Thanh tra TP Cần Thơ vừa kết luận về “Việc chấp hành hành pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới An Bình,ạmtạidựánkhuđôthịmớiAnBìnhởCầnThơkiếnnghịcônganđiềtỷ số cúp c1 quận Ninh Kiều”.
Dự án Khu đô thị mới An Bình quy mô 17,8 ha tại phường An Bình do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 165 tỷ đồng.
Dự án được UBND TP Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư, mục tiêu “xây dựng khu đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu kêu gọi đầu tư phát triển đô thị của thành phố”, đồng thời tạo quỹ nhà ở và xây dựng phát triển hạ tầng trên địa bàn quận Ninh Kiều.
Thời gian thực hiện dự án là 5 năm, từ năm 2016 - 2020. Tổng diện tích đất quy hoạch dự án là 178.190 m2, trong đó 175.868 m2 thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân và diện tích còn lại là đất kênh, mương do nhà nước quản lý.
Theo cơ quan thanh tra, dự án được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, tuy nhiên Công ty Hồng Phát chưa có quyền sử dụng đất ở đối với khu đất thực hiện dự án nên chưa đủ điều kiện chỉ định thầu.
Thanh tra cho rằng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong thu hồi đất, xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án có hạn chế, thiếu sót.
Cụ thể, Sở Xây dựng tham mưu UBND TP ban hành quyết định 305 quy định khu vực được chuyển quyền sử dụng đất trong dự án có 135 lô nền tiếp giáp mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực (đường số A5 và 23) chưa phù hợp quy định…
UBND quận Ninh Kiều báo cáo diện tích đã giải phóng mặt bằng (trong đó có diện tích đất lúa hơn 10ha) làm cơ sở để Sở TN&MT tham mưu UBND TP giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án có diện tích đất lúa trên 10ha nhưng không có văn bản chấp thuận của Thủ tướng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý đất đai và ban hành quyết định giao đất khi dự án chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng là chưa đúng quy định.
Ngoài ra, việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho nhà đầu tư chưa theo quy định.
Cơ quan thuế khấu trừ và phân bổ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất phải nộp khi giao đất cho nhà đầu tư chưa đảm bảo quy định dẫn đến giảm thu ngân sách hơn 25,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý và cơ quan thuế đã thực hiện truy thu số tiền chênh lệch nộp ngân sách nhà nước.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận Ninh Kiều chưa tham mưu xây dựng kế hoạch thu hồi đất theo quỵ định; tính sai phương án bồi thường, hỗ trợ về đất với số tiền hơn 93 triệu đồng; bồi thường cây lâu năm trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; chưa hoàn thành việc bàn giao nền tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án,…
Thanh tra TP Cần Thơ kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến những hạn chế, thiếu sót qua thanh tra.
Thanh tra TP kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ để điều tra làm rõ hành vi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha để thực hiện dự án nhưng không có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Cần Thơ nói về việc Bộ Công an yêu cầu cung cấp tài liệu 6 dự án sử dụng đất
UBND TP Cần Thơ đã thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra (Bộ Công an) về việc cung cấp thông tin, tài liệu của 6 dự án sử dụng đất tại thành phố.
Cô Cao Thanh Nga, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cho biết ở đây các thầy cô chọn cách khích lệ lòng tự trọng, trách nhiệm để học sinh tự giác điều chỉnh (Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại)
Cô giáo Nguyễn Lương Thiện, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho biết cô đã cùng học trò trao đổi, thảo luận để xây dựng một quy định chung của lớp với các tiêu chí rất cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hiện. Một số học sinh gọi đây là “Hương ước” của lớp, giống như Hương ước của các làng văn hóa.
Việc xây dựng “Hương ước” được diễn ra dân chủ, thẳng thắn. Học sinh được chia nhóm thảo luận và hoàn thành bản “Hương ước” được quy đổi ra 100 điểm. Áp dụng theo đó, em nào thực hiện tốt sẽ được tính điểm cộng, ai vi phạm tự biết trừ của mình bao nhiêu điểm.
“Thay vì cô giáo tuyên bố phạt bao nhiêu điểm, bắt đứng lớp, làm kiểm điểm, trừ hạnh kiểm… thì ở đây, học sinh tự nguyện “trừ điểm” của mình. Và để đạt yêu cầu, các em cũng chủ động làm những việc tốt khác để được cộng điểm bù”, cô Thiện cho biết.
Ví dụ quên làm bài tập bị trừ 10 điểm. Muốn gỡ được 10 điểm này, học sinh phải tìm cách để được cộng điểm. Cụ thể như đọc một cuốn sách 200 trang và tóm tắt nội dung được cộng 20 điểm.
Với các làm này, học sinh không bị rơi vào cảm xúc tiêu cực của người “bị phạt” mà tự giác trừ điểm mình và hào hứng tìm cách “gỡ điểm.
Người “bị phạt”, nhất là phạt theo cách bêu tên cảnh cáo trước toàn trường, toàn lớp hay viết kiểm điểm, đuổi ra ngoài, quỳ trước lớp… thường mang tâm thế “mình là người xấu”. Nhưng bằng cách thực hiện “Hương ước” trên đã đem lại cho học sinh một tâm thế khác: Tự biết lỗi và tự chịu trách nhiệm với lỗi của mình, để cố gắng thay đổi. Có nghĩa không ai là người xấu, chỉ đơn giản là mắc lỗi và điều chỉnh để thay đổi.
