Sa bàn The 5Way Phú Quốc
TheànTheWayPhúQuốal ittihad đấu với al-nassr 5Way Phú Quốc - Life Concepts cho thấy sức hút mạnh mẽ với hàng trăm lượt khách đến từ rất sớm để chờ đợi khoảnh khắc ra mắt sa bàn.
Sa bàn The 5Way Phú Quốc - Life Concepts là “chuyến du ngoạn” đưa khách hàng đến với thành phố đảo Phú Quốc xinh đẹp, khám phá căn hộ biển ngay cửa ngõ sầm uất của siêu quần thể du lịch, giải trí quy mô hơn 1000ha Phú Quốc United Center. Toàn cảnh dự án, tòa tháp căn hộ, tiện ích nội khu, cảnh quan... được tái hiện một cách khéo léo, công phu, mang đến cho khách hàng cảm giác chân thật như đang tận mắt chiêm ngưỡng dự án thực tế.
Đặc biệt, sa bàn còn mô phỏng hàng loạt địa điểm mang tầm vóc quốc tế của Phú Quốc United Center - siêu quần thể đa dạng các loại hình vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng. Tại đây, từ VinWonders Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc, Corona Casino Phú Quốc... đến những công trình biểu tượng như tháp đồng hồ, quảng trường Ánh sáng... đều hiện diện một cách sống động, khắc họa “điểm đến du lịch, giải trí” hiện đại, sôi động và giàu tiềm năng.
Đến tham dự sự kiện, chị Lê Bảo Ngọc (40 tuổi, ở Bình Dương) không chỉ ấn tượng với hệ tiện ích đa tầng đa trải nghiệm của dự án mà còn bị thu hút bởi tiềm năng sinh lời hấp dẫn của The 5Way Phú Quốc - Life Concepts.
“The 5Way Phú Quốc nằm ngay cửa ngõ điểm đến thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm Phú Quốc United Center, hệ sinh thái lại đa dạng đáp ứng trực diện nhu cầu ở thực. Vì vậy tôi tin rằng khả năng cho thuê căn hộ tại đây là rất lớn. Đến tham dự sự kiện tôi có cơ hội nhìn bức tranh toàn cảnh, hiểu hơn về từng thông số, từng chi tiết, cũng như vị trí, khả năng liên kết vùng, hệ sinh thái,của dự án, rất phù hợp với nhu cầu đầu tư của tôi”, chị Ngọc đánh giá.
Sự kiện khai trương sa bàn là một mảnh ghép quan trọng trong hành trình phát triển dự án, đồng thời chứng minh tâm huyết của chủ đầu tư trong việc đa dạng hóa công cụ bán hàng, giúp khách hàng có góc nhìn trực quan sinh động về mọi khía cạnh liên quan đến dự án, cùng tiềm năng vượt trội của sản phẩm trên thị trường BĐS.
The 5Way Phú Quốc - Life Concepts là loại hình căn hộ biển mang chất sống “5 trong 1”, gồm Sống - Trải nghiệm - Nghỉ dưỡng - Đầu tư linh hoạt - An toàn với trải nghiệm đa sắc suốt 365 ngày. Dự án mang đến cơ hội an cư đẳng cấp cùng tiềm năng kinh doanh, khai thác đầu tư sinh lợi bền vững tại đảo Ngọc - Top 10 hòn đảo du lịch hàng đầu châu Á năm 2023 do độc giả toàn cầu của Tạp chí Condé Nast Traveler (Mỹ) bình chọn.
Nội khu dự án được trang bị đầy đủ các tiện ích cao cấp như co-working space, bể sục Jacuzzi, phòng thiền sinh học, khu spa hang muối, phòng xông hơi... giúp cư dân thư giãn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất. Ngoài ra, The 5Way Phú Quốc - Life Concepts còn thừa hưởng hệ tiện ích đặc sắc của Grand World Phú Quốc như nhà gấu Teddy, công viên nghệ thuật đương đại, công trình “Huyền thoại tre”... cùng hệ sinh thái dịch vụ đảm bảo mọi nhu cầu của cuộc sống như Vinmec, VinBus 24/7, Vinschool...
Bên cạnh giá trị sống đặc biệt, The 5Way Phú Quốc - Life Concepts còn tạo sức hút với mức giá “dễ chịu” chỉ từ 1,5 tỷ đồng. Quỹ căn đáp ứng nhu cầu an cư và đầu tư của khách hàng nhờ công năng linh hoạt, thiết kế hiện đại và tiện ích nội - ngoại khu chuẩn quốc tế.
Thế Định
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
Một trong các gian hàng bán thiết bị Cisco nhái của Aksoy. (Ảnh: PCmag) Công việc này được cho là mang về hơn 100 triệu USD doanh thu và bản thân Aksoy cũng nhận được hàng triệu USD. Thiết bị Cisco mà Aksoy bán thường là các mẫu đời cũ, thấp cấp, sau đó những kẻ làm giả sẽ “mông má” lại khiến chúng trông như các mẫu mới hoặc đắt tiền hơn.
Theo Bộ Tư pháp, các đối tượng thường bổ sung phần mềm Cisco lậu và các linh kiện kém chất lượng, không ủy quyền, không đáng tin cậy, trong đó có những linh kiện nhằm chống lại các biện pháp công nghệ kiểm tra việc tuân thủ giấy phép phần mềm, xác thực phần cứng của Cisco. Ngoài ra, sản phẩm giả mạo còn được đóng gói với nhãn, hộp và tài liệu giống như thật.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng sau đó mới nhận ra đã mua phải hàng lỗi. Thông thường, chúng sẽ bị hỏng hoặc trục trặc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mạng lưới và vận hành của người dùng, trong một số trường hợp, khiến họ tổn thất hàng chục ngàn USD. Khách hàng của Aksoy bao gồm bệnh viện, trường học, cơ quan chính phủ, quân đội.
