![](<p style=)
“Em mong muốn sẽ có một ngày được đứng trước tượng Hippocrates tuyên thệ lời thề dùng y đức để cứu người một bác sĩ chân chính”.Đó là tâm sự của cậu học trò Nguyễn Hữu Lộc, học sinh lớp 12/1, Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Lộc là thí sinh đạt số điểm cao nhất của tỉnh Quảng Nam ở khối B trong kì thi THPT quốc gia 2017 vừa qua với 29.6 điểm, trong đó môn Toán là 9.6 điểm, hai môn còn lại là Hóa học và Sinh học đạt 10 điểm.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/07/14/10/20170714103716-khoi-b.jpg) |
Nguyễn Hữu Lộc |
Kể từ khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả, dường như tiếng cười và sự hạnh phúc vẫn chưa hề vơi đi trong căn nhà nhỏ của gia đình bà Huỳnh Thị Thìn (xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) khi biết điểm thi của cậu con trai Nguyễn Hữu Lộc.
Lộc vui mừng tâm sự “Em thật sự rất bất ngờ khi mình đạt số điểm trên, vì khi xem đáp án em cũng chỉ ước chừng mình đạt 23 - 25 điểm. Em xin cảm ơn bố mẹ, thầy cô và bạn bè đã luôn luôn ủng hộ và động viên để em có được kết quả như hôm nay”.
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Thăng Bình cát trắng đầy nắng gió trong một gia đinh thuần nông, vì điều kiện gia đình không cho phép nên với Lộc, suốt 12 năm được cắp sách đến trường đầy đủ với em đã là một điều quá “xa xỉ”. Khác với các bạn bè đồng trang lứa được đi học thêm lại các trung tâm bồi dưỡng, phương pháp chủ yếu gắn liền với 12 năm đến trường của cậu học trò xứ cát là tự học.
“Đôi lúc cũng muốn cháu có thể đi học thêm để củng cố kiến thức như chúng bạn, nhưng do gia đình còn khó khăn quá nên đành chịu” - bà Thìn nghẹn ngào.
Trong kì học cuối cùng khi chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia 2017, bản thân Lộc vẫn gặp không ít khó khăn và áp lực vì số lượng lớn kiến thức cần phải ôn tập của tất cả các môn thi. “Lúc đó em rất lo lắng khi liên tiếp nhiều tháng kết quả học tập của em đều xếp cuối lớp” - Lộc tâm sự.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/07/14/10/20170714103716-khoi-b-2.jpg) |
Bố mẹ của Lộc nở nụ cười tự hào về cậu con trai của mình |
Nhưng bằng ý chí và nỗ lực không mệt mỏi, Lộc đã vượt qua khó khăn và vươn lên gặt hái những “quả ngọt” cho riêng mình.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Lộc cho biết ngoài kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, em thường đến các thư viện của trường để xin mượn tài liệu và về nhà tự mày mò tìm hiểu, kèm theo kết hợp giải đề thi của các năm trước để không phải bỡ ngỡ khi vào phòng thi. "Thay vì chán nản khi bị hổng kiến thức thì tại sao chúng ta không quyết tâm lấp những lỗ hổng ấy bằng chính khả năng của riêng mình?” - Lộc chia sẻ.
Lộc dự kiến sẽ nộp đơn dự tuyển vào ngành Y Đa khoa, Trường ĐH Y dược Huế để có thể theo đuổi ước mơ làm bác sĩ của mình. Lộc luôn tâm đắc rằng “Chẳng có con đường hoa hồng nào có sẵn, chỉ có những người chăm chỉ, biết phân đấu tạo dựng các hàng hoa hồng cho chính con đường của mình đã chọn”.
Thầy Nguyễn Thanh Thiên, giáo viên chủ nhiệm của Lộc, tỏ ra rất tự hào với cậu học trò của mình. Thầy cho biết “Lộc là một tấm gương của sự phấn đấu kiên trì không ngừng nghỉ, tôi rất cảm phục ý chí vươn lên trong học tập và cả cuộc sống thường ngày của em”.
Gia Bảo" alt=""/>Thi THPT quốc gia 2017: Ước mơ 'được thề' của thủ khoa khối B xứ Quảng
Hiệu trưởng khóc xin lỗiNgày 16/9 trường Tiểu học Thạch Linh (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) tổ chức ăn bán trú cho học sinh ngày đầu tiên của năm học 2019 – 2020.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/26/17/lum-xum-chuyen-suat-com-tieu-hoc-it-thuc-an-o-ha-tinh.jpg) |
Suất cơm trưa ngày 16/9 được phụ đưa lên mạng xã hội phản ánh |
Suất ăn gồm một ít phần cơm, ít rau bắp cải xào thịt bò, canh bí và 4-5 con tôm nõn rim. Thấy suất ăn của con mình quá ít so với số tiền đóng nộp phụ huynh đã chụp ảnh đưa lên mạng xã hội phản ánh.
“Chúng tôi, đóng 27.000 đồng cho một suất ăn bán trú vào buổi trưa tại trường song các cháu được ăn như vậy là quá ít và không đảm bảo chất lượng”, một phụ huynh chia sẻ.
Khi có nhiều ý kiến trái chiều về bữa ăn bán trú, nhà trường đã tạm dừng ăn bán trú vào ngày hôm sau.
Đến ngày 18/9, trường tổ chức họp phụ huynh tại sân trường, hiệu trưởng Lê Thị Thủy đã khóc, mong được thông cảm, khi bữa ăn bán trú nhìn ít thức ăn bị đưa lên mạng xã hội.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/26/17/lum-xum-chuyen-suat-com-tieu-hoc-it-thuc-an-o-ha-tinh-2.jpg) |
Bà Lê Thị Thủy Hiệu trưởng trường Thạch Linh khóc và mong phụ huynh thông cảm vì để xảy ra sự cố đáng tiếc |
Theo bà Thủy, trường hợp đồng với nhà hàng Bà Đào (đóng trên địa bàn TP Hà Tĩnh) để tổ chức ăn bán trú cho học sinh. Thực đơn đúng như hình ảnh đưa lên mạng xã hội, vì là buổi ăn đầu tiên nên nhà hàng chưa định lượng được chất lượng nên có sơ suất mong phụ huynh thông cảm, trường và nhà hàng sẽ rút kinh nghiệm.
Hiệu trưởng này giải thích, thực đơn món chính là tôm, nhà hàng mua 27 kg chia đều cho 400 suất ăn, bên cạnh còn có thịt bò xào bắt cải và thịt lợn bằm nấu canh bí, nhìn suất ăn ít nhưng bù lại các cháu ăn được đầy đủ chất.
Nhà trường thu mỗi học sinh là 27000 đồng bữa trưa bán trú, thực tế suất ăn chỉ 22000 đồng, còn 5000 đồng trích ra để vận chuyển và công tác phục vụ.
Bà Thủy nói thêm, năm học 2019 – 2020 trường có 730 học sinh và hơn 400 em đăng kí ăn bán trú. Các năm trước nhà trường tự tổ chức nấu ăn bán trú song năm nay vì nhà ăn xuống cấp phải cải tạo thành nhà đỗ xe nên phải hợp đồng với nhà hàng.
Tiếp tục hợp đồng với nhà hàng cũ
Sau khi tạm dừng ăn bán trú, trường đã tổ chức nhiều cuộc họp hội trưởng phụ huynh ở các lớp và thống nhất tiếp tục chọn nhà hàng Bà Đào nấu ăn cho học sinh, sau nhiều phương án đi tìm đối tác nhưng không được.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/26/17/lum-xum-chuyen-suat-com-tieu-hoc-it-thuc-an-o-ha-tinh-1.jpg) |
Trường Tiểu học Thạch Linh |
Bữa cơm bán trú được trường tổ chức với nhà hàng mở lại vào ngày 30/9, suất cơm vẫn được chốt giá 22000 đồng.
Ông Trần Thanh Hải, hội trưởng phụ huynh chia sẻ, sau sự cố nhiều nhà hàng ở thành phố Hà Tĩnh đặt vấn, song khi nghe yêu cầu có 4 người ở trường tham gia giám sát, bữa cơm đảm bảo vệ sinh, thực ăn có định lượng cụ thể, nguồn gốc rõ ràng, đúng giờ... họ liền từ chối.
“Nhiều lý do khi các cơ sở uy tín từ chối phục vụ trường Thạch Linh vì sợ mang tiếng mất thương hiệu, một số cơ sở khác đáp ứng không đủ yêu cầu. Sau nhiều lần tìm hiểu chúng tôi lại nhờ đơn vị cũ nấu ăn phục vụ bán trú cho học sinh”, ông Hải nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/26/17/lum-xum-chuyen-suat-com-tieu-hoc-it-thuc-an-o-ha-tinh-3.jpg) |
Bếp ăn nhà trường xuống cấp |
Chị Vương Thị Huy (38 tuổi, chủ nhà hàng Bà Đào) chia sẻ, thương hiệu nhà hàng 30 năm bị mang tiếng khi sự cố ở trường Thạch Linh.
Chị Huy cho hay, mới đây hội trưởng phụ huynh trường Tiểu học Thạch Linh đặt vấn đề hợp tác lại với nhà hàng để tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
Bà Lê Thị Thủy thông tin, tránh sự cố lặp lại trường xây dựng quy chế chặt chẽ hơn. Mỗi bữa ăn trường sẽ phát thẻ cho hai bố mẹ vào giám sát, khi có vấn đề báo cáo với nhà trường để kiến nghị với nhà hàng.
Đậu Tình
![Phụ huynh trường quốc tế bức xúc vì suất ăn trăm nghìn chỉ lèo tèo vài miếng thịt](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/19/10/phu-huynh-buc-xuc-vi-suat-an-tram-nghin-truong-quoc-te-chi-leo-teo-vai-mieng-thit.jpg?w=145&h=101)
Phụ huynh trường quốc tế bức xúc vì suất ăn trăm nghìn chỉ lèo tèo vài miếng thịt
- Tận mắt thấy suất ăn của con ở trường quốc tế, phụ huynh bức xúc, khi tiền ăn lên tới trăm nghìn, nhưng suất cơm chỉ lèo tèo vài miếng thịt.
" alt=""/>Lùm xùm suất cơm tiểu học ít thức ăn ở TP Hà Tĩnh