Làm thế nào để vay mua nhà một cách thông minh, không bị các khoản nợ ngân hàng đè nặng lại là cả một “nghệ thuật”.Người Việt xưa nay đều quan niệm “an cư rồi mới lạc nghiệp”. Vì thế mà có được một ngôi nhà luôn là ước muốn của nhiều người, nhất là những cặp vợ chồng lập nghiệp ở thành thị. Nhưng đáng buồn là xét trên mặt bằng chung thu nhập và giá nhà hiện nay thì việc mua một căn nhà là chuyện vô cùng khó với nhiều gia đình trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện có nhiều phương án để người dân nếu chưa tích cóp đủ tiền để mua một ngôi nhà hay căn hộ vẫn có thể mua được, trong đó phổ biến nhất là việc vay ngân hàng mua nhà. Song làm thế nào để vay mua nhà một cách thông minh và không bị các khoản nợ ngân hàng đè nặng lại là cả một “nghệ thuật”. Dưới đây là những bí quyết vay mua nhà giúp bạn có thể dễ thở hơn, không phải lo làm được bao nhiêu dốc hết trả nợ hay có khi suốt đời là con nợ.
Đừng mua nhà kiểu "tay không bắt giặc"
Về lý thuyết, các ngân hàng có thể cho vay tới 70-80% giá trị căn nhà. Như vậy ít nhất bạn phải đang có sẵn 20-30% số tiền trong tay. Thế nhưng, hiện không ít người Việt sẵn sàng mua nhà khi trong tay chẳng có đồng nào.
|
Làm thế nào để vay mua nhà một cách thông minh và không bị các khoản nợ ngân hàng đè nặng lại là cả một “nghệ thuật”. |
Vợ chồng anh Nam (Thanh Xuân – Hà Nội) cưới nhau được hơn 1 năm rưỡi, số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng chỉ khoảng hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng 2 anh chị vẫn liều lĩnh thế chấp sổ đỏ căn nhà của bố mẹ anh Nam trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng ở quận nội thành để vay ngân hàng 1,2 tỷ đồng mua một miếng đất để sau này xây cất nhà. Để vay được mức này, vợ chồng anh Nam được nhân viên tín dụng ngân hàng tư vấn cách khai và chứng minh 2 vợ chồng có tổng thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng, trong khi thực tế thu nhập của 2 vợ chồng anh mỗi tháng chỉ khoảng 23-24 triệu đồng.
Cán bộ tín dụng một ngân hàng phân tích, không nên tự tin đi vay nếu chỉ có tài sản thế chấp tốt bởi quan trọng là phải có phương án trả nợ hiệu quả. Thực tế, sau chỉ 2 năm vay nợ, đẻ thêm một con, mỗi tháng phải trả cả lãi lẫn gốc khoảng 17-18 triệu đồng cho ngân hàng, vợ chồng anh Nam thực sự thấy đuối và căng bởi sau khi trừ tiền trả ngân hàng, cả 2 vợ chồng chỉ còn khoảng 5-7 triệu để chi tiêu. Vì lẽ đó, vợ chồng anh đã rao bán miếng đất để tính phương án thanh lý khoản vay với ngân hàng do không thể kham nổi, dù miếng đất đó rao bán thời điểm này không hề được giá.
Do đó, "tỷ lệ vàng" khi đi vay theo các chuyên gia tài chính là khoảng 30-40% giá trị ngôi nhà, nhằm đảm bảo bạn vẫn còn dư dả tiền sinh hoạt cũng như không rơi vào "bẫy lãi suất" khi đi vay. Nếu muốn vay quá 50% giá trị ngôi nhà, thu nhập của hai vợ chồng phải "mạnh", miễn sao tổng chi phí trả lãi ngân hàng không chiếm quá 40% thu nhập tháng.
Vay mua rồi cho thuê lại chính căn nhà đó
Rất nhiều người đã áp dụng cách này để giảm áp lực trả nợ ngân hàng khi mua nhà nhưng chỉ dành cho ai may mắn có thể ở tạm nhà bố mẹ một thời gian hoặc mua căn nhà rộng với nhiều phòng trống.
Như trường hợp của Trường, một hướng dẫn viên du lịch 30 tuổi tại TP HCM. Do đặc thù công việc phải thường xuyên đi công tác, Trường vay ngân hàng mua một căn hộ ở Quận Tân Bình nhưng lại không ở mà vẫn cùng vợ và con gái sống tạm nhà bố mẹ trong 3 năm.
"Ở nhờ bố mẹ, vừa để những lúc tôi đi vắng, vợ con có chỗ nhờ cậy, vừa giải quyết bài toán kinh tế trả nợ ngân hàng. Mỗi tháng cho thuê lại căn hộ kia chúng tôi cũng có thêm gần 4 triệu để trả bớt nợ ngân hàng", Trường chia sẻ.
Sau 3 năm, dù vẫn còn nợ ngân hàng nhưng vợ chồng Trường đã về căn nhà của mình sinh sống bởi số tiền lãi phải trả không còn nhiều do khoản vay tính theo dư nợ thực tế.
Ngay cả khi không may mắn được ở nhờ bố mẹ một vài năm, bạn vẫn có thể cho thuê lại một hoặc vài phòng trong căn hộ của mình để có thêm thu nhập, bớt gánh nặng trả nợ ngân hàng. Cách này bạn có thể tham khảo bởi khá nhiều người đã làm và thành công.