Theo đơn khiếu nại hình sự của Mỹ, Aksoy hoạt động sớm nhất từ năm 2013. Hắn mua thiết bị nhái với giá thấp hơn từ 95% đến 98% giá thiết bị chính hãng. Người dùng Amazon và eBay đã trình vô số khiếu nại, buộc hai nền tảng phải tạm dừng hoặc hủy bỏ cửa hàng bán hàng giả. Nhưng Aksoy liên tục quay trở lại và tạo ra các cửa hàng mới, dùng tên khác nhau từ năm 2014 đến 2020.
Cisco cũng nhận thức được đường dây giả mạo của Aksoy. Từ năm 2014 đến 2019, công ty gửi 7 lá thư tới Aksoy, yêu cầu hắn chấm dứt trò lừa bán hàng giả.
Du Lam (Theo Pcmag)
Xóa ngay 4 ứng dụng Android này nếu không muốn bị ‘cháy túi’
Hơn 100.000 người dùng Android đã tải về 4 ứng dụng độc hại, chứa mã độc Joker có khả năng đăng ký các dịch vụ tính phí ‘cắt cổ’ hàng tháng mà không hay biết.
" alt="CEO bị bắt vì bán 1 tỷ USD hàng Cisco nhái trên Amazon, eBay" />Linh Nhi - con gái lớn của nhạc sĩ, ca sĩ Tú Dưa. Sản phẩm âm nhạc của Linh Nhi bao gồm 3 ca khúc, trong đó 2 ca khúc Mất ngủ, Ngày hôm ấy thật buồnđược sáng tác bởi nhạc sĩ Vũ Khắc Anh, ca khúc còn lại mang tên Em lại như thế rồicủa nhạc sĩ Reyvin.
Ba ca khúc trong sản phẩm âm nhạc của Linh Nhi đều là những bản ballad trầm buồn có giai điệu bắt tai, được ghi hình tại Trung Quốc. Đây cũng là phong cách âm nhạc Linh Nhi lựa chọn sẽ theo đuổi sau khi ra mắt với vai trò ca sĩ solo.
Lựa chọn tựa đề EP 06001706, Linh Nhi cho biết những con số đó có ý nghĩa là ngày sinh nhật của cô.
Có mặt trong buổi họp báo, ca sĩ, nhạc sĩ Tú Dưa chia sẻ, anh rất tôn trọng con gái nên chỉ đứng sau hỗ trợ, kết nối công việc giúp Linh Nhi. Còn lại mọi ý tưởng, chi phí thực hiện dự án âm nhạc này đều do con gái anh tự chủ.
"Những người bạn thân của tôi đều rất yêu thương Linh Nhi. Bạn ấy cũng có thuận lợi khi gia đình có công ty sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, khi con gái tôi đi làm ở công ty của bố đã có nhiều trải nghiệm, tiết kiệm được kha khá tiền nên có thể tự chủ về tài chính. Có thể nói bố Tú chính là 'đại gia' của Linh Nhi", nhạc sĩ Tú Dưa giải thích vì sao anh để con gái tự chủ mọi thứ khi trở thành ca sĩ.
Tú Dưa từng chia sẻ, trong số 5 người con, Linh Nhi là cô con gái mà anh cảm thấy yên tâm nhất vì tự lập, ngoan ngoãn.
“Từ bé Linh Nhi đã bộc lộ năng khiếu về âm nhạc nhưng tôi chưa bao giờ muốn con đi theo nghề này. Tôi muốn con có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc vì con đường nghệ thuật đôi khi rất chông gai không muốn con gái phải đương đầu với những thử thách như vậy. Nhưng tôi yêu và rất tôn trọng quyết định của con khi năm lớp 12, Linh Nhi tâm sự rất nghiêm túc muốn làm ca sĩ”, nam ca sĩ trải lòng.
Nói về bố, ca sĩ Linh Nhi cho biết, bố Tú Dưa chính là người luôn âm thầm đứng sau ủng hộ để cô có thể hoàn thành mơ ước ca hát.
"Từ bé, bố Tú rất ít khi mắng tôi. Bố luôn dạy tôi bằng lời nói, sự nhẹ nhàng. Tôi thậm chí thấy sợ sự nhẹ nhàng ấy hơn là bị mắng. Cũng có những lúc tôi bật khóc vì bị bố mắng hát chưa hay. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy tôi lại thấy bản thân tiến bộ rất nhiều", Linh Nhi chia sẻ về bố.
Linh Nhi sinh năm 1999, tốt nghiệp khoa Thanh nhạc trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Cô có niềm đam mê lớn với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Ở tuổi 15 cô bắt đầu lên sân khấu lớn hát song ca cùng người bố Tú Dưa.
Giọng hát live của Linh Nhi:
Mỹ Hà
Bằng Kiều, Tuấn Hưng ủng hộ Tú Dưa trở lại ca hát ở tuổi 43Trong buổi mini concert 'The Ballad' của Tú Dưa tối 5/12 tại Hà Nội, Bằng Kiều và Tuấn Hưng đều có mặt sớm chúc mừng người anh em thân thiết." alt="Con gái ca sĩ của Tú Dưa: 'Nhiều lúc tôi bật khóc vì bị bố mắng'" />
Ảnh: Hà Hải Dương- "Căn bệnh chạy theo thành tích và kèm theo nó là bệnh hình thức đã vắt kiệt sinh lực các thầy cô giáo, khiến nhiều người bất lực vì khó lòng làm khác được".
Đó là một trong những nhận định của PGS Trần Hữu Quang và nhóm nghiên cứu sau khi thực hiện đề tài "Từ phụ huynh đến nhà giáo: Những vấn đề kinh tế - xã hội trong nền giáo dục phổ thông" vào cuối năm 2007 và vừa được xuất bản vào tháng 11-2018 bởi Nxb Văn hóa Văn nghệ và Viện Social Life.
PGS Trần Hữu Quang Trao đổi với VietNamNet, PGS Trần Hữu Quang cho biết: Qua nội dung các cuộc phỏng vấn nhóm đối với giáo viên tại 5 tỉnh thành phía Nam được khảo sát vào cuối năm 2007, các áp lực công việc cũng như áp lực tâm lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Chương trình, SGK "nặng", không thích hợp với từng lứa tuổi học sinh; thi cử áp đặt; áp lực hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục ở địa phương, áp lực của các phong trào thi đua, áp lực của các đợt thanh tra, kiểm tra và dự giờ…
Tựu trung, đấy đều là những áp lực từ “bên trên” (Ban giám hiệu, Phòng, Sở và Bộ Giáo dục) áp đặt xuống người gánh chịu cuối cùng là giáo viên.
