May mắn cánh cửa rơi xuống bụi rậm ven biển cách ngư dân 20m. Dù nghe thấy "tiếng va đập lớn", nhưng ngư dân dường như "hoàn toàn không bị nao núng".
"Anh ta chỉ tiếp tục công việc của mình, thực sự rất bình tĩnh”, Shaw cho hay.
Cùng chứng kiến sự việc có ông Josh Waterson. Người đàn ông kể lại bản thân đã nghe thấy tiếng máy bay bay qua nhà vào sáng 6/9. Ông nhìn lên, và thấy một vật thể đang bay trong không trung, trong khi con gái ông vừa đi ra biển để bơi.
"Tiếng ồn của máy bay đột ngột dừng lại. Điều đó khiến tôi chú ý, máy bay thay đổi độ cao ngay tức thì. Tôi đã gọi cho con bé, và nói 'Hãy cẩn thận, có một cánh cửa đang lao tới", ông Waterson nhớ lại.
Sau đó, cánh cửa máy bay đã rơi cách vị trí của con gái ông khoảng 50m về phía nam. "Tôi nghĩ chúng tôi thực sự may mắn khi cánh cửa rơi xuống bãi biển, và không ai bị thương", anh Waterson nói.
Cánh cửa từ trên trời rơi xuống thuộc về chiếc máy bay RV-10 có 4 chỗ ngồi của Mỹ do tư nhân sở hữu. Dù máy bay mất cửa giữa không trung, nhưng phi công cùng hành khách đã may mắn hạ cánh an toàn.
Theo ABC News, phi công đã nói với nhân viên sân bay rằng "chốt cửa không được khóa đúng cách" nên dẫn tới vụ việc bất ngờ.
"Năm phút sau sự việc, ai đó đã nhặt cánh cửa và đi ra khỏi bãi biển, vác nó trên đầu như một tấm ván cũ", Shaw cho biết thêm.
Tổng giám đốc điều hành Hiệp hội chủ sở hữu máy bay và phi công Australia Benjamin Morgan nhấn mạnh, sự cố như trên là "cực kỳ hiếm". Theo ông Morgan, ngành hàng không Australia luôn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hàng không ở mức cao nhất trên thế giới.
“Australia là một trong nước có hồ sơ an toàn hàng không tốt nhất trên thế giới. Các máy bay được hỗ trợ trên toàn quốc bởi đội ngũ kỹ sư bảo dưỡng chuyên nghiệp", ông Morgan khẳng định.
Là đứa trẻ sinh ra ở miền biển, từng chứng kiến sự vất vả của mẹ khi bám đồng sản xuất muối và nỗi canh cánh lo trước mỗi chuyến đi biển của bố, từ nhỏ, gia đình đã trở thành động lực to lớn nhất để Hằng cố gắng. Đến năm 2019, em thi đỗ vào ngành Kỹ thuật Hoá học của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Lần đầu xa nhà đến thành phố học tập, nữ sinh cảm thấy ngợp và bơ vơ khi không có ai thân quen. Trong suốt 2 tháng đầu tiên, Hằng chật vật để làm quen với ngôi trường mới. “Em liên tục tìm kiếm cơ hội để được giao tiếp, kết bạn. Thời điểm tham gia vào đội tình nguyện của trường, em bắt đầu gặp được những người bạn có chung sở thích, đam mê, nhờ vậy dần vơi đi cảm giác bơ vơ, lạc lõng”, Hằng nhớ lại.
Dẫu vậy, nữ sinh vẫn chưa thoát khỏi sự tự ti “mình không giỏi bằng các bạn”. Thời điểm đó, lớp của Hằng có nhiều bạn từng đoạt giải học sinh giỏi quốc gia từ thời phổ thông, thậm chí có bạn “giỏi toàn diện” ở nhiều khía cạnh.
“Em thấy những điều mình biết còn quá hạn chế. Khi đặt bản thân vào môi trường rộng lớn, em nhận ra mình thật nhỏ bé”.
Nhưng nếu cứ tự ti, bản thân vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, Hằng quyết tâm tìm cách “lấp đầy” những điều thiếu sót.
“Trong quá trình tham gia đội sinh viên tình nguyện, em có quen một người bạn được xem là “idol Bách khoa” do có thành tích học tập cao ngay từ năm nhất. Em kiên trì học hỏi từ bạn và được bạn chia sẻ khá nhiều về cách học”. Từ đó, Hằng bắt đầu đặt mục tiêu xa hơn là tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi.
Năm nhất ở Bách khoa vốn có các môn đại cương khó với giáo trình dày nổi tiếng. Trong một buổi, có những khi thầy cô dạy hết cả 2-3 chương sách. Ngoài ra, các kỳ thi của Bách khoa cũng là “nỗi ám ảnh” với nhiều sinh viên, nhất là ở các môn vấn đáp.
“Chẳng hạn, nội dung các môn thiên về lý thuyết thường rất rộng, thầy cô lại có thể hỏi bất kỳ điều gì xoay quanh. Vì thế, muốn được điểm cao cần phải nỗ lực cày cuốc. Việc học vất vả nhưng bù lại em cũng học được rất nhiều điều”, Hằng nói.
Để bắt kịp với tốc độ và lượng kiến thức khổng lồ, Hằng luôn cố gắng đọc kỹ lý thuyết và làm thử một số bài tập trước khi lên lớp. Có những kiến thức ban đầu chưa hiểu ngay, nhưng sau khi nghe thầy cô giảng trên lớp lại rất “thấm”.
