Yêu nhau mấy núi cũng leo
![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
Tin bài khác:
当前位置:首页 > Thế giới > Yêu nhau mấy núi cũng leo 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Vị tỷ phú này cũng sẽ nắm quyền kiểm soát số cổ phần còn lại của vợ cũ, cũng như được trao số lợi nhuận ở tờ báo uy tín The Washington Post mà ông đã mua lại với giá 250 triệu USD vào năm 2013, cùng với lợi nhuận của công ty du hành vũ trụ Blue Origin mà ông đang đầu tư vào.
Ngày 4/4, cặp vợ chồng này đã có thông báo chi tiết trên Twitter về vụ thương lượng tài sản, tuy nhiên không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về việc MacKenzie – người đã giúp gây dựng Amazon từ khi nó được thành lập vào năm 1994 – lại ra đi chỉ với 1/4 số tài sản sau 26 năm hôn nhân.
Sau Jeff, cổ đông lớn thứ 2 của Amazon là Tập đoàn Vanguard – người nắm giữ 30 triệu cổ phiếu, chiếm 5,6% cổ phần công ty. Với cách chia cổ phần này với vợ, Jeff vẫn nắm giữ số cổ phần nhiều gấp đôi cổ đông thứ 2.
Trên Twitter, người phụ nữ 48 tuổi này cho biết cô rất ‘biết ơn’ khi quá trình thương lượng đã kết thúc và ‘háo hức’ chờ đợi những ngày tháng tiếp theo.
Được biết, MacKenzie đã lập riêng một tài khoản Twitter để đưa ra thông báo này.
Trong những chia sẻ, họ không đề cập đến việc phân chia các danh mục đầu tư bất động sản cũng như các khoản đầu tư khác. Cũng không có bất cứ thông tin gì nhắc đến bạn gái của Jeff – cựu người mẫu Lauren Sanchez.
‘Rất biết ơn vì đã kết thúc quá trình giải quyết cuộc ly hôn với Jeff nhờ sự hợp tác từ cả 2 bên và những người đã giúp đỡ chúng tôi bằng sự tử tế. Tôi cũng rất mong chờ giai đoạn tiếp theo được đồng hành cùng Jeff như một người bạn, một người cha cùng nuôi dạy những đứa con chung’.
‘Tôi cũng rất vui khi được trao cho anh ấy lợi nhuận ở Washington Post và Blue Origin cùng với 75% cổ phiếu của chúng tôi ở Amazon, cộng với quyền kiểm soát việc bỏ phiếu của nó’.
MacKenzie cũng chia sẻ rằng, cô rất biết ơn quá khứ và mong chờ những điều sắp tới ở tương lai.
Trong khi đó, trong tuyên bố của mình, Jeff cũng dành những lời khen ngợi cho vợ cũ: ‘Tôi biết ơn tất cả bạn bè và gia đình đã động viên và chia sẻ. Điều đó có ý nghĩa với tôi nhiều hơn là bạn nghĩ’.
‘Tôi biết ơn sự hỗ trợ và sự tử tế của cô ấy trong suốt quá trình làm thủ tục. Tôi cũng rất mong chờ mối quan hệ mới của chúng tôi với tư cách bạn bè và là những người chung tay nuôi dạy con cái’.
Jeff cũng cho rằng MacKenzie là một người vợ, người mẹ, một cộng sự tuyệt vời. ‘Cô ấy tháo vát, thông minh và đáng yêu. Tôi biết rằng mình sẽ luôn học hỏi được từ cô ấy’.
![]() |
Ông chủ Amazon được cho là đã ngoại tình với cựu người mẫu Lauren Sanchez trước khi ly hôn với vợ |
Kể từ khi thông tin ly hôn được cặp đôi đưa ra hồi tháng 1, cả thế giới đã nín thở chờ đợi những diễn biến tiếp theo từ cặp đôi tỷ phú này. Nhiều đồn đoán cho rằng đây sẽ là vụ ly hôn đắt đỏ nhất thế giới, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.