Cố gắng hết sức để tất toán trước hạn
Món nợ làm bạn mệt mỏi hơn, nhưng nó cũng là động lực giúp bạn cố gắng hơn trong công việc. Nó giúp bạn làm việc không ngừng, từ đó gặt hái những thành công ngoài mong đợi.
Bên cạnh đó, bạn nên nghiên cứu kỹ điều khoản tất toán trước hạn khi vay ngân hàng vì phần lớn khách hàng không cần sử dụng hết thời gian vay ban đầu để trả nợ. Chính nhờ những “thành công ngoài mong đợi” mà bạn nhận được trong quá trình cố gắng phấn đấu để trả nợ, đã giúp bạn có những khoản thu nhập phát sinh ngoài dự tính. Lời khuyên cho bạn là đừng tiếc chi phí trả nợ trước hạn (khoảng 2 – 4% tùy chính sách từng ngân hàng và thời gian trả trước hạn). Đừng nên gửi tiết kiệm khi bạn vẫn đang nợ vì lãi suất tiết kiệm bạn nhận được chỉ bằng một phần nhỏ khoản lãi bạn phải trả cho số nợ của mình. Hãy trả nợ càng sớm càng tốt.
Chọn các chương trình ưu đãi từ ngân hàng để quyết định vay
Các chương trình ưu đãi vay mua nhà của ngân hàng hiện nay đa phần tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá của các dự án nhà cụ thể qua chương trình hợp tác giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Việc lựa chọn các chương trình ưu đãi giúp khách hàng giảm bớt đáng kể các khoản phải trả.
Soi kỹ hợp đồng vay vốn
Trước khi đặt bút ký hợp đồng vay mua nhà, phải luôn nhớ giới hạn mức độ tối đa mà khả năng tài chính và trả nợ của mình cho phép. Hãy lên kế hoạch thanh toán trong tương lai và cân nhắc điều chỉnh giữa thu nhập và nhu cầu tài chính sắp tới, đặc biệt lưu ý sự thay đổi lãi suất cho vay.
Rất nhiều người đã lâm vào cảnh khổ sở, chắt bóp chi tiêu khi lãi suất biến động mạnh hồi như năm 2012 khiến số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng bỗng tăng vọt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Thời điểm này, các ngân hàng đều khá linh hoạt cho khách hàng lựa chọn phương thức trả nợ như trả lãi + gốc hàng tháng, hoặc theo quý, song chỉ có ít ngân hàng đưa ra được giải pháp duy trì sự ổn định cho khách hàng. Khách mua nhà có thể chọn hình thức cố định số tiền phải trả hàng tháng dù lãi suất cho vay biến đổi. Điều này giúp khách hàng chủ động kế hoạch tài chính và tránh chịu những tác động không muốn trong trường hợp lãi suất biến động mạnh.
Tận dụng vay người thân, bạn bè
Nếu là một người uy tín, bạn có thể hỏi vay người thân, bạn bè để đỡ đần một phần thay vì vay tất cả từ ngân hàng bởi thông thường, những món nợ này có thể được cho vay lãi suất thấp hoặc thậm chí miễn phí. Tuy nhiên, khác với vay ngân hàng, vay người quen bạn sẽ gặp một áp lực vô hình khác về thời gian trả nợ. Bất cứ lúc nào người đó cũng có thể cần tiền và đòi bạn thanh toán gấp.
Thủ tục cần thiết khi vay mua nhà tại ngân hàng: - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng) - Hợp đồng mua bán nhà có công chứng/ Chứng thư định giá - Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn khác phù hợp với mục đích vay mua nhà hoặc vay bù đắp tài chính. - CMND/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú của người vay và của bên bảo lãnh - Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân - Giấy tờ chứng minh thu nhập - Giấy tờ về tài sản bảo đảm (Nếu có) |
Theo Kiến thức
Ngân hàng ngừng cho vay mua nhà dự án, thị trường BĐS sẽ ra sao?" alt="Bí quyết vay mua nhà để không phải lo nợ 'đè đầu cưỡi cổ'"/>
Bí quyết vay mua nhà để không phải lo nợ 'đè đầu cưỡi cổ'
Tôi muốn kiện người này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có được không? Hiện tại tôi đang giữ những tờ đơn cho vay chính người này ký nhưng trong đó không ghi mức lãi 5% cho vay mà đây chỉ là thỏa thuận ngoài miệng.Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mức lãi suất cho vay như sau:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
|
Ảnh minh họa |
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Như vậy, mức lãi suất bạn cho vay là 5%/tháng tức 60%/năm đã vượt quá mức lãi suất theo quy định pháp luật là 20%/năm. Mặc dù mức lãi suất này không ghi trong hợp đồng tuy nhiên với việc thỏa thuận bằng miệng thì hợp đồng cũng đã được giao kết. Và do vậy, mức lãi suất vượt quá sẽ không được Toà án chấp nhận.
Thứ hai, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trường hợp 1 tại điều 174 Bộ luật hình sự có quy định:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp người yêu của bạn có mục đích gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn ngay từ đầu thì hành vi này có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định nêu trên.
Trường hợp thứ hai, có cứ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm, bạn có thể viết đơn tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trong trường hợp làm đơn tố cáo, bạn cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chồng vay tiền tỉ, vợ tá hỏa khi bị đòi nợ
- Chồng tôi ham chơi vay tiền tiêu xài, tôi không hề hay biết. Hiện tại số tiền cả gốc cả lời lên đến 1 tỷ đồng.
" alt="Cho vay nặng lãi khó lòng đòi nợ"/>
Cho vay nặng lãi khó lòng đòi nợ