Hằng cũng cố gắng dành nhiều thời gian lên thư viện nhất có thể thay vì “cày đêm”. “Đều đặn mỗi ngày, em sẽ lên thư viện ít nhất khoảng 2 tiếng, nhưng phần lớn vẫn trên 4 tiếng sau giờ học. Đây giống như một kho tàng tư liệu em có thể tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhờ thế mỗi khi đi thi em không cảm thấy khó nhằn hay “ngợp” nữa”.
Từ cảm thấy mông lung không biết bắt đầu từ đâu, trong học kỳ đầu tiên, Hằng đã giành được học bổng loại A của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Sang năm thứ 2, nữ sinh bắt đầu được tiếp xúc với các môn cơ sở ngành như Hoá công, Hoá Lý hay một số môn liên quan đến Đồ hoạ, Kỹ thuật điện. Đánh giá đây là những môn khó nhằn và khô khan, nhưng đổi lại, Hằng nhận thấy sinh viên sẽ được đào tạo toàn diện và trang bị thêm nhiều kỹ năng để làm đa dạng ngành sau khi tốt nghiệp.
“Em luôn cố gắng không xem nhẹ bất cứ môn học nào, dẫu đôi lúc cũng thấy quá tải và mệt mỏi”.
Ngoài thời gian này, Hằng còn tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để nắm được các khâu đoạn cơ bản như từng bước làm thí nghiệm hay cách cân lượng mẫu chuẩn. Nhờ những kỹ năng này, nữ sinh từng đoạt giải Nhì sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện tại, Hằng vẫn đang trong quá trình hoàn thành một bài báo để nộp cho tạp chí quốc tế.
Là người hướng dẫn đồ án tốt nghiệp của Hằng và cũng hướng dẫn nữ sinh tại nhóm nghiên cứu trong suốt 3 năm, PGS.TS Phạm Thanh Huyền, giảng viên Trường Hóa và Khoa học Sự sống đánh giá Hằng là người chủ động, cầu thị và khiêm tốn.
“Hằng tốt nghiệp sớm một kỳ và có điểm số cao nhất trong những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đợt này. Khi chưa tốt nghiệp, Hằng đã được một giáo sư bên Hàn nhận để học tiếp lên thạc sĩ. Đây là thành tích khá tốt với một sinh viên”, PGS Huyền nhận xét.
Sau khi tốt nghiệp Xuất sắc tại Bách khoa, nữ sinh Nghệ An được nhiều doanh nghiệp chào đón. Tuy nhiên, Hằng lựa chọn trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội, đồng thời hỗ trợ giảng dạy các môn STEM bằng tiếng Anh.
Hài lòng với công việc này nhưng Hằng cho biết nếu có cơ hội, em vẫn muốn tiếp tục học lên cao hơn trong môi trường quốc tế, sau đó trở về làm việc trong ngành giáo dục.
TS Ngô Tuyết Mai cho hay tại Australia, trước khi vào bài học, giáo viên rất quan tâm đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Vì thế, thầy cô hay thực hiện hoạt động “check in cảm xúc”. Thay vì ngay lập tức nói về bài giảng, giáo viên thường ưu tiên cho học sinh mô tả cảm xúc của mình trong ngày hôm ấy.
“Việc làm này có vẻ đơn giản nhưng thực chất cho thấy sức khỏe tinh thần và cảm xúc của học sinh mới là điều quan trọng. Tất nhiên, giáo viên cũng phải nhạy cảm, sử dụng trái tim, ánh mắt, nụ cười để giao tiếp và nhận biết học sinh có thực sự hạnh phúc hay không”.
TS Mai cũng đề cập tới mô hình PERMA nhằm giúp trường học xây dựng thành trường học hạnh phúc, trong đó bao gồm các yếu tố: Positive Emotion (Cảm xúc tích cực), Engagement (Thu hút), Relationships (Quan hệ), Meaning (Ý nghĩa), Achievements (Thành quả).
Cụ thể khi vào lớp, nếu giáo viên vui vẻ, hào hứng sẽ tạo năng lượng, cảm xúc tích cực cho người học. Ngoài ra, việc giảng dạy cần có sự thu hút. Thay vì đặt câu hỏi sẽ dạy gì, dạy như thế nào, giáo viên nên tập trung tạo ra các trải nghiệm học tập. Nếu không có sự thu hút trong bài giảng, giáo viên cũng không thể tạo nên hiệu quả học tập.
Ngoài ra, sự kết nối rất quan trọng. Thầy cô có giỏi đến đâu nhưng không có sự kết nối với học trò thì việc học cũng không hiệu quả. “Vì thế mỗi khi lên lớp, tôi thường xuyên tự nói với mình, ngày hôm nay khi tới lớp học, mình sẽ gửi điều gì vào ngân hàng cảm xúc của người học, để giúp mối quan hệ của mình với người học tốt hơn. Ngoài ra, những gì được dạy ở trường, nếu học sinh biết ý nghĩa, cũng sẽ đem lại sự hạnh phúc”, TS Mai nói.
Khi làm tốt được cả 4 yếu tố này, theo TS Mai, chữ “A”, tức “Achievements” sẽ xuất hiện. “Hiểu được mô hình PERMA, các trường học sẽ tìm được công thức hạnh phúc và có cách thực hiện hóa điều đó”, bà Mai nói.
Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong giáo dục với chuỗi hoạt động 4 phiên, tổ chức ngày 23 và 24/11 tại Trường TH School có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục trong nước và trên thế giới thảo luận, chia sẻ cách tạo nên môi trường học tập hạnh phúc cho học sinh; nhấn mạnh đến việc đào tạo thế hệ giáo viên kiến tạo những tiết học hạnh phúc.
Thúy Nga