Hệ quả là ràng buộc và trói tay người giáo viên, không cho phép và không tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động của mình trong lớp học, ảnh hưởng nặng nề tới mối quan hệ sư phạm giữa nhà giáo và học trò…
Từ kết quả thu thập được, nhóm nghiên cứu kiến nghị “bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua và khôi phục quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo”.
Hiện tượng "xuất huyết nội"
Phóng viên: Tại sao lại phải bỏ các chỉ tiêu thi đua, thưa ông?
PGS Trần Hữu Quang: Xu hướng chạy theo thành tích thực sự đã trở thành một hiện tượng đang làm tê liệt cả người thầy lẫn người trò.
Lâu nay, người giáo viên luôn phải làm việc dưới một sức ép tâm lý nặng nề làm làm sao đạt cho bằng được nhiều thứ “chỉ tiêu” mà các cấp quản lý giáo dục ấn xuống… để đem lại thành tích cao cho trường, nếu không sẽ bị trừ điểm thi đua.
Áp lực này dẫn tới hệ quả là người thầy chỉ còn có cách lo nhồi nhét kiến thức, còn học sinh thì buộc phải học vẹt, dạy cũng khổ mà học cũng khổ.
Một giáo viên trong mẫu điều tra ở Vĩnh Long cuối năm 2007 đề đạt nguyện vọng như sau: “Nếu có thể được, tôi mong ngành giáo dục mạnh dạn bỏ các cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh”. Một giáo viên khác nói “Các cấp quản lý giáo dục nên thiết thực hơn, tránh hô hào, phát động hết phong trào này, phong trào nọ để chúng tôi lại “chạy” theo thành tích”.
Căn bệnh chạy theo thành tích và kèm theo nó là bệnh hình thức đã vắt kiệt sinh lực các thầy cô giáo, đến mức người có tâm huyết với nghề giáo đến đâu cũng đành bó tay vì khó lòng làm khác được.
Do bị bão hòa cả về thời gian lẫn khối lượng công việc, khả năng sư phạm và năng lực sáng tạo của người giáo viên không còn chỗ để thi thố.
Và đáng lo ngại hơn là trong không ít trường hợp, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp dần dà bị bào mòn khi, chẳng hạn, buộc phải cho điểm 5 khi bài làm của học sinh chỉ đáng điểm 2, hoặc ép học sinh phải học thêm một cách quá đáng để mong đạt được thành tích thi đua.
Khả năng phát triển tư duy và tính trung thực của cả thầy lẫn trò đang bị thử thách nghiêm trọng.
Có thể nói những hiện tượng trên chính là những dấu hiệu bộc lộ tình trạng chảy máu chất xám trong giới nhà giáo, không phải cháy máu ra bên ngoài (như bỏ nghề chẳng hạn), mà là một thứ xuất huyết nội đáng ngại ngay ở bên trong lớp học và nhà trường.
Cùng đó, áp lực nặng nề không phải chỉ xảy ra đối với giáo viên mà kể cả với học sinh...
Lớp 6.2, Trường THCD Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình - nơi xảy ra vụ việc "231 cái tát" Nhưng bỏ tiêu chí thi đua có phải là chuyển từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác? Liệu có trường học ở đâu không bị áp lực thành tích? Và nếu không hướng đến thành tích, các trường phổ thông và đại học tinh hoa trên thế giới liệu có còn được ngưỡng mộ?
PGS Trần Hữu Quang: Một câu hỏi có thể được đặt ra ở đây: Có đúng thi đua là “động lực” trong giáo dục như nhiều nhà lãnh đạo giáo dục thường khẳng định?
Có thể định nghĩa vắn tắt “động lực” là cái lực thúc đẩy người ta đi đến một hành động hay một ứng xử nào đó. Người ta thường phân biệt hai loại động lực – ngoại lai và nội tại.
Động lực ngoại lai (hay “ngoại trị”) là loại động lực đến từ bên ngoài: Đó là khi người ta làm một việc gì đó nhằm đạt được một điều nằm bên ngoài nội dung công việc này, chẳng hạn như để được phần thưởng, để khỏi bị chê trách, hay để được người khác khen ngợi.
Đối với học sinh, đó là học để đạt điểm cao, đạt danh hiệu học sinh giỏi, để được thầy cô và cha mẹ khen, hoặc để bị khỏi la mắng…
Đối với giáo viên, đó là dạy sao cho đạt “chỉ tiêu” số học sinh lên lớp, để được tuyên dương, hoặc chỉ để tránh bị phê bình…
Còn với những động lực nội tại (hay “tự trị”), người ta làm một việc gì đó vì quan tâm đến chính công việc này (do động cơ đạo đức, do lương tâm chức nghiệp…), hay vì sự hứng thú mà người ta tìm thấy ngay trong bản thân công việc, chứ không trông chờ một phần thưởng nào đó từ bên ngoài công việc, và cũng không quan tâm đến lời chê trách của người khác, nếu có.
Đối với học sinh, đó chẳng hạn là việc học môn Văn hay môn Toán vì thấy yêu thích những môn này.
Đối với giáo viên, đó là dạy học vì sự thôi thúc của lương tâm giáo chức hay nghĩa vụ sư phạm của mình, hoặc vì sự say mê với môn mà mình dạy, hoặc vì một thứ tình cảm tự nhiên đối với những mái đầu xanh.
Nếu hiểu động lực theo ý nghĩa như trên, tức là chú trọng tới chiều kích “tự quyết” hay “tự trị” của những động lực nội tại (chứ không phải những động lực “ngoại trị”), thì chủ trương coi thi đua là động lực trong giáo dục, theo thiển ý của chúng tôi, là một quan điểm sai lầm.
