Kiến nghị Thủ tướng cho phép các trường nghề được dạy văn hóa cấp THPT
TheếnnghịThủtướngchophépcáctrườngnghềđượcdạyvănhóacấkenh truc tiep bong da hom nayo lý giải của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật thì Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục năm 2019 quy định người học tốt nghiệp THCS đi học nghề trình độ trung cấp có thể học thêm văn hóa THPT để được liên thông lên trình độ cao hơn.
![]() |
Hơn 80% học sinh trường nghề đã tốt nghiệp THCS có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi lấy bằng THPT. |
Trách nhiệm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học cần tích lũy thuộc về Bộ GD-ĐT.
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT ban hành nội dung này trong quý 3/2020 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Các hiệp hội ghi nhận: trong những năm gần đây, tại nhiều địa phương, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường nghề ngày càng đông.
Phần lớn (hơn 80%) các em có nhu cầu học văn hóa THPT để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và lấy bằng.
Thực tế, các trường trung cấp, cao đẳng đang giảng dạy nội dung văn hóa THPT cho người học nghề theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Trước đó, ngày 23/6/2017, Bộ GD-ĐT đã có công văn cho phép các trường nghề tạm thời áp dụng giảng dạy nội dung chương trình văn hóa THPT theo quy định tại Thông tư số 16/2010-BGDĐT ngày 28/6/2010 quy định về khung chương trình trung cấp chuyên nghiệp. Hiện, Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành.
Trước năm 2018, tại nhiều địa phương, Sở GD-ĐT đã cho phép các trường (bao gồm: trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng) được tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT (7 môn văn hóa bắt buộc).
Sau khi hoàn thành chương trình, người học được tham dự thi THPT để nhận bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, người học có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) theo quy định tại Thông tư 16/2010-BGDĐT cũng được thi đại học.
Từ năm 2019, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo Sở GD-ĐT tại các tỉnh không cho phép cơ sở Giáo dục nghề nghiệp được tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 để liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, không được liên thông lên đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ, việc thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đểtham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp THPT phải do các trung tâm GDTX thực hiện.
Nhiều cơ sở dạy nghề tại các tỉnh như Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn…đã không được tiếp tục giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT. UBND các tỉnh này đã có văn bản kiến nghị lên Bộ Giáo dục và đào tạo nhưng Bộ vẫn trả lời chỉ có các trung tâm giáo dục thường xuyên mới được dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Các trường cao đẳng, trung cấp nếu muốn dạy văn hóa THPT thì phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – đơn vị quản lý khối giáo dục nghề nghiệp đã có văn bản gửi sang Bộ GD-ĐT, đề nghị cho các cơ sở đào tạo nghề đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT được tiếp tục dạy cho học sinh của trường mình.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên quan điểm, chỉ đồng ý cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học trình học trung cấp liên thông lên cao đẳng và không đồng ý để các trường giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT cho người học.
Điều này được cho là ảnh hưởng tới quyền lợi của học sinh tốt nghiệp THCS đang học tại các trường nghề, có nguyện vọng học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. Bởi khi trở thành học sinh các trường nghề màchỉ có bằng tốt nghiệp THCS, các em đối mặt với nguy cơ bị tước mất quyền lợi được học lên đại học cho dù đã được dạy học kiến thức văn hóa THPT.
Các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng có ý kiến để Bộ GD-ĐT cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người vừa học nghề, vừa học văn hóa THPT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bộ GD-ĐT sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT và việc giảng dạy văn hóa THTP trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tính đến năm 2020, cả nước có 244 trường cao đẳng và 437 trường trung cấp thực hiện tuyển sinh, đào tạo trình độ cho đối tượng tốt nghiệp THCS. Trong đó, gần 400 trường đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy, phòng học, phòng thực hành…Các cơ sở này đã có kinh nghiệm đào tạo văn hóa cho đối tượng THCS từ trước.
Quang Sơn
(责任编辑:Thể thao)
- Nhận định, soi kèo Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2: Điểm tựa sân nhà
- Lộ bằng sáng chế cho thấy Apple đang nghĩ về những chiếc iPhone màn hình gập
- Facebook, Google không còn là nơi làm việc trong mơ
- Hai đồng sáng lập Google bất ngờ từ chức
- Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
- Ho ra máu, Matteo Darmian nhập viện khẩn cấp
- Tài xế ép khách đi xa gấp 6 lần: Bài học cho kẻ cứng đầu
- Thực hư về “huyệt trai trinh”
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
- Những bước cần làm cho một lần 'lâm trận' tuyệt vời
- Khát nước lái xe nguy hiểm ngang với uống rượu
- Giải đua mô tô VMRC 2018 kết thúc: Chân dung 4 nhà vô địch
- Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
- Các biện pháp tránh thai hiện đại cần biết
- Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
- 10 vị thuốc quý cho thai phụ
- Tại sao 5G là 'trái tim' của cách mạng công nghiệp 4.0?
- Cầu thủ Malaysia lập siêu phẩm sút phạt dị chưa từng có
- Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- Khám phá bữa sáng khắp nơi trên thế giới