Tuy nhiên, theo tác giả Martin Filipov của PhoneArena, việc sắp xếp 3 camera thành hình tam giác còn có tác dụng khác là giúp cho khoảng cách giữa 3 camera bằng nhau, nhờ đó giảm méo hình khi chuyển đổi giữa những ống kính, tăng trải nghiệm của người dùng.
Cụm camera Pixel 6 Pro (trái) xếp theo chiều ngang, trong khi iPhone 13 Pro (phải) là tam giác cân, giúp khoảng cách của các ống kính là bằng nhau. Ảnh: PhoneArena. |
Các mẫu điện thoại cao cấp hiện nay thường được trang bị từ 3-4 ống kính, với các tiêu cự khác nhau. Khi người dùng chuyển đổi mức phóng đại trong app chụp ảnh, máy sẽ dùng phần mềm để phóng to, trước khi chạm đến mức của ống kính có tiêu cự lớn hơn.
Lúc thực hiện thao tác này, người dùng có thể đã quen với một khoảnh khắc bị "khựng" hay giật hình, khi smartphone chuyển từ zoom phần mềm sang quang học, cũng là chuyển đổi giữa 2 camera. Theo Filipov, đây là chuyện dĩ nhiên, bởi các camera được đặt ở những vị trí khác nhau, và khoảng cách dù rất nhỏ sẽ khiến hình ảnh có độ lệch nhất định.
Với cách thiết kế tam giác cân như cụm camera iPhone, khoảng cách giữa 3 camera là như nhau. Nhờ vậy, thao tác chuyển giữa các mức phóng đại cũng mượt mà hơn, không có cảm giác khung hình bị lệch đi quá nhiều.
iPhone 13 Pro có hiệu ứng chuyển giữa các mức phóng đại mượt mà, hình ảnh không bị giật khung. Ảnh: PhoneArena. |
Filipov cũng minh họa bằng chiếc Pixel 6 Pro mới ra mắt. Trong thiết kế của chiếc Pixel mới, cụm camera được đặt thành một dải ngang, theo thứ tự là camera chính, siêu rộng và 4x.
Do vậy, nếu phóng đại từ mức bình thường lên 4x, người dùng dễ dàng nhận thấy hình ảnh bị "giật" và lệch đi một chút ở mức chuyển tiếp giữa 3,9x (sử dụng zoom số ở camera chính) và 4x (sử dụng camera phóng đại).
Khung hình trên ứng dụng camera của Pixel 6 Pro bị giật rõ ràng khi chuyển tiếp ở mức zoom 4x. Ảnh: PhoneArena. |
Để giảm hiện tượng này, nhà sản xuất cần sắp xếp các camera theo thứ tự tăng/giảm của mức phóng đại. Tuy nhiên, trong thực tế camera chính luôn có chất lượng cao nhất, cảm biến lớn nhất, do vậy sẽ khó để cho vào giữa. Trong ví dụ camera Pixel 6 Pro, kích thước cảm biến của camera chính lớn hơn nhiều so với camera siêu rộng.
Do đó, tác giả Martin Filipov cho rằng Apple đã chọn cách sắp xếp tối ưu với 3 camera, khi xếp chúng thành hình tam giác cân.
Vấn đề sẽ khó giải quyết hơn với những chiếc smartphone có 4 camera như Huawei P40 Pro+ hay Samsung Galaxy S21 Ultra. Tuy nhiên, các hãng này giải quyết bằng cách xếp 1 camera sang cạnh, từ đó tạo thành 2 cụm tam giác vuông. Như vậy, khoảng cách giữa các camera có tiêu cự gần nhau vẫn là tương đương.
Trong cách sắp xếp của Galaxy S21 Ultra, chỉ có camera siêu rộng và 10x cách xa hẳn nhau. Tuy nhiên, người dùng thường sẽ không chuyển lập tức giữa 2 chế độ, do đó không nhận thấy độ lệch về hình ảnh.
