当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo phạt góc Wolves vs Newcastle, 20h00 ngày 28/8 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Lam Trường kể lần đầu gặp Vũ Minh Tâm và Nguyễn Hải Phong năm 2002. Đi diễn về, anh gặp họ - khi ấy là sinh viên trường nhạc - đứng đợi trước cửa để gửi gắm sáng tác tâm đắc.
Lam Trường mời cả hai vào nhà, chơi thử các bài bằng piano. Sau đó, anh phát hành album mới có 2 bài Mãi không phaicủa Vũ Minh Tâm và Ngây ngôcủa Nguyễn Hải Phong, nhanh chóng tạo hit.
MV Vì sao sángquay tại một hồ lớn cạnh nhà Tùng Phan ở Đà Lạt. Theo Lam Trường, cảnh đẹp phố sương và hình ảnh của anh đều lung linh hơn qua góc nhìn, góc máy của nam đạo diễn.
Trong MV, Lam Trường đóng cặp Ngọc Xuân - sinh năm 1999, sinh viên Đại học RMIT TP.HCM. Cô có nét đẹp trong trẻo kiểu nàng thơ. Quá trình làm việc, Ngọc Xuân định gọi Lam Trường bằng "chú" nhưng đổi thành "anh" để giữ cảm xúc diễn cặp.
Trích đoạn MV 'Vì sao sáng'
Lam Trường nói tuổi tác không quan trọng, tự thấy mình thậm chí trẻ hơn xưa. "Người có tuổi vẫn giữ được sự trẻ trung, người xung quanh sẽ thấy họ đáng yêu vô cùng, giống như tôi vậy", anh nói.
Từ hàng ghế khán giả, Phương Thanh tỏ ý "ghen tuông": "Lẽ ra vai nữ chính phải là của tôi chứ! MV nào của Trường tôi cũng trễ duyên vì bị các diễn viên trẻ xinh đẹp lấy mất cơ hội".
Lam Trường nói ban đầu MV Vì sao sángdự kiến phát hành hôm 8/7 để làm quà sinh nhật cho bà xã Yến Phương. Nghe lời ê-kíp tư vấn, Lam Trường dời ngày phát hành lên 5/7 để tránh 'bão BlackPink' (concert của nhóm tại Hà Nội mở bán vé trực tuyến ngày 7/7 - PV), nên vợ anh không thể có mặt vì đang đưa con về nhà ngoại.
Vợ kém 17 tuổi sốt ruột, liên tục hỏi han tình hình buổi ra mắt MV mới. Cô nhắn ông xã: "Em không xuất hiện trước báo chí cũng tốt, mất công 'chiếm sóng' của anh".
Ngoài ra, bài Vì sao sángđã ấp ủ 3-4 năm, Lam Trường quyết phát hành MV để không phụ lòng người hâm mộ cũng như tin vào vị trí của mình trong làng nhạc.
Sau buổi gặp báo giới, Lam Trường nối dài sự kiện ra MV thành họp fan. Nhiều người hâm mộ ở nước ngoài về Việt Nam để cổ vũ thần tượng ra sản phẩm. Anh chiêu đãi họ bằng bài mới Vì sao sángvà nhiều bản hit trong sự nghiệp.
Tác giả 'Người về cuối phố' viết hit cho Lam Trường mua được 1 cây vàngNhân dịp show diễn kỷ niệm 30 năm tối 22/7 tại Đà Lạt, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã tiết lộ những câu chuyện đặc biệt ít khán giả biết." alt="Phương Thanh 'ghen tuông' với Lam Trường"/>Ngoài việc huyện có 94,04% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên thì cơ sở vật chất của các đơn vị trường học trên địa bàn Trạm Tấu cơ bản đáp ứng các yêu cầu cho việc thực hiện CĐS với phòng học thông minh; phòng học bộ môn Ngoại ngữ; phòng học bộ môn Tin học.
Các phòng học khác đều đã có hệ thống đường truyền mạng Internet. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường có điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn sử dụng trong mục đích cá nhân cũng như ứng dụng vào giải quyết công việc. 100% trường học được trang bị máy tính phục vụ quản lý, hành chính.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu Bùi Thanh Tùng cho biết, Phòng đã tổ chức hội nghị triển khai công tác CĐS ngành GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, quy định về các yêu cầu cơ bản đối với các đơn vị trường học, cán bộ quản lý trường học, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ CĐS để định hướng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về CĐS của ngành cũng như xác định đối tượng, chương trình, yêu cầu về tập huấn, bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức, kỹ năng và đánh giá hiệu quả thực hiện CĐS trong trường học.