Đó là một sáng tạo trong cách phạt nhưng vẫn khiến học sinh vui vẻ, tự nguyện.
Tôn trọng và đặt niềm tin
Việc “phạt vui vẻ” này cũng tương tự cách làm ở Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội).
Cô Cao Thanh Nga, Phó hiệu trưởng nhà trường, đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm cho biết ở đây các thầy cô hạn chế phạt học sinh bằng các hình thức tiêu cực. Họ sẽ chọn cách để học sinh vẫn thấy mình được tôn trọng, tin cậy, khích lệ lòng tự trọng, trách nhiệm của các em để tự giác điều chỉnh.
“Tôi thường cho những học sinh mắc lỗi cơ hội có thể làm để “bù” vào sai sót. Có em xung phong “trực nhật một tuần” để bù vào một lỗi không học bài bị vướng điểm kém. Có em nhận thiết kế các chương trình, hoạt động của lớp, giúp các bạn khó khăn… Những việc chính đáng để “gỡ điểm”, “gỡ lỗi” tôi đều cho phép. Bởi vì điểm số không phải mục đích quan trọng, mà quá trình học sinh cố gắng, biết chịu trách nhiệm về việc làm của mình mới là điều tôi muốn hướng đến”, cô Nga bày tỏ.
Còn cô Nguyễn Thị Hiền Lương, giáo viên Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ mình đã từng khóc vì bất lực khi đứng trước hành vi sai phạm và thái độ chống đối của học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương, Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), nhận ra việc gần gũi, sẻ chia, cùng trao đổi về những vấn đề học sinh quan tâm… đã khiến khoảng cách cô - trò dần thu hẹp lại
Tuy nhiên cô nhận ra sự nghiêm khắc, kỉ luật thép có thể làm học sinh sợ, nhưng rồi các em sẽ xa lánh thầy cô và chưa chắc đã thực sự muốn sửa chữa lỗi. Chỉ khi giáo viên khiến học sinh cảm thấy gần gũi, yêu thương thì mới nhận lại được yêu thương và sự tin tưởng của trò.
“Tôi trò chuyện với các em, cùng tham gia vào tất cả các công việc chung của trường, của lớp. Việc gần gũi, sẻ chia, cùng trao đổi về những vấn đề học trò quan tâm… đã khiến khoảng cách của chúng tôi dần thu hẹp lại.
Tôi luôn nói với học trò rằng “Có gì cần tư vấn thì cứ nói, cô sẽ lắng nghe và giúp đỡ con”. Tôi tạo ra nhiều cơ hội để học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình bằng lời nói hoặc qua những bức thư tay. Tôi đã làm như thế cho đến khi có nhiều em tự tìm đến tôi để chia sẻ, nhờ giúp đỡ, tư vấn. Thay vì áp lực, tôi thấy hạnh phúc” - cô Hiền Lương nói về hành trình tự thay đổi mình để thay đổi học sinh.
Một học sinh có cá tính đặc biệt đã từng nói với cô Hiền Lương rằng “Cô là người giáo viên em coi trọng nhất, bởi cô không bao giờ coi em là “cá biệt”. Cô luôn tôn trọng và tin tưởng em”.
Cô Trần Thị Thuấn, giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng đừng nhìn những hành vi chưa chuẩn của học sinh là một lỗi lầm ghê gớm mà hãy nghĩ đó là vấn đề mà thầy cô cần giúp đỡ. Nếu được như vậy, các thầy cô sẽ không tư duy “hình phạt” mà nghĩ cách để giúp các em “vượt khó”.
“Tôi từng phải đối diện với tình trạng học sinh ngủ trong lớp. Tôi không nghĩ đó là điều gì ghê gớm quá mà chỉ đơn giản là bọn trẻ buồn ngủ. Đã buồn ngủ thì không thể cưỡng lại, không thể nghe cô giảng. Vì thế chỉ có thể nghĩ cách giúp. Tôi thường tạo ra tình huống. Ví dụ gọi học sinh lên bảng, hỏi em đó một điều gì vui. Có lần tôi nhờ một học sinh mang thư xuống tầng dưới đưa cho cô giáo khác. Em học sinh nhanh nhẹn mang thư đi, rồi khi quay lại lớp thì… tỉnh ngủ. Thực ra, tôi không viết gì trong thư, mà chỉ muốn tạo tình huống giúp em tỉnh ngủ thôi” - cô Thuấn kể lại.
Không “bé xé ra to” mà ngược lại, xem chuyện tưởng nghiêm trọng thành đơn giản và giúp học sinh tự khắc phục là cách của cô Thuấn và nhiều thầy, cô giáo ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng.
Ở ngôi trường này, mỗi tuần có một buổi giao ban giáo viên chủ nhiệm để thông tin tình hình chung, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tìm ra giải pháp gỡ các “ca khó”, làm sao để rèn được nề nếp nhưng không gây phản ứng cực đoan từ học sinh.
Nếu nhìn ở cách làm của một số trường hay thầy cô giáo thì thấy, không phải “bắt học sinh quỳ” hay “không đánh thì học sinh sẽ nhờn” là giải pháp duy nhất.
Kỉ luật tích cực là hướng đi đúng cần lan tỏa trong bối cảnh hiện nay, khi những diễn biến phức tạp trong lối sống, tâm lý học sinh đang khiến nhiều thầy cô cảm thấy lúng túng và áp lực.
Hà An – Thúy Nga
"Không thể dùng bạo lực học đường nhân danh giáo dục"
Theo TS Lê Nguyên Phương thì "Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục".