) do liên danh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại VNECO Hà Nội (VNECO) làm chủ đầu tư chủ đầu tư…
Trước đó, trong một báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng chỉ ra 8 loại tranh chấp chung cư cơ bản, trong đó có tới 36% tranh chấp liên quan đến phí bảo trì (trên 108 dự án có tranh chấp). Có thể kể đến như tại Hà Nội: chung cư Hateco Hoàng Mai, Star City 81 Lê Văn Lương, 310 Minh Khai, Hồ Gươm Plaza…. Tại TP. HCM: dự án Hoàng Anh River View, chung cư Khánh Hội 2, chung cư The Morning Star, chung cư Investco-Babylon, New Sài Gòn…
Hồng Khanh
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi chiếm dụng phí bảo trì chung cư trái quy định pháp luật.
" alt="Hà Nội bêu tên nhiều ông lớn ‘chây ỳ’ quỹ bảo trì chung cư"/>
Hà Nội bêu tên nhiều ông lớn ‘chây ỳ’ quỹ bảo trì chung cư