“Thi đua” thực chất chỉ là một trong những biện pháp hay đòn bẩy nhằm mục tiêu góp phần động viên tinh thần trong lao động, học tập… Do đó, không thể coi nó như yếu tố duy nhất hay quyết định đối với động lực lao động và học tập của con người. Đây càng không phải là yếu tố có thể làm khôi phục hay giúp nâng cao chất lượng giáo dục vốn đang xuống cấp nghiêm trọng.
Coi thi đua là động lực để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nghiệm vụ thì cũng không khác gì đặt lộn đầu ý nghĩa của động lực, đó là quan niệm chỉ coi trọng những động lực bên ngoài (chỉ tiêu, thành tích, khen thưởng…) hơn là các động lực thực chất bên trong, tức là các động lực tinh thần và đạo đức.
Mặt khác, biến những biện pháp thi đua thành những điều áp đặt, vô hình trung ngay từ đầu đã là mầm mống triệt tiêu những hứng thú có thể có nơi giáo viên và học sinh.
Chính vì đảo lộn thang bậc giá trị như vậy nên mới ngày càng sinh sôi nảy nở các tệ học vẹt, dạy chay, chạy theo thành tích và báo cáo thành tích ảo, mua bằng bán điểm, chạy trường…
Theo lời một nhà giáo, chính vì “thi nhau chạy theo các chỉ tiêu duy ý chí” do cấp trên ấn định, mà điều này lại “phù hợp với ý muốn và lợi ích của lãnh đạo trường và các cấp trên trong ngành, có khi của cả chính quyền và cấp ủy địa phương”, cho nên “vô tình sự gian dối được cả trên và dưới đồng tình chấp nhận”.
Ông có cho rằng vấn đề chính không phải do áp lực thành tích, mà là cách thức đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa thành tích? Doanh nghiệp giờ còn ứng dụng chỉ số KPI, các đơn vị sự nghiệp công, phục vụ dân cũng có những chỉ số đánh giá công việc. Vậy cách cần làm ở đây là gì?
PGS Trần Hữu Quang: Suy cho cùng, quan điểm coi thi đua là động lực thực chất phản ánh thái độ “tầm thường hóa” hoạt động giáo dục, và không thực sự tôn trọng nhân cách của nhà giáo cũng như học sinh.
Ở Liên Xô, vốn là nơi xuất xứ của chuyện thi đua, người ta đã bãi bỏ thi đua trong giáo dục từ thập niên 1930.
Các nhà quản lý hay đổ lỗi cho giáo viên, nhưng suy cho cùng giáo viên thực ra cũng chỉ là “nạn nhân” của bộ máy. Trên bảo sao thì các thầy cô phải làm như vậy, không thể làm khác hơn được.
Ngoài việc dạy trong lớp học, giáo viên còn phải làm vô số công việc khác trong nhà trường như làm đủ loại sổ sách, họp hành và rất nhiều thứ việc không thuộc chức trách của mình (như thu tiền ủng hộ nhà trường, tiền học thêm, tiền bảo hiểm…), trong khi có những phần việc thuộc về trách nhiệm của mình như ra đề thi học kỳ thì lại không được làm.
Người thầy vừa bị trói tay, vừa chịu quá nhiều áp lực do những quy định quá chi li từ các cấp quản lý Nhà nước về giáo dục.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần sớm bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua buộc giáo viên phải hoàn thành, cũng như bãi bỏ nhiều phong trào vô bổ, hình thức và cải tổ để trao trả quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo và nhà trường.
(còn tiếp)
Ngân Anh Thực hiện
Giáo viên đừng "nô lệ" sách giáo khoa
Thực tế giáo dục của nước ta cho thấy tính sáng tạo trong dạy học chưa được khuyến khích, thậm chí còn bị cản trở do những quan niệm và cách hành xử không phù hợp với bản chất của hoạt động dạy học.
" alt="Bệnh thành tích đang vắt kiệt sinh lực cả thầy lẫn trò" /> Áo chống nắng dài có thể gây tai nạn khi lưu thông bằng xe máy. Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp người bệnh nhập viện với các chấn thương nặng mà nguyên nhân từ việc sử dụng áo chống nắng.
Với thiết kế dáng rộng, tà áo dài và chất vải dày dặn, áo chống nắng giúp người mặc bảo vệ da, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nhưng lại khá bất tiện khi điều khiển phương tiện.
Để hạn chế các vụ tai nạn đáng tiếc, khi tham gia giao thông, phụ nữ nên chọn các loại áo, váy chống nắng không quá dài, quá rộng. Khi ngồi trên xe nên kéo khóa, vén áo gọn gàng để áo không trùm vào phần đuôi xe dễ bị mắc kẹt dẫn đến tai nạn.
Bác sĩ khuyến cáo việc cần làm khi phải ngủ trong ô tô 'trốn nóng'Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cao cấp, trường Đại học Y Dược TP.HCM, hầu như năm nào cũng ghi nhận các ca ngộ độc CO do ngủ quên trong ô tô." alt="Nhập viện cấp cứu vì tai nạn xe máy do áo chống nắng" />Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: mard.gov.vn Theo cổng thông tin Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ mong muốn nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia ngành nông nghiệp, các địa phương, các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo về dự thảo đề án phát triển 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cơ sở để ban soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo PGS-TS Bùi Bá Bổng, chuyên gia cao cấp nông nghiệp, cái chính của đề án là vấn đề tổ chức sản xuất gắn với giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó cái khó nhất của tổ chức lại sản xuất là ký kết với doanh nghiệp và HTX. Cần tổ chức tốt việc liên kết ngang và cần có cam kết của chính phủ, có chính sách riêng cho đề án này.
Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2022, sản lượng lúa của tỉnh đạt 4,4 triệu tấn, trong đó có 97,32% là lúa chất lượng cao, lúa chuyên canh, bên cạnh đó, có 109 ngàn ha liên kết tiêu thụ, tất cả đạt tiêu chuẩn Global gap và lúa hữu cơ. Tỉnh Kiên Giang mạnh dạn đăng ký sản xuất 200 nghìn ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh.
