当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
Chiều ngày 6/4/2023, Bộ TT&TT tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, ngành TT&TT trong 3 tháng đầu năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới. Đồng thời, trao đổi với các cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Bộ, ngành TT&TT đang được báo chí và dư luận quan tâm.
Thúc đẩy dữ liệu số, đưa doanh nghiệp tiến quân ra nước ngoài
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xác định năm 2023 là năm về dữ liệu số Việt Nam, Bộ TT&TT đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia”, với chủ đề của năm 2023 là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Theo đó, chủ yếu tập trung vào các nội dung như phát triển dữ liệu mở, phát triển cơ sở dữ liệu, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương.
Điểm nổi bật trong hoạt động của Bộ TT&TT năm 2023 là khởi động chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài, hoặc đi ra nước ngoài để “mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi mở cõi”, mở rộng cơ hội, không gian hoạt động, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Mở đầu cho chiến dịch này, ngày 23/2/2023 Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới”. Tại Hội nghị, Bộ đã chính thức thành lập và ra mắt “Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài”, nhằm phối hợp các cơ quan liên quan triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.
Nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 4/2023, Bộ TT&TT sẽ tiếp thu ý kiến xây dựng dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Bộ TT&TT cũng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án chuyển hướng hỗ trợ thiết bị cho các học sinh, sinh viên hộ nghèo tiếp cận thông tin từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” và phương án thực hiện nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bộ TT&TT sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục chấn chỉnh, xử lý báo hoá tạp chí, báo hoá trang tin điện tử tổng hợp, báo hoá mạng xã hội và biểu hiện tư nhân hoá báo chí. Bên cạnh đó, triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại Thừa Thiên Huế.
Hoạt động chuẩn hoá thông tin thuê bao được ủng hộ
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, đến hết 31/3/2023, với sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông suốt 2 tuần qua, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao đã có 2,17 triệu thuê bao (chiếm 56,49%) thực hiện chuẩn hóa sau khi nhận được thông báo. Những thuê bao chưa thực hiện chuẩn hoá theo thông báo đã bị tạm dừng dịch vụ một chiều.
Kết quả của đợt chuẩn hóa lần này cho thấy, người sử dụng đã ý thức được việc sử dụng số điện thoại được đăng ký thông tin chính chủ của mình. Hoạt động chuẩn hóa thông tin thuê bao được người sử dụng ủng hộ, được các cơ quan truyền thông trung ương, địa phương thường xuyên đưa các tin bài, hướng dẫn người sử dụng. Các Sở TT&TT trên cả nước đã chỉ đạo hoạt động truyền thông và giám sát việc thực hiện. Các doanh nghiệp di động đã triển khai tính năng chuẩn hóa thông tin thuê bao trên ứng dụng của điện thoại thông minh, trang web; mở thêm giờ tại các điểm giao dịch đông khách hàng, tăng cường nhân lực chăm sóc khách hàng, cá thể hóa việc chăm sóc khách hàng để tạo điều kiện, đảm bảo thông tin đầy đủ và ít ảnh hưởng nhất tới người sử dụng.
Tại buổi họp báo này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Bộ đã ký văn bản đề nghị thanh tra trên diện rộng việc quản lý thuê bao gửi các tỉnh thành và sở TT&TT. Đây là động thái mạnh mẽ của Bộ TT&TT để giải quyết vấn nạn SIM rác gây hệ lụy cho xã hội.
TikTok đang gây ảnh hưởng xấu cho xã hội
Về liên quan đến sai phạm của TikTok thời gian qua, phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, trong thời gian vừa qua, rất nhiều thông tin độc hại đến người dùng đã được lan truyền trên nền tảng này. Nội dung trên TikTok đã bị nhiều quốc gia đánh giá là nguy hại. TikTok không có biện pháp ngăn chặn những quảng cáo sai sự thật, tràn lan hàng giả hàng nhái… Bên cạnh đó, TikTok còn tổ chức các thần tượng sáng tạo nội dung, nhưng lại không quản lý chặt chẽ, để cho đối tượng này cung cấp nội dung lệch lạc, độc hại nhảm nhí, thiếu văn hóa nhắm đến phần "con" của người xem, làm lệch chuẩn cho giới trẻ.
"TikTok đang lan truyền những clip phim vi phạm bản quyền. Do sự quản lý yếu kém lỏng lẻo của TikTok dẫn đến tin sai sự thật rất nhiều, ví dụ tin giả liên quan đến Covid, thông tin mê tín dị đoan, hạ thấp danh dự nhân phẩm người Việt, có nội dung gây nguy hại cho trẻ em", ông Lê Quang Tự Do nói.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, đây là những hành vi bị cấm và các nền tảng xuyên biên giới phải gỡ bỏ. Hiện Bộ TT&TT đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới để gỡ nội dung phản động và vi phạm pháp luật. Bộ đã có công cụ phát hiện những nội dung độc hại trên nền tảng xuyên biên giới, sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ về pháp lý. Cụ thể về kinh tế, các đại lý, trung gian thanh toán, doanh nghiệp không được quảng cáo, kinh doanh trên nền những tảng xuyên biên giới vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều này bắt buộc các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật trong nước.
Phát biểu kết luận tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, chúng ta cùng truyền đi thông điệp làm lành mạnh trên môi trường mạng. Hiện nay trẻ em tiếp cận quá dễ dàng nội dung trên môi trường mạng, nhưng lại có nhiều thông tin xấu độc. Vì vậy, cả xã hội cùng bảo vệ trẻ em trên môi trường này.
"Để ngăn chặn các nền tảng xuyên biên giới, các kênh xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam, chúng ta sẽ đi theo phương án chặn dòng tiền trên không gian mạng để không chảy về nội dung xấu độc. Các doanh nghiệp không đưa dòng tiền của mình vào các nội dung xấu độc. Các nền tảng xuyên biên giới và các kênh xấu độc đang để người xem có thể cho tặng vào các kênh có nội dung phản cảm, lệch chuẩn, nên sẽ phải xem xét lại việc hợp tác từ các kênh thanh toán của Việt Nam đến các nền tảng này. Các cơ quan truyền thông sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện sai phạm để xử lý, làm lành mạnh môi trường mạng. Bộ TT&TT đánh giá công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng để tạo nhận thức chung của cộng đồng cùng chung tay làm sạch môi trường mạng", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Chuyện chuẩn hóa thông tin thuê bao và sai phạm của TikTok tại Việt Nam
THÍ SINH BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ, hồ sơ ĐKXT của thí sinh gồm: Bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh; Phiếu ĐKXT của thí sinh cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành của trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Ở mỗi nguyện vọng thí sinh phải chỉ ra tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển; Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.
Ảnh Lê Anh Dũng |
Tạo điều kiện cho thí sinh rút hồ sơ
Bộ GD-ĐT yêu cầu trường hợp thí sinh đề nghị rút hồ sơ để chuyển sang trường khác, các trường cần tạo điều kiện cho thí sinh.
Thí sinh phải đến trường hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ.
Các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.
Không được thay đổi nguyện vọng khi xét tuyển bổ sung
Thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt 1. Còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.
Khi nộp hồ sơ ĐKXT, thí sinh có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên của mình. Những thí sinh đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên cần nộp kèm theo hồ sơ minh chứng về chế độ ưu tiên.
Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường tổ chức xét tuyển theo hình thức trực tuyến.
Lưu ý về thí sinh ảo
Với quy chế xét tuyển đã ban hành, Bộ GD-ĐT nhận định đợt 1 thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào 1 trường, như vậy sẽ không có hiện tượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, do thí sinh có quyền vừa ĐKXT bằng học bạ, vừa ĐKXT bằng kết quả thi nên thực chất chỉ có những ngành có điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 1 – 2 điểm sẽ không có thí sinh ảo, còn các ngành có điểm trúng tuyển bằng ngưỡng sẽ phải tính đến một tỉ lệ nhất định thí sinh ảo.
Các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, do thí sinh có quyền sử đụng dồng thời cả 3 Giấy chứng nhận kết quả thi nên sẽ có tỉ lệ thí sinh ảo (do đồng thời trúng tuyển nhiều trường), tuy nhiên tỉ lệ ảo sẽ ít hơn so với năm 2014 về trước (do trước kia thí sinh có tối đa 6 giấy báo điểm và nộp được tối đa 6 trường).
Được xét đồng thời cả hệ đại học và cao đẳng
Theo Bộ GD-ĐT, quy định xét 4 nguyện vọng trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 được hiểu như sau:
Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4.
Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển do Bộ GD-ĐT cung cấp hoặc phần mềm do trường xây dựng với thuật toán do Bộ GD-ĐT cung cấp).
Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).
Ngân Anh
" alt="Lưu ý mới nhất của Bộ GD"/>TIN BÀI KHÁC:
Người tị nạn tranh nhau chụp ảnh selfie với "mẹ Merkel"" alt="Chuyện duyên nợ của cặp đôi cao nhất thế giới"/>Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Persepolis, 01h00 ngày 5/2: Bệ phóng sân nhà
Thứ ba, tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, ngành, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển CĐS; tăng cường công tác truyền thông đến mọi người dân, DN để tạo sự đồng thuận cao nhất.
