Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Ain, 19h55 ngày 4/2: Khó tin cửa dưới
本文地址:http://play.tour-time.com/html/36e891173.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Wolfsburg, 21h30 ngày 2/2: Tận dụng lợi thế
Tờ Japan Times dẫn lời các nhà lãnh đạo quốc phòng hai nước ngày 17/11 cho biết, quyết định trên được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác 3 bên và phát đi tín hiệu răn đe mạnh mẽ tới Trung Quốc và Triều Tiên. Thông báo về việc này được công bố tại một cuộc họp báo chung, sau cuộc gặp 3 bên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Australia tại Darwin, thủ phủ của vùng lãnh thổ phía bắc của Australia.
Hiện nay, quân đội Mỹ đang duy trì lực lượng luân phiên thủy quân lục chiến gồm 2.000 người tại Darwin. Đơn vị này của Mỹ luân phiên vào và ra khỏi khu vực như một phần của việc hợp tác quốc phòng lớn hơn giữa hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết, Lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh của Nhật Bản sẽ thường xuyên được triển khai cùng Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) và thủy quân lục chiến Mỹ trong các đợt luân phiên bắt đầu từ năm 2025 khi ba nước đặt mục tiêu xây dựng khả năng tương tác.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó trong ngày với Sky News, ông Marles gọi động thái này là "một cơ hội thực sự tuyệt vời".
Việc lựa chọn đưa ra thông báo tại Darwin đặc biệt mang tính biểu tượng cho mối quan hệ ba bên vì thành phố này là căn cứ chính của lực lượng đồng minh trong Thế chiến II, nơi từng bị quân Nhật Bản ném bom dữ dội.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trong cuộc họp báo, ba nước tạo nên "nòng cốt của quan hệ đối tác giữa các quốc gia có cùng chí hướng". Ông Nakatani nói thêm, điều quan trọng là phải liên tục tăng cường năng lực chung của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Australia để đảm bảo "hợp tác hiệu quả trong mọi tình huống, từ các hoạt động hàng ngày đến các trường hợp khẩn cấp".
Chiến hạm từ 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Australia tập trận trên Biển Đông nhằm phát đi thông điệp thúc đẩy tự do hàng hải và ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
">Nhật Bản triển khai quân tới Australia, tăng cường hợp tác quốc phòng
Theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018, giảng viên dạy bậc đại học chỉ phải đảm bảo yêu cầu trình độ từ thạc sĩ trở lên, phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Nếu chiếu theo Luật Giáo dục Đại học, thì việc mà Trường ĐH Hà Tĩnh đang triển khai (xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ đối với giảng viên không có cam kết đi đào tạo tiến sĩ) là không phù hợp.
Theo quy định chung, có bằng thạc sĩ là đã đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy bậc đại học. Có thể trường muốn phát triển hơn, theo quy chế nội bộ thì có thể ra quy định đó, song cũng cần phải theo khung chung của nhà nước. Khi chỉ ban hành quy định, giao nhiệm vụ nhưng không tạo điều kiện cho thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ là không phù hợp với nguyên tắc giao việc của người lãnh đạo; hoặc một quy định nội bộ rất cần sự đồng thuận cho giảng viên để đảm bảo tính khả thi của quy định.
Khi đặt ra yêu cầu, nhà trường cần xét tới bối cảnh và các yếu tố khác để tránh áp đặt một cách cứng nhắc. Câu chuyện này cho thấy, kể cả mục đích là hướng đến chuẩn cao hơn thì vẫn có sự cứng nhắc.
Trường ĐH Hà Tĩnh nói riêng cũng như các trường đại học địa phương khác nói chung vốn rất khó khăn về tuyển sinh và tuyển được giảng viên giỏi.
Người giỏi thì chưa chắc đã muốn trở thành giảng viên ở một trường đại học địa phương, thu nhập không cao thì lấy đâu ra nhiều nhân tài làm giảng viên có trình độ tiến sĩ. Điều này là một thách thức lớn của trường. Chưa kể, Trường ĐH Hà Tĩnh vốn phát triển lên từ một trường cao đẳng sư phạm sáp nhập với một trường trung cấp kinh tế kỹ thuật. Do đó, cần nhìn nhận năng lực nghiên cứu của đội ngũ đang thực tế ở mức độ nào.