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, để thực hiện thành công đề án này, cần có một cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp dành cho doanh nghiệp và nông dân như chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã tham gia liên kết; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ lúa (được vay vốn ngân hàng phục vụ tiêu thụ lúa từ vùng liên kết, đầu tư xây dựng kho, hệ thống sấy, chế biến); hỗ trợ 50% chi phí chứng nhận sản phẩm đạt các tiêu chuẩn sản phẩm trong nước và quốc tế; hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn carbon thấp; đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu; chính sách phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ….
Kết luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh đề án này tích hợp tất cả các dự án của các tổ chức quốc tế đang triển khai. Đồng thời, đề án cũng phân ra thành nhiều giai đoạn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu được tham gia.
Ban soạn thảo rà soát các cơ chế chính sách đã có, tích hợp lại, đề nghị Chính phủ chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Dự án nêu cao vai trò của tổ khuyến nông cộng đồng trong việc hướng dẫn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân, đào tạo năng lực sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất, chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ông Trần Thanh Nam cũng cho rằng, để tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các vùng lúa chuyên canh chất lượng cao cần phải có thời gian, nguồn lực tổng thể, do vậy rất cần sự tham gia, liên kết, hợp tác của chính quyền địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các viện, trường… đảm bảo đủ nguồn lực về khoa học, kỹ thuật, vốn đầu tư nhằm nâng cao giá trị, thu nhập người dân, giúp người dân an tâm sản xuất, làm giàu từ sản xuất lúa gạo.
" alt="Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa đẩy mạnh tỷ lệ ứng dụng công nghệ số" />
- - “Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò. Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”.
Tôi tên DVC tức Dịch Vụ Cười
Mở đầu câu chuyện, thầy giáo Dương Văn Cẩn cười tươi rói giới thiệu: “Tên tôi viết tắt là DVC nên học trò thường đọc thành Dịch Vụ Cười. Còn tôi luôn muốn học trò đã đi học là phải được vui cười, hạnh phúc”.
“Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò”.
Vì muốn học trò được vui nên ngoài con chữ, các lớp học của thầy giáo Cẩn chưa bao giờ thiếu đi tiếng cười. Những thế hệ học trò 9X của thầy vẫn nhớ mãi về những bài thơ được “Thánh thơ Vật lý” gieo vần:
"Photon là sóng điện từ
Không điện, không khối sống lâu vô cùng
Vận tốc xưng bá xưng hùng
300 triệu đấy ai thời hơn không?”.
Nhờ thơ ca, những bài học Vật lý khô khan được biến hóa thành câu từ dễ thuộc, dễ đi vào lòng người khiến lũ học trò thích thú.
“Nhưng dạy Lý bằng thơ là cách tôi áp dụng từ hơn chục năm về trước. Giờ học trò không còn thích học qua thơ nữa”, thầy Cẩn nói.
Thế là thầy bắt đầu tìm cách lồng ghép cảm xúc vào mỗi bài giảng.
Dạy đến bài Bước sóng, có cậu học trò chợt quên công thức áp dụng, chỉ cần thầy giáo vu vơ đọc câu thần chú “Ai ngồi trên đê nhìn sóng”, cậu học trò vội gãi đầu nhớ ra ngay.
Mỗi bài giảng thường được thầy Cẩn đưa ra ví dụ cụ thể, sinh động từ đời sống hay bằng chính những câu chuyện vui để hút hồn học sinh vào môn học. Tiết học vì thế cũng không còn trở nên đáng sợ nữa mà học trò có những giây phút thoải mái, vui vẻ nhất để sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới.
“Đôi khi chỉ là một đường vẽ, một cái “like tay” hay một âm thanh đặc biệt cũng có thể "tấn công" vào cảm xúc học trò ngay tức thì. Muốn có những ví dụ gần gũi, cứ trò chuyện với học trò, lăn vào tâm hồn chúng sẽ hiểu. Nhờ vậy bản chất hiện tượng cũng được học sinh hiểu tường tận chứ không phải thuộc bài một cách máy móc, không có tính hệ thống”.
Theo thầy Cẩn, học Vật Lý là để đưa vào cuộc sống chứ không phải là đưa vào đầu, viết vào bài thi, thi xong là quên ngay.
Thầy Cẩn lý giải, sở dĩ học trò ngày nay thường chán học những môn khô khan là bởi giáo viên chưa biết cách làm thế nào để khơi gợi cảm xúc tới học sinh. Tại các trường đào tạo sư phạm, nghiệp vụ tạo cảm xúc cho học sinh cũng chưa từng xuất hiện trong chương trình. Trong khi, đó là điều then chốt quyết định giờ dạy có thành công hay không.
Với cách dạy vui vẻ, có những học trò ban đầu không biết gì về Vật Lý, tới mức thầy Cẩn phải thốt lên rằng “Không phải em mất gốc, mà là chưa bao giờ có gốc để mất”, nhưng qua bài giảng của thầy, những học sinh này cũng dần vỡ vạc tư duy và đã thi đỗ đại học.
Yêu thích văn chương lại giỏi thơ ca nhưng thầy Cẩn đã chọn Vật lý làm lĩnh vực để gắn bó. Sư phạm là nghề thầy coi như “định mệnh” bởi từ những năm học lớp 8 trường làng, cậu bé Cẩn đã được hai thầy giáo dạy Toán là thầy Phạm Đình Năng và thầy Hoàng Thọ Sản trao cho giáo án giảng bài thay thầy trong những tiết học phụ đạo.
Những tiết dạy “đầu tay” đã khiến bạn bè gọi cậu bằng cái tên “thầy giáo Cẩn”. Cứ thế, tình yêu với nghề cầm phấn nhem nhóm dần khiến Dương Văn Cẩn dự thi và đỗ vào khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trong những năm tháng theo nghiệp Toán, Dương Văn Cẩn được giảng viên khoa Vật Lý là Th.S Phan Văn Đồng phát hiện ra tố chất. Nghe lời thầy, Dương Văn Cẩn nộp đơn xin “vượt rào” sang khoa Vật lý và được tuyển thẳng.
