Ảnh AT
名 称必填
邮 箱选填
网 址选填
Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng rất nhanh, 420% trong 15 năm (Ảnh: BTC).
Thạc sĩ Lâm cũng chỉ ra một loạt bệnh liên quan đến việc sử dụng thường xuyên đồ uống có đường. Đó là thừa cân, béo phì, tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, sâu răng, gút…
"Tỷ lệ thừa cân béo phì và tiểu đường túyp 2 đang tăng nhanh ở Việt Nam. Tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành đã tăng gần gấp đôi từ 4,1% lên 7,1% từ năm 2015 tới năm 2021. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% lên 19% chỉ trong vòng 10 năm (2010-2020)", Thạc sĩ Lâm phân tích.
Vì thế, việc áp thuế nước giải khát có đường nhằm giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. Áp thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng tăng giá bán, từ đó giảm sử dụng, giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong, qua đó bảo vệ sức khỏe người dân.
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra mức thuế suất 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán với mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ.
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng, mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai.
Trong khi đó, WHO khuyến cáo để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giá bán lẻ đồ uống có đường cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất tiêu thụ đặc biệt trên giá xuất xưởng, nhập khẩu phải là 40%.
Vì thế, Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).
Vì sao cần phải áp thuế với nước giải khát có đường?
Nhiều ý kiến cho rằng tại sao chỉ áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường mà không áp thuế với các sản phẩm khác như bánh, kẹo… cũng có đường.
Về vấn đề này, PGS.TS Trương Thị Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), cho biết, lý do chọn nước giải khát có đường vì nó đóng góp tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người lớn và 40% lượng đường tự do tiêu thụ ở thanh thiếu niên.
Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng, có những khu vực có tới 25% người dân tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá khuyến nghị. Trong đó, đóng góp của đồ uống có đường rất lớn.
PGS.TS Trương Thị Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) (Ảnh: N.P).
"Với các sản phẩm khác như trà chanh vỉa hè, bánh ngọt…, chúng ta đang tiếp tục truyền thông để người dân hạn chế sử dụng, hạn chế ăn đồ ngọt…
Chính phủ dùng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, với các lĩnh vực khác việc thực hiện phải có lộ trình, dần dần đưa các mặt hàng vào chịu thuế", PGS Mai nói.
Bên cạnh đó, không giống như đường ở dạng rắn (như đường trong bánh, kẹo, socola…), đường dạng lỏng (như trong nước giải khát, đồ uống có đường) có hại nhiều hơn với cơ thể.
Đường dạng lỏng được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách mà cơ thể phản ứng với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát dẫn tới dư thừa năng lượng.
Đường dạng lỏng được dung nạp nhanh do được gan hấp thụ nhanh hơn so với đường dạng rắn và làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây tăng huyết áp và viêm nhiễm.
Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan…
"Đồ uống có đường cung cấp lượng calo rỗng, nghĩa là chứa lượng calo cao nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Nó kích thích cảm giác thèm ăn các thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate và làm gia tăng cảm giác đói, giảm ngưỡng cảm giác no từ đó làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể", PGS Mai phân tích.
Đa số đồ uống có đường được thêm vào đường fructose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và gia tăng tình trạng thừa cân béo phì.
Ngoài ra, áp thuế với đồ uống có đường cũng không làm giảm việc làm. Lý do, thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng tăng sức mua với các loại đồ uống lành mạnh thay thế.
Điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế. Đồng thời, bù đắp cho việc giảm doanh thu của đồ uống có đường.
Tại Việt Nam, việc áp thuế đồ uống có đường là phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo ước tính, việc áp thuế cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 đến 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất.
WHO khuyến cáo nên tiêu thụ dưới 25gr đường tự do mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, 1 lon nước ngọt có ga 330ml cung cấp khoảng 35gr đường, cao hơn 10gr so với mức khuyến nghị, 1 chai nước cam ép 455ml cung cấp khoảng 61gr đường, cao gấp 2,5 lần so với mức khuyến nghị.
Như vậy, chỉ với 1 chai (hoặc 1 lon) đồ uống có đường được tiêu thụ 1 ngày đã là quá mức tiêu thụ khuyến nghị chưa kể lượng đường tiêu thụ từ các loại thực phẩm khác có chứa đường.