Khi chính sách còn tồn tại những bất cập, nếu Trường ĐH Hà Tĩnh thực hiện một cách ‘cứng rắn’ quá, có thể mất đi giảng viên có kinh nghiệm... Bởi giảng viên nói chung là đối tượng có tự trọng, lại ở vùng đất khoa bảng, họ sẽ khó chấp nhận làm một cách hình thức, thiếu thực chất như thường thấy với không ít luận án tiến sĩ khác. Bản thân giảng viên không phải ai cũng có khả năng làm tiến sĩ là một thực tế. Đó là còn chưa tính đến yếu tố chi phí bỏ ra trong quá trình làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Kinh tế khó khăn, lương bổng không được bao nhiêu so với chi phí phải bỏ ra, cũng khó có thể bắt buộc họ tham gia làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nếu ra một quy định để đảm bảo tính khả thi, trường và địa phương cần xem có giải pháp gì để hỗ trợ giảng viên về kinh phí, cơ chế.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo với 3 loại chương trình là chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, và định hướng nghề nghiệp. Trường ĐH Hà Tĩnh vốn xuất thân từ trường chuyên nghiệp (cao đẳng sư phạm và trung cấp) nên chương trình theo hướng úng dụng và theo định hướng nghề nghiệp là phù hợp. Như vậy, trình độ giảng viên là thạc sĩ cũng đã ổn, nếu thạo việc giảng dạy ở bậc đại học. Nói cách khác, yêu cầu giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các chương trình định hướng nghiên cứu nên bắt buộc, còn ở hai loại chương trình còn lại thì có thể linh hoạt chấp nhận.
Cơ sở đào tạo nên đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ theo thực lực và kết quả công việc của giảng viên hơn là chỉ chú trọng đến bằng cấp. Do đó, nên xem xét giải quyết sự việc theo hướng điều chỉnh quy định. Thay vì xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì lý do này, nên có những hình thức khuyến khích, hỗ trợ tài chính hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giảng viên đi học tiến sĩ. Nên có đãi ngộ tốt và môi trường làm việc như cải thiện chế độ phúc lợi, môi trường làm việc và các chính sách hỗ trợ giảng viên để giữ chân những giảng viên có năng lực. Điều này bao gồm việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các giảng viên có mong muốn học tiến sĩ, cũng như cải thiện điều kiện làm việc và các chế độ đãi ngộ khác.
Cùng với đó, cần có cơ chế đánh giá toàn diện. Chẳng hạn xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học (lưu ý không phải cứ giảng viên có trình độ tiến sĩ mới có thể nghiên cứu), đóng góp cho nhà trường và sinh viên, thay vì chỉ dựa vào bằng cấp. Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các chương trình đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp mà không nhất thiết phải đạt đến trình độ tiến sĩ. Điều này có thể bao gồm các khóa học ngắn hạn, hội thảo, và các hoạt động nghiên cứu phối hợp.
Nhà trường cần có phải có những biện pháp mềm dẻo, tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng thời với việc chia sẻ và hợp tác với một số trường đại học khác. Có thể áp lực đến từ việc không đủ tiến sĩ thì khó mở ngành học, nhưng trường cũng có thể kiến nghị Bộ GD-ĐT tạo điều kiện, cơ chế hạ thấp tiêu chuẩn giảng viên có trình độ TS khi mở ngành cho loại chương trình định hướng nghề nghiệp hay định hướng ứng dụng, thay vì gây sức ép lên giảng viên. Khi nhà trường phát triển lên giai đoạn khác ổn định hơn, nguồn lực vật chất đầy đủ, có nhiều chương trình định hướng nghiên cứu thì việc giảng viên có trình độ tiến sĩ khi đó sẽ trở thành mục đích tự thân của giảng viên.
Thanh Hùng(Ghi)
Giảng viên ĐH Hà Tĩnh bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ
Nhận định về đề thi Địa lý, cô Lê Thị Vinh - Trưởng bộ môn Địa lý, Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và có 2 câu thuộc phần kĩ năng nằm trong chương trình lớp 11.
Về cấu trúc đề thi, câu hỏi lí thuyết là 21 câu và thực hành là 19 câu, trong đó tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao tương đương là 75%- 25%.
Đối với phần thực hành kĩ năng khá dễ, giống với cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Phần các câu hỏi sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đều không ghi số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng. Để tránh mất nhiều thời gian, học sinh cần phải biết tìm mục lục hoặc nhớ chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì.
Với các câu biểu đồ và bảng số liệu, thí sinh phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Đối với phần nhận dạng biểu đồ, có sự khác biệt so với năm 2023. Học sinh phải xác định dạng “biểu đồ thích hợp nhất” chứ không phải “dạng biểu đồ thích hợp” vì vậy thí sinh cần nắm chắc các dấu hiệu của từng dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.
Như vậy, đề thi môn Địa lý năm nay không có sự thay đổi nhiều so với đề năm 2023 và minh họa 2024. Đề có sự phân hóa cao, đối với học sinh xét tốt nghiệp chỉ cần làm tốt các kĩ năng Địa lý và lý thuyết cơ bản có thể đạt mức điểm 6 đến 7.
Với thí sinh muốn đạt điểm mức cao 8-9 điểm cần làm rất tốt từ câu 71 trở đi, đây là các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và nội dung thuộc phần Địa lý các ngành kinh tế. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học và kết thúc chương trình giáo dục phổ thông 2006.
>>>Mời các thí sinh và quý phụ huynh tra cứu điểm thi THPT quốc gia năm 2024trên VietNamNet<<<
Đáp án chính thức môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT 2024 của Bộ GD
Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
Đối với các ngành đào tạo giáo viên, nếu thí sinh có môn tiếng Anh được sử dụng kết quả quy đổi chứng chí tiếng Anh quốc tế thành điểm xét tuyển theo quy định của trường, tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyến + 2/3 điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt tối thiểu bằng 2/3 ngưỡng dầu vào năm 2024 các ngành đào tạo giáo viên tương ứng do Bộ GD-ĐT công bố.
Đối với các ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mĩ thuật, điểm môn Văn hoặc điểm môn Toán trong tổ hợp xét tuyển + 1/3 điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt tối thiếu bằng 1/3 ngưỡng đầu vào năm 2024 các ngành đào tạo giáo viên tương ứng do Bộ GD-ĐT công bố.
Điểm sàn phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính:
Điểm xét tuyển là tổng điểm thi (tổng điểm 3 môn trong mỗi tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).
Điểm xét tuyển quy đổi về thang điểm 450 và tối đa là 450 điểm. Riêng điểm môn Ngữ văn (lấy từ kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024) trong các tổ hợp xét tuyển (nếu có) từ thang điểm 10 quy thành thang điểm 150.
Tổng điểm thi quy đổi về thang điểm 450 được tính như sau:
Đối với tổ hợp xét tuyển không có môn chính: Tổng điểm thi = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3.
Đối với tổ hợp xét tuyển có môn chính: Tổng điểm thi = (Điểm môn chính x 2 + Tổng điểm 2 môn còn lại) x ¾.
Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo thang điểm 150 và được tính như sau:
Đối với thí sinh có tổng điểm thi dưới 337,5 điểm: Điểm ưu tiên quy đổi = Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2, điều 7 quy chế tuyển sinh hiện hành x 15.
Đối với thí sinh có tổng điểm thi từ 337,5 điểm trở lên: Điểm ưu tiên quy đổi = [(450 - Tổng điểm thi đạt được)/112,5] x (Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều 7 quy chế tuyển sinh hiện hành x 15).
Điểm sàn xét tuyển của Trường đại học Sài Gòn năm 2024
Thầy Lý Long cho biết, nguyện vọng đặt ra là đỗ ngành Y của một trong những trường sau: Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Y Phúc Đán hoặc Đại học Trung Y Bắc Kinh (hệ 9 năm).
Cũng trong buổi livestream, thầy giáo lần đầu tiết lộ số điểm cụ thể đạt được trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2024. Theo đó, Toán được 142/150 điểm, tiếng Anh 131/150 điểm, tiếng Trung (Ngữ văn) 98/150 điểm, Lý 77/100 điểm, Hóa và Sinh bằng điểm 89/100. Tổng điểm thi đại học của thầy Long năm 2024 là 626/750.
Quyết tâm thi đại học lần 3, thầy Long chia sẻ số điểm cần đạt như sau: Toán từ 142 lên 150 điểm, tiếng Anh từ 131 lên trên 140 điểm, tiếng Trung (Ngữ văn) từ 98 lên trên 125 điểm, Lý từ 77 lên 100 điểm, Hóa và Sinh từ 89 lên trên 95 điểm. Trong những môn này, thầy Long tiết lộ, sẽ tập trung trước vào tiếng Trung.
Trước đó, năm 2008, tham gia kỳ thi đại học, Lý Long đạt 695/750 điểm. Với mong muốn học Y, số điểm này của anh lúc đó đỗ nhiều trường. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chọn khoa Toán Lý Khoa học cơ bản (chương trình đào tạo liên ngành) của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Sau khi đỗ đại học, Lý Long tranh thủ thời gian rảnh làm gia sư kiếm thêm thu nhập. Có thời điểm, anh thu về từ 30.000 đến 40.000 NDT/tháng (tương đương 104 - 139 triệu đồng). Tốt nghiệp đại học năm 2012, anh trở thành giáo viên dạy thêm ở trung tâm suốt 12 năm.
Công việc này mang đến cho thầy Long thu nhập ổn định và mua được 3 căn nhà. Tuy nhiên, sau lệnh cấm dạy thêm của Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành năm 2021, công việc của thầy giáo gặp nhiều khó khăn.
TheoNetEase, dù đã gắn bó với công việc dạy thêm hơn chục năm nhưng thầy Long vẫn ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ. Đặc biệt sau khi chứng kiến nhiều học sinh đỗ vào các trường Y, thầy Long như được tiếp thêm động lực thi đại học lần 2 vào năm 2024. Thế nhưng may mắn chưa đến, các nguyện vọng của thầy Long đặt ra đều không đỗ.