Thầy Cẩn được nhiều thế hệ học trò gọi bằng "Bố"
Sau này, khi trở thành giáo viên dạy Vật Lý của Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), thầy giáo Cẩn luôn tâm niệm, đã làm nghề cầm phấn, không thể để viên phấn trở nên vô hồn. Đó phải là viên phấn truyền được cảm hứng khiến học trò đam mê với Vật lý.
Vì thế, thầy giáo Cẩn luôn chú trọng đến sự tương tác giữa thầy và trò. Các thế hệ học trò cũng truyền nhau rằng, hễ đến tiết học Lý của thầy Cẩn luôn phải “tỉnh táo”. Thầy Cẩn thường dạy học theo kiểu “bẫy sai”. Thỉnh thoảng, thầy sẽ ghi sai lên bảng để học trò phát hiện lỗi và “tố ngược” lại thầy.
“Học sinh bị thầy “lừa” như thế tức lắm. Đứa nào không tỉnh táo cứ ghi đầy vở, kiểu gì trong cả buổi học cũng phải gạch đi 2, 3 lần. Bị gạch đi nhiều nên chúng biết rằng, không cần thiết phải ghi chép dài dòng. Ngồi lắng nghe bài giảng để nhớ, nhớ rồi thì không cần ghi”, thầy Cẩn nói.
Cách dạy này mặc dù mất thời gian nhưng thầy Cẩn cho rằng sẽ đem đến cảm xúc rất tốt vì học trò có cơ hội được tranh luận.
“Không gì dễ hiểu bài bằng chuyện… cãi nhau”. Thầy Cẩn luôn dạy học trò, “học môn Vật Lý nên không vô lý được”. Do vậy, học trò sẽ phải vắt óc suy nghĩ tìm lỗi sai và đưa ra đủ mọi lý lẽ để chứng minh điều mình nói là đúng.
Mỗi tiết học Lý vì thế luôn khiến học sinh hào hứng. Học sinh được quyền nói, được quyền thảo luận về tất cả những nội dung liên quan đến bài học.
“Mình làm tốt, xã hội sẽ trả công như một quy luật”
Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh còn thầy Cẩn chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò.
“Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”, thầy Cẩn nói.
Trong quãng thời gian “gieo hạt”, thầy Cẩn cảm thấy mãn nguyện vì đã uốn nắn được nhiều cái cây xơ xác trở nên tươi xanh, đủ sức che chở cho bản thân và nhiều người khác.
Có cậu học trò bố phải vào tù và không lâu sau qua đời. Cậu bé suy sụp đến mức vứt bỏ tất cả trong gang tấc. Biết chuyện, thầy giáo Cẩn đã đến tìm gặp và khuyên nhủ. Sau nhiều lần thuyết phục, cậu học trò lạc lối đã quyết thi lại và đỗ Trường Đại học Bách khoa. Giờ đây, cậu đã tốt nghiệp và có tổ ấm nhỏ của riêng mình.
Thầy Cẩn bộc bạch: “Tôi thấy hài lòng vì những việc mình làm. Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực. Theo tôi, đó mới đúng nghĩa của từ giáo dục.”
“Có nhiều người hỏi tôi rằng đông học trò như thế chắc phải kiếm được nhiều tiền lắm nhỉ? Nhưng đó không phải điều tôi quan tâm. Mỗi ngày đi dạy tôi chỉ nghĩ, hôm nay đi dạy sẽ có bao nhiêu học trò trưởng thành. Còn khi mình làm tốt, xã hội sẽ tự “trả công” cho mình như một quy luật công bằng, dù bằng cách này hay cách khác”.
"Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực".
Sống tận tâm với nghề nhưng có lần thầy Cẩn bị đặt điều đến mức tự ái, thầy quyết định xin nghỉ dạy. Thế nhưng, các học trò của thầy nhất định không cho thầy rời bục giảng.
Chúng kéo nhau đến tận nhà, cùng nhau viết thư gửi đến các tòa soạn báo yêu cầu phải lấy lại danh dự cho thầy giáo. Thấy nước mắt của học trò, thầy lại không nỡ bỏ nghề.
Cũng có một vài trường tư mời thầy về làm hiệu trưởng nhưng thầy từ chối vì sợ phải xa viên phấn.
“Có quãng thời gian tôi chuyển sang làm... lãnh đạo. Nhưng vì nhớ nghề, tôi lại quay về công việc giảng dạy. Chỉ cần học trò còn muốn học, tôi sẽ không ngừng dạy”.
Với quan điểm đem tình yêu thương cho học trò, học trò sẽ đáp trả tình yêu thương, nên mỗi dịp 20-11 đến, thầy Cẩn luôn hạnh phúc vì biết bao thế hệ học trò quay trở về thăm thầy.
“Có đứa mang cả chồng, con đến thăm. Chúng vẫn nhớ và quan tâm thầy theo những cách giản dị, thân tình. Có đứa còn tặng thầy cả bấm móng tay. Chúng bảo không biết thầy thiếu cái gì nên tặng cái này thầy đỡ phải mua. Sự quan tâm của học trò có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của những người làm nghề giáo”.
Với thầy Cẩn, hạnh phúc chính là được làm nghề gắn với bảng đen phấn trắng. Hạnh phúc chính là nghĩa tình thầy trò được thầy ghi lại bằng những vần thơ:
“Cả cuộc đời tôi úp mặt vào bảng đen,
Để đem lại cho đời bao khuôn mặt tươi sáng.
Cả cuộc đời tôi cầm viên phấn bạc
Viết cho đời những dòng chữ ân tình!”.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng khiến học trò “phát cuồng” vì những quy định không giống ai
Thầy Hoàng Văn Việt (Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng) khiến học trò phải “phát cuồng” vì những quy định “không giống ai”.