Cô giáo Nguyễn Thanh Huệ - Hiệu trường Trường Phổ thông dân tộc Bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ số bằng nhiều hình thức; tập trung vào kĩ năng sử dụng thiết bị thông minh, học liệu thông minh dành cho học sinh lớp 1, 2, 6, học liệu điện tử vào quản lý và dạy học; kỹ năng thiết kế bài giảng Powerpoint, E-Learning và sử dụng kho học liệu số, cổng thông tin điện tử; ứng dụng các nền tảng số trong xây dựng học liệu điện tử, thiết bị dạy học số, ứng dụng các nền tảng số trong việc dạy và học…”.
Các trường đã đồng loạt thực hiện nền tảng, ứng dụng dùng chung: sổ điểm điện tử đối với tất cả các khối lớp, học bạ điện tử đối với các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 8. Cấp mầm non đã thực hiện triển khai phần mềm quản lý trường học VnEdu đối với nội dung điểm danh điện tử.
So với các tiết học thông thường, tiết học triển khai trong phòng học thông minh, phòng học tương tác đã tạo được hứng thú cao cho cả giáo viên và học sinh do nguồn tư liệu phong phú được lấy trực tiếp từ ngân hàng hiện có hoặc khai thác từ hệ thống Internet trực tiếp từ màn hình thông minh, phát huy tối đa hiệu quả phần mềm quản lý trường học và các ứng dụng khác của các đơn vị đang sử dụng trong công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục…
Hiện, Trạm Tấu đã có trên 50% học sinh toàn ngành được trang bị kiến thức và bảo vệ trên môi trường mạng (từ lớp 3 đến lớp 9) và thực hiện 100% đối với Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu; 100% học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 9) có học bạ điện tử và sổ điểm điện tử; trên 80% -100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Các trường thực hiện trên 80% -100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, trừ văn bản mật. Có 55% buổi giao ban và sinh hoạt chuyên môn được triển khai không in tài liệu họp (trừ các tài liệu mật và các trường hợp phải in) và thực hiện 100% đối với Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu. 100% học sinh phổ thông tại các trường được điểm danh điện tử.
Ngoài những kết quả tích cực, ngành GD&ĐT huyện Trạm Tấu cũng còn một số khó khăn như: nguồn nhân nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thực sự thành thạo sử dụng các phần mềm phục vụ dạy và học; hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng khó khăn còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho CĐS cả về quản lý giáo dục và dạy - học; nguồn lực đầu tư cho mua sắm thiết bị, bảo trì hệ thống còn hạn chế...
"Bên cạnh tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cài đặt sử dụng các nền tảng, ứng dụng dùng chung cho các đơn vị nhà trường, kịp thời cung cấp các phần mềm, nền tảng dùng chung để các đơn vị thực hiện đảm bảo và đồng bộ như Sổ tay đảng viên điện tử Yên Bái..., ngành GD&ĐT Trạm Tấu rất cần sự hỗ trợ đầu tư kịp thời phục vụ công tác CĐS trong nhà trường hoặc cấp thêm các thiết bị: tivi, bảng tương tác để nhà trường lắp đặt cho 100% phòng học; cấp bổ sung thêm máy tính cho các trường hiện tại phòng máy còn thiếu so với định mức tối thiểu của cấp học…”, Phó Trường phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu Bùi Thanh Tùng cho biết thêm.
Theo Thành Trung(Báo Yên Bái)
" alt="Trạm Tấu đổi mới giảng dạy qua chuyển đổi số"/>Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin
Nữ giảng viên Việt ở ngôi trường uy tín nước Úc
GS.TS Trần Thị Lý được biết tới là nhà nghiên cứu tiềm năng của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Úc. Chị có một “gia tài đồ sộ” với hàng trăm công bố khoa học, trong đó nổi bật với các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia. Năm 2019, chị là nhà khoa học nữ người Việt có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội, dựa trên dữ liệu Scopus.
Trước khi trở thành một nhà khoa học có tên tuổi tại Úc, chị Lý từng tốt nghiệp ĐH Huế và được giữ lại làm giảng viên của ngôi trường này.