Thứ tư, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, phấn đấu trong giai đoạn tới mỗi hộ hộ gia đình có một cáp quang, mỗi người dân có một điện thoại thông minh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là đối với các dịch vụ công như: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí; phát triển thương mại điện tử, đưa hàng hóa nông sản lên sàn thương mại phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ngoài ra UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai CĐS, thành lập các Ban chỉ đạo CĐS của từng cơ quan, đơn vị và xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện...
Xác định chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hình thành công dân số thì quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua, để bán, để học, để làm việc, để sử dụng dịch vụ công, để khám chữa bệnh, để giải trí. Việc hình thành các tổ công nghệ số cộng đồng ở mức thôn, bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn sử dụng nền tảng số, là cách tiếp cận rất Việt Nam. CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện và tổ công nghệ số cộng đồng là lời giải của chúng ta. Và đây cũng là cách để không ai bị bỏ lại phía sau. Các địa phương hãy coi tổ công nghệ số cộng đồng này là lực lượng chuyển đổi số xung kích, giống như bộ đội địa phương, là các chiến binh CĐS….
Thực tế, ở tỉnh Quảng Nam tổ công nghệ số cộng đồng đã được triển khai như thế nào, thưa ông?
Ông Hồ Quang Bửu: Thực hiện các chủ trương, định hướng về CĐS quốc gia, xác định CĐS là mục tiêu hàng đầu và chuyển đổi số cấp xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai đầu tiên, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản về thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện như: Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 12/4/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về CĐS tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 2004/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thí điểm CĐS cấp xã trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2425/QĐ-UBND ngày 16/09/2022 của UBND tỉnh Ban hành Bộ chỉ số đánh giá CĐS và Quy định về đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam; Công văn số 220/UBND-KGVX ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, khối phố, công văn số 4821/UBND-KGVX ngày 22/7/2022 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh xây dựng xã thông minh và triển khai Tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, khối phố trên địa bàn tỉnh … nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; Để đạt được những mục tiêu nói trên, tổ công nghệ số cộng đồng là một trong những đội ngũ quan trọng và cánh tay đặc lực trong việc chuyển đổi số cấp xã.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 204/241 xã đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng với 1019 tổ công nghệ số cộng đồng với gần 5.000 người tham gia. Tổ công nghệ số do UBND các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập. Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 01 Tổ Công nghệ số cộng đồng, mỗi Tổ Công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và ít nhất 4 nhân sự.
Từ khi triển khai việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng đến nay, các tổ công nghệ đã có rất nhiều hoạt động, cụ thể như:
Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến các hộ gia đình, người dân thông qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố, khu dân cư, trong các chương trình, sự kiện của phường/xã.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, các chương trình nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số cho người dân trên địa bàn.
Hướng dẫn và hỗ trợ cho các hộ dân, người dân tạo tài khoản điện tử, chữ ký số ….
Hướng dẫn và hỗ trợ cho các hộ dân, người dân cài đặt, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số (như ứng dụng Smart Quảng Nam; ứng dụng Cổng Dịch vụ công ….).
Hướng dẫn người dân tạo lập tài khoản thanh toán ngân hàng, ví điện tử (Viettel Money, VNPT Pay, MoMo, VNPay,...).
Phối hợp với các DN viễn thông (Viettel Quảng Nam, VNPT Quảng Nam) tổ chức cấp chữ ký số miễn phí cho người dân để thực hiện các hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Mở rộng, tư vấn về việc thu hộ, chi hộ: Bảo hiểm xã hội, giáo dục, chi trả các chế độ an sinh xã hội…
Hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội (Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Ứng dụng dạy và học trực tuyến, Ứng dụng Telehealth/TeleCare,...).
Hướng dẫn, hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể thiết lập cửa hàng số và tạo tài khoản thanh toán điện tử trên các sàn thương mại điện tử; đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện Quảng Nam và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ hộ gia đình thiết lập địa chỉ số trên Nền tảng địa chỉ số quốc gia.
Hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, các nền tảng số phục vụ quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.
Vận hành thử nghiệm kho lưu trữ điện tử dùng chung
Là người đồng hành và chỉ đạo trực tiếp công tác chuyển đổi số ở địa phương, ông đánh giá với kế hoạch tỉnh đang triển khai, năm nay liệu Quảng Nam có chạm ngưỡng chính quyền số không?
Ông Hồ Quang Bửu: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5793/KH-UBND ngày 30/12/2022 về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2023 trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Triển khai thực hiện việc hợp nhất Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; thiết lập, nâng cấp, hoàn thiện kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; đưa vào vận hành thử nghiệm kho lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa, lưu trữ hồ sơ của các ngành, địa phương.
Triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến như giao chỉ tiêu tỷ lệ DVC trực tuyến các ngành, địa phương, thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ dưới hình thức trực tuyến, triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho người dân để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Triển khai các nhiệm vụ về xây dựng, phát triển dữ liệu theo chủ đề “năm dữ liệu quốc gia”, các ngành triển khai xây dựng các CSDL trọng điểm theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 17/9/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các CSDL dùng chung, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP. Hoàn thiện các kết nối với các CSDL TW như GPLX, dân cư, ĐKKD, hộ tịch, …
Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) theo Kế hoạch 1148/KH-UBND ngày 06/03/2023 của UBND tỉnh, trong đó tập trung rà soát từng dịch vụ công, các thành phần hồ sơ trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư để nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công theo Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban chuyển đổi số Quốc gia giao cho tỉnh Quảng Nam: tiên phong tổ chức triển khai, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc; tổ chức sơ kết, đánh giá trước tháng 9/2023 (cơ quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông).
Quảng Nam đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, với mục tiêu năm 2023, Quảng Nam lọt Top 20 tỉnh, thành phố có mức độ chuyển đổi số cao nhất cả nước, sớm trở thành địa phương nằm trong tốp đầu của cả nước về chuyển đổi số vào năm 2030.
- Cảm ơn ông đã dành thời gian cho VietnamNet!
" alt="Quảng Nam quyết lọt Top 20 tỉnh,TP có mức độ chuyển đổi số cao nhất cả nước"/>Quảng Nam quyết lọt Top 20 tỉnh,TP có mức độ chuyển đổi số cao nhất cả nước
Bộ trưởng cũng yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và các cơ quan báo chí chú ý để đi đều “2 chân”, phải vừa lan tỏa năng lực tích cực, đồng thời không quên chức năng phản biện xã hội: “Lúc nào cũng phải nhìn số lớn để điều chỉnh cho phù hợp, vẫn tạo năng lượng tích cực nhưng vẫn phải có phản biện, phê phán”.
Hiện hàng quý các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đều có nghiên cứu chuyên đề về các lĩnh vực của ngành. Nhấn mạnh 1 nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước là phổ cập tri thức, Bộ trưởng yêu cầu các nghiên cứu này cần có 1 phiên bản đại chúng hóa để truyền thông, lan tỏa tri thức đến nhiều người.
Lành mạnh hóa báo chí là một trong những việc sẽ được Bộ TT&TT tập trung trong năm nay. Đây là bước phát triển cho các cơ quan báo chí sau giai đoạn sắp xếp. Các báo, tạp chí, trang tin tổng hợp sai phạm nghiêm trọng là phải xử lý nghiêm sau đó là giám sát nhắc nhở thường xuyên. “Năm 2023 cũng là năm nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với xuất bản, nhắc lại mục tiêu của lĩnh vực này là làm sao để người Việt Nam đọc sách nhiều hơn, vị Tư lệnh ngành TT&TT cho rằng, để người Việt Nam đọc sách nhiều hơn, không có cách nào khác là 1 cuốn sách phải có nhiều phiên bản, đa nền tảng nhằm đến được nhiều người: “Muốn sách sống được thì phải vô vạn hình tướng”.
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, hiệp hội
Tham luận tại hội nghị, từ nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Thiện Nghĩa đã đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái IoT tại Việt Nam. Cụ thể là, xác định các lĩnh vực ứng dụng phù hợp như smarthome, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò hạ tầng bởi hạ tầng cần phải đi trước, thúc đẩy sự phát triển mang tính mở, chú trọng xử lý các dữ liệu bằng AI, IoT để mang lại hiệu quả, thúc đẩy sản xuất thiết bị nhất là các thiết bị có mức giá rẻ...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chủ trì việc tìm hiểu vì sao Hàn Quốc đi đầu về tất cả lĩnh vực công nghệ số, vượt qua cả Đài Loan dù đi sau. “Phải tìm ra điểm “chìa khóa” trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc. IoT chính là cơ hội cho Việt Nam”, Bộ trưởng lưu ý.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp công nghệ như Giao hàng tiết kiệm, Công ty An ninh mạng thông minh SCS đã chia sẻ câu chuyện thực tế của đơn vị mình.
Nhấn mạnh doanh nghiệp cần nhất là thị trường, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, đưa người dân lên các nền tảng số để học tập, sử dụng dịch vụ công, chữa bệnh... cũng là cách tạo thị trường cho các doanh nghiệp phát triển mà không cần sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng được giao nghiên cứu việc hỗ trợ tạo thị trường cho doanh nghiệp bằng chính sách của nhà nước.