Chia sẻ về việc tiếp tục thi đại học lần 3, thầy Long hy vọng có thể thực hiện ước mơ trở thành sinh viên ngành Y lâu nay. Ngay sau khi đưa ra quyết định này, thầy Long nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Họ cho rằng, thầy Long là phiên bản thứ 2 của Đường Thượng Quân - người thi 16 lần để đỗ Đại học Thanh Hoa, vừa thông báo dừng lại ở tuổi 35 và đã nhập học ngành Kỹ thuật thông tin của Đại học Sư phạm Hoa Nam (Trung Quốc).
Thầy giáo 35 tuổi tiếp tục thi đại học lần 3 để đỗ trường Y
Chia sẻ với VietNamNet, ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, cho biết: Năm 2020, nhà trường kỷ niệm 70 năm ngày thành lập.
Ông Kiên, khi đó là hiệu trưởng, đã xin được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để trực tiếp gửi thư mời tới cựu học sinh niên khóa 1957-1963.
Vị hiệu trưởng đã vô cùng bất ngờ, thậm chí như lặng người xúc động khi Tổng Bí thư chào mình bằng “thầy” xưng “em”.
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại: "Trước buổi lễ, khi chúng tôi đến mời ông về dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường, Tổng Bí thư nói với chúng tôi rằng: Em báo cáo các thầy, các cô bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (thời điểm năm 2020 - PV) nhưng khi về trường, xin phép các thầy cô và nhà trường vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, một cựu học sinh của nhà trường”.
Năm đó, ông đã về dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường với tư cách cựu học sinh.
Trong buổi lễ, Tổng Bí thư cũng nói chuyện: “Hôm nay, cho phép em bỏ qua chức tước, về đây với tư cách một học trò để gặp các thầy cô và các bạn”.
Theo ông Kiên, Tổng Bí thư rất khiêm nhường và không muốn vì mình là một lãnh đạo cao cấp mà nhà trường cũng như mọi người phải đón tiếp quá trọng thị. Mọi người đều cảm nhận Tổng Bí thư giản dị, mộc mạc nhưng rất tinh tế, là người luôn giữ đạo hiếu của một người trò, nghĩa lễ với các thầy cô, ngay từ việc xưng hô.
“Khi gặp gỡ, mặc dù chúng tôi là thế hệ con cháu, nhưng Tổng Bí thư luôn xưng hô ‘thầy hiệu trưởng’, ‘cô hiệu phó’ và ‘em’; chứ không dùng bất kỳ một từ khác. Với chúng tôi trạc tuổi con cháu nhưng Tổng Bí thư vẫn rất chỉn chu trong từng câu, từng từ”, ông Kiên bồi hồi nhớ lại.
Ngày về kỷ niệm 70 năm thành lập trường, cậu học trò lớp trưởng cũng không quên tặng hoa thầy Lê Đức Giảng- chủ nhiệm lớp 10B ngày nào - nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trong buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ôn lại những kỷ niệm về thời thanh xuân của mình cùng bạn bè, thầy cô.
Ông Kiên chia sẻ thêm, đối với thế hệ thầy cô và học sinh hiện tại của nhà trường, Tổng Bí thư nhắn nhủ hãy nỗ lực, cố gắng, vượt khó để học tốt.
“Chính Tổng Bí thư cũng là một tấm gương để các thế hệ học sinh nhà trường noi theo về tinh thần vượt khó. Tôi vẫn nhớ Tổng Bí thư kể từng đi bộ từ thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để đến trường phải đi qua đò và thường đi học từ 5h.
Hồi đó, cả khu vực Gia Lâm và Đông Anh chỉ có Trường Nguyễn Gia Thiều. Vì không có đồng hồ, nên có những hôm ông đi từ 3h, đến đò lúc 4h và sang trường lúc 5h khi mọi người còn chưa dậy. Đó là những kỷ niệm để lại niềm xúc động, ngưỡng mộ của thầy trò trường chúng tôi về Tổng Bí thư”, ông Kiên kể.
Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều hiện nay, vẫn còn đó đầy ắp những hình ảnh của cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng.
Trường Nguyễn Gia Thiều (nay là Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) được thành lập năm 1950 tại thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Đến năm 1951, trường chuyển về địa điểm hiện nay tại số 27, ngõ 298 Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.
Hiện mỗi năm, trường có khoảng 2.000 học sinh; 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt hơn 55%.
Nhiều năm trở lại đây, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều luôn nằm trong tốp những trường THPT có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất Hà Nội. Năm nay, trường có 1 thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT là em Nguyễn Hà Nhi, học sinh lớp 12D1.
Ảnh: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cung cấp.
Những khoảnh khắc thời học sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
友情链接