GS.TS Trần Thị Lý - Giảng viên Đại học Deakin (Úc)
“Con đường đến nước Úc của tôi giống như một cơ duyên. Đó là vào năm 2001, tôi được Chính phủ Úc cấp học bổng thạc sĩ tại Đại học Monash”, chị Lý kể.
Học tập tại Úc, chị nhận ra rào cản lớn nhất của du học sinh là việc phải thích nghi với môi trường học tập và nghiên cứu tại nước bạn.
“Trong những năm qua, dù đã có những đổi mới tích cực, nhưng chương trình đại học của mình vẫn còn khá ôm đồm về khối lượng kiến thức và nặng nề về kiểm tra, thi cử.
Ví dụ, khi còn học bậc cử nhân ở Việt Nam, chúng tôi phải trải qua cả chục môn trong một học kỳ với nhiều bài kiểm tra khác nhau. Đến khi sang học thạc sĩ ở Đại học Monash, tôi chỉ phải học 2 – 3 môn mỗi kỳ.
Chúng tôi thường nói với nhau rằng: “Không biết phải làm gì cho hết thời gian bây giờ”. Nhưng sau này khi vào học, chúng tôi mới thấy được sự khác nhau, là cho dù có học 2 hay 3 môn mỗi kỳ thì chúng tôi vẫn buộc phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, chú ý nghe giảng và phải biết tổng hợp, phân tích, phản biện để việc học đạt hiệu quả cao nhất”.
Hơn một năm sau đó, cô gái Việt đã bảo vệ luận văn thạc sĩ, giành được tấm bằng hạng ưu và giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất ngành Giáo dục. Tiền đề này đã giúp chị tiếp tục theo đuổi lên bậc tiến sĩ và có cơ hội làm việc tại một số trường đại học của Úc.
Các nghiên cứu của chị Lý phần nhiều hướng về Việt Nam.
Sau một thời gian công tác tại Đại học Monash và Đại học RMIT, năm 2013, chị Lý được mời về giảng dạy tại Đại học Deakin.
Ngày đầu đi dạy, nhiều sinh viên quốc tế bất ngờ trước một giảng viên người Việt có vóc dáng nhỏ, gương mặt trẻ trung. Mặc dù cũng từng gặp phải những lần nhầm lẫn là “sinh viên mới”, nhưng chị Lý cho rằng, uy tín trước sinh viên không đến từ tuổi tác hay chức vụ mà là vốn kiến thức và cách truyền đạt của giảng viên.
Vì thế, có những môn học dù đã giảng dạy suốt 6 – 7 năm, nhưng nữ giảng viên người Việt vẫn tiếp tục tìm tòi, đổi mới và chuẩn bị bài vở nghiêm túc trước khi bước vào tiết dạy.
“Nhiều sinh viên thấy được cái tâm của mình nên rất tôn trọng cô giáo. Các bạn sinh viên cũng tỏ ra thích thú mỗi khi được nghe ví dụ về văn hóa hay phương pháp dạy học của Việt Nam”.
Nhà khoa học với những dự án xuyên quốc gia
Năm 2017, GS.TS Trần Thị Lý được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Úc công nhận là nhà nghiên cứu tiềm năng.
Có cơ hội cộng tác với các đồng nghiệp ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới, trong đó có các đồng nghiệp Việt Nam, nữ giảng viên sinh năm 1975 nhận ra, khả năng “tuần hoàn chất xám” và liên kết xuyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ.
“Trong thời điểm hiện tại, việc các nhà khoa học ở đâu thực ra không còn quan trọng nữa. Và dù ở đâu đi chăng nữa, họ cũng có rất nhiều cơ hội để làm việc và đóng góp trong lĩnh vực mình yêu thích”, chị Lý nói.
Suốt 23 năm qua, nữ giáo sư người Việt đã hợp tác với hơn 70 học giả và các nhà nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Hồng Kông, Mỹ, Anh và Hà Lan,…
Các đề tài của chị chủ yếu liên quan đến hợp tác quốc tế và thúc đẩy dịch chuyển quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học, trong đó luôn có phần nhiều hướng về Việt Nam.
Năm 2017, GS.TS Trần Thị Lý được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Úc công nhận là nhà nghiên cứu tiềm năng.