Mặc dù chỉ nhận về một nửa số tài sản so với những gì cô đáng được nhận, nhưng số tiền mà MacKenzie nắm giữ vẫn nhiều gấp 10 lần so với vụ ly hôn đắt đỏ thứ 2 trong lịch sử.
Trong khi MacKenzie hoàn toàn im lặng và không xuất hiện trước công chúng trong suốt thời gian qua, thì Jeff lại bị báo chí vây hãm bằng những thông tin bất lợi về mối quan hệ với Lauren Sanchez.
Theo báo chí Mỹ, MacKenzie bắt đầu tỏ ra nghi ngờ mối quan hệ của chồng cũ với Sanchez khi thấy cô ta là hành khách duy nhất trên một chuyến bay với chồng mình.
Tuy nhiên, không ai hiểu tại sao MacKenzie lại chấp nhận con số khiêm tốn như vậy trong vụ thương lượng tài sản, bất chấp việc ngoại tình của Jeff với Sanchez trước đó hoàn toàn có thể gây bất lợi cho anh ta trong vụ ly hôn.
Báo chí nước ngoài thông tin chính Lauren Sanchez đã khoe với bạn bè về chuyện ngoại tình với người đàn ông giàu nhất thế giới, Jeff Bezos.
" alt="Bất chấp chồng ngoại tình, vợ tỷ phú Amazon chỉ nhận 25% cổ phần"/>Bất chấp chồng ngoại tình, vợ tỷ phú Amazon chỉ nhận 25% cổ phần
Cả một đời ân oán tập 7: những khoảnh khắc vui vẻ hiếm hoi từ khi phát sóng
Nhận định, soi kèo Monagas vs Defensor, 07h30 ngày 5/2: Chủ nhà không đáng tin
Từ pha chế, bồi bàn đến bán mứt
Nguyễn Minh Thành (cựu sinh viên ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ) đang là du học sinh Đài Loan chia sẻ: “Mình sang đây học đã 2 năm. Ngoài giờ học, mình làm bưng bê cho một quán ăn. Bên này họ cũng tổ chức Tết âm lịch như ở Việt Nam, nhưng không phải là Tết chính của họ.
Những ngày giáp Tết quán khá đông khách, bình thường mình được trả 136 Đài Tệ/1giờ (tương đương khoảng 90.000 tiền Việt/1giờ) đến cuối tháng được thêm tiền thưởng Tết nữa. Nếu chăm chỉ thì tháng Tết, mình kiếm được khoảng 15-20 triệu tiền Việt, hoặc có thể hơn nữa nếu chăm chỉ”.
Nguyễn Minh Thành làm thêm tại quán ăn Hàn Quốc trong thời gian du học ở Đài Loan. Ảnh: NVCC |
Thành cho biết thêm: “Lương nói ra như thế thì cao nhưng chi tiêu bên Đài cũng đắt, được cái những ngày giáp Tết này được thưởng và nếu ai may mắn gặp được ông chủ dễ tính thì cũng thoải mái. Ví dụ biết mình là người Việt, ông chủ cũng cho nghỉ sớm hơn các nhân viên khác để về nước ăn Tết với gia đình”.
Mứt Tết và me Tết là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống ở nước ta. Tranh thủ thời gian vừa thi xong và vào dịp giáp Tết, Nguyễn Thị Yến (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã tự bỏ tiền ra để kinh doanh 2 mặt hàng này và đem về nguồn thu không nhỏ.
“Ban đầu em cũng lo sợ lấy hàng về không ai mua, nhưng kết quả lại ngược lại, mứt với me bán rất chạy, trong khoảng thời gian hai tuần em bán được hơn 100 hộp mứt (bán lẻ lãi 40.000/1 hộp, bán sỉ lãi 20.000/1hộp) vì em nhận đổ buôn nữa.