U lympho Hodgkin là một trong hai nhóm bệnh ác tính của tế bào lympho (Ảnh: Emedicinehealth).
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đưa ra một số yếu tố nguy cơ cao: Nhiễm EBV, suy giảm miễn dịch (sau ghép tạng, HIV…), bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis…) và yếu tố gia đình.
U lympho Hodgkin thường bắt đầu từ các hạch bạch huyết nằm ở phần trên của cơ thể. Một số các hạch bạch huyết trong các khu vực nhận thấy dễ dàng hơn, chẳng hạn như ở cổ, trên xương đòn, dưới cánh tay hoặc ở vùng háng.
Hạch bạch huyết phì đại trong khoang ngực cũng phổ biến. U lympho Hodgkin có thể lan ra ngoài các hạch bạch huyết hầu cũng như bất kỳ phần nào của cơ thể.
Triệu chứng cảnh báo u lympho Hodgkin
Triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc hiệu và thường có biểu hiện giống như tình trạng nhiễm khuẩn hơn là bệnh lý ác tính.
Khoảng 70% bệnh nhân có biểu hiện hạch to. Hạch thường mềm, di động hoặc cứng, di động khó khi có xơ hóa.
Một số bệnh nhân có biểu hiện ngoài da (Ảnh: VWH).
Hạch thường gặp ở vùng đầu cổ, trung thất, nách, bẹn, hạch sau phúc mạc, dưới cơ hoành…
Một số người bệnh có thể có gan hoặc lách to nhưng ít khi to nhiều. Khối trung thất hay gặp nhưng hầu hết không có biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp biểu hiện ban đầu ngoài hạch như: Da, đường tiêu hóa, não…
Ở giai đoạn muộn của bệnh, thường xuất hiện các biểu hiện chèn ép, xâm lấn của tổ chức Lympho. Có thể có thiếu máu, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết.
Biểu hiện toàn thân thường gặp là hội chứng B: sốt > 38 độ C không rõ nguyên nhân, giảm > 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, ra mồ hôi đêm.
Các giai đoạn tiến triển của u lympho Hodgkin
Giai đoạn I: Ung thư được giới hạn trong một vùng hạch bạch huyết hoặc một cơ quan duy nhất.
Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, ung thư ở hai hạch bạch huyết hoặc ung thư khác nhau trong một phần của mô hoặc một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Tuy nhiên, ung thư còn hạn chế một phần của cơ thể hoặc là ở trên hoặc dưới cơ hoành.
Giai đoạn III: Khi ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết cả trên và dưới cơ hoành, nó được coi là giai đoạn III. Ung thư cũng có thể trong một phần mô hoặc cơ quan gần các nhóm hạch bạch huyết hoặc trong lá lách.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tiến triển nhất của u lympho Hodgkin. Ung thư tế bào ở trong một vài phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô. Giai đoạn này u lympho Hodgkin không chỉ ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết mà cả các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như, gan, phổi hoặc xương.
Các bác sĩ tiến hành cấp cứu, mở lại đường mổ cũ, máu đã khô, thám sát bằng mắt vẫn không thấy kim đâu. Để tìm kim, kíp phẫu thuật phải miết khẽ ở bờ trên sụn và túi cùng kết mạc mi trên thấy hơn lợn gợn. Sau một hồi mò mẫm như thể “mò kim đáy bể”, kíp mổ mừng rỡ khi tìm thấy kim và lấy ra khỏi mắt bệnh nhân an toàn.
“Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi “mò kim” trong mắt các bệnh nhân sau khi họ phẫu thuật làm đẹp, khâu nhấn mi mắt. Tôi đếm ít nhất đã 4 lần trong thời gian gần đây, tôi làm công việc này” – bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt T.Ư) nói.
"Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng mọi người đều phải thận trọng, lựa chọn các dịch vụ phù hợp, tại cơ sở uy tín, được cấp phép. Bác sĩ phẫu thuật phải là người được đào tạo, có chứng chỉ, văn bằng hợp pháp...”.
Bác sĩ Hoàng Cương
评论专区