Sau khi nghe đại diện Công ty Giao hàng Tiết kiệm báo cáo kết quả triển khai nền tảng hậu cần phục vụ nhà bán lẻ online, Bộ trưởng đề nghị doanh nghiệp chuyển phát này hợp tác cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) để cùng giải một bài toán lớn của Việt Nam. Đó là, làm sao để bà con nông dân thoát nghèo nhờ công nghệ số, thông qua việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của các hộ nông dân và giúp nông dân bán trực tiếp được nhiều nông sản, không còn phải qua thương lái.
Bộ trưởng cũng đã giao cán bộ của Bộ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để có 3 bộ văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về lập dự án thuê dịch vụ CNTT thời hạn từ 3 - 5 năm, sau khi nghe những khó khăn của các doanh nghiệp công nghệ do hiện nhiều địa phương còn dè dặt, chỉ thuê dịch vụ CNTT trong thời hạn ngắn.
Trong kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn thông tin với các đối tượng quản lý, các đơn vị sự nghiệp và đại diện hội, hiệp hội về những việc ngành TT&TT sẽ tập trung làm trong năm nay như: nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và hạ tầng số; thương mại hoá 5G, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn cung cấp công nghệ như một dịch vụ; xử lý triệt để SIM rác; thực thi các chiến lược đã ban hành; sử dụng AI để tạo ra các trợ lý ảo; đưa các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài chinh phục thế giới; vận hành các hệ thống giám sát online; làm mẫu về các nền tảng làm việc số...
Trong đó, về xây dựng thể chế số, Bộ trưởng đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội lập các nhóm nghiên cứu để góp ý, đề xuất liên quan đến các vấn đề thể chế cho Bộ TT&TT.
Tư lệnh ngành TT&TT khẳng định, 2023 là năm nhấn mạnh lại nội hàm của khẩu hiệu hành động: “Làm gương - kỷ cương - trọng tâm và bứt phá". Đây cũng là năm từ trung ương đến địa phương, từ quản lý nhà nước đến doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quan tâm lãnh đạo, thực thi đủ và đều 10 lĩnh vực của ngành TT&TT.
Báo chí lan tỏa năng lượng tích cực nhưng không quên chức năng phản biện
Năm học 2019 - 2020, nhà trường tổ chức đào tạo hệ Trung cấp/ Cao đẳng có đầu vào từ THCS (hết lớp 9):
Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THCS (hết lớp 9);
Chương trình học: Học sinh được học đồng thời 02 nội dung, gồm:
- Chương trình văn hóa: Học các môn văn hóa lớp 10, 11, 12 theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, được dự thi và nhận bằng tốt nghiệp THPT;
- Chương trình Trung cấp/ Cao đẳng chuyên nghiệp hệ chính quy: Học sinh được đăng ký chọn một trong các chuyên ngành sau:
Hệ đào tạo, thời gian đào tạo, văn bằng tốt nghiệp, đối tượng và hình thức tuyển sinh
Hồ sơ tuyển sinh bao gồm:
- Phiếu đăng ký học (có sẵn tại trang: www.hht.edu.vn hoặc nhận tại Ban tuyển sinh các trường).
-Bản sao công chứng: Học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp/bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CMND/CCCD(nếu có) mỗi loại 03 bản.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương (có sẵn tại trang:www.hht.edu.vn) .
- Bản chính (bản gốc): Học bạ, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS.
Học sinh được hưởng các chế độ: Chế độ gia đình chính sách, học bổng, miễn giảm học phí… Sau khi Tốt nghiệp học sinh được chuyển tiếp học liên thông lên hệ Cao đẳng, Đại học cùng chuyên ngành.
* Học phí đào tạo nghề được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí theo quy định. Học phí Văn hóa: Theo quy định
Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1 đến 30/07/2019; Đợt 2 ( dự kiến) đến 30/09/2019 (Ngừng nhận khi đã đủ chỉ tiêu)
Địa điểm đăng ký học và nhận hồ sơ tuyển sinh:
Trung tâm Tuyển sinh và Giải quyết việc làm - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Địa chỉ: Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 3765 3568; 024 3765 3962; 0986 043 356; 0981 670 588; 0981 667 288; 0982 900 488;
Fax: 024 37653627
Email :[email protected]
Facebook :tuyensinh.hht.edu.vn
10 lý do sinh viên chọn học tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội |
Thế Định
" alt="Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội tuyển sinh hệ 9+ (tốt nghiệp THCS)"/>Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội tuyển sinh hệ 9+ (tốt nghiệp THCS)