Tổng lãi thu về hơn 3 triệu. Còn me em bán 80.000/1kg (lãi 20.000/1kg) vì nhập tận đầu mối, tổng lãi bán me thu về được gần 5 triệu. Cả mứt và me đến thời điểm này em được gần chục triệu”, Yến chia sẻ.
Do nhân viên về quê nhiều, khách lại đông hơn so với những thời điểm khác trong năm nên giáp Tết, không ít nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội chấp nhận trả lương gấp 3-4 lần để tìm người thay thế. Các bạn sinh viên không quá khó để tìm một vị trí làm việc phù hợp với mức lương tương đối tốt.
Nguyễn Thanh Vân (sinh viên Học viện Ngân Hàng) và Trần Xuân Hòa (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội), chọn cho mình công việc pha chế và bán hàng tại một quán trà sữa trên đường Tô Hiệu.
Thanh Vân và Xuân Hòa. Ảnh: Trần Thanh |
Xuân Hòa cho biết, giáp Tết, do khách đông nên việc phục vụ khá vất vả, bù lại, mức lương bạn nhận được cao hơn (lúc bình thường là 75 nghìn/ca/5h; cận tết Hòa nhận được từ 100 - 200 nghìn/ca).
Ngoài ra còn có thể đổi ca và thưởng Tết. Vì cận Tết, sinh viên được nghỉ học nên hai bạn có thể làm 3 ca/ngày. Tổng thu nhập từ 5 triệu trở lên, đây là số tiền không nhỏ nên Hòa tỏ ra khá thích thú với công việc này.
Lĩnh 780.000/ngày nhờ làm shipper
Đó là số tiền kiếm được nhiều nhất trong ngày nhờ làm shipper (người chuyển hàng) mà Nguyễn Tiến Dũng (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được.
![]() |
Dù trời mưa rét nhưng Dũng vẫn tranh thủ đi ship khi có đơn khách đặt. Ảnh: Trần Thanh |
Dũng chia sẻ : “Những ngày cận Tết, khách đặt hàng nhiều, trung bình một ngày em nhận được 4-5 đơn, mặt hàng ship chủ yếu là tủ nhựa nên thi thoảng em còn được khách boa (thưởng) thêm tiền công lắp đặt.
Có hôm em nhận được 7-8 đơn, cộng cả tiền boa, số tiền kiếm được lên tới 780.000/ ngày. Nếu đi ship đều, trung bình một tháng cũng được 6-7 triệu.
Vì là shipper ruột của cửa hàng, em lại là sinh viên nên chị chủ sắp xếp các đơn cho em đi ship vào buổi chiều, còn thời gian buổi sáng em đi học”.
Dũng kể, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được 200- 300 nghìn/ngày. Cái khéo của shipper là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất.
Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc bị khách "bỏ bom", mắng mỏ là chuyện bình thường.
Bạn Đỗ Tiến Đạt, sinh viên ĐH Xây Dựng, kể lại: “Do mới làm shipper ít có kinh nghiệm, một lần em nhận được đơn ở chợ Ninh Hiệp, khách yêu cầu em đặt cọc 520.000 nghìn và đưa cho một hộp xốp khá to, cùng địa chỉ người nhận.
Khi em định mở hàng kiểm tra, khách kêu chỉ là quần áo trẻ con và đã bọc dán kỹ rồi giờ gỡ ra mất thời gian nên em không nghi ngờ, chằng hàng lên xe và phóng đi ngay.
Nhưng tới địa chỉ ghi trong giấy, em hỏi mới biết họ không hề đặt mua hàng gì cả. Em hoảng hốt gọi lại cho người thuê ship thì thuê bao không liên lạc được. Lấy tay xé thùng xốp ra mới biết bên trong toàn quần áo cũ, rách nát.
Ngay sau đó em quay lại chỗ nhận hàng hỏi mọi người và tả vóc dáng tên lừa đảo nhưng không ai biết, tìm lại bài đăng trên nhóm thì hắn xóa mất rồi. Lắm khi nghĩ chảy nước mắt, thấm thía đồng tiền mồ hôi công sức nó đáng quý như thế nào”.