" alt="Huyền thoại dạy Vật Lý" />
- ·Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Maccabi Tel Aviv, 0h45 ngày 24/1: Khó có bất ngờ
- ·Make in Viet Nam: Niềm cảm hứng cho chuyển đổi số
- ·Đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- ·Công nhân nhà máy bị bắt vì ăn trộm... 1,3 tấn pho mát
- ·Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra trường mầm non lúc 6 giờ sáng
- ·Kỹ năng sống giúp trẻ tự bảo vệ bản thân
- ·Kỹ năng sống: Bí quyết để trẻ luôn nghe lời (Phần 1)
- ·Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- ·Tin tặc kiếm được hơn 500.000 USD nhờ bán mã độc viết từ năm 15 tuổi
-
VietNamNet TVDu lịch kiểu mới ở Trung Quốc, hóa người xưa, bay nơi tiên cảnh
Khu du lịch 'Thế giới võ hiệp' tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã đem đến cho du khách những trải nghiệm đặc biệt như vậy.
" alt="Khám phá món mỳ 'bẩn', đặc sản nổi tiếng của Indonesia" /> - - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ quan điểm về vụ việc cô giáo bảo học sinh tát bạn tại buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định sáng nay, 28/11.
Lấy gì đảm bảo những ‘vụ 231 cái tát’ không tái diễn?
Học sinh bị tát 231 cái: Bí thư Quảng Bình yêu cầu khẩn
Tại buổi tiếp xúc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo tới cử tri và nhân dân những kết quả kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, trong đó có những điểm mới, nội dung chủ yếu của các luật vừa được Quốc hội thông qua. Đặc biệt, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 này, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
Ông Nhạ cũng lắng nghe và giải đáp nhiều kiến nghị, thắc mắc của cử tri gửi tới ngành giáo dục.
Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lắng nghe và giải đáp nhiều kiến nghị, thắc mắc của cử tri gửi tới ngành giáo dục. Ảnh: Moet cung cấp Trước băn khoăn của cử tri về tình trạng bạo lực học đường, nổi cộm gần gây là việc một cô giáo ở Quảng Bình cho học sinh tát bạn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát học sinh 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.
Bộ trưởng cũng chia sẻ: “Bản thân tôi rất buồn khi trong ngành xảy ra hiện tượng như thế. Quan điểm của Bộ là không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này. Cụ thể, ngay sau khi biết sự việc đồng chí Thứ trưởng phụ trách đã thay mặt lãnh đạo Bộ đã bày tỏ quan điểm trên báo chí, chỉ đạo kiểm tra, xử lý và có báo cáo về Bộ”.
“Phần lớn các thầy cô tận tụy với nghề, yêu thương học sinh”
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, đây là vụ việc ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành, niềm tin của xã hội vào đạo đức của nhà giáo, trong khi phần lớn các thầy, các cô là tận tụy với nghề, là yêu thương học sinh, thậm chí hàng chục ngàn giáo viên vùng sâu vùng xa, hy sinh cả tuổi thanh xuân, chấp nhận khó khăn, gửi con mình về quê, coi học sinh như con đẻ, để dạy dỗ chăm sóc các con...
Xã hội ngày càng văn minh, thì đương nhiên càng phải sớm nói không với bạo lực. Và môi trường nhà trường phải đi đầu trong việc loại bỏ bạo lực. Nhưng không chỉ riêng vụ này, thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm và lo ngại về bạo lực học đường. Đó là một thách thức với ngành giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ thêm, vì ý thức rất rõ về vấn đề này, nên từ tháng 5 vừa rồi, Bộ đã có Chỉ thị 1737 ban hành tháng 5/2018 tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo; Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2017 quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
“Qua sự việc này, một lần nữa Bộ sẽ tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo trong toàn ngành, đến từng nhà trường và giáo viên. Cũng xin báo cáo với cử tri là cùng với việc quán triệt, thì chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát đánh giá xem căn nguyên thực sự của tình trạng này là gì, để có thể có những giải pháp phù hợp, căn cơ hơn” - người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định.
Bộ trưởng cũng rất mong sự vào cuộc của các đơn vị chức năng, của từng phụ huynh học sinh, từng em học sinh...để có thể cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường lành mạnh hơn.
Thanh Hùng
Cô giáo cho học sinh tát bạn vì lớp toàn “đội sổ” điểm thi đua?
Do áp lực “đội sổ” toàn trường về điểm thi đua nên cô Thủy đã đặt ra quy định “phạt tát” 10 tát nếu nói tục.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Tôi rất buồn khi có hiện tượng giáo viên vi phạm”" /> - - Gần 500 học sinh tiểu học ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu sau khi uống một loại sữa pha sẵn.
Sáng ngày 27/10, Chi cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang - ông Lê Văn Khởi - xác nhận có khoảng 100 học sinh của Trường Tiểu học Lái Hiếu (khu vực 2, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy) nghi bị ngộ độc đang được điều trị tại bệnh viện.
Hơn 100 em học sinh bị đau bụng, nôn ói phải nhập viện cấp cứu Cụ thể, khoảng 100 học sinh của trường này sau khi uống một loại sữa (được pha sẵn từ bên ngoài và đem vào trường phát cho các em) bất ngờ bị đau bụng, nôn ói. Lập tức, nhà trường ngưng cho các em uống sữa và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Theo cơ quan chức năng, nhiều khả năng các em học sinh bị ngộ độc do uống loại sữa nói trên.
Nhận định ban đầu, có thể do lô sữa gặp “vấn đề”, hoặc quá trình bảo quản không tốt. Cũng có thể do nguồn nước pha sữa. Ngoài ra, thời gian pha sữa cho đến khi đem tới trường cũng được ngành chức năng đặt vấn đề có bảo đảm không.
Hiện tại, các em học sinh này đang điều trị tại Bệnh viện Ngã Bảy và chưa thấy xuất hiện tình trạng nghiêm trọng.
Ngành chức năng đang tìm nguyên nhân khiến học sinh nghi bị ngộ độc.
Bên cạnh đó, trong sáng nay, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy) cũng bị ngộ độc thực phẩm được đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy để cấp cứu. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, học sinh của trường này cũng có uống sữa.
Thông tin từ Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy cho hay, trung tâm tiếp nhận gần 500 trẻ của hai trường học nói trên vào cấp cứu, trong đó có 39 trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu, những trẻ còn lại có biểu hiện nhẹ, sức khỏe ổn.