Một dự án của chị do chính phủ Úc tài trợ tập trung vào việc phân tích tác động từ hiện tượng thực tập và học tập ngắn hạn của sinh viên Úc ở Việt Nam thông qua chương trình New Colombo Plan.
“Đây được xem là hiện tượng dịch chuyển sinh viên ngược. Chúng ta hay nói đến việc sinh viên Việt Nam đi du học, nhưng với dự án này, chúng tôi đã nghiên cứu một hiện tượng khá mới mẻ nhưng rất quan trọng và có tiềm năng lớn với Việt Nam, đó là việc sinh viên của những nước phát triển như Úc, Mỹ, Anh sang Việt Nam học hoặc thực tập ngắn hạn”.
Theo chị Lý, một điều khá bất ngờ là Việt Nam đang trở thành điểm đến đứng thứ 4 của sinh viên Úc cho các khóa học và thực tập ngắn hạn, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Thống kê của Bộ Ngoại giao Úc cho thấy, từ năm 2014 đến 2018, số lượng sinh viên Úc sang học và thực tập ở Việt Nam được tài trợ bởi chính phủ Úc theo chương trình New Colombo Plan tăng đến 5 lần và đạt hơn 3.600 sinh viên vào cuối năm 2019.
Cơ hội "xuất khẩu giáo dục" của Việt Nam
Qua dự án này, chị Lý mong muốn tìm hiểu, đưa ra khuyến nghị nhằm xây dựng Việt Nam thành điểm đến được ưa chuộng và bền vững của sinh viên Úc.
Sinh viên Úc khi đến Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều điều, không chỉ về kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ, văn hóa mà còn là cầu nối quan trọng giúp tăng cường hợp tác quốc tế hóa giáo dục, trao đổi sinh viên, kinh tế và ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Úc.
“Tôi cho rằng, để phát huy những tiềm năng này, trước tiên Việt Nam cần phải có tổ chức đại diện cho các trường đại học ở Việt Nam đứng ra quảng bá hình ảnh. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần phải hợp tác chặt chẽ với các ngành khác như du lịch, văn hóa, ngoại giao để xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến thu hút đối với sinh viên Úc.
Ví dụ, với các khóa học 3 tháng, chúng ta có thể dành 1 tháng cho sinh viên học tập tại các trường đại học, đi thực tập 1 tháng và 1 tháng còn lại kết hợp với ngành du lịch để giúp sinh viên tìm hiểu văn hóa, đời sống của người dân Việt. Nhờ thế, các khóa học này sẽ thú vị hơn”.
“Nếu làm được như thế, Việt Nam có thể xuất khẩu giáo dục, đặc biệt trong mảng học, thực tập ngắn hạn. Dựa vào tiền đề này, 5 – 10 năm nữa, chúng ta có thể tiến đến xuất khẩu giáo dục cho những khóa học dài hạn để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ ở Việt Nam”, chị Lý nói.
Ngoài dự án này, nhiều nghiên cứu khác của chị Lý cũng tập trung vào vấn đề quốc tế hóa giáo dục trong đổi mới giáo dục tại Việt Nam. Thông qua các nghiên cứu, chị nhận thấy, Việt Nam hiện chưa có một chiến lược ở tầm quốc gia cũng như chính sách thiết thực để hỗ trợ các trường phát huy tiềm năng trong việc quốc tế hóa giáo dục.
“Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy khả năng quốc tế hóa giáo dục thay vì chỉ là nước 'nhập khẩu' giáo dục hay quốc tế hóa manh mún và chỉ tập trung vào vay mượn chương trình, dùng tiếng Anh làm phương tiện hướng dẫn”, chị Lý khẳng định.
GS.TS Trần Thị Lý sinh năm 1975 tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Năm 2019, chị được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tháng 12/2020, GS.TS Trần Thị Lý nhận giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao Tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020 và có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu xuyên quốc gia. |
Thúy Nga
GS.TS Trần Thị Lý và PGS.TS Trần Xuân Bách là 2 người Việt vừa nhận được giải thưởng Noam Chomsky. Giải thưởng trao tại trụ sở Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (Mỹ) vào 7 giờ sáng nay (9/12) theo giờ Việt Nam.
" alt="GS.TS Trần Thị Lý: Việt Nam có thể xuất khẩu giáo dục"/>