Cách Samsung, Huawei sắp xếp cụm 4 camera cũng rất khéo léo, giảm bớt độ giật khung hình khi zoom. Ảnh: PhoneArena. |
Cuối cùng, Filipov cho rằng Google đã chọn cụm camera nằm ngang để tạo vẻ ngoài đặc biệt cho Pixel 6 Pro. Tuy điều này ảnh hưởng một chút đến trải nghiệm chụp ảnh, đây vẫn là hi sinh cần thiết để có được chiếc điện thoại với ngoại hình lạ, thu hút.
"Tôi phải nói rằng Google đã chấp nhận đánh đổi. Việc đó có quá tệ không? Chắc chắn là không. Dù Pixel 6 Pro có khung hình bị giật khi chuyển giữa các ống kính, chất lượng cụm camera nói chung vẫn rất tốt, vượt trội iPhone trong nhiều trường hợp", tác giả này kết luận.
(Theo Zing)
iPhone 13 có cụm camera được đặt chéo, thay vì đặt dọc như iPhone 12. Tại sao Apple lại lựa chọn thiết kế này?
" alt=""/>Lý do Apple sắp xếp cụm camera thành hình tam giác trên iPhone 13Đáng ngạc nhiên hơn, hình ảnh trong bài đăng cho thấy chiếc siêu xe Audi R8 này vẫn được bảo dưỡng tốt với màu đỏ bóng bẩy, không một vết xước, lõm, nội thất đẹp không tỳ vết, nhưng giá lại cực kỳ rẻ, chỉ 4,15 triệu Rupee (khoảng 1,3 tỷ VND). Khác với cách đây hơn 10 năm, khi lăn bánh phiên bản Quattro R Tronic này có giá khoảng 13,1 triệu rupee (khoảng 4,12 tỷ VND). Điều đó có nghĩa giá trị xe đã giảm hơn 3 lần.
Vậy điều gì khiến chiếc siêu xe thể thao tốc độ đường phố trứ danh như Audi R8 lại rớt giá thê thảm như vậy, dù số km đi trong 10 năm “như ngửi”. Thậm chí giá bán hiện tại của xe chỉ hơn phiên bản cao cấp Toyota Fortuner đang bán ở Ấn Độ một chút (bản giới hạn Fortuner TRD khoảng 1,08 tỷ VND đến 1,14 tỷ VND).
Nội thất chiếc xe còn khá bóng bẩy tương xứng số km đi rất ít |
Nguyên nhân đầu tiên về sự rớt giá của Audi R8 có thể đến từ việc Audi đã ngừng bán dòng R8 ở thị trường Ấn Độ, dẫn đến độ hấp dẫn giảm đi khá nhiều.
Cũng giống như bất kỳ mặt hàng xa xỉ nào khác, giá của những chiếc siêu xe cũng giảm đi theo thời gian. Vì là hàng xa xỉ, thuộc dòng siêu xe trang bị động cơ hiệu suất cao nên Audi R8 sẽ cần bảo dưỡng định kỳ một cách nghiêm túc. Và tất nhiên chi phí không hề rẻ như các dòng xe bình dân khác. Khi không còn được ưa chuộng, người chủ không thể định giá quá cao với một chiếc xe hơn 10 năm tuổi kén người chơi.
Theo lời cam kết của người bán, siêu xe Audi R8 dù hơn 10 năm tuổi nhưng vẫn đủ hồ sơ bảo dưỡng, bảo hiểm mua đủ. Chiếc xe hiện được đăng ký tại Tamil Nadu và người bán cho biết việc chuyển nhượng quyền sở hữu cũng sẽ được thực hiện trực tiếp không qua môi giới.
Đình Quý(theo Cartoq)
Tin bài cộng tác xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Trên thị trường xe thể thao cũ tại Mỹ, nhiều chiếc xe thể thao dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) chỉ có giá từ 10 nghìn đến vài chục nghìn đô la.
" alt=""/>Siêu xe Audi R8 hơn 10 năm tuổi giá ngang Toyota Fortuner gây sốc