Theo ngành chức năng, việc cấp phát sữa cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã được thực hiện theo Công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, số 867/SGDĐT-PC-CTTT ngày 6/10/2017 về việc phát sản phẩm sữa Milo miễn phí cho các trường tiểu học.
Theo đó, đề nghị các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện Công ty TNHH dịch vụ Quảng cáo M.C được ủy quyền của Công ty TNHH Nestle Việt Nam đến các trường tiểu học trong địa bàn tỉnh để phát sản phẩm sữa Milo cho học sinh. Thời gian từ 16/10 đến ngày 24/11/2017.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng học đường – Nestle Healthy Kids” được thực hiện trong vòng 5 năm qua tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Hình thức phát sữa được nhân viên của đơn vị tài trợ pha sẵn và rót ra ly cho các em học sinh.
Thực hư thông tin nghi học sinh ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú
Liên quan đến thông tin nghi vấn 40 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội), các đơn vị chức năng đã xác minh làm rõ vấn đề.
" alt="Gần 500 học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi uống sữa" /> - Thông tư mới được xây dựng sẽ thay thế Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐGSNN), các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành (HĐGSN) và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở (HĐGSCS) và Thông tư 05/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGSNN, HĐGSN, HĐGSCS.
Siết chặt việc xét công nhận GS, PGS
Dự thảo lần này đưa thêm điều khoản tăng cường công tác thanh, kiểm tra siết chặt việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Cụ thể ở Điều 4 về thanh tra, kiểm tra, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Giáo sư cơ sở tại cơ sở giáo dục ĐH thành lập hội đồng.
Theo dự thảo, Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các Hội đồng. Cùng đó, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng bổ sung thêm việc xử lý các vi phạm. Điều 5 của Dự thảo quy định tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm; xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thay vì trước đây nếu thành viên các hội đồng không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì thủ trưởng các cấp đề nghị lên cấp trên xem xét, ra quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Thì ở phần quy định chung, Điều 3 về Tiêu chuẩn thành viên của các Hội đồng trong dự thảo lần này quy định: Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Lý lịch khoa học sẽ được công bố công khai
Thay đổi lớn nhất nằm ở các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng các cấp.
Điểm mới nhất trong dự thảo lần này có lẽ là việc danh sách thành viên HĐGSNN/ HĐGSN và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên sẽ được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của HĐGSNN để mọi người được biết.
Về cơ cấu, thành viên HĐGSNN, dự thảo bỏ quy định “thành viên có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ; tuổi của thành viên tính đến thời điểm được bổ nhiệm không quá 70”.
Thay đổi về cơ cấu HĐGSN là có từ 7 đến 15 thành viên thay vì quy định có từ 9 đến 15 thành viên như trước đây.
Dự thảo lần này quy định ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thì trong nhiệm kỳ đó không tham gia HĐGSN.
Thay vì trước đây cho phép trong trường hợp ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là thành viên của HĐGSN thì không tham gia phần trao đổi, thảo luận, đánh giá về hồ sơ của mình, nhưng vẫn được quyền tham gia bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong Dự thảo cũng không còn quy định với thành viên HĐGSN đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của HĐCDGS ngành; tuổi của thành viên HĐGSN tính đến thời điểm được bổ nhiệm đối với thành viên có chức danh PGS không quá 67, đối với thành viên có chức danh GS không quá 70.
Về cơ cấu tổ chức, thành viên HĐGSCS, ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thì trong nhiệm kỳ đó không tham gia Hội đồng.
Bỏ điều kiện “có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của HĐGSCS; tuổi của thành viên tính đến thời điểm được bổ nhiệm đối với thành viên có chức danh PGS không quá 67, đối với thành viên có chức danh GS không quá 70”.
Điều kiện thành lập HĐGSCS có nhiều tiêu chí thay đổi so với trước đây.
Điều 21 của Dự thảo cho biết để được thành lập HĐGSCS cần hội tụ các điều kiện sau:
Cơ sở giáo dục ĐH có ứng viên là giảng viên cơ hữu đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS và có nhu cầu thành lập Hội đồng.
Cơ sở giáo dục ĐH đã hoàn thành ít nhất 3 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ.
Năm trước liền kề với năm thành lập Hội đồng không vi phạm các quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Cơ sở giáo dục ĐH có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu có chức danh GS, PGS. Để có đủ số lượng thành viên theo quy định, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH có thể mời GS, PGS ở trong và ngoài nước đang tham gia giảng dạy tại cơ cở giáo dục ĐH tham gia Hội đồng. Số lượng thành viên mời không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.
Trên đây là những điểm mới của dự thảo so với các thông tư trước đây. Bộ GD-ĐT sẽ nhận các ý kiến góp ý cho đến hết ngày 16/3/2019.
Thanh Hùng
Xét GS, PGS cần rạch ròi chất lượng tạp chí quốc tế
Đánh giá cao những điểm mới trong dự thảo tiêu chuẩn xét duyệt GS, PGS vừa được công bố, nhưng các nhà khoa học cho rằng cần làm rõ hơn tiêu chí khoa học và thủ tục xét duyệt phải đi vào thực chất, tránh hình thức chung chung.
" alt="Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận GS, PGS" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
- ·Người dùng vẫn sập bẫy vì các website giả mạo
- ·An Nguy khóc nức nở trước thi hài Toàn Shinoda
- ·Khách hàng bị lừa mua điện thoại “cục gạch” 2G dán mác điện thoại 4G
- ·Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Jeddah, 19h50 ngày 23/1: Cửa trên thắng thế
- ·Sao Việt 4/10: Ngọc Sơn thân thiết với cô gái lạ, Hồng Vân mặc trang phục bó sát
- ·Giáo viên ký đơn tập thể tố ban giám hiệu ăn bớt suất ăn học sinh
- ·Một học sinh tử vong tại trường nghi bị điện giật?
- ·Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
- ·SV đóng tiền chống trượt: ĐH Công nghiệp HN cảnh cáo trưởng khoa